20 thg 5, 2012

Một thời khốn khổ

Cũng chẳng quên '1 thời khốn khổ'. Nghĩ đến mà rùng mình. Thằng con lớn nhà mình khi đó mới 3 tuổi fải theo bố đi xếp hàng đong gạo từ 3, 4 giờ sáng, rồi tem fiếu thực phẩm kg xếp hàng được (vì kg có thời gian) mà mua, thành thử 'ăn nhạt' là chính.
Xin trích bài sau:
NHỚ THỜI BAO CẤP MÀ KINH
    Mũ Cối Tàu đương nhiên là một vũ khí, bởi vì nó rất đắt. Những năm 80 nó có giá 80 đồng, bằng một chỉ vàng. Khi cao điểm lên tới 150 đồng, gần bằng 2 chỉ. Thời này đi dép tông Lào, mặc quần bò Thái, áo bay Liên Xô, đeo đồng hồ Seiko, đội mũ cối thì có thể tán đổ cả hoa hậu.
     Xe đạp là cả một gia tài. Ai có xe đạp thì đương nhiên kẻ đó không thể gọi là nghèo. Một chiếc xe đạp mất cả làng, cả khu phố đều biết. Xe sang nhất là xe Peugeot-“Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ”, xe Lơ là xe Peugeot ( Cũng có người bảo đó là xe máy Mobylette). Xe Favorite sang trọng thứ nhì, sau Peugeot: ” Làm trai cho đáng nên trai/ có Pha vơ rít, có đài dắt lưng”


     Thời trang cũng là đồ khoe của, vũ khí tán gái thời bao cấp, tính từ dưới chân lên đến đầu phải bắt đầu từ đôi dép. Dép đúc Trung Quốc được coi là một loại dép sang. Thời mà người ta đi chân đất, guốc mộc và dép cao su xỏ bốn quai thì ai đi dép đúc đều được coi là dân quí phái.Thoạt kì thuỷ nó được cấp phát cho bộ đội vượt Trường Sơn hành quân vô Nam. Đi dép này không sợ bị sút quai dọc đường, về sau trở thành mode sang trọng của thanh niên tỉnh lẻ miền Bắc trong chiến tranh.


     Ở Hà Nội và Hải Phòng thì dép nhựa Tiền Phong mới đúng là mode. Trong suốt thời trai trẻ của tui, chưa khi nào tui có được một đôi dép nhựa Tiền Phong. Muốn có để đi tán gái thì phải đi mượn, hi hi. Có dép nhựa Tiền phong trắng, phải biết cách “khệnh khạng” nữa. Thí dụ quần phải xắn cao đến nửa gối, không được xỏ quai hậu của dép mà luôn luôn phải đi dép “dẫm quai” cho sành điệu.


    Sau chiến tranh thì dép Tông Lào mới thực sự là mode sang trọng, dép có đế càng dày càng sang.


    Bút cũng là một vũ khí tán gái. Trong ảnh bút nắp trắng là bút Hồng Hà, nắp vàng là bút Kim Tinh. Các loại khác là bút Trường Sơn. Bút Kim Tinh trước 1975 là là một vật trang sức đắt giá, chỉ có dân giàu có mới có loại bút này. Chỉ cần giắt cái bút Kim Tinh vào túi áo trên, chưa cất lời mắt nàng đã long lanh… dễ sợ!

    Đồng hồ Pôljot Liên Xô là một loại vũ khí đắc địa để tấn công các cô gái xinh đẹp. Trước 1975 đồng hồ poljot Liên Xô tuồng như là khát vọng cháy bỏng của các chàng trai. Có nó thì không cần phải nhiều lời, chỉ cần đưa tay lên xem đồng hồ là tim nàng đã rung rinh.


    Anh nào giàu có mua tặng nàng chiếc đồng hồ poljot nữ thì cuống tim nàng đứt ngay lập tức, nàng đổ cái rầm.


      Đồng hồ Seiko chạy tự động, không phải lên giây, lại hiện ra thứ, ngày, tháng… thật quá sang trọng.
‘Một yêu anh có sen kô
hai yêu xe đạp Pơ giô đón nàng’.
( Còn có câu nói về xe máy hiệu Peugeot:
Một yêu anh có sen kô
hai yêu anh có Pơ giô cá vàng)


    Trước 1980, sang trọng và quí phái số 1 là xe Babeta, nó còn quí hiếm gấp nhiều lần xe mercedez bây giờ. Ngay cả bộ trưởng cũng khó lòng mua được chiếc xe này. Đó là xe của bậc đại gia số 1 của Hà Nội và các thành phố lớn
    Sau 1980 là thời đại của honda, Honda Super Cub C50. Khi đó lập tức truyền tụng câu: ” Một trăm lời nói không bằng ống khói hon đa”.


 

    Và Không thẻ thiếu là vũ khí tối cao này : chỉ cần 1 tờ này đút trong túi ngực áo phin trắng thì đi chơi cầm chắc phần thắng.


    Xà phòng phân phối


     Em Mifa xinh xắn
    Sony cửa lùa

     Tai voi hịn đây nài


và quạt con cóc, 35 nghìn đồng (phân phối thấy mẹ).

Đài thời thiên đàng

thuốc lá cho phó thường dân.


Nhà có điều kiện.
Tàm tạm thế hỉ!

9 nhận xét:

  1. H/ Mr là nhà sưu tầm tài ba

    Trả lờiXóa
  2. Hay lắm. Bạn sưu tầm thật là tuyệt vời. Mình cũng rất bồi hồi khi nhớ lại thời kỳ đó. hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tk bạn. Có gì đâu! Mong nhận được tiếp nhiều Nhận xét hoặc bài viết của bạn.

      Xóa
    2. Nặc danh20:07 20/3/13

      Tản mạn “Một thời khốn khổ”
      Nói chung bài viết này của bác sưu tầm sưu tâm được nhiều ảnh quý hiếm. Tôi xin có những suy nghĩ tản mạn sau đây góp vui, Trước hết cứ tạm coi thời gian từ năm 1988 trở về trước là thời bao cấp, vì có thể lấy mốc là 1985 cũng được mà (là thời điểm đổi tiền, không còn chế độ tem phiếu, cung cấp )

      Bắt đầu từ mũ cối; Mũ cối có 2 loại các bác ở chợ trời gọi cối “cụp”, và cối “xoè”. Cối cụp vành cụp xuống, cối xoè vành không cụp.Ảnh mà bác sưu tầm đưa lên là loại cối cụp. Mũ cối được trang bị nhiều trong quân đội ai cũng biết. Chắc là vì độ che nắng che mưa của cối cụp kém hơn cối xoè nên được nhập có hạn. Hơn nữa các bác ở chợ trời lại thích anh cụp, vì thế nên nó hiếm và đắt chăng.

      Những kiểu xe của Nhật mà bác sưu tầm đưa lên xuất hiện tại Việt nam sau năm 1988 đâu còn thời bao cấp nữa (mặc dù Supercup Nhật SX khoảng năm 1980, phần lớn khi thành rác rồi mới vào Việt Nam). Bác sưu tâm nên đưa lên những cái cổ hơn như Bạcđam nữ, HonDa 67, HonDa 68. Các xe mà bác cho biết hiện nay ở Sài gòn, Đà Nẵng có người vẫn còn dùng tốt.

      Về giá chiếc quạt đề nghị bác sưu tầm xem lại đi, chứ quạt Gió Đông mà đúng là giá 35 nghìn đồng , thì so với mức lương trước năm 1985 các bác làm quạt thành tỷ tỷ phú, hoặc đóng cửa đi ăn mày. Bác tính mà xem lương kỹ sư Bách khoa mới ra trường thời đó mới có 63 đồng (không tin bác hỏi lại bộ nội vụ, bộ tài chính, mà chẳng cần hỏi các bác là K14 BK ra trường chắc nhớ tháng lương đầu tiên của mình chứ), vậy nếu có được phân phối phải nhịn ăn, nhịn uống trên 34 năm vẵn chưa mua được (tôi tính với lương bình quân 80 đ đấy). Theo tôi nhớ có 35 đồng thôi.

      Cái ảnh cuối cùng bác trình bày, nó chứng minh đây là cuộc sống của thời đầu những năm 90. Bác nhìn cái ti vi mà xem nó chính hiệu là Sammsung loại đen trắng. Nó xuất hiện giữa năm 1988 và ồ ạt xuất hiện tại các gia đình Hà Nội những năm 1989,1990. Tôi còn nhớ cuối năm 1988 Đại học bách khoa Hà Nội của chúng ta cũng tham gia lắp ráp loại tivi Samung này đấy. Nếu bác trình bày thế này thì đã là năm 1990 là thời kỳ mở cửa rồi làm sao bêu riếu thời bao cấp được, thời bao cấp sao sướng thế?

      Bới móc bài vở thế thôi, chứ những vật dụng bác đưa ra cả nhà tôi luôn thèm khát mà chẳng bao giờ có được. Bác đừng giận tôi nhé

      Xóa
    3. Cảm ơn bạn Nặc danh 20/3/13! Comment của bạn đúng hoàn toàn, mình nhất trí hoàn toàn. Đây là bài của các bạn trẻ, mình đoán thế, nhưng cứ cọp sang cho nhanh mà! Mình cũng đoán bạn cũng học BKHN ! Vậy cho biết quý danh và viết bài đc kg? Chúc bạn khỏe, HP.

      Xóa
    4. Nặc danh23:13 20/3/13

      PTd2 đây sợ bác giận chỉ viết ngăn thôi, chứ tôi đã viết dài gấp 3 lần thế này, nếu cần tôi đăng lại, mà bác PTD1 thấy không ôn thì xoá đi nhé, để tôi chỉnh lại đã

      Xóa
    5. Mình chờ đấy !

      Xóa
    6. Nặc danh11:18 25/3/13

      tản mạn về “Một thời khốn khổ”, típ nhé.
      Được bác chủ nhà cổ vũ tôi xin “nói dài” thêm chút xíu.
      Hồi đó nhà nghèo không thèm mua xe đạp, nên bà con ta vẫn dùng xe “căng hải” mà cả đời vẫn chạy tốt. Dân chơi xe Hà Nội gọi xe máy là “xế nổ” còn xe đạp là “xế điếc”, Từ 1973 trở đi, xe máy được nhập nhiều, các cô yêu xe chuyển làn sang xế nổ, nên “farit”, “bờ dô” chẳng còn ý nghĩa. Thời nay các cô vẫn thuỷ chung làm dâu nhà họ “xế”, hãy nhớ rằng họ chọn chàng “xế hộp” đó bác nghe.

      Thời đó chủng loại dép không nhiều. Ý kiến tôi giống bác, ngày đó thời thượng là dép Tiền Phong (của Hải Phòng), nhựa trắng trong. Loại này phân phối cho cán bộ. Nếu bác không có tiêu chuẩn có thể dùng loại “Lợi Thành”, trắng trẻo kém hơn Tiền Phong, ở các hàng dép Cửa Nam, ga Hàng Cỏ..lúc nào cũng có. Nhưng các anh ấy cứ được đi mưa, lội ruộng là trở bệnh vàng khè. Sau này có thêm dép rọ lại cũng của Tàu. Các bác ở nhà quê cũng chuộng loại này lắm. À mấy anh Chợ Lớn hay gọi bác Tàu là “Ba Tàu”, tại sao không phải là “hai Tàu”, “bốn Tàu”, “năm Tàu” hả bác?
      Bác quên nhắc đến anh dép XaPo ở miền Nam tràn ra sau 75, nó thịnh hành khá lâu bác nhỉ. Ngoài chức năng chính , nó còn bổ sung chiều cao cho các cô, các cậu còn thiếu.

      Lại nói thêm về xe cộ. Bác nói thời đó quý phái số 1 là Babeta (của Tiệp), đó là bác nói thôi. Ả này thời trinh nguyên thì còn được, khi giở quẻ thì “làm nũng” dỗ mãi, khó chiều lắm. Dân Hà Nội đã gắn biệt danh cho ả là Babetnhè. Thời 1975-1979 các bạn anh tôi thì nói Simmsom Mukic của CHDC Đức là xế thời thượng, tiếng của nó nghe đặc biệt lắm. Các bà các cô cưỡi không được Mukic thì đã có các chị cá đỏ, cá vàng (Peugeot 102;103) cũng là xế nữ thời thượng. Ngồi trên 2 chị này thì thướt tha, điệu đà lắm. Chắc các chị ấy xấu hổ, chưa cho mọi người chiêm ngưỡng dung nhan. Các đại gia nhà chật, ở với các chị này rất tiện, vì thế vợ và có lẽ cả chồng đều vui. Sau 1975 có thêm em cá xanh từ Nam ra Bắc, gia đình nhà cá càng thêm đông vui.
      Bác nói khó tậu Babetnhè, bác lên Hà thành chắc sẽ thấy khả quan. Ở đây hàng ngày sinh viên đi Tây về lấy hàng từ ga Giáp Bát đi nườm nượp. Mấy ông bộ trưởng mười ông thì chín ông có con đi Tây. Muốn tậu xế bác ra chợ Trời, betnhè giá chắc cũng mềm thôi. Còn ông bộ trường bác gặp chắc ở nhà quê ra chưa biết phố Thịnh Yên, nếu gặp lại bác chỉ cho ông ấy nhé. Đến năm 1990 Mukic bị thất sủng chỉ còn 6 chỉ, vì kim vàng giọt lệ đã tranh ngôi. Một chị ở cơ quan tôi cưỡi được chị Kim phải mất 2 cây. Cả phòng chị ấy nói : “mày cưỡi cái xế này như cưỡi trên cái nhà di động”. Nhà quê ăn nói một cục thế đấy bác ạ.

      Đồng 10 đồng chỉ xuất hiện trước năm 1985. Nó là tờ giấy tiền có trị giá lớn nhất. Cánh bán buôn thường gọi là “Cụ mượt”. Một lần về nhà, mẹ tôi kể chuyện, có anh chàng nọ khi nói tới tờ tiền 10 đồng thì gọi là cụ mượt, công an nghe thấy tóm anh ta lại, và bắt tay cầm tờ 10 đồng miệng đọc đi đọc lại mấy trăm lần câu: “Đây là mười đồng chứ không phải cụ mượt”. Các bác thử đọc độ 10 lần xem có được không, tôi đọc lưỡi cứ líu cả lại. Thế thì anh chàng kia chắc gẫy lưỡi mất thôi. Không biết có phải vì sợ bị gẫy lưỡi không mà từ đó đến nay chưa thấy có tờ tiền nào được gắn thêm biệt hiệu

      Hồi đó muốn ăn cái gì mua về chẳng phải đắn đo, xơi liền. Bây giờ phải tính tính toán toán, xem nó có bị phun thuốc sâu không, nó có dư lượng nọ dư lượng kia không, nó có bị cho thuốc nọ thuốc kia vào không, ăn có bị ung thư không v.v.., nhức cả đầu.
      À bác ơi, ngày xưa cha con bác xếp hàng mua gạo, mà bác rùng mình cho đến tận ngày nay . Ngày nay người ta khi vào ăn phở cũng phải xếp hàng, nghe chủ quán nó la, nó chửi, họ vẫn ngồi ung dung. Thế là sao hở bác?. Còn nhiều điều thắc mắc, mà nhà lại chật, thôi đành để lần sau. Chào bác
      PTD2

      Xóa
  3. Cám ơn bạn những kiến thức chia sẽ rất hữu ích

    -----------------------------------------

    Ghé xem trang để chọn được quán karaoke giá rẻ ở tphcm nhé.

    Trả lờiXóa