31 thg 3, 2015

Tản mạn câu chuyện Phong Thủy nhân vụ chính quyền thành phố Hà Nội đốn chặt cây xanh cổ thụ

Phạm Gia Minh  - Đặng Thế Tĩnh

Độc giả có thể không tin và cho rằng những gì viết ra ở đây là mê tín , là viển vông nhưng đối với những ai chỉ cần có chút hiểu biết về Thuyết Âm- Dương , Ngũ hành và Kinh Dịch thì câu chuyện chính quyền thủ đô Hà nội vừa qua cho phép đốn chặt tới gần 7000 cây xanh cổ thụ lại chứa đựng những điều hệ trọng hơn nhiều những bức xúc rất đời thường như bóng mát , cảnh quan môi trường và ký ức lịch sử .


Điều hệ trọng đó chính là vấn đề Phong Thủy của Thủ đô và do vậy nó hẳn sẽ ảnh hưởng tới trung tâm đầu não quốc gia và vận mệnh đất nước.

VTC News: ‘Sao không đặt câu hỏi, vì sao ta hay bị ngoại xâm đe dọa?’

(VTC News) – Cho rằng sự mạnh hay yếu, đằng sau nó là sự bảo lãnh văn hóa khủng khiếp, Giáo sư Trần Ngọc Vương nói đã bao giờ ta đặt câu hỏi vì sao chúng ta hay bị ngoại xâm đe dọa.

Tiếp nối câu chuyện về suy thoái văn hóa của sử gia Dương Trung Quốc qua bài: “Suy thoái văn hóa chạm ngưỡng, đẩy dân tộc đến thảm họa khôn lường”, nhà nghiên cứu văn hóa - Giáo sư Trần Ngọc Vương có những chia sẻ về sức mạnh văn hóa trong bảo vệ và phát triển đất nước.

GS-TS, NGƯT Trần Ngọc Vương là giảng viên khoa Văn học ĐHKHXH&NV thuôc ĐH Quốc gia Hà Nội. Ông có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về văn hóa liên quan đến bảo vệ chủ quyền đất nước, trong đó phải kể đến Chủ nghĩa duy tâm của một quan niệm về lãnh thổ; Nguyễn Trãi với việc thể hiện khí phách và bản sắc dân tộc...

- Là người từng có nhiều năm nghiên cứu, gắn chặt với đời sống văn hóa dân tộc, nhìn nhận thẳng thắn, ông có thấy một sự thật đau lòng, rằng thực trạng nền văn hóa của chúng ta đang ‘có vấn đề’ rất lớn? 

Hơn 70 năm trước đây, Tản Đà có những câu thơ mà đến giờ vẫn còn nguyên tính thời sự:

Dân 25 triệu ai người lớn
Nước 4000 năm vẫn trẻ con.


Blog Trần Nhương: Câu thơ Tản Đà như sấm*

HNV: Bài tuy cũ nhưng vẫn hot (nóng) cùng năm tháng !

Thạch Giản / Blog Trần Nhương / 06:46' PM - Thứ hai, 21/04/2014
 
Chẳng ai hiểu dân tộc mình bằng các nhà văn nhà thơ, bởi lẽ họ là người chép sử của dân tộc, họ nói lên tiếng nói của dân tộc.

Nhà văn Phùng Tuyết Phong hồi thập niên 30 đến thăm Mao Trạch Đông ở chiến khu Thụy Kim có kể cho Mao nghe: “Một người Nhật nói, cả Trung Quốc chỉ có 2 người rưỡi hiểu được người Trung Quốc. Một là văn hào Lỗ Tấn, hai là Tưởng Giới Thạch, nửa người kia là Mao Trạch Đông”. Nghe xong, Mao cười ngất: Hảo, cái tay Nhật Bản ấy nói đúng lắm!