23 thg 1, 2015

Kim Dung/Kỳ Duyên: Mỹ nữ và hoa sen…

Tác giả: Dương Quốc Định
.
KD: Đang bận bài vở quá mà bạn bè iu quí gửi cho những tấm ảnh này, vội đưa lên cho bạn đọc chiêm ngưỡng. Bạn bè còn bình, nguyên văn: Thế này thì ai còn ngắm hoa? Hi…hi…  :D
Cũng có những bức ảnh Blog đăng rùi nên xin lược bớt.
 
alt
 
alt
alt 
 

alt 

Báo GiáodụcVN: Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhắn tin “tiền nong” với nữ doanh nhân


(GDVN) - “Anh đang họp gần xong, hôm trước em đưa anh bao nhiêu đấy?” là một tin nhắn của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đến số máy một nữ doanh nhân. 


Nghi án “bôi nhưng không… trơn”
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được hồ sơ liên quan đến những tin nhắn của Thứ trường Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường với một nữ doanh nhân, chúng tôi xin đăng tải một số đoạn tin nhắn đến bạn đọc:

Đoạn tin nhắn thứ nhất:
Số máy từ một nữ doanh nhân: A ơi nhờ a nói giúp a trường ban 3 hộ e một tiếng với ạ, cảm ơn anh... A oi a đã ở phòng chưa e vào?
(Tạm dịch: Anh ơi! nhờ anh nói giúp anh Nguyễn Xuân Trường, Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự án 3 hộ em một tiếng với ạ. Em cảm ơn anh!... Anh ơi anh đã ở phòng chưa em vào?).


Đoạn nhắn tin thứ nhất giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân.

"Mặt tiền" đất nc !

honngv: Cọp những bài này kg phải là để "nói xấu" ai hay cơ quan nào, mà đơn giản muốn giúp người / cơ quan có liên quan nhận thức đc vấn đề và cần nghiêm túc xem lại mình, đừng để tiếp tục có "sự cố".

Biết nhận lỗi và xin lỗi là một trong những tiêu chí không thể thiếu của một xã hội văn minh, chẳng hạn, thống kê cho biết, người Pháp là dân tộc sử dụng từ xin lỗi nhiều nhất thế giới. Thế nhưng, một cơ quan văn hóa, theo cách nói của Bộ trưởng Trần Đại Quang, “mặt tiền của mặt tiền” của một quốc gia là Đài Truyền hình Trung ương mà cứ xin lỗi mãi hoài thì không ai có thể chấp nhận!


Người xưa dạy “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy’, hàm ý cảnh báo rằng có khi, chỉ một lời nói ra, gây nguy hại khôn lường đến nỗi không thể nào sửa chữa được. Một lời đối với bốn con ngựa quả là cách ví von đầy sức nặng. Lời nói quan trọng đến mức Kinh Phật xếp vào vị trí thứ hai của ba cái tội (tam nghiệp – chướng), thân, khẩu, ý. Và, ít ai không biết một trong những câu ca dao hay nhất: Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Hà Văn Thịnh: Bơm tạp chất vào tôm xuất khẩu: Sao lại tự chặt chân mình?

bom tap chat vao tom
Quy mô bơm tạp chất cho con tôm đã lan rộng khắp Nam Bộ, "phát triển" ra Bắc mà vẫn chưa có doanh nghiệp nào bị xử lý hình sự? 

Nạn ‘hổng giống ai’ của xứ ta bây giờ nhiều hơn cả nấm mọc sau mưa. Mới nhất là chuyện nạn bơm tạp chất vào tôm rồi xuất khẩu ra nước ngoài, lợi nhuận bất chính thu được ngang ngửa với buôn... ma túy (Motthegioi, 04:25, 21.12.2014)!


Điều trớ trêu khó tin đến mức nghe như thể chuyện bịa là chính khách hàng... yêu cầu, “nhờ” ta bơm tạp chất vào tôm rồi cũng chính họ mua về để chế biến mà doanh nghiệp ta vẫn cứ thản nhiên làm, như chưa hề biết đến mấy chữ thắc mắc, băn khoăn; thậm chí đầu tư cả dây chuyền hiện đại để bơm cho nhanh, cho nhiều?

Một Thế Giới: Trung Quốc thu mua tôm tạp chất

tom tap chat, Trung Quoc
Cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu đang kiểm tra một vụ tôm bơm tạp chất. Ảnh: BL

 

Theo báo cáo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn, Tôm được chích tạp chất theo yêu cầu của khách hàng Trung Quốc rồi sau đó cũng là Trung Quốc thu mua tôm tạp chất từ Việt Nam để chế biến xuất khẩu sang nước thứ ba.  

 

Hàng loạt cảnh báo hết sức đáng lưu ý liên quan đến việc bơm tạp chất vào tôm đã được các đại biểu lên tiếng tại hội nghị góp ý cho đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất. 


Hội nghị do Bộ NN&PTNT, Bộ Công an tổ chức ngày 19.12 tại TP.HCM.
 
“Lời như buôn ma túy”
 
Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, cho biết hiện nay tình trạng bơm tạp chất chủ yếu là chất agar (bột rau câu) nhằm tăng trọng lượng tôm đang diễn ra tràn lan.
 
Theo ông Quang, trước đây nạn bơm tạp chất chỉ diễn ra nhiều ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng nhưng giờ đây đã diễn ra ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lên tới TP.HCM, Bình Thuận và tận một số tỉnh ngoài miền Bắc. Thậm chí có những nhà máy chế biến cá ở trong khu công nghiệp nay chuyển sang chế biến tôm, họ đầu tư hẳn dây chuyền hiện đại để bơm tôm tạp chất.