5 thg 5, 2013

Kỷ yếu CCB Đại học Bách Khoa Hà Nội

          Chiều qua ngồi cà-fê cùng Lê Cúc sôi nổi và “hăng tiết” đến độ “cháu” chủ quán fải thốt lên: “Các "ông" có chuện gì mà máu thế ?!” Ồ! Có chuyện gì đâu, chỉ xoay quanh buổi Lễ giới thiệu cuốn “Kỷ yếu cựu chiến binh (CCB) đại học Bách Khoa Hà Nội”, mà thấy tiếc vì đang ở quê thành thử không được tham dự!
Nguyễn Dũng, người biên
tập chính cuốn Kỷ yếu
          Qua lời Cúc “tường thuật” lại, đủ thấy buổi lễ thật sự hoành tráng, kết quả ngoài sự mong đợi của ban tổ chức: quan chức đông đủ, chương trình sắp xếp rất khoa học, các bài fát biểu và tham luận rất chất lượng văn minh, hiện đại … thể hiện được lòng tôn trọng quý mến đến các LS, CCB đã một thời “xếp bút nghiên lên đường ra trận”, quên mình vì Tổ Quốc. Chỉ tiếc: tuy số lượng người tham dự vượt qua con số dự tính nhưng còn thiếu nhiều CCB.
          K14vt xin có lời cảm ơn ban tổ chức, ban biên tập kỷ yếu của trường và đặc biệt là CCB Nguyễn Dũng đã nhiệt tình, miệt mài không kể ngày đêm tập hợp được lượng thông tin khá lớn, lập nên được cuốn Kỷ yếu chất lượng này. 

Dưới đây là trích các trang CCB lớp Máy tính 69 (k14) có trong Kỷ yếu:


Cuốn Kỷ yếu dày 568 trang, in trên giấy trắng dầy, nền đẹp.















Nhân đây xin xem lại Danh sách ảnh các CCB nhập ngũ từ lớp Máy tính 69 (k14vt) tại đây >

Tấn bi kịch của cái nghèo


lay 
            2 cô gái nhỏ ở Gia Lai đã uống thuốc diệt cỏ quyên sinh. Một tấn bi kịch thực sự của sự nghèo khổ?
            Nguyễn Như Phụng, sinh năm 1993, nghỉ học từ năm lớp 6 để giúp cha mẹ lo việc gia đình và chăm em nhỏ. Một ngày nào đó, cô mượn xe máy của người bà con, chở cô bạn hàng xóm 15 tuổi đi xin việc.
            Không đội mũ bảo hiểm. Phụng bị CSGT bắt giữ. Không có bằng lái. Cô bị phạt 2,5 triệu đồng và giữ xe.
            “Khi bị công an giữ xe, Phụng gọi điện về kể và nói 2 đứa đã xin được phụ bưng bê cho một quán phở ở thị trấn Chư Ty. Con bé nói để nó làm hết tháng, lúc nào nhận lương thì sẽ chuộc xe về trả cho người thân”- người cha đau đớn nói với PV Dân trí.
            Không ai biết hai cô gái nhỏ đã khủng hoảng thế nào, chỉ biết rằng sau đó cả hai đã rủ nhau uống thuốc diệt cỏ tự tử. Dường như sau một tháng làm việc vất vả, cô đã không đủ tiền chuộc xe.
            Phụng đã chết 8 ngày sau đó. Thậm chí, trước khi mất, do miệng bị thuốc diệt cỏ đốt cháy nên Phụng không thể nói được. Lời trăng trối cuối cùng của cô là một tin nhắn bằng điện thoại, chỉ vài chữ: “Em gửi cha mẹ lại cho anh chị, gắng phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc em gái, em bất hiếu…”.
            Các bạn có cảm giác thế nào khi đọc về tấn bi kịch của một cô gái trẻ, người đã sớm phải tần tảo, thậm chí ngay trước lúc từ giã cõi đời vẫn nhớ tới cha mẹ?!
            Tôi thấy xót xa. Một chuyến tìm việc định mệnh. Và cánh cửa đời đã đóng sập lại khi còn chưa kịp mở ra. Tất cả chỉ vì 2,5 triệu đồng tiền phạt. 1 chiếc xe bị giữ. Và cho tới giờ, ít nhất là một mạng người.
            Có người sẽ nói các cô đã không suy nghĩ thấu đáo.
            Có người sẽ chép miệng: Chỉ có 2,5 triệu đồng.
            Chúng ta không ở hoàn cảnh của Phụng, không hiểu được 2,5 triệu đồng là lớn như thế nào đối với một gia đình sống bằng nghề làm mướn, khi nhận hung tin thậm chí còn phải vay mượn tiền xóm giềng để đón con về.
            Chúng ta cũng không hiểu được tâm trạng của 2 cô gái nhỏ với khát vọng tìm việc làm, sống lương thiện, để có thể giúp cha mẹ lam lũ đã bị cuộc đời, một cách phũ phàng, đóng sập cảnh cửa trước mặt.
            Ở đâu đó trên đất nước này, có những cô gái phải quỳ giữa đường, chắp tay van xin CSGT.
            Ở đâu đó, có những cô nữ sinh chưa đầy 18 tuổi, trước nguy cơ bị tước mất sinh kế của gia đình đã sợ hãi và rối loạn đến mức… tát CSGT.
            Nhớ hồi tháng 3, chỉ sau 2 tuần sau lễ nhậm chức, tân Giáo hoàng Francis người đứng đầu giáo hội công giáo với hơn 1 tỷ con chiên trên toàn thế giới đã cử hành thánh lễ tại nhà tù Casal del Marmo ở Rome. Ông dùng tay trần rửa rồi hôn lên chân các phạm nhân, trong đó có một nữ phạm nhân theo đạo Hồi. “Trong số chúng ta, người ở cao nhất phải giúp ích cho những người khác”. Giáo hoàng nói trong bài giảng đạo sau nghi lễ.
            Nghi lễ truyền thống mang đầy biểu tượng của sự yêu thương giữa con người với con người.
            Trở lại với vụ quyên sinh của 2 cô gái nhỏ. Cảnh sát đã không sai khi kiên quyết xử phạt vi phạm giao thông. Người Việt có câu “Trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Giá như, trong việc xử phạt của nhà chức trách có cái gọi là sự thông cảm, xuất phát từ sự yêu thương, thông cảm giữa những con người và con người.
            Điều cuối cùng có thể nói: Đây là một tấn bi kịch của cái nghèo, không chỉ là sự  khủng hoảng với 2,5 triệu đồng tiền phạt. Bởi rất có thể chỉ một tờ pô-li-me mà các cô dằn túi trên đoạn trường được dùng đúng lúc đúng chỗ biết đâu sẽ cứu họ khỏi những cái chết oan nghiệt.