30 thg 4, 2013

18 thg 4, 2013

Bùa yểm và hiệu ứng của nó ra sao ?

Đền Hùng từng bị đặt bùa yểm?

Cập nhật: 14:01 GMT - thứ tư, 17 tháng 4, 2013

Đền Thượng
Đền Hùng là thánh tích của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay
Đền Hùng thờ Quốc Tổ, nơi linh thiêng bậc nhất của người dân Việt Nam, từng bị người phương Bắc đặt một ‘đạo bùa yểm’ chôn dưới nền đất, một quan chức coi giữ khu đền này khẳng định với báo chí trong nước.
Thông tin này chỉ được tiết lộ sau khi có áp lực từ dư luận đòi giải thích về một phiến đá bí ẩn đặt một cách có chủ đích ngay tại điện thờ của đền Thượng, đền chính trong quần thể Đền Hùng tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Ông Nguyễn Tiến Khôi, người trước đây là quản lý cao nhất ở đền Hùng và là người nắm rõ nhất về phiến đá bí ẩn này, giải thích rằng đó thật ra là một đạo bùa để trấn lại bùa yểm của người phương Bắc.

Bị yểm 600 năm

Từ đó ông Khôi đã nêu rõ các chi tiết về ‘đạo bùa yểm’ này mà lần đầu tiên được tiết lộ với công chúng.
Nói trên trang mạng của tờ Tiền Phong và báo mạng Đất Việt, ông Khôi cho biết trong đợt tu sửa đền hồi năm 2009, các công nhân đã phát hiện ‘một viên gạch lạ có in chữ Hán’ lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng.
Viên gạch lạ này đã được ông Khôi gửi sang cho ông Nguyễn Minh Thông, vốn là đại tá quân đội và hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phương Đông, để nhờ nghiên cứu.
Trong báo cáo giải trình của ông Thông cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ được báo Tiền Phong dẫn lại thì trung tâm của ông ‘đã hội thảo nhiều lần’ với ‘một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm’ và đi đến kết luận rằng viên gạch là ‘do đạo sỹ của quân Nguyên Mông đem đến đặt từ cuối thời Trần’, tức là tính cho đến nay là hơn 600 năm.
"Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân. Việc này (đặt đá trấn yểm) đã được các lãnh đạo trung ương, tỉnh đều chứng kiến và biết."
Nguyễn Tiến Khôi, cựu giám đốc Ban quản lý đền Hùng
Theo báo cáo này thì ‘Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng’.
Trên viên gạch có ghi dòng chữ Hán ‘Đánh đổ đức sáng Vua Hùng’ và hiện tại vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng đền Hùng, Đất Việt dẫn lời ông Khôi cho biết.
Do đó, để hóa giải, ông Thông đã đề xuất lên Ủy ban tỉnh Phú Thọ và Bộ Văn hóa tìm một đạo bùa khác để trấn yểm. Đề xuất này, theo ông Khôi, đã được những vị có chức trách đồng ý và ông Thông đã lên kế hoạch thực hiện.
Đạo bùa trấn yểm đó chính là phiến đá đặt trên bệ bát quái trong đền Thượng vốn đã gây xôn xao dư luận trong nhiều ngày qua. Công chúng không hề biết nguyên do cũng như ý nghĩa của phiến đá này nên dẫn đến tâm lý e ngại.

Ý nghĩa gì?

Mặt trước
Mặt trước của phiến đá bùa là trận đồ bát quái cùng với thần chú Mật tông
Trong báo cáo của mình, ông Thông đã giải thích về nội dung bùa trấn này như sau:
Phiến đá được chọn là do giám đốc một công ty đá quý ở Hà Nội có tên là Nguyễn Đình Khảm cung tiến. Đây là viên đá xanh ‘có nhiều năng lượng tốt lành, có khả năng hóa giải hung khí và tiếp nhận năng lượng của tinh tú trời đất’.
Mặt trước vẽ trận đồ bát quái của danh tướng Trần Hưng Đạo dựa trên tác phẩm ‘Binh thư yếu lược’của ông và chòm sao Bắc Đẩu. Trên mặt trận đồ là câu thần chú Phật giáo Mật tông.
Mặt sau của đạo bùa này là ấn vuông của Vua Hùng đóng ở trên và lá bùa giải bách họa vẽ ở phía dưới.
Ông Thông giải thích rằng linh khí của Đức Phật kết hợp với linh khí của Đức Thánh Trần sẽ ‘hóa giải được’ đạo bùa yểm của người phương Bắc và sẽ giúp cho vận nước được hưng thịnh.
Ông Nguyễn Tiến Khôi được Đất Việt dẫn lời nói ông cam đoan ‘viên đá đang rất linh ứng và hiệu nghiệm’.
“Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân,” ông nói và cho biết việc này đã được ‘các lãnh đạo trung ương, tỉnh đều chứng kiến và biết’.

Ký ức dân gian

"Đã có nhiều dấn ấn trong tâm lý dân gian qua các đời rằng người Tàu hay sang đây làm các thứ tệ hại như yểm bùa, triệt long mạch và đập phá những thứ có giá trị tâm linh của người Việt."
Nhà sử học Lê Văn Lan
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, nhà sử học Lê Văn Lan cho biết chuyện người phương Bắc tìm cách yểm bùa nước Nam là ‘có thực’ mà ‘ý thức dân gian còn ghi lại’.
Chính sử không hề đề cập đến việc này nhưng trong ngoại sử và sách địa lý thì có chép, ông Lan nói.
“Đã có nhiều dấn ấn trong tâm lý dân gian qua các đời rằng người Tàu hay sang đây làm các thứ tệ hại như yểm bùa, triệt long mạch và đập phá những thứ có giá trị tâm linh của người Việt,” ông giải thích.
“Tôi đã đi điền dã và sưu tầm nhặt nhạnh được nhiều lời kể dân gian không chỉ tập trung vào Cao Biền (quan đô hộ đời Đường) mà còn cả các đời khác rằng các thầy địa lý người Tàu đi vào đây (nước Nam) bán thuốc đeo quang gánh, đội nón lá rộng vành,” ông nói.
“Họ đi đến đâu thường hay xem đất, tìm đất... sau đó chôn bùa hoặc đào đất để phá long mạch.”
Mặt sau
Đạo bùa này được cho là trấn bùa xấu và giúp vận nước hưng thịnh
Tuy nhiên đối với khu vực đền Hùng mà ông Lan nói ông đã ‘điền dã rất kỹ từ nửa thế kỷ nay’ thì ông chưa sưu tầm được truyền thuyết, lời kể hoặc hiện vật nào ‘chứng tỏ người Tàu đã sang đây để yểm bùa hay triệt phá gì’.
Cho nên ông Lan cho rằng phiến đá trấn yểm đặt trong đền Thượng ‘nên được di dời ra khỏi đền’ vì ‘đấy là thứ mới tạo chứ không phải có từ trước’.
Tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cũng có cùng ý kiến với ông Lan về cách xử lý đối với phiến đá.
“Đó là một hiện vật không nguyên gốc,” ông nói với BBC, “Cầu may thì cũng được thôi nhưng không thể đưa vào một cách tùy tiện.”
“Quan điểm của tôi là nếu như chưa biết rõ hòn đá này là gì và không gắn với đền thờ Vua Hùng thì tốt nhất là nên đưa ra ngoài,” ông nói.
Hiện Ban quản lý đền Hùng đang tính đến sau ngày Quốc giỗ mùng 10/3 Âm lịch sẽ tổ chức hội thảo khoa học để các chuyên gia và các nhà khoa học bàn luận rõ ràng về vấn đề này.
Tuy nhiên, TS Thịnh cho rằng ‘lĩnh vực tâm linh rất mơ hồ khó mà đem ra một hội thảo khoa học’.

14 thg 4, 2013

BỨC THƯ THIÊNG

Mời các bạn đọc lại bức thư của LS Lê Văn Huỳnh đầy cảm động sau, Rất nhiều người đọc xong bức thư đã vỡ òa tiếng nấc không thể kìm nén và rồi họ lại nghĩ về những thứ mà toàn dân tộc đã đổ máu xương, hy sinh cả mạng sống để đổi lấy thì lâu nay đã bị bọn giặc nội xâm (bè lũ tham nhũng, quan liêu) lấy và phá đi hết, Trân trọng kính mời các vị đọc thư:


13 thg 4, 2013

5 lần “phá” CNXH để tồn tại

Nhà thơ Ngô Minh- Blog NM
         
          Nhận xét của NQL: Hi hi bác Ngô Minh tổng kết thật vui. Câu hỏi đặt ra trước Hội nghị TW7 là: Liệu có phá lần thứ 6 hay không? Chắc không. Khó lắm, khó lắm. Lực lượng các đồng chí lú trong đảng còn rất đông.
         
114163-ngo minh            Không ai biết Chủ nghĩa xã hội ( CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác. Chỉ nghe thầy giáo chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh viên đại học, rằng : Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đọn đầu của Chủ nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta ( và nhiều nước CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, các nước Đông Âu, Liên Xô (cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi xuống, bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu dân chủ.v.v.. Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ, tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nối đến Hà Lan,Thụy Sĩ, Thủy Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự . Ở xứ ta, chỉ có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng  giàu sang và quyền lực. Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ  CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông Âu được giải phóng, vô cùng  hoan hỷ.  Nước ta  từ  năm 1954 ở miền Bắc và từ  sau năm 1975 trên cả nước, ai cũng nhận thấy càng xây dựng CNXH thì dân càng đói kém, cuộc sống càng bị o ép khổ cực. Đến bây giờ nước ta vẫn được xếp hạng một trong  những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng nhân dân ta đã có những cuộc vượt phá chiếc  “vòng kim cô” “ CNXH” để mưu sinh và tôn tại rất ngoạn mục.

1.     Cuộc “lãn công” vĩ đại dưới thời Hợp tác xã.
         Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ở miền Bắc tiến hành Hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo tiểu thủ công nghiệp. Hợp tác xã là Chủ nghĩa xã hội. Lúc đầu bà con háo hức lắm . Nhưng rồi tham nhũng nảy nòi, được thể chế CNXH khuyến khích : Một người làm việc bằng hai / Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe/ Một người làm việc bằng ba / Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân…Đưa ruộng cha ông để lại vào hợp tác rồi, người nông dân không còn ruộng đất canh tác nữa, phải đi làm đồng theo kẻng. Ruộng chung như cha chung không ai khóc, nắng lên khỏi ngọn sào mới lục tục ra đồng, chưa xong đường cày đã giải lao, chiều  mặt trời còn con sào  đã về. Nên cuối vụ chia công điểm, mỗi công được 2 lạng thóc. Dại gì mà làm cho thằng khác ăn.  Thế là đói. Cả xã hội nông thôn  lãm công. Người gần rừng thì đi đào củ mài. Người không có rừng thì đào cua bắt ốc ra chợ đổi gạo. Nên cả miền Bắc nông dân lãn công.
       Lãn công đến độ, bờ xôi ruộng mật cũng chẳng ai ngó ngàng đến. Thấy cảnh dân đói quá, các nhà quản lý buộc phải “phá lệ XHCN”, chia “Đất phần trăm” cho nông dân . Đất  % là đất được xác định 5% quỹ đất của địa phương chia cho các hộ gia đình để sản xuất rau màu,cấy lúa. Những người sinh từ 1962 trở về trước được chia 2 thước ta tức là 48m2/người và được toàn quyền sử dụng. Trên mảnh đất phần trăm đó, các hộ nông dân đã trong khoai cấy lúa nuôi sống gia đình mình, không  cần đến thu nhập của HTX. Đất % tư nhân ấy là cú “phá CNXH” đầu tiên của nông dân Việt Nam.

2.  Khoán hộ Kim Ngọc – cú đấm vào  mặt CNXH
          Có đất phần trăm rồi vẫn nhiều hộ đói, vẫn tiếc ngẩn ngơ hàng triệu hecta đất màu mỡ vào HTX không mang lại thu nhập. Bà con ở Vĩnh Phú,  theo anh Kim Ngọc nghĩ ra cách khoán hộ, để có người chịu trách nhiệm hiệu quả trên tầng thước đất. Khoán Kim Ngọc ra đời. Tổng bí thư đảng kêu lên :” Khoán hộ là  phá CNXH”. Thế là Kim Ngọc bị kiểm điểm. Phá CNXH cũng không chết bằng đói. Thế là phong trào khoán hộ phát triển rầm rộ ở nhiều tỉnh như Hải Phòng, Hải Hưng…Cuối cùng thì Bộ Chính trị buộc phải “phá CNXH” ra nghị quyết “Khoán 10”. Khoán Kim Ngọc như một nắm đấm đấm vỡ mặt Chủ nghĩa xã  hội ảo tưởng.

 3. CNXH : Phân như cứt, cưý gì cũng phân
        CNXH được định nghĩ là “nền kinh tế Kế hoạch hóa từ sản xuất đến tiêu dùng”. Nên kế hoạch sản xuất hàng hóa hàng năm giao cho các nhà máy, xí nghiệp. Sản xuất được bao nhiêu nộp cho nhà nước để nhà nước phân phối theo kế hoạch. Nhưng sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao. Nên tất cả các nước đều phải áp dụng chế độ tem phiếu một cách triệt để. Chỉ có lãnh đạo cao cấp là được mua theo nhu cầu, toàn hàng tốt ở của hàng Tông Đản, còn cán bộ, công nhân viên đều có đủ loại tem phiếu, từ mớ củi, bìa đậu phụ, bó rau… đến mét vải màn cho phụ nữ vệ sinh, đều có tem phiếu hoặc sổ mưa hàng . Bắt cởi trần phải cởi trần. Cho may ô mới được phần may ô . Cung cấp  thành nếp sống. Lãnh đạo đẩng tuyên bố : “Kế hoạch hoa tiêu dùng chính là bản chất của CNXH”. Buổi sáng nọ, ở công  Sở Thương Mại tỉnh  nọ có câu đối : Phân thì như cứt. Cứt gì cũng phân. Nhưng đến khi Bộ trưởng thương mại Trần Phương vạch kế hoạch bỏ tem phiếu, TBT kêu lên :”Làm thế thì phá CNXH còn gì ?”. Nhưng dân tộc ta đã “phá CNXH”, từ  bỏ được chế độ tem phiếu để tồn tại. Từ bỏ cảnh cung cấp bao năm trời làm đau khổ chị em: Hôm nay mồng tám tháng ba /  Chị em phụ nữ đi ra đi vào /  Hai tay hai củ xu hào/ Miệng luôn  lẩm bẩm: Nên xào hay kho ?

4.      Tự chủ tài chính – cuộc phá CNXH ngoạn mục
          Sau năm 1975, Bộ Chính trị đảng chỉ đạo tức tốc “cải tạo công thương nghiệp miền Nam, đánh bại bọn tư bản,  nếu không thì không thể xây dựng CNXH được”. Thế là đua nhau đập phá, cải tạo. Các nhà máy, xí nghiệp hiện đại đang vận hành êm ru bỗng chốc tiêu điều. Nguyên liệu không có để  sản xuất, công nhân không có việc làm, không lương. Nhiều giám đốc tư bản rãy chết bị thay bằng “giám đốc học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ra”. Cái trường ấy cũng lạ, ai tốt nghiệp trường đó có thể ra làm bất cứ việc gì, từ bí thư, chủ tịch, đến giám đốc nhà máy dệt, giám đốc công ty điện tử êm ro. Không cần sản  xuất hàng hóa nhiều, chỉ cần  suốt ngày phê bình tự phê bình, đấu tranh giai cấp. Thế là cả một nền kinh tế miền Nam khổng lồ  chỉ vài năm sau thành kiệt quệ. Đói đầu gối phải bò. Anh em công nhân đề xuất chủ trương “tự hạch toán”, “tự chủ tài chính”, “kế hoạch ba”, “xuất khẩu để lấy ngoại tệ mua  vật tư nguyên liệu”… TBT đảng hét :” Bọn bây phá chủ nghĩa xã hội à !”. Không phá thì chết đối cả nút. Thế là cuộc “phá” CNXH lần thư tư diễn ra không thể đảo ngược.

5. CNXH là không được có nhà 2 tầng trở lên
      Qua 4 lần “phá CNXH”, đời sống của nhân dân  khá lên đôi chút. Có người  buôn bán có tiền làm nhà lầu vài ba tầng. Thế mà một lãnh đạo đảng hét lên :” Giàu như rứa là trái với bản chất chủ nghĩa xã hội”. Thế là khoảng tháng 3 năm 1983, chỉ thị Z30, một chỉ thị miệng ra đời, nhằm tịch thu nhà, tài sản của những gia đình có nhà hai tầng trở lên tại các thành phố . Chỉ thị mật, không rõ của Ban Bí thư hay của Chính phủ ra lệnh, không có người ký, không có văn bản, không dựa trên bất kỳ một điều khoản pháp luật hiện hành, chỉ truyền miệng qua hệ thông Công an. Thế mà ở Hà Nội đã tịch thu 105 nhà, không cần tòa án và cũng không có bất cứ một bằng chứng nào để có thể khẳng định đó là tài sản bất minh. Có một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt. May mà có một số người đã phá cái lệnh CNXH đó.  Nguyễn Văn An bí thư Hà Nam Ninh đã đốt danh sách (khoảng 100 quyết định) do công an tỉnh lập để tiến hành tịch thu, đã được đóng dấu ngay trước đêm định thực hiện trong danh sách 200 gia đình xếp theo ABC. Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh cũng không tuân lệnh “bảo vệ CNXH” ấy.
         
            Đấy, CNXH là rứa đó, nhân dân ta đã bao nhiêu năm điêu đứng, lầm than vì nó, đã 5 lần vùng lên “phá CNXH”, cố thoát ra khỏi cái ách đó, mà không thể thoát được. CNXH lại biến thành cái đuôi đằng sau cái khái niệm : Kinh tế thị trường định hướng XHCN, pháp chế XHCN.v.v.. với kinh tế nhà nước là chủ đạo. Thế là tha hồ cho bọn tham lam hốt tiền ngân sách. Các tập đoán nhà nước đã thất thoát hơn triệu tỷ đồng, bọn bán biệt tự Hà Nội trốn thuế 1.400 tỷ đồng, những Vinashine, Vinaline… mọc lên như nấm. Bây giờ thì CNXH đã lộ nguyên hình là một  hình thái xã hội tham nhũng, ăn cắp. Ăn đất, ăn biển, ăn rừng, ăn dự án, ăn chức, ăn quyền… ăn cả học vị và học hàm giáo sư, tiến sĩ, ĂN CẮP CẢ XƯƠNG MÁU ĐỒNG ĐỘI ĐỂ CÓ DANH HIỆU ANH HÙNG. Đau đớn thay ! Nhưng nhân dân Việt Nam vốn thông  minh và dũng cảm, nhất định sẽ tìm cách  để vứt bỏ chiếc vòng kim cô CNXN vô lý đang thít chặt quanh đầu mình …

Hồ Gươm chiều nay

"Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ... "

11 thg 4, 2013

Trung Quốc là nham hiểm ở mọi thời đại và với tất thảy nhân loại

TQ từng xóa lời chống Mỹ của Bắc Việt

Cập nhật: 09:42 GMT - thứ năm, 11 tháng 4, 2013

Trang Wikileaks lại vừa công bố một loạt điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ trong đó có nhiều tài liệu liên quan đến Hoa Kỳ, Trung Quốc và Bắc Việt Nam vào giai đoạn 1973-1976.

Cuộc gặp Mao Trạch Đông và Richard Nixon ở Trung Quốc năm 1972 đã đổi hướng quan hệ Trung - Mỹ
BBC Tiếng Việt trích lược một số phần năm 1973 về quan hệ Trung – Mỹ vốn được thúc đẩy sau chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon sang Trung Quốc năm 1972.
Một bức điện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi ngày 29/6/1973 gửi tới sứ bộ của Mỹ tại Bắc Kinh đã xác nhận sự thay đổi trong chính sách của Bắc Kinh với Hà Nội.
Bức điện cũng nói truyền thông Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt các bài báo của Bắc Việt Nam và lược bỏ những đoạn ‘chống Mỹ cứng nhắc' khi đăng lại ở Trung Quốc.
Tuy thế, dù thái độ bên ngoài khác nhau, Hà Nội và Bắc Kinh đã “không khác biệt nhiều trong cách nhìn nhận Nam Việt Nam”, và cùng coi vùng Đông Nam Á sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt Nam mở ra nhiều cơ hội, theo bức điện tín.

Hòa hoãn Mỹ - Trung

Chủ đề của bức điện tín 29/6 và nhiều bức khác trong năm 1973 là nói về giai đoạn hòa hoãn (detente) trong quan hệ Mỹ – Trung.
“Hà Nội có thể phản ứng chống lại sức ép về một thỏa thuận [với miền Nam ] mà Bắc Kinh và Moscow muốn áp đặt lên họ. Nhưng Hà Nội và Bắc Kinh không khác nhau nhiều về chiến thuật với Nam Việt Nam, cho dù về lời lẽ có khác nhau,” bản điện tín 29/6 viết.
Bức điện cũng dự liệu về sự lo ngại lẫn nhau giữa Bắc Việt và Trung Quốc trong tương lai:
“Về lâu dài, Hà Nội và Bắc Kinh rất có khả năng sẽ lo ngại lẫn nhau nếu tình hình Đông Dương còn tiếp tục bất ổn.”
“Cả hai thừa nhận nhu cầu của Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ có thể xung đột với quyền lợi của Bắc Việt Nam muốn chiến thắng chung cuộc, và với khả năng Bắc Kinh duy trì ảnh hưởng với Hà Nội”.
Trong một ngôn ngữ ngoại giao tế nhị, bản điện tín ghi nhận rằng người Mỹ tin rằng Bắc Kinh chỉ muốn “hòa bình” bằng mọi giá, hàm ý không muốn cho Bắc Việt Nam chiến thắng.

Tranh cổ động của Trung Quốc ủng hộ 'quân dân Việt Nam chống Mỹ'
“Bắc Kinh nhấn mạnh bằng mọi cách rằng ‘Mọi thứ đều vì hòa bình’ tại Đông Dương đã đạt tới chỗ mà quyền lợi của Bắc Kinh và Hà Nội xem ra tách xa nhau (divergent) một cách nghiêm trọng.”
“Ngay trước khi có thỏa thuận ngưng bắn, các công bố phát biểu chính thức của Bắc Kinh và cả bình luận báo chí đã khác xa với bình luận của Hà Nội.”
“Lời lẽ công kích mạnh người Mỹ hoặc Hoa Kỳ trên báo chí Việt Nam đã bị lược bỏ khi Bắc Kinh truyền tải lại các bài viết của Bắc Việt.”
"Tuy vậy, cũng sẽ nhầm lẫn nếu cho rằng một thứ ‘hòa bình’ bằng cách nào đó là cách Trung Quốc và Bắc Việt Nam chấp nhận để Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục tồn tại."
Và dù khác biệt, hai đồng minh cộng sản cũng chia sẻ quan điểm rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ mở ra cho họ các cơ hội tại Đông Nam Á, theo đánh giá của bức điện.
“Dù có căng thẳng rõ rệt giữa Hà Nội và Bắc Kinh, có vẻ như vào thời điểm hiện nay [1973], cả hai đồng ý chung về các đánh giá tình hình Đông Dương và về chuyện cần phải làm gì.
“Có vẻ họ cùng tin rằng sự thoái lui của Hoa Kỳ khỏi Việt Nam sẽ tạo đà cho một loạt xu hướng lịch sử thuận lợi [cho họ] trong khắp cả vùng Đông Nam Á,”
“Cả hai cũng không thấy có nhiều khả năng để chế độ hiện hành tại Sài Gòn có thể tồn tại mãi mãi.”

Vì quyền lợi riêng

Nếu như phía Trung Quốc làm rõ rằng mục đích cao nhất của họ khi đề cập tới Đông Dương là để cải thiện quan hệ chiến lược với Mỹ, phía Bắc Việt Nam cũng vẫn cần Trung Quốc viện trợ và đã chỉnh sửa cách nói của mình về cuộc chiến.
Bản điện tín viết:
"Sau chuyến thăm của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh cam kết viện trợ với số lượng không rõ là bao nhiêu nhưng có thể là ít hơn trước"
Điện tín ngoại giao Hoa Kỳ
“Trong khi không bỏ mục tiêu chiếm miền Nam, Hà Nội như cũng sửa lịch trình đó khá nhiều, nhấn mạnh tới các hoạt động chính trị thay vì các hành động quân sự một cách đầy kịch tính,”
"Hà Nội cũng muốn Trung Quốc viện trợ tiếp tục, và sau chuyến thăm của Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng, Bắc Kinh cam kết viện trợ với số lượng không rõ là bao nhiêu nhưng có thể là ít hơn trước.”
Bản điện tín cũng ghi rằng dù có thay đổi về ngôn từ, không có bằng chứng là Bộ Chính trị tại Hà Nội bỏ chiến lược quân sự với miền Nam.
Điều giới ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận ngay từ giữa năm 1973, gần hai năm trước khi Sài Gòn sụp đổ là “sự tự tin của Hà Nội”.
Tài liệu này tiết lộ một thái độ ngạc nhiên, thậm chí nể phục của giới ngoại giao Hoa Kỳ khi viết về Bắc Việt, kể cả khi đồng minh Trung Quốc có thể không tin vào điều Hà Nội tin tưởng:
“Người Bắc Việt Nam thật sự tự tin rằng chiến lược của họ sẽ đem lại thắng lợi cuối cùng. Thật khó mà tin rằng Bắc Kinh cũng ‘mua trọn gói’ toàn bộ các mặt của cách phân tích, nhận định tình hình như thế hay chấp nhận mọi góc độ của chiến lược đó.”
Trong các bản điện tín khác, phía Hoa Kỳ có vẻ như nhìn nhận rằng Trung Quốc sau các tính toán trên đã có động thái riêng thể hiện trong vụ chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974.
Cùng lúc, Trung Quốc vẫn muốn giữ quan hệ tốt với Bắc Việt Nam, thậm chí còn tìm cách mô tả ‘chiến thắng Tây Sa’ (Paracels) như một ‘thắng lợi chung của nhân dân Trung – Việt’ chống lại Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, theo một bản điện tín khác của Hoa Kỳ ngày 19/03/1974.
BBC sẽ tiếp tục khai thác các nội dung từ điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan đến chủ đề chính trị khu vực Đông Nam Á trong các bài tới. Mời quý vị xem lại chuyên đề Bấm Hòa đàm Paris 1973.

Dặn con

Mafiovi
10:02 Ngày 11 tháng 4 năm 2013

Ta để lại vài cánh rừng dập nát
chẳng đủ đâu con, ngăn nứơc lũ đổ về
hãy cố gắng mà dựng lều cao nữa
phòng khi đêm về, mưa đổ xuống, con nghe

Ta để lại những dòng sông đặc quánh
chẳng phải phù sa! chất độc: đỏ, xanh, vàng
muôn loài cá chỉ còn trong tủ sách
chớ đến gần sông để phải chết vội vàng

Ta để lại món nợ người tứ xứ
Vài chục tỷ đô, đã đến hạn lâu rồi
Than đã hết, mỏ dầu cũng hết
cố chắt chiu mà trả hết con ơi!

Ta để lại dăm mảnh vườn cằn cỗi
sức đất hết rồi, gieo chi được nữa đây?
cố mà bới, mà đào, mà cấy
may ra các con đủ thoi thóp qua ngày

Ta để lại , và cuối cùng để lại
Cho các con: thói ăn cướp của Đồng bào
Thói kiêu ngạo & tâm hồn rỗng tuếch
Như rừng núi của Ông Bà
Ta phá trụi
Con ơi!

Ngang tàng
BÙI VĂN BỒNG
Thứ năm, ngày 11 tháng tư năm 2013

      Không yêu mà bảo rằng yêu
Ngang tàng đem thả cánh diều ngọn tre
      Nghe rồi lại bảo không nghe
Ngang tàng đòi nhốt tiếng ve nồi đồng
      Chơi ngông lại bảo không ngông
Ngang tàng đổ đá lấn sông xây nhà

      Ngang tàng khoe mẽ trăng hoa
Nụ hôn rao bán bày ra lề đường
      Ngang tàng tưởng được yêu thương
Nhọ nhem mặt mũi soi gương vẫn cười
      Ngang tàng nhậu nhẹt ăn chơi
Ao nhà cứ tưởng bể bơi trước đình

      Tối ngày tất bật mưu sinh
Ngang tàng khoái nổ rằng mình giàu sang
      Trên đời làm kẻ lang thang
Ngang tàng: “Nghề nghiệp giỏi giang tuyệt vời”!
      Lo toan lòng dạ rối bời
Ngang tàng lại nói rằng tôi an nhàn

      Lạ cho ở giữa nhân gian
Kẻ ngang tàng coi ngang tàng là khôn
      Người ngay ngán ngại chui luồn
Kẻ chui luồn thích đi buôn ngang tàng
       Vét cho đầy chật túi tham
Ngang tàng lại nói "chẳng màng của công”

      Đem tiền Nhà nước đổ sông
Ngang tàng vỗ ngực hết lòng vì dân
      Ăn tiêu hoang phí nợ nần
Ngang tàng hô hoán phải cần kiệm thôi
      Mang danh cống hiến cho đời
Mà ông tham nhũng ăn chơi ngang tàng

     Công minh pháp luật rõ ràng
Ngang tàng xử nhẹ quan tham mập mờ
     Người dân oan ức ngẩn ngơ
Ngang tàng xử nặng bất ngờ, kêu ai
     Ngang tàng nói: "Chẳng oan sai"!
Miệng ngang tàng đến mang tai, cười xòa....

     Ngang tàng ngồi ghé quan tòa:
"Pháp đình là chỗ quan ta  ... ngang tàng" !

Tân ca dao
Nặc danh11:56 Ngày 11 tháng 4 năm 2013

Thương + Hiền nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là …Ủy ban
Chính quyền một lũ tham Quan
Anh An Anh Đội một đoàn kéo lên
Hung hăng ầm ĩ súng, kèn
Cướp đất, bắt bớ một phen tơi bời
May chưa cụt cẳng đầu rơi
Nhà tan, chồng tội đã đời khổ chưa!
Thế lực có chức có quyền
Nông dân cần mẫn phải hèn nhớ chưa?
Đảng ta so với phép vua
Ai mà chống lại te tua có ngày
Em ơi nhớ lấy câu này…..
xxx
Tư Sang biết có nhiều Sâu
Mấy Bác cũng bị đau đầu khổ thay!
Sâu ơi ta bảo Sâu này
Sâu cướp lắm của có ngày hóa ma!
Dân lành Sâu cũng chẳng tha
Sâu đem máy xúc ủi nhà lương dân
Nông dân đức nghiệp chuyên cần
Sao Sâu thất đức, bất nhân thế này!
xxx
Bao giờ Công Lý biết oan
Bọn lợi ích nhóm, tham quan tồng ngồng
Nói ra ai chẳng đau lòng,
Toàn dân thấy nhục, vợ chồng thở than.
Cả họ Đoàn bầm gan tím ruột
Phải dằn lòng, đau quá không kêu.
Vì công lý anh Vươn liều
Lòng dân ngao ngán những điều trớ trêu.
Bác Hồ ơi Bác dạy nhiều
Nay Thạch Sanh ít, rất nhiều Lý Thông

VƯỜN PHÓ ĐOAN

Lại chuyện chết người khó hiểu

Cái chết bất thường sau khi bị bắt xe vi phạm!

(LĐO) - Thứ tư 10/04/2013 21:06
Sau khi bị CSGT thổi phạt, giữ phương tiện rồi xảy ra cãi vã, nạn nhân đi được một đoạn thì bị 2 đối tượng lạ mặt lao đến tấn công tới tấp, khiến nạn nhân thiệt mạng.
Chiều tối nay (10.4), gia đình nạn nhân Trần Văn Hiền (SN 1971, ngụ 27/23 đường Nguyễn Thị Tú, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TPHCM; bị 2 người lạ đánh chết sau khi cãi vã với CSGT vì bị tạm giữ phương tiện về hành vi “điều khiển phương tiện trong trạng thái say xỉn”) đã gọi vào đường dây nóng Báo Lao Động trình bày bức xúc về cái chết oan ức và nhiều bất thường của anh Hiền.

Ngay trong tối 10.4, PV Lao Động đã có mặt tại gia đình nạn nhân. Theo lời kể của anh Trần Văn Hậu (SN 1972, ngụ 67/92 Nguyễn Thị Tú, P.Bình Hưng Hòa B, là em ruột của nạn nhân Trần Văn Hiền) và anh Ngô Quang Ý (SN 1966, ngụ 43/21 đường Bùi Quang Là, P.12, Q.Gò Vấp, là anh em rể cô cậu với nạn nhân, hai người này đi nhậu chung với anh Hiền vào chiều 9.4 và sau đó xảy ra vụ chết người): Vào khoảng 18h ngày 9.4, anh Hiền, anh Ý, anh Hậu rủ nhau đi nhậu tại quán Phương Cát trên đường Lê Trọng Tấn.

Mỗi người uống khoảng hơn 5 chai bia thì tính tiền đi về (anh Ý và anh Hậu khẳng định tại quán nhậu không gây sự gì với ai). Do ai cũng đi xe gắn máy riêng, nên phần ai đi người nấy. Lúc đó khoảng 21h đêm 9.4.

Lúc này, phía bên kia đường, đối diện quán nhậu có một chốt CSGT đang làm nhiệm vụ (theo biên bản vi phạm là CSGT- Công an quận Tân Phú, TPHCM). Khi xe của 3 người rẽ trái qua bên kia đường thì bị CSGT chặn lại kiểm tra 2 xe của anh Hiền và anh Ý, riêng xe của anh Hậu không bị bắt.

Sau khi bị chặn lại kiểm tra, anh Ý và anh Hiền bị kiểm tra nồng độ cồn bằng cách thổi vào thiết bị do CSGT đưa cho. Kiểm tra nồng độ cồn xong thì xe của anh Ý và anh Hiền bị lập biên bản tạm giữ phương tiện. Sợ bị tạm giữ phương tiện nên anh Hiền có hành vi đưa tiền hối lộ cho CSGT rồi xin bỏ qua, nhưng bị lực lượng làm nhiệm vụ từ chối.

Các nhân chứng đều tường trình cặn kẽ, do uống nhiều bia, nên anh Hiền và anh Ý có cự cãi với CSGT sau khi đưa tiền không thành. Cãi nhau với CSGT khoảng 30 phút thì anh Hiền có dọa chụp hình CSGT bằng điện thoại của mình (theo thông tin anh Ý và anh Hậu cung cấp thì điện thoại của anh Hiền là loại không có chức năng chụp hình, nên chỉ dọa).

Lúc này anh Hậu về nhà thì nghe điện thoại của anh Hiền báo là bị CSGT bắt xe, nên nhờ một người tên là Bé Ba chở bằng xe máy ra hiện trường. Đến nơi thì thấy anh Ý và anh Hiền đang cãi nhau với CSGT nên bảo 2 anh này đi về, vì đã bị lập biên bản vi phạm rồi. Sau đó, cả ba lại tiếp tục cãi nhau với CSGT chừng 5 phút nữa thì đi về.

Do nhà ở quận Gò Vấp nên anh Ý kêu xe ôm gần đó để về nhà, anh Hậu được Bé Ba chở về nhà bằng xe máy của Bé Ba. Về phần anh Hiền thì kêu xe ôm gần đó chở về nhà.

Anh Hậu và anh Ý cho biết, có hai người bảo vệ của một công ty gần đó chứng kiến được vụ việc. Hai bảo vệ này kể lại rằng khi xe ôm chở anh Hiền đi khoảng chừng 300 mét (tính từ chỗ bị bắt xe) đến trước cổng công ty, họ thấy có hai thanh niên mặc thường phục đi từ đằng sau đuổi theo trên một chiếc xe tay ga SH (không rõ màu sắc, biển số). Hai người thanh niên này khi đuổi theo kịp xe ôm đang chở anh Hiền thì dùng tay đánh làm anh này ngã xuống đường.

Thấy anh Hiền bị ngã xuống đường, anh xe ôm sợ quá nên bỏ chạy luôn, còn 2 người thanh niên kia tiếp tục đánh anh Hiền mấy đấm nữa. Bị đánh đau, anh Hiền kêu: “Đại ca ơi, tha cho em đi”. Sau khi đánh nạn nhân xong thì 2 thanh niên lạ mặt điều khiển xe SH rời khỏi hiện trường.

Hai anh bảo vệ công ty thấy người bị đánh nên chạy ra, sau đó gọi điện cho công an phường đến hiện trường. Anh Hiền được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tân Bình cấp cứu. Khi người nhà hay tin, đến bệnh viện thì đã thấy anh Hiền được chuyển xuống nhà xác, thời gian anh Hiền chết là khoảng hơn 0h ngày 10.4. Theo gia đình, hiện đã trình báo cơ quan điều tra và thi thể anh Hiền đã được mổ khám nghiệm tìm nguyên nhân cái chết.

Lao Động sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả về vụ việc này.

Văn hóa Minh bạch là cái hiếm có khó tìm ở các quan chức VN

Tài sản không minh bạch - khó chống tham nhũng!

(LĐ) - Số 77 - Thứ ba 09/04/2013 09:51
Dư luận bàn tán về chuyện một cán bộ cấp phòng thuộc Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội kê khai tài sản năm 2012 tăng thêm hàng chục tỉ đồng. Thực hư của con số này chưa biết ra sao, vì cá nhân người kê khai - bà Phạm Mỹ Hoa - có cách giải thích khác với tính toán của báo chí, nhưng từ vụ rùm beng này bật ra những chuyện khác.
Nếu bà Phạm Mỹ Hoa đã khai hết số tài sản của bà sở hữu thì bà là người trung thực hiếm thấy. Bởi hiện có được bao nhiêu cán bộ có nhiều tài sản mà trung thực được như vậy. Một người đứng ra kê khai tài sản, chưa chi đã bị ''tiếng bấc tiếng chì'' thì còn ai dám đem thân mình ra cho dư luận mổ xẻ.

Thực tế cho thấy không ít cán bộ giàu có gấp nhiều lần bà Phạm Mỹ Hoa, nhưng họ không kê khai. Thậm chí, họ không cần phải kê khai tài sản mặc dù họ có cả một đống tài sản. Rõ ràng so với họ, bà Phạm Mỹ Hoa là người tốt hơn, tử tế hơn, ít nhất là ở khía cạnh chấp hành quy định về kê khai tài sản.

Chưa kể, không ít con cái của quan chức đang sở hữu biệt thự, xe hơi đắt tiền, cổ phần lớn trong các doanh nghiệp, tập đoàn. Có lẽ thật khó để xác minh xem nguồn gốc của số tài sản đó từ đâu mà có. Cũng không ít quan chức không đứng tên biệt thự, đất đai, chung cư cao cấp, nhưng người thân trong gia đình họ đứng tên; song thật khó để xác định tài sản này là từ tiền của họ, từ gia đình họ hay từ đâu?

Vì sao lại khó xác định rạch ròi như vậy? Có thể trả lời ngay là luật không quy định cụ thể, thiếu sự minh bạch cần thiết cho việc thực hiện cáo bạch tài sản của cá nhân. Đã là quy định mang tính pháp lý thì mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có khoảng trời cho riêng ai để đứng trên pháp luật. Ở các quốc gia tiên tiến, công dân có thể chơi du thuyền hàng trăm triệu USD, nhưng cá nhân đó phải chứng minh rõ ràng nguồn gốc đồng tiền và là đồng tiền sạch sẽ, đã đóng thuế cho nhà nước. Ở các quốc gia này, dân có thể đếm được tài sản của tổng thống, thủ tướng và các quan chức chính phủ. Mới đây, cựu Bộ trưởng Ngân khố Pháp - ông Jerome Cahuzac - phải từ chức vì bị phát hiện có hành vi rửa tiền với số tiền 30.000 euro. Ông Cahuzac còn phải đối mặt với án tù 5 năm vì hành vi này.

Ở Việt Nam, không nhiều người dân có thể biết quan chức hàng tỉnh, hàng huyện có mấy căn nhà và bao nhiêu mét vuông đất, còn tiền họ có trong két sắt để trong các ngân hàng lại càng khó biết. Không minh bạch trong kê khai tài sản thì không thể chống được tham nhũng.

10 thg 4, 2013

Đĩa lạ Trung Quốc

Hai gói "lạ" màu trắng trong đĩa sứ Trung Quốc.
Hai gói "lạ" màu trắng trong đĩa sứ Trung Quốc.
NDĐT – Chiều 9-4, Nhân Dân điện tử nhận được một chiếc đĩa bị vỡ của bạn đọc gửi, bên trong có gắn chặt những gói “lạ” màu trắng. Hiện chưa rõ chất gì được chứa bên trong hai gói “lạ” này.
            Chiếc đĩa do độc giả Nguyễn Thị Thơ, trú tại Xóm 4, Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội gửi. Liên lạc với phóng viên NDĐT, bà Thơ cho biết, tối ngày 8-4, trong khi mấy đứa trẻ nhà bà chơi với nhau đã vô tình làm rơi vỡ chiếc đĩa và bất ngờ phát hiện ra hai gói nhỏ dính vào giữa hai lớp đĩa.
            Đây là loại đĩa sứ in hình hoa hồng, mặt sau chiếc đĩa có chữ “Made in China”. Những chiếc đĩa như thế này được sử dụng khá phổ biến trong nhiều hộ gia đình Việt Nam hiện nay, ở cả nông thôn và thành phố.
            Hai gói “lạ” được phát lộ khi đĩa vỡ có hình chữ nhật, kích thước khoảng 1,5 × 2,5 cm, màu trắng, được bọc bằng thiếc, có một phần được dính băng màu vàng. Những dòng chữ màu đen in mặt trên đã mờ dần. Hiện không rõ bên trong hai gói “lạ” này chứa chất gì. Cũng chưa biết liệu có còn những vật lạ nào dưới lớp đĩa chưa bị vỡ.
            Quan sát kỹ, chúng tôi thấy chiếc đĩa này có những biểu hiện khác thường so với những chiếc đĩa sứ thông thường. Chỉ một lớp mỏng phía trên mặt đĩa  và phần đáy đĩa được làm bằng sứ, còn lớp viền phía dưới đĩa được tráng bằng một lớp màu trắng đục hơn. Đặc biệt, lớp dưới ở phần đĩa bị vỡ được làm bằng hợp chất nhựa dẻo có màu vàng đục trông rất đáng ngờ.
            Chúng tôi sẽ chuyển chiếc đĩa này đến các cơ quan chức năng kiểm tra, giám định và sớm có câu trả lời chính xác về gói “lạ” để đưa ra những khuyến cáo cần thiết cho người dân.
 
 Nhiều gia đình sử dụng loại đĩa hoa in hồng này,
 
Mặt sau của chiếc đĩa.
L.H.N

Ai đẩy châu Á vào hỗn loạn?

SGTT.VN - Ông Tập Cận Bình nói “không ai được đẩy châu Á vào hỗn loạn”, nhưng nhìn vào các hành tung của Trung Quốc, thế giới buộc phải hoài nghi thông điệp của ông Tập nhằm trấn an tình hình căng thẳng trong khu vực hiện nay.
            Ngày 8.4, Diễn đàn Châu Á Bác Ngao kết thúc trong bối cảnh hạm đội Nam Hải vừa hoàn thành đợt tập trận kéo dài 16 ngày đêm cách bờ Trung Quốc 1.800km và Bình Nhưỡng tiếp tục đe dọa tấn công Mỹ/đồng minh.
            Chủ tịch Tập Cận Bình lên tiếng tại diễn đàn vốn được coi như một “Davos của châu Á”: “Không một quốc gia nào được quyền đẩy cả khu vực vào cảnh hỗn loạn”.
            Trong phát biểu tại lễ khai mạc khai mạc, ông Tập tuyên bố một cách phiếm chỉ và phớt lờ tình trạng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng cũng như tình hình căng thẳng ở Triều Tiên suốt mấy tuần nay.
Nhưng ráo riết về Biển Đông
            Chỗ công khai, ông Tập né tránh đề cập cụ thể về việc Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền tại khu vực quần đảo Điếu Ngư với Nhật Bản hay trên Biển Đông với nhiều nước Đông Nam Á.
Nhưng trong quá trình hội nghị, Trung Quốc đã ráo riết vận động về chủ đề Biển Đông. Đề tài Biển Đông đã được người đứng đầu Trung Quốc mang ra thảo luận với lãnh đạo các quốc gia có mặt tại diễn đàn trên đảo Hải Nam.
Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam, mà lãnh đạo các nước vốn bị Trung Quốc lấn lướt thô bạo về hải đảo như Philippines, Malaysia và Nhật Bản đều vắng mặt tại diễn đàn Bác Ngao năm nay.
            Tại diễn đàn khu vực nói trên, chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Campuchia. Ông Hun Sen được Trung Quốc ca ngợi là đã “thực hiện tốt vai trò chủ tịch Asean năm 2012”.
            Làm chủ tịch Asean, năm ngoái Campuchia từng bị nhiều nước chỉ trích gay gắt vì đã quá thiên vị lập trường của Bắc Kinh trong chủ đề Biển Đông.
            Lần này, Thủ tướng Hun Sen khẳng định vẫn tiếp tục ủng hộ Bắc Kinh trong “các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
            “Lợi ích cốt lõi” là cụm từ Bắc Kinh thường dùng để chỉ các vấn đề liên quan chủ quyền quốc gia như Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương, sau này có lúc mở rộng sang cả tranh chấp Biển Đông, cho dù lãnh đạo Trung Quốc chưa chính thức xác nhận, nhưng cũng không hoàn toàn bác bỏ.
            Cùng một ngày khi ông Tập Cận Bình đưa ra cảnh báo không cho phép bất kỳ ai làm loạn châu Á, thì giới truyền thông nhà nước Trung Quốc lại đưa tin Bắc Kinh sắp phái tàu du lịch ra hoạt động trái phép tại Hoàng Sa.
            Ngày 7.4, truyền thông nhà nước của Bắc Kinh thông báo vào cuối tháng này, Trung Quốc sẽ mở các tuyến du lịch đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
            Bắc Kinh dự trù trước ngày nghỉ 1.5 tới sẽ cho phép du khách đến tham quan quần đảo Hoàng Sa, khu vực mà tàu Trung Quốc vào cuối tháng Ba vừa qua đã bắn cháy trụi cabin tàu cá của ngư dân Việt Nam.
            Một hãng du lịch ở Hải Nam, được Tân Hoa Xã trích dẫn, cho biết đã sẵn sàng để đưa 2.000 du khách trên du thuyền hạng sang đến khu vực Hoàng Sa.         Khách ăn ngủ trên tàu và có thể xuống các đảo để ngắm cảnh.
            Theo Tân Hoa Xã, hiện trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất của Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng) đã có một khách sạn với 56 phòng.

Thống nhất và không chia cắt
            Những vận động hậu trường xung quanh đề tài Biển Đông và tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên càng tái khẳng định một nhận xét trước đây của giới quan sát: an ninh Đông Á là một và là tổng hòa của an ninh Đông Bắc Á và an ninh Đông Nam Á.
            Chưa bao giờ an ninh Đông Á lại thống nhất và không thể chia cắt như thời điểm hiện nay.
            Từ đầu tháng Tư, Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Chính phủ Mỹ khẳng định lập trường ủng hộ hướng giải quyết tranh chấp chủ quyền trong khu vực thông qua cơ chế trọng tài.
            Mới nhất, vào đầu tuần này, chính quyền Obama lại lên tiếng kêu gọi tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình phải có “biện pháp mạnh” với chế độ Bình Nhưỡng. Bằng không, Bắc Kinh sẽ phải trực diện với sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ đang được tăng cường tại khu vực.
            Một bản tin do nhật báo The New York Times tiết lộ, Washington đã có nhiều cuộc trao đổi với Bắc Kinh, kể cả cuộc điện đàm của tổng thống Mỹ Barack Obama với tân chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tuần qua.
            Theo nguồn tin ẩn danh, Hoa Kỳ đã thông báo với giới lãnh đạo Bắc Kinh một cách chi tiết kế hoạch tăng cường hệ thống tên lửa phòng thủ để đối phó với thái độ đe dọa của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
            Bắc Kinh đã không chỉ trích công khai mà cũng không phê phán trong những tiếp xúc riêng về động thái tăng cường vũ khí của Mỹ vào Bắc Á sát nách Trung Quốc.
            Thái độ im lặng này không chỉ biểu lộ sự bất bình của lãnh đạo Trung Quốc đối với Triều Tiên, mà còn nói lên nhận thức, nếu Bắc Kinh ủng hộ Bình Nhưỡng vào lúc này sẽ gây tác hại cho quan hệ Mỹ-Trung.
            Cố vấn an ninh Mỹ Tom Donilon nhận định rằng đây là thời điểm quan trọng Trung Quốc cần phải bày tỏ thái độ: quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung, quan trọng vào lúc khởi đầu nhiệm kỳ thứ nhất của chủ tịch Tập Cận Bình và nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Obama.
            Cũng theo The New York Times, trong những ngày tới, Washington sẽ cử nhiều nhân vật cao cấp sang Bắc Kinh, trong đó có ngoại trưởng John Kerry để chuyển tải thông điệp Mỹ muốn Trung Quốc mạnh tay hơn đối với Kim Jong-un.
Tập Cận Bình tiếp Hunsen tại Boao. Ảnh: Reuters
NGUYỄN HOÀNG
Được đăng bởi Phamvietdao4.blogspot.com vào lúc 06:32

9 thg 4, 2013

Vụ Tiên Lãng: án nhẹ cho quan chức

Cập nhật: 08:52 GMT - thứ ba, 9 tháng 4, 2013 

Gửi mấy ông nguyên chủ tịch, bí thư huyện Tiên lãng, HP
Có tầm mà chẳng có tâm
Cán bộ ta nói như nằm trong hang
Mỗi khi pháp luật buộc ràng
Quanh co chối tội sẵn sàng đổ vây
Cấp trưởng luôn cãi cù nhầy
"Nhường tội" cấp dưới, trốn ngày trốn đêm
Ăn chia thì muốn có thêm
Khi gặp rắc rồi lặn êm một lèo.
Cán bộ kém hơn cu Tèo
Tầm mang, tâm mất quá nghèo tính nhân

Các quan chức đứng trước Tòa
Có ý kiến rằng các cựu quan chức Tiên Lãng cần phải bị truy tố cưỡng chế sai pháp luật (Ảnh: TTXVN)

Bốn trong số năm quan chức bị cáo buộc đứng sau vụ hủy hoại tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã được Viện kiểm sát Hải Phòng đề nghị mức án treo trong ngày xét xử thứ hai 9/4.
Bị cáo duy nhất bị đề nghị mức án tù là ông Nguyễn Văn Khanh, cựu phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, với mức án đề xuất là từ 30 tháng đến ba năm.
Bị cáo Khanh chính là người được ông Đoàn Văn Vươn với tư cách bị hại xin giảm nhẹ hình phạt trước Tòa.
Trước khi phiên tòa diễn ra, vợ ông là bà Nguyễn Thị Thương và em dâu ông là bà Phạm Thị Báu, cũng có đơn xin giảm tội cho ông Khanh.
Trong khi đó, gia đình ông Vươn lại khẳng định ông Lê Văn Hiền, cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng, là người có trách nhiệm lớn nhất trong việc cưỡng chế cũng như hủy hoại tài sản gia đình ông.
Ông Vươn được báo chí trong nước dẫn lời yêu cầu xử nặng ông Lê Văn Hiền.

Nhẹ hơn điều luật

Tuy nhiên, mức án treo được đề xuất cho ông Hiền là 15-18 tháng, thấp hơn nhiều so với khung hình phạt cho tội danh của ông là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Cùng mức án trên với ông Hiền là ông Phạm Đăng Hoan, cựu bí thư xã Vinh Quang.
Các bị cáo còn lại, bao gồm ông Phạm Xuân Hoa, cựu trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện và ông Lê Thanh Liêm, cựu chủ tịch xã, cùng đối diện mức án treo là 24-30 tháng.
Như vậy, cựu chủ tịch Hiền, người được cho là đứng đầu trong vụ thu cưỡng chế khu đầm nhà ông Vươn, được đề nghị mức án nhẹ nhàng nhất.
Bị cáo Lê Văn Hiền
Ông Đoàn Văn Vươn đòi tăng hình phạt cho ông Hiền nhưng giảm nhẹ đối với ông Khanh
Lý do một phần là vì ông chỉ bị truy tố tội ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ chứ không bị truy tố tội ‘Hủy hoại tài sản’ như các thuộc cấp của ông.
Không chỉ ông Hiền, mà các cựu quan chức Tiên Lãng khác cũng được đề nghị mức án nhẹ hơn nhiều so với luận tội ban đầu trong bản cáo trạng. Theo đó ba ông Khanh, Liêm, Hoa có thể bị tù từ 7 đến 15 năm còn ông Hoan là từ 2 đến 7 năm.
Theo tường thuật của truyền thông trong nước, thì căn cứ mà bên Công tố đưa ra để giảm nhẹ hình phạt là các bị cáo này đã tự bỏ tiền đền bù thiệt hại cho gia đình ông Vươn, thành khẩn khai báo và từng nhận bằng khen.

Chối tội

Cũng theo theo tường thuật của báo chí trong nước, thì tại phiên tòa ông Lê Văn Hiền đã một mực bác bỏ có vai trò trong vụ phá dỡ nhà của anh em Vươn-Quý trong khi ông Nguyễn Văn Khanh cáo buộc ông Hiền có biết và bật đèn xanh cho kế hoạch này.
Mặc dù là người ra quyết định cưỡng chế và thành lập Ban chỉ đạo cưỡng chế nhưng ông Hiền không trực tiếp đến hiện trường mà giao cho ông Khanh thực hiện.
Ông Khanh khai rằng ông đã gửi bản thông báo về việc thực hiện cưỡng chế có nội dung ‘tháo dỡ’ cho ông Hiền để báo cáo trước khi thực hiện cưỡng chế nhưng ‘ông Hiền không có ý kiến’ gì, theo bản tin trên VOV.
Trong khi đó, ông Hiền khẳng định ông Khanh là người ra thông báo này nên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Phần ông chỉ nhận trách nhiệm trong việc thiếu ‘kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo’ cưỡng chế mà thôi.
Tờ Người Lao Động còn cho biết ông Khanh khai trước tòa rằng chủ trương phá nhà đã được ra trong một cuộc họp bàn về vụ cưỡng chế do ông Hiền chủ trì. Bản thân ông Khanh khi đó đã ‘không đồng tình’ với việc phá nhà này nhưng ‘phải chấp hành vì đó là Nghị quyết của tập thể’.
Căn cứ vào bản thông báo mang số 225 do ông Khanh ban hành có nội dung chỉ đạo ‘tháo dỡ’ khu vực cưỡng chế, bên Công tố xác định ông Khanh là người chủ mưu vụ việc này.

‘Không nhận thức được’

Căn nhà của gia đình ông Vươn bị phá tan tành
Ông Vươn nói thiệt hại hàng chục tỷ trong vụ cưỡng chế
Phân tích tội của các bị cáo, Viện kiểm sát cho rằng phó Chủ tịch Khanh có vai trò chỉ đạo, Trưởng phòng Hoa điều hành, Chủ tịch xã Liêm chuẩn bị máy móc và nhân lực còn Bí thư xã Hoan góp sức trong việc phá dỡ nhà của anh em ông Vươn.
Ba bị cáo Hoa, Liêm và Hoan đã khai trước tòa rằng họ chỉ làm theo lệnh của ông Khanh và ‘không nhận thức được đúng sai’ của quyết định cưỡng chế cũng như nội dung Thông báo 225 của ông Khanh.
Viện công tố xác định thiệt hại của gia đình hai ông Vươn và Quý là 295 triệu đồng mà bốn bị cáo bị cáo buộc ‘hủy hoại tài sản’ phải bồi thường. Trước đó, ba bị cáo Hoa, Liêm và Đăng đã tự nguyện bồi thường mỗi người 70 triệu đồng do ‘nhận thức rõ trách nhiệm’.
Tuy nhiên báo Dân Trí dẫn lời ông Vươn nói trước Tòa rằng ông không đồng ý với mức định giá tài sản của ông như vậy.
Theo đó, ông Vươn cho biết ông phải mất 8 năm đầu tư với hàng chục tỷ đồng vào khu đầm thì mới đưa vào sản xuất nhưng sau đó ông lại nhận quyết định thu hồi của huyện Tiên Lãng. Hiện nay gia đình ông còn mắc nợ đến 5 tỷ đồng, Dân Trí dẫn lời ông nói.
Nói với BBC hôm qua ngày 8/4, luật sư Trần Vũ Hải cho biết phải xử các quan chức này tội ‘thu hồi và cưỡng chế trái phép’ chứ không phải chỉ là tội ‘Hủy hoại tài sản’ và ‘Thiếu trách nhiệm’ như hiện nay.
Phải như thế thì gia đình ông Vươn ‘mới đòi bồi thường thiệt hại một cách đầy đủ được’, ông Hải nói.

Ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Chào các bạn độc giả của blogk14vt.
Không biết có bạn nào quan tâm đến bản dự thảo sáa đổi Hiến pháp  năm 1992 không, tôi cũng bận rộn nên chỉ đọc được một vài chương, vài điều nhưng tôi cũng thấy một số điểm chưa hoàn toàn chuẩn xác:  và xin có một vài ý kiến góp ý đề nghị sửa đổi như sau:
Thí dụ như:

1. Điều 4, khoản 2:  Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân...., chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình là chưa chuẩn vì từ trước đến nay cũng chịu trách nhiệm trước nhân dân mà các vị cán bộ đảng viên trong số một bộ phận không nhỏ vẫn an vị, chưa phải chịu trách nhiệm gì trong khi đã làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng, gây hậu quả nghiêm trọng, Vì vậy tôi xin sửa: Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân...., chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước PHÁP LUẬT và trước nhân dân về những quyết định của mình.

2. Điều 32, khoản 2: Người bị buộc tội có quyền được tòa án xét xử, không ai bị kết tội hai lần vì một tội phạm.
Tôi đề nghị sửa là:  Người bị buộc tội có quyền được tòa án xét xử, không ai bị kết tội NHIỀU lần vì một tội ĐÃ phạm. Vì nêu để như dự thảo thì có thể hiểu rằng: tội phạm không bị kết tội hai lần thì có thể bị KẾT TỘI NHIỀU LẦN, và không được nói vì một tội phạm (nói như vậy có thể hiểu là vì một phạm nhân)

Điều 63: Tôi đề nghị để nguyên như điều 67 (cũ), vì nếu sửa lại như điều 63 trong dự thảo thì rất có thể lực lượng đã từng cống hiến tuổi xuân và xương máu cho Tổ quốc và dân tộc sẽ bị đối xử cào bằng với những người tàn tật và những người bị thương tật ở bên kia chiến tuyến một thời.

3. Điều 75 khoản 8: Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do uốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn. Nếu vậy thì sẽ không có tác dụng gì cho việc chống tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí.
Tôi đề nghị sửa là: Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn và đối với cán bộ của hội đồng nhân dân từ cấp xã, phường, thị trấn trở lên. Vì những thành phần cán bộ trong bộ máy hành chính của các cấp ở địa phương là ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến quyền lợi và nghĩa vụ của từng công dân, từng hộ gia đình. Những năm qua chỉ vì không bị lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm nên cán bộ đảng viên ở địa phương là những ông "VUA CON MỘT VÙNG", họ không chừa một mánh khóe nào để ức hiếp, áp bức, bắt nạt dân lành. Họ là một loại hình trong tổ chức lợi ích nhóm nên họ có quyền lạm dụng pháp luật để bao che lẫn nhau, núp dưới chiêu bài đảng ủy, HĐND, UBND... Và không ít người khi hết nhiệm kỳ đã được ""hạ cánh an toàn" mặc dù đã gây ra bao nhiêu tội lỗi cho dân địa phương nơi đó.

4. Trong bản dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 tôi cũng chưa thấy đề cập đến lực lượng thanh niên, Tôi cho rằng lực lượng thanh niên là lực lượng lao động nòng cốt trong xã hội, Họ có nghĩa vụ và quyền lợi trong học tập, nghiên cứu khoa học công nghệ, lao động sản xuất, tham gia chiến đấu bảo vệ cho quốc thái dân an  nên cần phải có điều khoản nêu về lực lượng này trong hiến pháp.

5. Trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tôi cũng chưa thấy có điều khoản nào nêu về lực lượng phụ nữ, họ chiếm hơn một nửa dân số, Họ là lực lượng tối quan trọng và họ đều có mặt khắp trên các mặt trận, học tập, nghiên cứu khoa học công nghệ, lao động sản xuất và cả trên mặt trận chiến đấu bảo vệ cho quốc thái dân an nên cần phải có điều khoản nêu về lực lượng này trong hiến pháp.

6. Hiến pháp sửa đổi phải bổ sung một điều khoản để khắc phục được hiện tượng cục bộ địa phương từ trước đến nay vẫn tồnnawmn, đó là cần phải có điều khoản để ngăn ngừa, không cho lực lượng gây ra hậu quả của vụ việc, vụ án nằm trong lực lượng điều tra vụ việc, vụ án đó, thí dụ như nếu vụ án nào có liên quan đến can phạm là công an, Hải quan, kiểm lâm, kiểm sát hoặc một lĩnh vực công tác nào đó thì trong đội điều tra vụ án, để có tính độc lập và khách quan khi điều tra vụ việc phải ngăn cấm không cho thành phần đó tham gia trong quá trình điều tra (Thí dụ như vụ án giết người trên cầu Chương dương, Hà nội, mà người ta còn gọi là vụ án Tùng Dương - bao nhiêu lần xét xử và cuối cùng nếu không có lực lượng quân đội vào cuộc thì sẽ bất thành và oan gia cho nạn nhân Tùng dương), Vụ án viên thanh tra ở tỉnh Bình dương cũng không được xử lý minh bạch, Vụ tai nạn giao thông gây tử vong hai em học sinh của trường Lương thế Vinh trên đường Láng- Hòa lạc (Hà nội) cũng xét xử nhiều lần nhưng bất thành và nỗi oan ức của các em hs và gia đình vẫn không được giải quyết triệt để; vụ  công an đánh chết người ở bến xe Giáp bát (Hà nội), Công an làm chết thanh niên ở Bắc giang chỉ vì 1 lý do không đội mũ bảo hiểm, vụ án cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn văn Vươn ở Tiên lãng HP... khi lực lượng công an gây án và quay lại điều tra đều không thuyết phục và hoàn toàn không thu phục được lòng dân sau phiên tòa sơ thẩm.
Mọi vấn đề trong xã hội dù khó khăn đến mấy mà được toàn dân đồng tình ủng hộ và đồng tâm nhất trí đều được được giải quyết thấu đáo, ngược lại nếu không được sự đồng tình của nhân dân thì dù có giải quyết theo kiểu áp bức, sống sượng và xuôi xẻ bằng con đường truyền thông thì trước sau lịch sử vẫn ghi lại đời đời (Thí dụ như vụ án lấn chiếm đất đai ở bạc liêu năm 1928, được tòa án chính quyền thuộc địa Pháp xử trắng án vẫn được lưu lại trong lich sử cho đến ngay nay và mãi mãi về sau)....