9 thg 4, 2013

Ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Chào các bạn độc giả của blogk14vt.
Không biết có bạn nào quan tâm đến bản dự thảo sáa đổi Hiến pháp  năm 1992 không, tôi cũng bận rộn nên chỉ đọc được một vài chương, vài điều nhưng tôi cũng thấy một số điểm chưa hoàn toàn chuẩn xác:  và xin có một vài ý kiến góp ý đề nghị sửa đổi như sau:
Thí dụ như:

1. Điều 4, khoản 2:  Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân...., chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình là chưa chuẩn vì từ trước đến nay cũng chịu trách nhiệm trước nhân dân mà các vị cán bộ đảng viên trong số một bộ phận không nhỏ vẫn an vị, chưa phải chịu trách nhiệm gì trong khi đã làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ đồng, gây hậu quả nghiêm trọng, Vì vậy tôi xin sửa: Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân...., chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước PHÁP LUẬT và trước nhân dân về những quyết định của mình.

2. Điều 32, khoản 2: Người bị buộc tội có quyền được tòa án xét xử, không ai bị kết tội hai lần vì một tội phạm.
Tôi đề nghị sửa là:  Người bị buộc tội có quyền được tòa án xét xử, không ai bị kết tội NHIỀU lần vì một tội ĐÃ phạm. Vì nêu để như dự thảo thì có thể hiểu rằng: tội phạm không bị kết tội hai lần thì có thể bị KẾT TỘI NHIỀU LẦN, và không được nói vì một tội phạm (nói như vậy có thể hiểu là vì một phạm nhân)

Điều 63: Tôi đề nghị để nguyên như điều 67 (cũ), vì nếu sửa lại như điều 63 trong dự thảo thì rất có thể lực lượng đã từng cống hiến tuổi xuân và xương máu cho Tổ quốc và dân tộc sẽ bị đối xử cào bằng với những người tàn tật và những người bị thương tật ở bên kia chiến tuyến một thời.

3. Điều 75 khoản 8: Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do uốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn. Nếu vậy thì sẽ không có tác dụng gì cho việc chống tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí.
Tôi đề nghị sửa là: Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn và đối với cán bộ của hội đồng nhân dân từ cấp xã, phường, thị trấn trở lên. Vì những thành phần cán bộ trong bộ máy hành chính của các cấp ở địa phương là ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến quyền lợi và nghĩa vụ của từng công dân, từng hộ gia đình. Những năm qua chỉ vì không bị lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm nên cán bộ đảng viên ở địa phương là những ông "VUA CON MỘT VÙNG", họ không chừa một mánh khóe nào để ức hiếp, áp bức, bắt nạt dân lành. Họ là một loại hình trong tổ chức lợi ích nhóm nên họ có quyền lạm dụng pháp luật để bao che lẫn nhau, núp dưới chiêu bài đảng ủy, HĐND, UBND... Và không ít người khi hết nhiệm kỳ đã được ""hạ cánh an toàn" mặc dù đã gây ra bao nhiêu tội lỗi cho dân địa phương nơi đó.

4. Trong bản dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 tôi cũng chưa thấy đề cập đến lực lượng thanh niên, Tôi cho rằng lực lượng thanh niên là lực lượng lao động nòng cốt trong xã hội, Họ có nghĩa vụ và quyền lợi trong học tập, nghiên cứu khoa học công nghệ, lao động sản xuất, tham gia chiến đấu bảo vệ cho quốc thái dân an  nên cần phải có điều khoản nêu về lực lượng này trong hiến pháp.

5. Trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tôi cũng chưa thấy có điều khoản nào nêu về lực lượng phụ nữ, họ chiếm hơn một nửa dân số, Họ là lực lượng tối quan trọng và họ đều có mặt khắp trên các mặt trận, học tập, nghiên cứu khoa học công nghệ, lao động sản xuất và cả trên mặt trận chiến đấu bảo vệ cho quốc thái dân an nên cần phải có điều khoản nêu về lực lượng này trong hiến pháp.

6. Hiến pháp sửa đổi phải bổ sung một điều khoản để khắc phục được hiện tượng cục bộ địa phương từ trước đến nay vẫn tồnnawmn, đó là cần phải có điều khoản để ngăn ngừa, không cho lực lượng gây ra hậu quả của vụ việc, vụ án nằm trong lực lượng điều tra vụ việc, vụ án đó, thí dụ như nếu vụ án nào có liên quan đến can phạm là công an, Hải quan, kiểm lâm, kiểm sát hoặc một lĩnh vực công tác nào đó thì trong đội điều tra vụ án, để có tính độc lập và khách quan khi điều tra vụ việc phải ngăn cấm không cho thành phần đó tham gia trong quá trình điều tra (Thí dụ như vụ án giết người trên cầu Chương dương, Hà nội, mà người ta còn gọi là vụ án Tùng Dương - bao nhiêu lần xét xử và cuối cùng nếu không có lực lượng quân đội vào cuộc thì sẽ bất thành và oan gia cho nạn nhân Tùng dương), Vụ án viên thanh tra ở tỉnh Bình dương cũng không được xử lý minh bạch, Vụ tai nạn giao thông gây tử vong hai em học sinh của trường Lương thế Vinh trên đường Láng- Hòa lạc (Hà nội) cũng xét xử nhiều lần nhưng bất thành và nỗi oan ức của các em hs và gia đình vẫn không được giải quyết triệt để; vụ  công an đánh chết người ở bến xe Giáp bát (Hà nội), Công an làm chết thanh niên ở Bắc giang chỉ vì 1 lý do không đội mũ bảo hiểm, vụ án cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn văn Vươn ở Tiên lãng HP... khi lực lượng công an gây án và quay lại điều tra đều không thuyết phục và hoàn toàn không thu phục được lòng dân sau phiên tòa sơ thẩm.
Mọi vấn đề trong xã hội dù khó khăn đến mấy mà được toàn dân đồng tình ủng hộ và đồng tâm nhất trí đều được được giải quyết thấu đáo, ngược lại nếu không được sự đồng tình của nhân dân thì dù có giải quyết theo kiểu áp bức, sống sượng và xuôi xẻ bằng con đường truyền thông thì trước sau lịch sử vẫn ghi lại đời đời (Thí dụ như vụ án lấn chiếm đất đai ở bạc liêu năm 1928, được tòa án chính quyền thuộc địa Pháp xử trắng án vẫn được lưu lại trong lich sử cho đến ngay nay và mãi mãi về sau)....


2 nhận xét:

  1. Góp ý có ai nghe không? ai sửa theo góp ý ? Góp ý có đến Ban soạn thảo kg? .... ? Gảy đàn tai trâu còn có ích hơn vì mình còn TỰ SƯỚNG! trong khi góp ý chỉ thêm bực! (Nhưng ký tên vào bản "KN72 là chuyện hoàn toàn khác").
    Kg muốn và kg nên tranh luận ở đây nhưng chỉ với 1 câu ông vẫn thừa nhận: "Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân" mình đã thấy... chẳng muốn nói nữa rồi!

    Trả lờiXóa
  2. Để rộng đường "ngẫm suy" mời HT đọc bài này ngay trên trang "Giới thiệu TL" của blog mình:
    http://docsach14.blogspot.com/2013/03/cai-nhau-ma-lam-gi.html
    Rồi đọc tiếp trong đó nhiều cái... đọc được !!!

    Trả lờiXóa