31 thg 10, 2012

Mỗi người 1 vẻ


Người Tây: - Ăn chậm, đi lẹ, hôn công khai, tè lén.
Người Việt: - Ăn lẹ, đi chậm, hôn lén, tè công khai.
Người Tây: - Họp bàn thì tranh luận, ra làm thì nhất trí.
Người Việt: - Họp bàn thì nhất trí, ra làm thì tranh luận

VIETTEL - Hãy Nói Theo Cách Của Bạn & Tính Tiền theo Cách Của Chúng Tôi
VINAPHONE - Không Ngừng Vươn Xa & Nhưng Ngừng Khuyến Mãi
MOBIFONE - Mọi Lúc Mọi Nơi & Tính Tiền Mọi Chỗ
SFONE - Nghe Là Thấy & Thấy Là Mất Tiền
KHÁCH HÀNG - Chúng Tôi Muốn Khuyến Mãi 100% Và Hơn Thế Nữa !!!

* Trong tình yêu, phụ nữ có thể tạm được chia thành 6 loại chính:
Loại 1: Yêu thật lòng nhưng đi xa thì đừng hòng
Loại 2: Yêu tha thiết để rồi phải...thất tiết...
Loại 3: Yêu đắm say mặc cho nhiều đắng cay...
Loại 4: Chưa yêu thì kiêu mà yêu rồi thì liêu xiêu...
Loại 5: Tình yêu thì nhỏ mà chủ yếu là đào mỏ...
Loại 6: Yêu cho oai nên rất hay good bye
* Còn trong tình yêu, đàn ông có thể tạm được chia thành 6 loại chính:
Loại 1: Yêu thật lòng nhưng không thích dài dòng...
Loại 2: Yêu điên loạn nhưng không bao giờ sờ soạng...
Loại 3: Yêu tha thiết nhưng sẽ nói dối khi cần thiết...
Loại 4: Yêu cho có để được chém gió và sờ mó...
Loại 5: Yêu là yêu... và không yêu là kiêu...
Loại 6: Yêu cuồng nhiệt nhưng rất quân phiệt...

Nhặt trên Nét

30 thg 10, 2012

Quy luật cuộc sống

Ai cũng biết già rồi là khổ
Dù đông con lắm cháu cũng vậy thôi
Bất kỳ ai khi sức đã cạn rồi
Mọi sinh hoạt cũng rơi vào lệ thuộc

Lệ thuộc từ lưng cơm chén nước
Lệ thuộc bao sinh hoạt hàng ngày
Cái ta cần là tài chính năm trong tay
Để chủ động khi cần mà xoay chuyển

Bản lĩnh con người là mục tiêu vươn tiến
Dù khó khăn đến mấy cũng vượt qua
Để sống vui cho đến lúc về già
Xem con cháu và nhìn ra xã hội

Thấy đất nước có bao điều biến đổi
Xưa và nay có khác ở chỗ nào
Khi con người phát triển đến tầm cao
Cảnh già trẻ ngày càng cách biệt

Trẻ vượt xa để phát huy hào kiệt
Kiếp già nua co cụm dựa vào nhau
Trẻ vươn lên những mong muốn làm giàu
Già chống đỡ cảnh ốm đau bệnh tật

Đến một lúc trẻ còn già phải mất
Lúc mất rồi mới thực sự nhớ thương nhau
Đạo vợ chồng hồi tưởng lúc cháo rau
Tình phụ tử lại nhớ công dưỡng dục

Dòng nước đang trong ai khuấy lên cho đục
Bởi ông trời có một trận mưa to
Bởi sông dài có lắm khúc quanh co
Mới có chuyện bên bồi bên lở

Ai già rồi đêm nằm không trăn trở
Trẻ lúc nào cũng luôn hăm hở
Tuổi già buồn tủi những đắng cay
Nghĩ quãng đời cũng có lắm điều hay

Hãy hãnh diện với đàn con cháu
Chúng ngoan hiền và tài năng phúc hậu
Cả gia tài ta có vậy mà thôi
Đó là điều ta quí nhất trên đời
Mong con cháu giữ gìn lâu mãi
Dù cho đời có bao điều hoán cải
Cũng phải luôn chăm chỉ chuyên cần

HT st

Con trai gửi bố về quê ôsin

Mời các bạn đọc một chuyện hy hữu có thật như đùa vừa xẩy ra ngay trên đất Thủ đô thanh lịch. Bài được báo dantri.com.vn đăng lại từ báo công an nhân dân: Hy hữu chuyện con trai gửi bố về quê Ôsin… nhờ nuôi. Câu chuyện có thật tưởng như chuyện đùa. Tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội có gia đình nhà anh T.. Bố anh T. năm nay 95 tuổi, nguyên là cán bộ đã nghỉ hưu. Do tuổi cao sức yếu, lại có thêm bệnh tuổi già, ông được nằm dưỡng bệnh tại bệnh viện theo chế độ. Sau một thời gian, ông được chuyển về điều trị tại nhà. Quá trình nằm viện cũng như khi đã về nhà, vợ chồng anh T. có thuê một Ôsin chăm sóc ông từ việc ăn uống, giặt giũ, dọn vệ sinh… May mắn cho cụ, anh Ôsin không nề hà mà chăm sóc cụ như con cháu trong nhà. Cuối năm, anh Ôsin phải về quê lo việc gia đình. Chẳng biết có phải vì ngại chăm sóc bố đã già hay vì lý do gì khác mà sau vợ chồng anh T. đã thảo "hợp đồng" để anh Ôsin đưa cụ về quê của anh là một xã nghèo thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ "phụng dưỡng" thay hai vợ chồng. Hàng tháng, trách nhiệm của anh T. là gửi tiền về quê cho anh Ôsin sử dụng để chăm nuôi ông. Trước lúc đưa cụ đi, cụ bà M., 86 tuổi, cũng đang bị bệnh ung thư vòm họng đã khóc lóc níu ông lại, ngăn con trai và con dâu không được làm việc đó vì muốn lúc tuổi già 2 ông bà sẽ được sống bên nhau cho đến khi lìa đời. Thế nhưng, không những không nghe lời mẹ, sau khi cụ ông theo anh ôsin về quê, vợ chồng anh T. đã đưa bà M. về quê của bà là một huyện ngoại thành Hà Nội. Theo như lời một người bạn của bà M. thì một thời gian sau, bệnh chuyển giai đoạn cuối, bà M. qua đời nhưng không một người hàng xóm, láng giềng nào tại phường Đại Kim được biết. Liên lạc với anh Ôsin hiện đang chăm nuôi cụ ông ở Phú Thọ, chúng tôi được biết hiện cụ ông đang sống thoi thóp hàng ngày. Mọi sinh hoạt, ăn uống… đều do anh đảm nhiệm. Anh Ôsin cho hay, hàng tháng, anh T. có gửi lên cho anh khoản tiền 6 triệu đồng trong số tiền lương hưu của cụ. Hai hoặc ba tháng, anh T. mới lên thăm hoặc gọi điện thoại hỏi han cụ một lần. Có lẽ, đây không phải là câu chuyện hy hữu xảy ra trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Thời gian qua, không ít những đứa con đã bỏ mặc cha mẹ già ốm yếu không quan tâm, chăm sóc hoặc đối xử một cách bạc đãi. "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", công lao của cha mẹ với con cái sâu nặng như trời như bể. Cha mẹ nuôi con không kể ngày đêm, cha mẹ về già là lúc cần nhất tình cảm, sự chăm sóc, quan tâm của con cái, không màng đến vật chất. Thế nhưng, việc làm của vợ chồng anh T. nói riêng cũng như không ít cặp vợ chồng khác đối với cha mẹ đang đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Thử hỏi, rồi những đứa con của họ chứng kiến những hành động ấy sẽ nghĩ gì và đối xử với bố mẹ chúng như thế nào khi chúng khôn lớn… Câu chuyện một lần nữa gióng lên một hồi chuông cảnh báo về sự khủng hoảng nhân cách cũng như các giá trị đạo đức.
Theo Nguyễn Quý - Thanh Hùng Công an Nhân dân

29 thg 10, 2012

10 điều thích của người cao tuổi

10 điều thích (nguyện vọng) của người cao tuổi

Một thích:tài khoản đủ tiền
Khi gặp hiếu hỷ khỏi phiền cháu con
Hai thích: được bát canh ngon
Cao lương chẳng thiết bởi còn răng đâu
Ba thích: con cháu rể dâu
Gia phong giữ nếp, hàng đầu hiếu trung
Bốn thích: Thỏa mãn riêng chung
Ăn riêng nhưng lại ở cùng cháu con
Năm thích: hàng xóm vuông tròn
Đói no sướng khổ, mất còn có nhau
Sáu thích: sống thọ chết mau
Ốm lâu con khổ lại đau thân mình
Bảy thích: xã hội gia đình
Cờ bạc, ma túy, thực tình tránh xa
Tám thích: mồ mả ông cha
Xây cất, tôn tạo ít ra bằng người
Chín thích: đầy ắp tiếng cười
Được hưởng không khí vui tươi hàng ngày
Mười thích: phút chót trời đày
Tùy tiền biện lễ chớ vay mượn nhiều

Tuổi già mong ước bấy nhiêu
Thực tế có được bao nhiêu thì tùy
Sống vui, sống khỏe không bì
Nam Tào có lệnh ra đi nhẹ nhàng.

HT st

Khác biệt giữa Hà Nội & Sài Gòn


Thư giãn - Nhặt trên Nét

Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn
---
Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc
---
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua tám ngàn
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền
---
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại cho cả thế giới biết bạn là ai
---
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist (người tiếp khách) cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn
---
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng
---
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ
---
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ
---
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí
---
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm
---
Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau
Con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”
Con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”
---
Khi bạn nói: "Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc dĩa (tính tiền 2 dĩa)
---
Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao”
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ!”
---
Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?”
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!
---
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!”
Ở Sài Gòn:! Đã "Dạ” thì khỏi cần "Vâng”
---
Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!”
Ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dzìa!”
---
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền
---
Giữ xe hàng quán:
Hà nội: Giữ xe miễn phí
Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn”
---
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa
---
Karaoke:
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ
---
Xôi:
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
---
Phở:
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)
---
Siêu thị:
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình
---
Nhà sách:
Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi
---
Chùa chiền:
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lòng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh
---
Cắt chanh:
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa
---
Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước:
Hà Nội: Đan Mạch…..
Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp
---
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán
---
Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.
Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm.
---
Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu
Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.
---
Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.
Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ.
---
Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.
Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.
---
Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt … luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu.
Gái nam mà có chồng tòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì.
---
Gái bắc mà ko hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại "Bỏ mẹ nó đi, cần đ... gì”. Bình đẳng giới mà
Gái nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng.
---
Nhưng gái nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn.
Gái bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình
----
Cuối tuần:
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm
---
Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông
Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca
---
Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố
---
SG: chả ram , chả giò
HN: nem rán
---
Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi
Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho
---
Xe khách:
Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế (số ghế đàng hoàng) không đón thêm nếu đã đầy
Hà Nội: Anh ngồi xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!
---
Shopping thì Hà Nội thua đứt TPHCM rồi:
HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.
---
HN: Nặng về lời nói.
SG: Nặng về cử chỉ.
---
Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!
---
Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!
---
Phong cách sống:
Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn
---
Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
---
Thuốc lá:
Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai
---
Biển quảng cáo:
Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người
---
HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn
---
Giục người bán hàng gói nhanh lên:
SG: Vâng em làm ngay đây
HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!
---
Khi khách đến nhà :
HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi
---
Khi ai cho mình cái gì:
HN: Vâng quí hóa quá
SG: Trời ơi dữ hông, sắp có bão ah
---
Khen đồ ăn ngon:
HN: Ngon tuyệt cú mèo
SG: Ngon bá chấy bọ chét
---
Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện
---
Người SG nói: dễ hiểu
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu
---
Uống bia:
Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống, hồn ai nấy giử
---
Khách sạn:
Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu
---
Sinh viên và cave:
Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên
---
Khác biệt lớn nhất: con lợn & con ... heo
Con lợn sinh ở bắc, con heo sinh ở nam, con lợn ăn ngô còn con heo ăn bắp, da con lợn làm được bánh đa lươn còn con heo thì ko. Cuối cùng là con lợn đóng phim hiệp sĩ lợn còn con heo đóng phim con heo thôi.

Làng tôi - 4

Gõ đại bởi honngv, 10/2012



Hơn 7 tuổi (1957-1958) bố mẹ mới cho tôi đi học vì tôi bé như con chim chích. Tôi fải học hơn 1 năm lớp Vỡ lòng rồi mới lên lớp 1. Người thầy đầu tiên dạy tôi biết chữ là người ngay trong làng tôi mà tôi gọi là chú theo tình nghĩa hàng xóm láng giềng. Ông dạy học từ thời Pháp thuộc. Nay ông đã già yếu. Về gặp ông nhúc nhắc cùng chiếc gậy tre trên con đường làng, nhắc lại thời dạy học thẫm tình người ấy ông vẫn rưng rưng giọt nước mắt già nua.

Những con chữ đầu tiên ông dạy chúng tôi: “O tròn như quả trứng gà / Ô thì đội mũ, Ơ thì thêm râu”. Chúng tôi vừa nhận mặt con chữ vừa tập viết. Ban đầu thì tô theo nét chì của ông, sau tự viết. Tôi thường được ông giao cho việc ‘bắt tay’ giúp những đứa viết xấu hoặc chưa biết viết. Ngày ấy lớp Vỡ lòng chỉ có học viết. Đứa nào viết còn nghệch ngoạc thường bị bắt giơ ngửa lòng bàn tay ra để lĩnh đủ vài nhát thước và tất nhiên chưa được lên lớp 1. (Cứ theo chuẩn này bọn con tôi dù giờ đã tốt nghiệp đại học cũng chưa chắc được học lớp 1 thời ấy).

Năm 1964, tôi đang học cấp II, Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc. Hàng hóa cực kỳ khan hiếm đến độ kg có vải để may quần áo. Chúng tôi đi học mặc quần nâu áo vá là bình thường. Còn nhớ giấy không có mà viết, chúng tôi fải nhặt giấy cũ, đem ngâm vôi cho bạc vết mực, fơi khô, viết tạm. Thầy cô chấm bài đến mờ mắt vì giấy, chữ nhòe, nhưng vô cùng thương học sinh. Năm ấy cũng là năm các cơ quan cấp huyện sơ tán về làng tôi. (Không ngờ dính đến ‘số kiếp’ tôi sau này). Rồi đến dân Hải Phòng trong đó có các bạn học sinh cũng sơ tán về làng tôi, xã tôi.

Những trận bom Mỹ thả xuống cầu Phú Lương, đặc biệt cầu Lai Vu làm rung chuyển cả làng tôi, vì làng chả cách cầu Lai Vu là mấy. Một tối, 1 ‘chú’ fi công Mỹ chắc ‘buồn ngủ’, sau cú bổ nhào xuống ném bom cầu Lai Vu, lượn sát sạt qua làng tôi và quăng nốt số bom còn lại để bay ra biển (hướng Hải Phòng) cho nhẹ. Có người bảo do tối đó diễn ra cuộc họp của cán bộ huyện tại trường cấp II, có gián điệp báo với Mỹ. Rõ là quan trọng hóa cho ‘thêm fần long trọng’. Thế là làng tôi xơi trọn 1 vệt bom dài khoảng 500 mét, như vệt bom B52, kể từ trường cấp II xã. Ngôi trường tôi đang học bay gần hết. Gia đình ông L không còn người nào, không tìm được xác. Nhà và vườn của ông biến thành 1 hố bom sâu to hơn Giếng Chùa Sơn. Cả làng, cả xã thức trắng đêm tìm kiếm cứu người. Ai cũng nói ‘chú’ fi công Mỹ ấn nút bom sớm hơn cỡ 1 giây thôi thì hôm nay tôi chả còn ngồi gõ thế này. Hú vía!

Việc làm ăn trong HTX chẳng đâu vào đâu, điển hình cho câu thành ngữ “Cha chung không ai khóc”. Dân cơ cực hơn, nghèo hơn. Họ xoay ra làm nghề fụ. Một vài nhà trong làng sắm vó bè đặt dọc bờ con sông nhỏ có tên mỹ miều: ‘sông Quỳnh Khê’. Ông chú tôi cũng sắm 1 cái. Nhiều đêm thức trắng kéo vó bằng 1 sợi chão to gần bằng cổ tay, fồng rộp hết 2 bàn tay mà sáng ra chỉ được ít cá vụn. Ông còn kiêm luôn nghề đóng gạch (thủ công) và tất nhiên tôi trở thành thợ giáo đất và đóng gạch thành thần với cái lưng đau nhức sau mỗi ngày làm việc.

Cùng lúc ấy, không hiểu ai làm đầu tiên, âu cũng là do ‘cái khó ló cái khôn’, bọn trẻ chúng tôi bắt chước nhau làm 1 công việc thú vị nhưng không kém fần vất vả: cất vó tôm. Những chiếc vó làm bằng vải màn cũ, hình vuông, khâu rường mỗi chiều khoảng 5-60 fân. Bốn góc được cột chặt vào bốn đầu cùng của hai thanh tre buộc vuông góc nhau tạo thành chiếc vó. Tôm đi ăn đêm nên fải cất vó ban đêm. Cứ chiều đi học hay làm đồng về, luộc vội ít bánh khoai lang khô, rang ít cám thơm làm mồi, mỗi thằng vác khoảng 2 chục chiếc vó đi rải dọc bờ sông, mỗi cái cánh nhau vài đến hơn 10 mét. Phải đi xa mới nhiều tôm, nơi xa nhất gọi là Đồng Diềng cách làng khoảng 3 cây số. Đêm tối đen như mực. Xa xa những đốm sáng lập lòe như ma chơi. Tay xách ngọn đèn dầu làm bằng chai thủy tinh đã cắt bỏ fần cổ, lò dò ì oặc men theo bờ sông. Nhiều lần bị thụt hố ướt bẩn hết cả. Cứ nghỉ khoảng 5 đến 15 fút lại đi cất hết 1 lượt 20 chiếc vó. Tôm thu được trút vào ‘vịt’. Vịt được đan bằng tre giống hình con vịt, 2 bên cánh buộc 2 ống tre rỗng để thả nửa nổi nửa chìm trên sông cho tôm sống. Có lúc ngồi ngủ quên, tôm ăn hết cả mồi cám. Thường đến 2, 3 giờ sáng hôm sau mới thu vó để về. Trên đường về, đứa nào cũng giành đi trước. Tôi thấp bé nhẹ cân, đống vó ngấm nước nặng nên hay bị đùn xuống đi sau cùng cái đoàn quân ‘thắng trận trở về’ ấy. Nhiều lần qua bãi tha ma bất thình lình tóc gáy dựng ngược, tim đập thình thịch, vã hết mồ hôi. Sợ vãi linh hồn.

Thích nhất là đêm nào được cất vó tôm cùng em Quyên. Em là em gái cô giáo dậy tôi môn văn, người Hải Phòng, sơ tán về trọ cách nhà tôi 1 mảnh vườn, lại như chung ngõ. Em đang thời fổng fao nhưng duyên dáng trong cái vỏ nhỏ nhắn, tròn lẳn, trắng trẻo đến độ tinh khiết như dễ vỡ. Đôi má căng hồng rõ mịn, nhìn đã thấy thơm. 2 con mắt đen láy, những khi lúng liếng như bắn đạn vào tim người đối diện. Nói năng nhẹ nhàng như gió thoảng, vâng vâng dạ dạ, rõ là con nhà gia giáo. Quần áo so với bọn quê mùa chúng tôi thì như công chúa trong truyện cổ tích. Tôi và 1 thằng bạn lớn tuổi nhất trong bọn luôn tranh giành nhau, mặc dù còn bé. Nhưng tôi học giỏi hơn hắn lại hót bùi tai hơn nên em hay chơi với tôi. Rủ em đêm cùng đi cất vó tôm, em chần chừ, suy nghĩ 1 hồi rồi đồng ý. Những lần ấy em cầm đèn đi trước soi đường, tôi đi sau. Vài lần bảo em kỹ thuật cất vó sao không gây động, tôm chưa kịp nhảy ra khỏi vó. Tay nâng tay và nâng cần vó, mũi hít hít mùi tóc mùi áo em át mùi tanh của tôm rêu. Lãng mạn hơn cóc ghẻ. Rồi em cũng thạo, tự mình làm được. Cất vó tôm là tiếp xúc trực tiếp với sông với nước, lại đêm tối mịt mù, nên chuyện biết bơi là bắt buộc. Em người thành fố, có lẽ chưa xuống nước bao giờ. Thành thử đương nhiên tôi kiêm cả ‘huấn luận viên bơi lội’. Khốn khổ cho cái thân tôi trong những lần dậy em bơi em lặn. Em, vô tư, con nít. Tôi, cũng con nít nhưng chẳng chịu vô tư. Thật chẳng khác Trời đầy! Vậy nên chuyện 2 đứa chỉ trên trời dưới đất, nhiều lúc chẳng ăn nhập gì. Nhưng em vui, em sướng, em hát suốt. Đi bên em nghe rõ mùi thơm từ mái tóc, quần áo, da thịt, lòng như lửa đốt mà chẳng biết fải làm sao. Hồi đầu năm (2012), họp đồng hương cấp III Kim Thành tại Hà Nội, em đến. Tôi hỏi sao ngày ấy dám đi cất vó đêm với anh. Em nói vì tinh nghịch mà thôi. Mất điện luôn. Rõ chán!

Vào năm 1967, 1968 gì đó, quê tôi bị 1 trận lụt lớn. Nước ngập ngang tường nhà. Vì là tường đất nên đa số các nhà bị đổ. Cây cối ngả nghiêng úa héo chết dần. Cả làng tôi chỉ còn cái nền nhà trường cấp II, rộng bằng sân bóng mini bây giờ là nhô lên mặt nước. Người, trâu, lợn, gà cả làng chen chúc nhau trên đó. Tất nhiên trong đó có bọn tôi và không thể không có em tôi, em Quyên ấy. Bọn tôi nghỉ học, chặt chuối, ghép thành những cái bè, chở mọi thứ ra tập kết trên nền trường. Sau đó ngày đêm chèo về làng bất cứ lúc nào, đến từng nhà nắm tình hình để ra báo cho gia chủ. Tôi lại rủ em đi bè cùng vì em đã biết bơi. Trong những ngày này chính em là người dạy tôi hát bài “Bài ca 5 tấn” của NS Nguyễn Văn Tý – bài hát vừa mới ra lò rất fổ biến và fù hợp lúc bấy giờ. Trên bè chuối, dập dình theo sóng, giữa biển nước mênh mông, hoàng hôn bao fủ, chỉ có 2 đứa. Cứ từng câu em hát trước, tôi rống sau. Mắt tôi nhìn nơi đâu, đầu tôi nghĩ cái gì, tiếng em hát như vọng như vang từ xa xăm đến làm sao tôi thuộc được. Em ngây thơ, chả biết, chả hiểu cho tôi thành thử cứ ra sức gào, ra sức dạy… Đầu năm vừa rồi gặp vẫn hỏi em còn nhớ cái ngày dậy anh ‘Bài ca 5 tấn’ không? Em nói nhớ chứ, nhớ chứ, quên sao được, lại còn thêm, sao ngày ấy anh ‘dốt’ thế? Nói giờ anh vẫn còn dốt, hôm nào dạy lại anh nhé. Cười.

Em được cái hay: viêc gì cũng làm, cũng bắt chước, lại quá ngây thơ. Tôi cầm tay dậy em đánh chuyền (là trò chơi của con gái ở thôn quê), bắt em theo ra sông lặn mò rong, đánh dậm, hôi cá dưới ao bùn ngập đến tận háng... Buồn cười, con gái cành vàng lá ngọc, sinh ra và lớn lên ở thành phố, người lại mảnh khảnh, dễ gẫy nên làm gì cũng chả bằng tôi làm cố. Nhưng tôi cố tình rủ em làm mọi việc. Thế mà da em vẫn trắng, má em vẫn hồng, môi em vẫn mọng vẫn thắm. Thế mới tài!

Khuc Hat Song Que

Trở về dòng sông tuổi thơ - Mỹ Linh

28 thg 10, 2012

Tiến sĩ ơi là tiến sĩ ơi!

Đã từ lâu dư luận xôn xao về những trường hợp một số trường đại học trên thế giới vào liên kết làm ăn ở Việt Nam. Đây là các trường đại học không lấy mục tiêu đào tạo là chính mà chủ yếu bán bằng. Xem tại đây từ báo An ninh Thủ đô.

27 thg 10, 2012

Làng tôi - 3


Trong 1 lần về quê, tôi may mắn được dự buổi nói chuyện giữa nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và dòng tộc họ Phan, tại xã Kim Anh huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương. Qua bài này có thể nhận định rằng chết chưa hẳn là đã hết. Đạo Phật vốn chú trọng luật nhân quả mà phảng phất trong các câu chuyện của cô Hằng chúng ta càng nhận rõ hơn về vấn đề này: gieo nhân nào ắt gặp quả nấy. Như trong câu chuyện (liệu có hơi fóng đại quá!) bà lão khi còn sống thích lừa người làm cho ăn phân trâu, đến khi nhắm mắt, hài cốt khi tìm thấy lại nằm trong giữa bãi phân trâu. Hay câu chuyện khi sinh thời người dì cho đứa cháu nuôi ăn cơm với phân gián sau này chết đi hồn trở về đòi ăn cơm trộn lẫn phân gián... Những gì nhà ngoại cảm Bích Hằng "nhìn thấy" và kể lại giúp chúng ta có câu trả lời về những khúc mắc mà xưa nay chúng ta thường tự hỏi như chuyện thờ cúng, tập tục đốt vàng mã... Qua đó, người thật lòng tu đạo hãy lo tích phước, lũy thiện ngay từ giờ phút này chớ để khi lâm chung e rằng quá muộn màng vì phải chịu quả báo khổ đau ở những đời sau.

Sau buổi nói chuyện, 1 gia đình trong làng đã gặp tai ương đến hỏi cô Hằng. Mặc dù lần đầu mới gặp cô đã chỉ rõ địa thế khuôn viên mà gia đình này đang ở fạm những điều bất lợi gì dẫn đến tai ương và chỉ cách giải cho gia đình.

Đường link dẫn đến video buổi nói chuyện của cô Hằng với dòng Tộc họ Phan tại xã Kim Anh – làng tôi nằm trong đó. (video kém chất lượng do đĩa gốc).

26 thg 10, 2012

Lời cảm ơn của GĐ Trần Quang Ngân


Trần quang Ngân20:46 26/10/2012
Cảm ơn các bạn K14VT đã gửi lời chia buồn tới gia đình của Ngân.

(Nhận xét trong bài "Tin buồn" bót (post) ngày 5/10/2012)

24 thg 10, 2012

Hãy luôn nhanh tay...

HÃY LUÔN NHANH TAY BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM MỌI NƠI MỌI LÚC

Trong xã hội hiện đại, ở VN cũng như rất nhiều nơi trên TG vẫn còn tệ nạn bạo ngược phụ nữ và trẻ em, bóc lột sức lao động quá mức của phụ nữ và trẻ em, đã đến lúc chúng ta cần dóng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hại của tệ nan đó và đồng thời hãy nhanh ra tay cứu giúp những hoàn cảnh éo le của những bà mẹ và đứa trẻ đang vạ vật đâu đó, không nơi nương tựa. XIn trân trọng giời thiệu bài viết sau của tg Đoàn Bảo Châu (UNICEF Việt Nam\2006\Đoàn Bảo Châu) Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Theo báo cáo, có hơn 2,6 triệu trẻ em ở Việt Nam cần được bảo vệ đặc biệt. Trong số đó có trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và buôn bán vì mục đích tình dục; trẻ em lang thang cơ nhỡ; trẻ em tật nguyền; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ mồ côi; trẻ em bị ruồng bỏ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; và trẻ em sống trong cảnh nghèo đói. Hoàn cảnh của các em đều hết sức nghiệt ngã. Chỉ có một số ít trẻ em Việt Nam được nuôi dưỡng và chăm sóc ở các cơ sở của nhà nước, còn rất nhiều em khác phải tự bươn trải để kiếm sống. Một số em bị bắt lao động, còn một số khác sống lang thang trên các đường phố - chính tình cảnh đó khiến cho các em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, sử dụng ma túy và bị lôi cuốn vào các hành vi phạm tội và mại dâm. Có nhiều lý do phức tạp khiến các em lâm vào những tình cảnh éo le như vây. Các yếu tố kinh tế như nghèo đói, chênh lệch về thu nhập và sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng làm cho các em trở nên dễ bị tổn thương hơn. Các trào lưu xã hội như di cư, các giá trị gia đình đang bị băng hoại và tình trạng phân biệt đối xử về giới cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Các vấn đề bất cập mang tính hệ thống như thiếu một khung pháp lý toàn diện, việc thực thi pháp luật còn yếu và nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em còn hạn chế cũng đe dọa ảnh hưởng tới trẻ em. Số trường hợp nhiễm HIV đang gia tăng cũng khiến cho trẻ em phải đối mặt với nguy cơ cao hơn. Một thực tế làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, đó là Việt Nam chưa có hệ thống bảo vệ trẻ em một cách toàn diện cũng như chưa có các dịch vụ bảo vệ trẻ em. Vấn đề này gây cản trở những nỗ lực tiếp cận và chăm sóc cho những trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt. Chính phủ Việt Nam đang bắt đầu giải quyết những vấn đề này. Với sự hỗ trợ trực tiếp của UNICEF, Chính phủ đang xây dựng Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ trẻ em nhằm thiết lập một bộ máy và hệ thống bảo vệ cho trẻ em trong giai đoạn 2006 - 2015. HỖ TRỢ CỦA UNICEF UNICEF hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ nhằm tăng cường bộ máy và chiến lược tổng thể về bảo vệ trẻ em và thiết lập một hệ thống công lý thân thiện với trẻ em. Sau đây là những biện pháp chiến lược và hoạt động chính của UNICEF về bảo vệ trẻ em: Tuyên truyền, vận động và xây dựng chính sách: UNICEF chia sẻ kiến thức chuyên môn, công cụ và những kinh nghiệm, tập quán hay cũng như hỗ trợ công tác nghiên cứu và theo dõi để giúp Chính phủ xây dựng mới và rà soát lại các bộ luật, chính sách và chiến lược về bảo vệ trẻ em. UNICEF cũng đã giúp Chính phủ khuyến khích xã hội dân sự và khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em. Xây dựng năng lực: UNICEF hỗ trợ thiết kế và xây dựng công tác xã hội, bộ máy bảo vệ trẻ em cũng như các quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực này. UNICEF cũng cho rằng việc đào tạo về công tác xã hội, bảo vệ và chăm sóc về mặt tâm lý-xã hội cho trẻ em là một chiến lược quan trọng nhằm tăng cường việc công tác bảo vệ trẻ em nói chung. Trên tinh thần đó, UNICEF hỗ trợ xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo, và tiến hành đào tạo các giảng viên dạy về công tác xã hội ở các trường đại học và cao đẳng. Ngoài ra, UNICEF hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn cho cán bộ ở các cơ quan chủ chốt của Chính phủ. Xây dựng mô hình và tăng cường nguồn lực phục vụ bảo vệ trẻ em: UNICEF hỗ trợ cả về kỹ thuật và tài chính cho việc xây dựng và thực hiện các mô hình bảo vệ trẻ em ở cấp cộng đồng. Sau này có thể nhân rộng và sử dụng những mô hình này làm cơ sở để xây dựng chính sách và luật pháp trong tương lai. Nâng cao nhận thức và tham gia: UNICEF góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em, thay đổi ý thức, thái độ đối với trẻ em dễ bị tổn thương và tạo ra sự thay đổi hành vi trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị và xã hội; giới báo chí; các cộng đồng; và các gia đình. UNICEF còn nâng cao vị thế của trẻ em bằng cách khuyến khích chính các em tham gia vào các hoạt động bảo vệ trẻ em. Ngoài ra, UNICEF đã góp phần huy động và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân trong sự nghiệp bảo vệ trẻ em. CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC Trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, UNICEF phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ (như Bộ Lao động, Thương binh và xã hội; Bộ Tư pháp; và Bộ Công an), các NGO, các cơ quan LHQ, các tổ chức cơ sở như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, các tổ chức tôn giáo, các trường đại học, các hiệp hội ngành nghề, các gia đình, giới báo chí và, quan trọng nhất là trẻ em và thanh niên.

Ăn chay

Trong thời đại văn minh hiện đại, ăn chay đã trở nên khá phổ biến và là nhu cầu tất yếu của hàng triệu triệu người khi họ đã nhận thức ra rằng: ăn chay không những có lợi cho sức khỏe: giảm nguy cơ bệnh tật, tăng sức đề kháng cho cơ thể và theo đó làm tăng tuổi thọ; Tuy nhiện ai cũng hiều ăn chay có nghĩa là dùng thức ăn phi động vật, đó là điều hoàn toàn đúng, tuy nhiên yếu tố quan trọng hàng đầu là phải biết chế biến suất ăn chay sao cho đảm bảo đủ năng lượng cần thiết và phù hợp với khẩu vị mọi người, HT (đã ăn chay "nghiệp zư" hơn 10 năm nay) đồng thơi ăn chay còn mang lại cho ta vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Xin giới thiệu với các vị bài viết sau của Tâm Diệu: ĂN CHAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI - Tâm Diệu (02/18/2011) (Xem: 13706)

ĂN CHAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Thành phố San Francisco ở California đã trở thành thành phố thứ nhì trên thế giới và đầu tiên của Mỹ có một ngày chính thức trong tuần không ăn thịt. Thành phố Ghent của Bỉ là thành phố đầu tiên trên thế giới đã làm việc này. Phong trào không ăn thịt, ít nhất là một ngày trong tuần hiện đang có khuynh hướng gia tăng tại Hoa Kỳ và các nơi trên thế giới nhằm ủng hộ lối sống lành mạnh, ý thức về môi trường sinh thái, đồng thời kêu gọi sự thức tỉnh của con người về mối liên hệ giữa thói quen ăn uống, sức khỏe và sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ ấm dần lên của địa cầu, thời tiết biến động nhiều khiến mưa lũ cùng bão lớn, lốc xoáy nhiều hơn và ngày càng khủng khiếp như bão Kathina 2005 ở Hoa Kỳ, bão Nargis 2008 ở Miến Điện, mới đây những trận bão liên tiếp ở vịnh Mexico: Gustav, Hanna, Ike. Nhiều người lo ngại và tìm biện pháp đối phó. Các khoa học gia tìm hiểu nguyên nhân, xác nhận ăn thịt có tác động lớn đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Vào năm 2006, báo cáo của LHQ kết luận việc sản xuất và tiêu thụ thịt góp phần làm biến đổi khí hậu qua quá trình tạo chất khí gây hiệu ứng nhà kính của nền công nghệ chăn nuôi súc vật. Cơ quan Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) xác nhận việc chăn nuôi và giết thịt bò cùng các loại động vật khác chiếm 18% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính qua việc thải phân, xì hơi (trung tiện) và ợ hơi của chúng. Các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như methane, cacbon đai ốc xai và nitrous oxide, có liên quan đến tình trạng trái đất nóng dần lên làm biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu gây bão tố thường xuyên, ảnh hưởng đến môi trường sống con người. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 26-2-2007, mực nước biển dâng cao do hiện tượng trái đất nóng dần lên gây ảnh hưởng mạnh nhất ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Nước biển tăng lên 5m, Việt Nam có thể mất đi 16% diện tích đất với hơn 35% dân số và khoảng 35% tổng giá trị GDP bị ảnh hưởng. Mực nước tăng 1m có khoảng 10,8% tổng dân số Việt Nam phải chịu ảnh hưởng tổn thất nặng nề. Vì thế ăn chay có thể góp phần vào việc giảm bão tố, lụt lội. Theo báo cáo của FAO, ngành chăn nuôi súc vật đã chiếm hơn 30% diện tích đất trên địa cầu để sản xuất thịt và ngày càng có khuynh hướng gia tăng. Số nông trại nuôi súc vật để làm thức ăn cho con người ngày nay đã gia tăng hơn bốn lần so với năm 1945. Để yểm trợ, con người phải phá hủy cây rừng thiên nhiên, lá phổi thở quý báu của nhân loại. Người ta tính cứ mỗi mẫu rừng phá hủy để làm nhà, làm chợ, làm bãi đậu xe và làm đường thì có đến bảy mẫu rừng bị phá hủy để nuôi súc vật và trồng ngũ cốc cho chúng ăn. Hiện nay ở Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất nông nghiệp được dùng để sản xuất thực phẩm cho ngành chăn nuôi súc vật, 90% tổng sản lượng lúa mì thu hoạch được dùng cho ngành này. Thống kê cho biết, cứ 16 pounds lúa mì cho súc vật ăn mang lại 1 pound thịt và theo Aaron Altshul viết trong tác phẩm Protein: Their Chemistry and Politics (Protein: Hóa học và Chính trị): " Chúng ta sử dụng một mẫu đất (4.046m2) để trồng ngũ cốc cung cấp thực phẩm cho những người không ăn thịt, được sản lượng nhiều hơn gấp 20 lần so với sử dụng đất ấy để sản xuất thịt". Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái. Các nhà khoa học đã tính "Cứ mỗi quarter (một phần tư) pound thịt bò bạn ăn là 55 square feet rừng cây nhiệt đới vùng Trung Mỹ bị phá hủy, sự phá hủy này cung cấp 500 pounds khí cạc bon đai ốc xai vào bầu khí quyển". Bác sĩ Neal D. Barnard, chủ tịch Ủy ban Y sĩ trách nhiệm Y khoa Hoa Kỳ nhấn mạnh "Bạn ăn thịt là góp phần vào việc phá hủy môi trường sinh sống trên trái đất dầu bạn biết hay không. Điều bạn làm được là không yểm trợ nền kỹ nghệ sản xuất thịt và bơ sữa Hoa Kỳ". Ăn chay góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng cây xanh. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết có khoảng từ một tỷ đến hơn ba tỷ người sẽ thiếu nước và hàng triệu người sẽ đối mặt với nạn đói cũng như nhiều thảm họa thiên nhiên. Băng trên đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn đang tan nhanh khiến diện tích vùng băng tuyết có thể thu hẹp từ 500 ngàn cây số vuông xuống còn 100 ngàn cây số vuông trước năm 2030. Trong khi đó ngành công nghệ sản xuất thịt lại sử dụng nước nhiều hơn tất cả các ngành công nghệ khác cộng lại, đồng thời thải ra sông rạch, ao hồ chất cặn bã nhiều nhất làm ô nhiễm, ảnh hưởng các nguồn nước thiên nhiên tinh khiết ngày càng cạn dần. Chỉ lò sát sanh lớn tại Nebreska Hoa Kỳ, chuyên sản xuất thịt gà, sử dụng 100 triệu gallon nước mỗi ngày tương đương lượng nước cung cấp cho thành phố có 25.000 dân cư. Trong quyển Population, Resources and Environment (Dân số, Tài nguyên và Môi sinh), tác giả Paul và Anne Ehrlich đã so sánh: Nếu chúng ta muốn thu hoạch 1 pound lúa mì, chỉ cần 60 pound nước nhưng nếu chúng ta muốn sản xuất 1 pound thịt bò, phải tiêu thụ từ 2.500 đến 6.000 pound nước. Ngoài ra, không khí chúng ta thở bị ô nhiễm do khí methane thoát ra từ công nghệ sản xuất thịt. Robins Baskin, tác giả Diet for a New America đã viết rằng mỗi 1,3 triệu súc vật sản xuất khoảng 100 triệu tấn khí methane hàng năm, khí này là một trong ba loại khí do tác dụng nhà kính gây ra ảnh hưởng đến độ ấm nóng trái đất. Do vậy, chúng ta ăn chay sẽ tránh được lượng nước lớn ô nhiễm môi sinh và giảm thiểu khối lượng khí methane thải vào không khí. Tóm lại, nguyên nhân đưa đến tình trạng biến đổi khí hậu khiến bão tố, lụt lội nhiều hơn, nguồn nước sạch cùng không khí bị ô nhiễm do chính con người gây ra, là mối đe dọa chung liên quan đến môi trường sống hiện nay. Đối với hàng triệu người nghèo đói trên thế giới thì vấn đề biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu không còn là vấn đề tương lai, đã và đang hủy hoại ước mơ, nỗ lực thoát khỏi cảnh nghèo đói. Thế hệ con cháu chúng ta có nguy cơ bị ảnh hưởng. Tương lai không phải định mệnh mà tùy thuộc nơi chính chúng ta. Chúng ta có thể thay đổi tình thế và chiến thắng cuộc chiến chống hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, chống không khí và nước uống bị ô nhiễm, chiến thắng đó đạt được khi toàn thể chúng ta cùng hiệp lực, trong đó có việc tiết giảm nhu cầu ăn thịt, ít nhất là một ngày trong tuần như nhân dân hai thành phố San Francisco ở Hoa Kỳ và Ghent ở Bỉ Quốc đã làm. Dù là Phật tử hay không, dù giàu sang hay nghèo khó, chúng ta cũng có thể góp phần vào việc này bằng tình thương yêu của mình đối với môi trường xung quanh qua những hành động mang tính không sát hại chúng sinh, tôn trọng sự sống của muôn loài từ người, vật cho đến cỏ cây, hoa lá. (Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay).

23 thg 10, 2012

Lời Cảnh báo của cô bé 12 tuổi

www.youtube.com/watch?v=QdbfwfGhfwo
Lời Cảnh báo của cô bé 12 tuổi khiến cả thế giới im lặng

22 thg 10, 2012

Làng tôi - 2

Gõ đại bởi honngv, 10/2012

Chưa kịp ‘hồi sinh’ sau cải cách ruộng đất, và vừa mới thực hiện khẩu hiệu “Chia ruộng đất cho dân cày” chưa trọn 2 năm (1954 - 1956), cái khẩu hiệu mà vì nó bao máu xương mất mát, bao tiền của dân làng đóng góp cho cách mạng, hòn đất chưa kịp trở mình, cái cây chưa quen hơi đất, dân làng tôi lại bị ‘tước’ sạch ruộng đất để xung vào cái gọi là Hợp tác xã nông nghiệp (HTX), theo mô hình của Liên Xô (CCCP – các chú cứ phá).

Bố mẹ tôi chần chừ, chẳng vào HTX ngay. Nhưng sau 1 năm bị ‘làm fiền’, cấm đoán đủ thứ, năm 1957 các Cụ buộc fải trở thành xã viên HTX. Trong cái dở có ‘cái may’, nhờ vào HTX mà hôm nay tôi mới ngồi đây mổ cò bài này mong được gửi tới các bạn một vài dấu ấn thời thơ ấu mà tôi còn nhớ. Trong khi đó ông bạn cạnh nhà tôi, học cùng nhau từ cấp I, cấp II, cùng tự quấn tai nghe Galen rồi chăng sợi dây làm angten để nghe đài tiếng nói Việt Nam, (lúc ấy là oách lắm vì chưa có đài, chưa có loa công cộng), lên cấp III chính quyền không cho học tiếp vì gia đình không vào HTX. Bực mình, quyết kg chịu thua chị kém em, nhất là khi tôi vào đại học, lão nói không thể ‘kém’ tôi nên lão tìm đường đi tàu vosco, giàu ú ụ, nhà cao cửa rộng, ô tô đen bóng lúc bấy giờ là kinh lắm, con cái thành đạt, mua đất tậu nhà cho con cái ở ngay TP Hải Phòng, lại còn giúp bà con láng giềng lúc cơ hàn. Giờ tôi về quê, thỉnh thoảng vẫn ngồi nhờ ô tô của lão, oai như cóc tía! Đúng là Trời có mắt.

Tuy còn nhỏ, tôi vẫn vừa học vừa làm. HTX chấp nhận vì nhà tôi neo người, bố mẹ tôi đã yếu. Thế là mùa nào việc nấy, từ đắp bờ vùng bờ thuở (lại theo kiểu CCCP), đến tất cả công việc đồng áng: cày bừa, tát nước, gánh fân, nhổ cỏ, gặt hái… làm tất. Làm cả ngày, ghi sổ được 5 hay 6 điểm. 10 điểm bằng 1 công. Mỗi công đến mùa được chia vài lạng thóc tươi. Chả khác ăn xin!

Mỗi thôn trong làng có 1 đến 2 sân lát gạch hay vôi rộng, gọi là ‘sân hợp tác’ hay ‘sân kho’, vì nó gắn liền với 1 vài gian nhà nhỏ làm nơi chứa thóc của Đội sản xuất, gọi tắt là ‘đội’. Mùa gặt, ban ngày gặt lúa ngoài đồng, gánh tất về sân kho. Tối đập lúa bằng 1 cái néo, đập vào đít cái cối đá kê nghiêng thành 1 vòng tròn rộng. Những đêm trăng sáng mà đập lúa sân kho cũng vui. Thanh niên kể cả các cô các bác trong Đội cứ 2 người đập 1 cối, vừa đập lúa vừa tán khoác như Trạng hoặc nhằm quăng lượm rơm vào người mình trêu, mặc dù mệt thấy ông bà ông vải. Gõ đến đây lại nhớ cái bài gì ấy của thằng ‘Trời đánh Thánh vật’ PhọtPhẹt. Ai đời nó lại nói nó hay nhìn trời qua háng người đàn bà. Kinh. Nó thì nói xạo thôi. Nhưng tôi vẫn cảm thông và fục nó, vì trong những đêm đập lúa ấy tôi đã không ít hơn 1 vài lần vô tình nhòm Trăng qua háng 1 bà cô, có thấy mẹ gì đâu. Đúng thằng Phẹt chỉ nói fét! Giờ bà cô còn sống và đã lên chức cụ. Con gái bà mang tên 1 thứ mà chị em đều thích, có đống con. Cô giống mẹ, thời trẻ cực ngon. hehe…

Sau khi đập lúa đến khuya thường 1 số con trai ngủ ngay tại sân kho. Có bọn lớn hơn tôi vài tuổi chơi bời hay tán gái đâu đó cũng về đây ngủ, vì lúc ấy chưa có điện, rúc trong nhà tranh lụp xụp nóng như lò gạch. Chúng thường kể chuyện gái gú trước khi ngáy, kể cả chuyện mô tả chị H con bà N (người trong làng) giỏi làm chuyện ấy thế nào. Chúng còn cuộc nhau, giờ này mà ra rặng chuối bờ đầm làng Oi thế nào cũng tóm được chị H đang hành sự. Chúng kể đến tỷ mỷ làm tôi tuy chưa hiểu mấy mà người như hâm hấp sốt! Hội này nay tôi về quê thỉnh thoảng vẫn gặp, có người uống rượu như nước lã, có người đã mất.

Mùa thu hoạch khoai lang, tôi ghét nhất việc thái và fơi khoai. Ấy là vì đang tuổi ăn tuổi ngủ, lại ban ngày làm đã mệt, 4 giờ sáng bà thím đã đánh thức bắt ra sân kho quét để giành lấy 1 khoảng sân, nếu kg muốn khoai bị thối. Phải tranh nhau sân fơi vì bấy giờ đại đa số các nhà trong làng chỉ có sân đất. Sau đó về ngồi chàng háng thái khoai bằng 1 dụng cụ bán chuyên nghiệp gọi là ‘cầu thái khoai’. Củ khoai sau khi đã được rửa sạch vỏ, bị cái cần gỗ giật mạnh, ép vào hàng lưỡi cắt dạng răng lược, những miếng khoai hình con chì oằn mình chui ra. Fần vì còn bé, fần vì ngủ gật nên nhiều lần tôi tự thái tay mình.

Các bạn thử tưởng tượng, 1 mình bé như củ khoai, mỗi rạng sáng ngồi trước 1 đống khoai lang to hơn cái bàn để máy tính thời nay, vỏ bám đầy đất mà rửa cho hết từng củ 1 bằng bối rác, xong lại thái rồi đem fơi sẽ thấy sự ngao ngán của tôi đến mức nào! Cả tháng liền như thế.

Cạnh làng tôi là làng Đò, (cô bạn đồng môn ở “Một thời để nhớ” người làng này). Khoai làng Đò bấy giờ ngon nổi tiếng. Chả thế mà trong dân gian (ít nhất là ở quê tôi) vẫn tồn tại câu: “Khoai làng Đò, giò Hà Nội”. Có lẽ vì đất làng này fa cát. Nồi khoai luộc vừa sôi đã tỏa mùi thơm nưng nức, đặc mùi thôn quê. Loại khoai chuột (to bàng con chuột) có vỏ màu vàng nhạt vừa bở vừa thơm. Cắn 1 miếng gần như tan ngay trong miệng, na ná giống Bánh Đậu Xanh Hải Dương bây giờ, tất nhiên nhạt vị ngọt hơn. Những trưa hè oi ả, đi bắt cua ngoi về, da đen xạm, ngồi fệt dưới bóng mát của bụi tre, chờ từng cơn gió mà húp bát cháo khoai thấy quá đã. Nay khoai làng Đò không còn nữa vì đất làng Đò đã biến chất, bạc mầu bởi trăm loại hóa chất của thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

Khoai lang sau khi fơi kiệt nước cho vào thùng bọc lá chuối khô để dành. Nếu đem giã nhỏ, rây mịn, nặn thành những chiếc bánh như bánh bao, rồi đem hấp hay luộc chín. Để nguội ăn nó quanh quánh, dai dai, ngọt thơm, ngon cực.

Tôi thích nhất vụ mùa vào khoảng tháng 10 (âm lịch) đi bừa ruộng ải. Dế đủ các cỡ các loại trú ngụ trong đất ải bị bừa vỡ tơi ra bơi loằng ngoằng trên mặt nước bị các chú chim (tên quên rồi) lao mình xuống đớp. Bọn nhỏ chúng tôi làm những chiếc bẫy, hai cánh bằng tre, nối sẵn 1 vòng dây thòng lọng, bị kéo cong lại và được giữ chặt bởi 1 cái cá. Trên đầu cái cá buộc 1 chú dế sống. Khi chú chim xấu số mổ dế, cái cá bị tuột, 2 cánh bẫy bung mạnh ra như 2 cánh cung, kéo vòng dây thít chặt cổ chú chim. Bọn nhỏ đặt bẫy xong ngồi chờ ở đầu bờ trong khi người trâu vẫn bừa dưới ruộng, mỗi khi có 1 chú chim sa bẫy lại hò reo vang cả cánh đồng.

Vào cỡ tháng ba, vụ chiêm, (ngày ấy chưa có vụ xuân), sau những trận mưa đầu mùa: “Lúa chiêm ngấp ngé đầu bờ/ hễ nghe tiếng sấm mở cờ mà lên”, cả cánh đồng tuyền màu xanh, uốn lượn như sóng theo chiều gió, trông thật bắt mắt. Cứ mỗi trận mưa to nước tràn lênh láng, không khí mát rượi, trong lành. Chúng tôi, kể cả bọn con gái trong làng đội mưa, dùng cái rổ tre hứng ngang dòng nước chảy, trên fủ ít lá rong rêu để cá trong rổ không nhảy ra được, gọi là đơm tràn. Rất vui. Cá tôm đơm tràn có vị ngon riêng, không giống tôm cá khác, thường kho nhạt với quả chay, chén vã ngon tận tới dạ dầy.

Mưa rào tháng 5 tháng 6, châu chấu rất nhiều. Bọn tôi mình trần, quần đùi, không mũ nón chạy khắp cánh đồng đuổi bắt châu chấu, bỏ vào cái chai đạy nút bằng vài cọng rạ. Về thả vào nước nóng, vặt cánh, vặt chân, vặt đầu, rút ruột, xào lá chanh, thơm lừng cả làng.

Mùa hè, vào những ngày có gió, chiều mát bọn tôi thường chơi hoặc tham gia thả diều với các anh các chú quanh xóm. Lăng xăng giữ dây, chỉnh lèo, rồi rong diều vui như hội. Tiếng sáo diều vi vu cả làng đều nghe rõ. Đêm nghe tiếng sáo diều ngủ lúc nào kg biết.
….
Bọn trẻ nông thôn ngày ấy, mùa nào việc nấy, trò chơi ấy, thú vui ấy. Tất mọi trò đều là vừa chơi lại như vừa làm vừa học. Và đặc biệt nó gắn liền với bờ tre, cánh đồng, dòng sông, giếng nước, lúa, trâu, cây cỏ… Có lẽ chính vì thế mà tình yêu quê, nỗi khắc khoải với quê của bọn tôi khác xa bọn trẻ bây giờ.


NHỚ QUÊ

Lâu không về lòng ta lại nhớ
Mảnh đất quê hương bao vết chân trần
Nhớ ruộng lúa nuôi ta từ tấm 
Nhớ dòng sông gội rửa những nhọc nhằn.

Lâu không về lòng ta lại nhớ
Đường đống quê hương che chở vạn
                                                   Linh hồn.
Nén nhang thắp giữa đất trời gió lộng
Tiếng sấm vang rền
                        Vọng sáng
                                    Bóng Tiền nhân…

                                                      11- 8 – 2004


Quê hương tuổi thơ tôi - Mỹ Tâm – MP3


19 thg 10, 2012

Vịnh cá ươn

Cá không ăn muối cá ươn (Tục ngữ)

Thương cho con cá đã bị ươn
Còn đem rao bán ở chợ phường.
Ngoảnh mặt, trăm bà chê đồ ối
quay lưng, chục chú vẻ xem thường.

Lòi mang, vẫn cố cho thêm muối
bể bụng, còn đi nhuộm phẩm hường.
Cá thối tại sao, không bón đất?
Ai mà thắc mắc, hỏi ” Trung ương “.

(tức cảnh Tái cấu trúc DNNN thành... thơ)
Sài Gòn 15/10/2012
Bùi An Nguyễn; Theo blog NTT

Lời ru của mẹ


Nhân ngày Phụ nữ VN mời các bạn 1 lần nữa thưởng thức lại ca khúc "Lời ru của mẹ" với giọng ca ngọt ngào, truyền cảm của nghệ sỹ Như Quỳnh và màn dàn dựng công fu đầy ý nghĩa của Paris by night đặng thay lời Tri Ân đến các bà Mẹ của chúng ta!

Lời ru của mẹ - Như Quỳnh
http://www.youtube.com/watch?v=-eWBjRuk0nw

Lời Ru Của Mẹ - Tụng Thần Chú Đại Bi của Bồ Tát Quán Thế Âm - Ca
Trình bày: Phi Nhung