24 thg 10, 2012

Hãy luôn nhanh tay...

HÃY LUÔN NHANH TAY BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM MỌI NƠI MỌI LÚC

Trong xã hội hiện đại, ở VN cũng như rất nhiều nơi trên TG vẫn còn tệ nạn bạo ngược phụ nữ và trẻ em, bóc lột sức lao động quá mức của phụ nữ và trẻ em, đã đến lúc chúng ta cần dóng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hại của tệ nan đó và đồng thời hãy nhanh ra tay cứu giúp những hoàn cảnh éo le của những bà mẹ và đứa trẻ đang vạ vật đâu đó, không nơi nương tựa. XIn trân trọng giời thiệu bài viết sau của tg Đoàn Bảo Châu (UNICEF Việt Nam\2006\Đoàn Bảo Châu) Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Theo báo cáo, có hơn 2,6 triệu trẻ em ở Việt Nam cần được bảo vệ đặc biệt. Trong số đó có trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và buôn bán vì mục đích tình dục; trẻ em lang thang cơ nhỡ; trẻ em tật nguyền; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ mồ côi; trẻ em bị ruồng bỏ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; và trẻ em sống trong cảnh nghèo đói. Hoàn cảnh của các em đều hết sức nghiệt ngã. Chỉ có một số ít trẻ em Việt Nam được nuôi dưỡng và chăm sóc ở các cơ sở của nhà nước, còn rất nhiều em khác phải tự bươn trải để kiếm sống. Một số em bị bắt lao động, còn một số khác sống lang thang trên các đường phố - chính tình cảnh đó khiến cho các em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, sử dụng ma túy và bị lôi cuốn vào các hành vi phạm tội và mại dâm. Có nhiều lý do phức tạp khiến các em lâm vào những tình cảnh éo le như vây. Các yếu tố kinh tế như nghèo đói, chênh lệch về thu nhập và sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng làm cho các em trở nên dễ bị tổn thương hơn. Các trào lưu xã hội như di cư, các giá trị gia đình đang bị băng hoại và tình trạng phân biệt đối xử về giới cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Các vấn đề bất cập mang tính hệ thống như thiếu một khung pháp lý toàn diện, việc thực thi pháp luật còn yếu và nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em còn hạn chế cũng đe dọa ảnh hưởng tới trẻ em. Số trường hợp nhiễm HIV đang gia tăng cũng khiến cho trẻ em phải đối mặt với nguy cơ cao hơn. Một thực tế làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, đó là Việt Nam chưa có hệ thống bảo vệ trẻ em một cách toàn diện cũng như chưa có các dịch vụ bảo vệ trẻ em. Vấn đề này gây cản trở những nỗ lực tiếp cận và chăm sóc cho những trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt. Chính phủ Việt Nam đang bắt đầu giải quyết những vấn đề này. Với sự hỗ trợ trực tiếp của UNICEF, Chính phủ đang xây dựng Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ trẻ em nhằm thiết lập một bộ máy và hệ thống bảo vệ cho trẻ em trong giai đoạn 2006 - 2015. HỖ TRỢ CỦA UNICEF UNICEF hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ nhằm tăng cường bộ máy và chiến lược tổng thể về bảo vệ trẻ em và thiết lập một hệ thống công lý thân thiện với trẻ em. Sau đây là những biện pháp chiến lược và hoạt động chính của UNICEF về bảo vệ trẻ em: Tuyên truyền, vận động và xây dựng chính sách: UNICEF chia sẻ kiến thức chuyên môn, công cụ và những kinh nghiệm, tập quán hay cũng như hỗ trợ công tác nghiên cứu và theo dõi để giúp Chính phủ xây dựng mới và rà soát lại các bộ luật, chính sách và chiến lược về bảo vệ trẻ em. UNICEF cũng đã giúp Chính phủ khuyến khích xã hội dân sự và khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em. Xây dựng năng lực: UNICEF hỗ trợ thiết kế và xây dựng công tác xã hội, bộ máy bảo vệ trẻ em cũng như các quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực này. UNICEF cũng cho rằng việc đào tạo về công tác xã hội, bảo vệ và chăm sóc về mặt tâm lý-xã hội cho trẻ em là một chiến lược quan trọng nhằm tăng cường việc công tác bảo vệ trẻ em nói chung. Trên tinh thần đó, UNICEF hỗ trợ xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo, và tiến hành đào tạo các giảng viên dạy về công tác xã hội ở các trường đại học và cao đẳng. Ngoài ra, UNICEF hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn cho cán bộ ở các cơ quan chủ chốt của Chính phủ. Xây dựng mô hình và tăng cường nguồn lực phục vụ bảo vệ trẻ em: UNICEF hỗ trợ cả về kỹ thuật và tài chính cho việc xây dựng và thực hiện các mô hình bảo vệ trẻ em ở cấp cộng đồng. Sau này có thể nhân rộng và sử dụng những mô hình này làm cơ sở để xây dựng chính sách và luật pháp trong tương lai. Nâng cao nhận thức và tham gia: UNICEF góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ trẻ em, thay đổi ý thức, thái độ đối với trẻ em dễ bị tổn thương và tạo ra sự thay đổi hành vi trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị và xã hội; giới báo chí; các cộng đồng; và các gia đình. UNICEF còn nâng cao vị thế của trẻ em bằng cách khuyến khích chính các em tham gia vào các hoạt động bảo vệ trẻ em. Ngoài ra, UNICEF đã góp phần huy động và tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân trong sự nghiệp bảo vệ trẻ em. CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC Trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, UNICEF phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ (như Bộ Lao động, Thương binh và xã hội; Bộ Tư pháp; và Bộ Công an), các NGO, các cơ quan LHQ, các tổ chức cơ sở như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, các tổ chức tôn giáo, các trường đại học, các hiệp hội ngành nghề, các gia đình, giới báo chí và, quan trọng nhất là trẻ em và thanh niên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét