7 thg 1, 2014

(40 năm trước) Tổng thống Thiệu ra lệnh tái chiếm Hoàng Sa, nhưng...

Đăng Bởi -



Ngay sau khi các chiến hạm của hải quân VNCH thất thủ trước Trung Quốc, đích thân Tổng thống  Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Tư lệnh hải quân vùng I "bằng mọi giá" phải giành lại đất của tổ tiên. Lần này, lực lượng không quân được giao vai trò tiên phong.

Hà Nội bây giờ

HÀ NỘI BÂY GIỜ
Nhất Nam

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=720968251249481&set=a.580884658591175.1073741825.100000089395361&type=1&theater&notif_t=mentions_comment
 
Có quá xa không Hà Nội của tôi?
Vẫn những đường xưa quen lạ mặt người..
Một thuở bâng khuâng dấu đời bước vội
Ta đến rồi đi bỗng xót nụ cười..
Hà Nội trong tôi.. xưa ấy đâu rồi?
Mùa hoa Ngâu bụi hương bay ngạt mũi
Cờ đỏ tung bay.. nơi Ba Đình phấp phới
Nay biệt dấu mờ cười ngạo oán than
Vẫn nơi đây.. vẫn cờ đỏ sao vàng
Vẫn những con đường mở rộng thênh thang..
Thêm những dân oan trong giá lạnh cơ hàn
Chui rúc bên đường mịt mờ công lý..
Vẫn nơi đây.. bao rỡ ràng tự hào đến thế
Đảng vinh quang và Bác muôn năm..
Nghẹn đắng trong tôi trước những xác thân nằm
Người vạn tung hô kẻ trăm ngàn thống khổ.
Ai chốn cung vàng ai bờ cỏ cội cây...?
Ai ấm thân riêng.. có thương xác thân gầy..
Để thấy hôm nay ta trở lại một ngày..
Tim quặn cơn đau.. tâm trí bàng hoàng ..
Những tóc mẹ già bạc trắng dưới màu cây
Nước mắt ngược dòng khóe mắt chợt cay..
Hà Nội hôm nay.. ta những vết cắt đọa đày..
Bao nỗi tự hào vùi sâu từ đất
Tiếng cha ông, dân tộc não nùng..
Cứ tự hỏi lòng có thẹn non sông?
Một thuở hùng anh.. sao bẽ bàng đến thế (!)
.....

Bình ảnh

Cũng là đi xuống dân để chia sẻ thiệt hại thiên tai, nhưng hai bức ảnh ra được hai cách khác nhau hoàn toàn. Cái hay là cả hai bức ảnh đều chụp đối tượng đến với dân trong mưa trút. Nhưng Tổng thống Obama thì không cần che ô, toàn thân ướt sũng, bắt tay chia sẻ với người dân của mình. Bức ảnh kia, là quan Trung Quốc, được che ô, cúi nhìn người dân đang quỳ mọp.
 
Hai bức ảnh cho ta nhiều ý nghĩ lớn.
 
Thế mới hay, làm chính khách cần văn hóa của chính khách.
 
Một cử chỉ thôi, lột tả rất nhanh bản chất của chính khách.
 
Đứng ngang dân và đứng trên dân.
 
Rứa đó.


Monday, January 6, 2014

Hữu Nguyên: Nuôi chí giành lại Hoàng Sa

Người Do Thái sau 2.000 năm mất nước đã trở lại được mảnh đất quê hương mình. Làm được điều đó, trước tiên là vì họ không để ý chí mai một. Câu nói "Sang năm về Jerusalem" đã trở thành lời cầu nguyện trước mỗi bữa ăn, lời chào từ biệt giữa những người Do Thái mất nước từ đời này sang đời khác.

Lịch sử Việt Nam cũng cho thấy dù có 1.000 năm Bắc thuộc, đến cuối cùng ông cha ta cũng khôi phục lại được độc lập cho Việt Nam. Nhưng những điều đó thành hiện thực là do những nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi, ngọn lửa ý chí được nuôi dưỡng và được truyền qua các thế hệ.

Luật quốc tế hiện đại đòi hỏi danh nghĩa chủ quyền cần phải được duy trì liên tục. Chỉ cần có những hành động hay tuyên bố biểu lộ sự thiếu quan tâm đối với chủ quyền Hoàng Sa, Việt Nam sẽ bị mất đảo vĩnh viễn một cách hợp pháp. Trách nhiệm của mỗi thế hệ là bảo vệ toàn vẹn và làm mạnh hơn lập luận pháp lý của Việt Nam, giảm nhẹ gánh nặng cho con cháu của mình.