11 thg 4, 2015

Lời của Mẹ-bài thơ giản dị giầu xúc cảm

HNV: Sắp kỷ niệm 30/4 cọp về đây bài thơ nhiều ý nghĩa, tràn đầy cảm xúc. Đất nc này, non sông gấm vóc này, .... này còn mãi NỢ các Bà Mẹ ! 

Tác giả: Đào Dục Tú

.KD: Chiến tranh  lùi xa, người trực tiếp cầm súng sống chết trong cuộc chiến đã tản mạn ra đi về cõi vĩnh hằng . Mà đời đã sang trang nhiều thăng trầm dâu bể. Bài thơ giản dị đến mức không cần thiết có lời tô vẽ thêm về  cái vỏ hình thức bên ngoài . Có lẽ còn lại như một ám ảnh người đọc là nắm dây diều mục nát trong bàn tay mẹ già nua ngồi bậu cửa  ngóng đợi đứa con ra trận mãi mãi không về . Đây mới thực là bức  tượng đài thuần Việt của một thời đâu dễ quên, không thể nào quên (Đào Dục Tú)

Đọc đến đoạn kết của bài này, bỗng cay mắt. Nhớ đến hình ảnh các bà mẹ VN ngồi nhai trầu bỏm bẻm trong lễ tuyên dương BMVNAH năm nào trên truyền hình, khi đó, mình đã bật khóc.

Cảm ơn những người mẹ VN- đã sinh ra những người lính, sinh ra dân tộc VN, gian truân, vất vả và hành trình đó dường như còn xa lắm…

Cảm ơn anh Đào Dục Tú!
————                                                                                 
Bài thơ của tác giả  Nguyễn Cảnh Bình - chưa quen tên với độc giả- mở đầu là câu hỏi không ai đáp của người mẹ: 

Người ta nói hết chiến tranh
Sao con đi tự ngày xanh chưa về ?

Thói háo danh,bệnh vĩ cuồng & tình trạng tha hóa của giới trí thức

HNV: Bài dài quá, nhưng đọc thấy hay, nhất là những ai từng là Trí thức ! 

Tác giả: Vương Trí Nhàn

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Hơi dài, nhưng rất đáng đọc- về một đề tài hấp dẫn nhưng dường như cũng luôn gây tranh cãi- Trí thức Việt thời nay, với đầy đủ Tham- Sân- Si!  :D

Xin đăng lên đẻ bạn đọc chia sẻ.  :D

———–

Bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ… trong giới trí thức từng được Đặng Hữu Phúc (TuanVietNam 24-06-2009) xem như một quốc nạn. Chỉ có thể chia sẻ với một khái quát như thế nếu người ta nhận ra những gì đứng đằng sau cáí căn bệnh có vẻ dễ thương đó là sự liên đới của nhiều “chứng nan y “ cùng là sự tha hoá của giới trí thức cũng như của nhiều lớp người khác.

   Mỗi khi nói tới trí thức VN thời trung đại, tôi thường nhớ tới một câu chuyện trong sử cũ.

    Nửa cuối thế kỷ thứ XVII, có một trí thức Trung quốc là Chu Thuấn Thuỷ trên bước đường chống Thanh phục Minh nhiều lần đến Việt Nam. Lần ấy, khoảng 1657, nghe Chúa Nguyễn có hịch chiêu mộ những ai biết chữ để giúp vào việc nước, Chu ra trình diện. Nhưng ông cảm thấy chung quanh không hiểu mình, không thi thố được tài năng, lại bị làm phiền, nên bỏ sang Nhật. Sau ông đóng góp rất nhiều vào viêc phát triển xã hội Nhật.

Thất bại khi một dân tộc phải dựa dẫm thánh thần mà đi

Đăng Bởi  - 


KD: Thật ra, ở ngay cả những nước phát triển thì tôn giáo vẫn luôn ngự trị với một bộ phận cư dân. Tuy nhiên, khi người dân mất niềm tin ở XH họ đang sống, thì họ phải đặt niềm tin vào Thánh thần, Thần Phật, điều đó chẳng có gì khó hiểu. Có điều này, nếu chỉ chờ đợi ở những phép lạ, mà không năng động trong cuộc sống, không làm việc chăm chỉ và chính trực, hướng thiện thì vận may, cho dù có thành tâm mấy cũng không tới.
that bai khi mot dan toc phai dua dam thanh than ma di

Cái sảy nảy cái ung, nếu không cẩn thận, hệ quả của các lễ hội không chỉ dừng lại ở sự nhốn nháo mà còn có nguy cơ đẩy dân tộc đến chỗ yếu đuối, tự ti và bạc nhược.

Thơ tình cuối tuần: Mùa lạnh cuối

Thơ của Nguyễn My Pb.


Tháng 4 lạnh như là phản bội
Chẳng có cớ gì ủ ấm nhau
Em để mặc lưng chừng như dấu hỏi
Về gấp lại đêm và nỗi nhớ không màu

Chẳng có gì cho nhau ngoài mùa lạnh cuối
Để dư âm hoang hoải giữa phố dài
Anh ở lại với tháng 3 và hoa bưởi
Em trở về đợi nắng của ngày mai

MMXZ100415

Xả xì choét: Chuyện nhà quê


Chụp sao cho anh thật "độc" vào đấy! :)))))

tự dưng thấy mình=))