31 thg 5, 2012

CCB, LS lớp Bán Dẫn 69

Danh sách các bạn lớp Bán Dẫn 69 đi bộ đội những năm còn ngồi trên ghế trường đại học Bách Khoa Hà Nội
1- Nguyễn văn Chanh, nhập ngũ 26-8-1970
2- Nguyễn văn Chấn, nhập ngũ 26-8-1970
3- Đỗ Mạnh Tôn, nhập ngũ 26-8-1970
4- Nguyễn Xuân Boong, nhập ngũ 26-8-1970
5- Nguyễn Xuân Thu, nhập ngũ 26-8-1970
6- Lê Đức Thái, nhập ngũ 26-8-1970
7- Nguyễn Đức Thao, nhập ngũ 26-8-1970 Liệt sĩ
8- Nguyễn Ngọc Minh, nhập ngũ 26-8-1970
9- Trần Thành Đô, nhập ngũ 6-9-1971
10- Nguyễn Tư Thảo, nhập ngũ 6-9-1971 Liệt sĩ
11- Lê văn Cúc, nhập ngũ 25-5-1972
12- Trần Nguyên Quí, nhập ngũ 25-5-1972
13- Bùi văn Vững, nhập ngũ 25-5-1972 Tử sĩ

Giaỉ thưởng Phan Châu Trinh

Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh và tinh thần Nhật Bản

LGT: Chắc chắn tại thời điểm này, không fải ai cũng biết đến GIẢI THƯỞNG PHAN CHÂU TRINH. Vậy đăng bài này từ trang 'Thể thao văn hóa' để ai chưa đọc đến thì tham khảo, qua đó thấy được phần nào chủ trương đúng đắn, vĩ đại của Cụ - chủ trương đưa dân tộc thoát ra khỏi vòng nô lệ theo kiểu Nhật Bản. (vì những lý do khác nhau mà bài báo kg thể nói rõ hơn, cụ thể hơn). Đây là 1 giải thưởng kg fải của nhà nước, nhờ sự giúp đỡ của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình mới lập ra được.
(Vào google gõ Giải thưởng Phan Châu Trinh sẽ ra cả đống trong nháy mắt, tiếc rằng kg 1 bài báo nào có thể viết cụ thể hơn được)

Nhà văn Nguyên Ngọc
Ảnh: Ngô Vương Anh
(TT&VH Cuối tuần) -Giải thưởng của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh năm nay được trao trong những giờ khắc thế giới kinh ngạc và ngưỡng mộ tinh thần tự chủ Nhật Bản trước động đất, sóng thần. Ít ai biết, cách đây cả trăm năm, cụ Phan Châu Trinh đã nhìn ra căn nguyên văn hóa của sức mạnh, con đường hình thành sức mạnh ấy. Con đường hình thành sức mạnh từ văn hóa, qua văn hóa mà cụ Phan Châu Trinh chủ trương - giờ đã trở thành tôn chỉ của giải thưởng văn hóa mang tên ông. Nhân dịp giải thưởng vừa được trao chiều qua tại TP.HCM, TT&VH Cuối tuần có cuộc trao đổi với Chủ tịch Hội đồng khoa học Quỹ, nhà văn Nguyên Ngọc.
* Tiền thân là một giải thưởng dịch thuật, giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh sau này vẫn rất gần với những tác phẩm dịch thuật. Vì sao vậy, thưa ông?
- Về dịch thuật, nên nói đến trường hợp Nhật Bản, nước có lẽ đã dịch nhiều nhất thế giới với chiến lược quốc gia. Ngay từ thời Minh Trị, người Nhật đã lên kế hoạch dài để dịch rất nhiều tác phẩm lớn của nhân loại. Từ thời đó, họ đã dịch và xuất bản tác phẩm Bàn về tự do (On Liberty) của John Stuart Mill chỉ mấy năm sau khi nó ra đời ở Anh, và in đến 2 triệu bản trong khi dân số nước Nhật bấy giờ mới chỉ có 32 triệu người. Sức lan tỏa của những tư tưởng đó, như cụ Phan Châu Trinh đã nghiền ngẫm, đúc kết, đã mang lại sức mạnh kỳ diệu cho đất nước này................
 Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh 2010 vừa trao cho 6 nhà nghiên cứu và dịch giả thuộc các lĩnh vực:
 Giải thưởng giáo dục trao cho GS Hoàng Tụy với những nghiên cứu và đề xuất của ông về cải cách giáo dục suốt hơn mười năm qua.
 Giải thưởng nghiên cứu trao cho nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân với các công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam và đặc biệt là văn bản học tiếng Việt.
 Giải thưởng dân tộc học dành cho hai học giả nước ngoài: nhà văn, nhà phê bình Kevin Bowen (Mỹ) - người có rất nhiều đóng góp trong việc giao lưu, tìm hiểu văn hóa và thúc đẩy ngành Việt Nam học tại Mỹ và nhà dân tộc học Ivo Vasiliev (Séc) - người đã công bố nhiều nghiên cứu giá trị về ngữ pháp Hán - Việt và di sản Việt cổ.
 Giải thưởng dịch thuật trao cho dịch giả Phạm Văn Thiều với các bản dịch tác phẩm của nhà vật lý Trịnh Xuân Thuận và dịch giả Nguyễn Đôn Phước với các đầu sách kinh điển về kinh tế.
    Giải thưởng năm 2012: http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/64931/gs-tra-n-van-khe-go-i-gia-i-thuo-ng-phan-chau-trinh-la--tri-am.html

* Nói đến Phan Châu Trinh, hầu như người Việt Nam nào cũng biết, nhưng không phải ai cũng hiểu về tinh thần Phan Châu Trinh. Ông có thể nói rõ hơn về tinh thần này, điều mà Quỹ và Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh đã nêu lên làm phương hướng?

- Những năm gần đây các nghiên cứu về Phan Châu Trinh được đẩy mạnh hơn, đã dần soi sáng được ngày càng rõ hơn một số điểm cốt lõi trong tư tưởng và sự nghiệp của ông. Như chúng ta đều biết, đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Cần Vương thất bại và tan rã, đã có sự khủng hoảng nghiêm trọng về đường lối cứu nước, làm thế nào để có thể đưa dân tộc thoát ra khỏi vòng nô lệ tàn khốc. Trong tình hình vô cùng bức xúc đó, như sau này học giả Hoàng Xuân Hãn nói, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đi tìm và đã tìm ra nguyên nhân mất nước ở trong văn hóa, trong sự thua kém về văn hóa của chúng ta so với đối thủ của mình cả một thời đại. Suốt hàng nghìn năm trước, chúng ta đã phải liên tục chống ngoại xâm và rất nhiều lần phải chống lại đối thủ đông mạnh hơn ta nhiều lần. Nhưng dẫu đông lớn đến mấy, về mặt lịch sử, đối thủ đó là cùng một thời đại với ta, ngang bằng ta về thời đại…

Có thể nói Phan Châu Trinh là người đầu tiên nhận diện được hết sức rõ ràng “đối thủ mới”, khác hẳn đối thủ truyền thống suốt nghìn năm trước. Hoặc nói như ngôn ngữ thời nay, ông là người đầu tiên nhận ra tình thế “toàn cầu hóa”, cuộc toàn cầu hóa lần thứ nhất, có thể gọi như vậy, khi chúng ta giáp mặt với phương Tây, tức với toàn thế giới rộng lớn mà từ nay ta bắt buộc phải sống trong đó, tồn tại và phát triển trong thế giới đó, hay suy vong và mãi mãi chịu nô lệ. Như vậy cách đặt vấn đề của Phan Châu Trinh khác hẳn những chí sĩ đương thời chỉ thấy và chủ trương một cuộc chiến đấu chống ngoại xâm hệt như tổ tiên đã chiến đấu chống xâm lược Trung Hoa suốt lịch sử trước. Phan Châu Trinh chủ trương nâng dân tộc mình lên cho ngang bằng đối thủ mới, bằng một cuộc khai hóa lớn, mà ông gọi là “khai dân trí”, để từ đó mới chấn hưng được dân khí, và đi đến làm cho đất nước phồn vinh phát triển (hậu dân sinh). Nếu bằng cách nào đó giành được độc lập, mà dân trí vẫn lạc hậu u muội, thì độc lập đó cũng chẳng có nghĩa gì và không thể vững chắc…

Chúng ta đã biết, do những điều kiện éo le và khắc nghiệt, chương trình sáng suốt của Phan Châu Trinh bị dở dang. Vậy nên công cuộc khai hóa mà vị tiền bối anh minh đã chỉ ra một trăm năm trước ngày nay nhất thiết phải được tiếp tục, càng phải sâu sắc, cơ bản và khẩn trương hơn, trong điều kiện toàn cầu hóa đầy thách thức ngày nay.

Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh và Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lấy mục tiêu góp phần vào công cuộc tiếp tục khai hóa đó làm tôn chỉ cao nhất của mình.

CCB nhập ngũ từ Máy tính 69

Đây là ảnh các CCB nhập ngũ từ lớp Máy tính 69 (k14vt). Ảnh cắt ra từ tập ảnh của lớp còn lưu lại. Còn thiếu ai thì Tất Nam, bác Quốc, Huệ, TM Phương bổ xung nhé: (sửa lần 1 sau Góp ý của Tất Nam).

Lần lượt điểm theo thứ tự ảnh trên:
1/ Bùi Huy Nhiệm, Nhập ngũ tháng 6/1971, Quê: Kiến An, Hải Phòng.
2/ Đặng Ngọc Định
3/ Lê Ngọc Bảo, Nhập ngũ 1970
4/ Lê Ngọc Hợt, Nhập ngũ ngày 10-1-1972, quê Thanh hóa
5/ Lương Xuân Thanh, Nhập ngũ 1970
6/ Nguyễn Toàn Thắng
7/ Nguyễn Văn Nhượng, Nhập ngũ 1970, Quê: Thanh Chương, Nghệ An.
8/ Nguyễn Đình Hùng
9/ Phạm Ngọc Lễ
10/ Nguyễn Văn Tuấn, Nhập ngũ 1970
11/ Phạm Văn Ôn
12/ Tân Văn Đoàn, Ngày nhập ngũ: 25/5/1972, quê Hải Dương.
13/ Thái Doãn Đồng, nhập ngũ 6/9/1971, Quê: Diễn Châu, Nghệ An .
14/ Thẩm Ngọc Huy, Nhập ngũ 6/9/1971, Nguyên quán: Long Biên, Hà Nội.
15/ Trần Nguyên Bá, Nhập ngũ ngày 26/08/1970, quê Nam Định.
16/ Trịnh Anh Đức, Nhập ngũ đợt 3 năm 1972 tại Phú Xuyên, Hà Tây, Quê: Thuỷ Khuê, Ba Đình, Hà Nội
17/ Trịnh Minh Tân

Rất có thể đến thời điểm này các CCB sau đã kê khai: 1/ Lê Ngọc Hợt (Email), 2/ Tân Văn Đoàn (điều tra), 3/ Trần Nguyên Bá (Emạil), 4/ Trịnh Đình Tân (đọc cho Dũng ghi), 5/ Lê Ngọc Bảo (đến tận nơi làm việc của Dũng), 6/ Thẩm Ngọc Huy (đã có). Bạn Nguyễn Dũng, biên tập viên hội CCB cho ý kiến bổ xung nhé!
Đề nghị các CCB còn lại khẩn trương kê khai nhé, nhé.
Tất Nam chép lại danh sách này vào Nhận xét của cậu và điền ngày nhập ngũ, quê quán của từng người hộ nhé (chú ý đọc lại các email Hợt, Bá đã gửi và Đoàn đã có).Tao bận và mệt mỏi quá!

Nhớ "Một thời hoa lửa"

Thư của Nguyễn Dũng gửi Blog k14vt lúc: 22:38 Thứ Tư, 30 tháng 5 2012

Nguyễn Dũng xin thay mặt BBT Kỷ yếu CCB-Hội CCB ĐHBK HN gửi lời chào và lời cảm ơn chân thành tới các anh chị K14-VTĐ-ĐHBK HN.
Thời gian qua, Ban biên tập kỷ yếu CCB ĐHBK đã nhận được sự hưởng ứng, giúp đỡ nhiệt thành, chí tình của các anh chị tại blog k14vt.blogspot.com
 
Qua đó, chỉ với thời gian ngắn mà chúng tôi đã nhận được nhiều thông tin quan trọng, hữu ích về CCB và Liệt sỹ, góp phần tích cực cho việc hoàn thành cuốn Kỷ yếu CCB ĐHBK HN. Chúng tôi rất mong còn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của các anh chị (nhất là những trường hợp dữ liệu chưa được đầy đủ về CCB và LS)
Hiện đã có được 21 dữ liệu về CCB và LS. Một con số không hề nhỏ. Rất cảm ơn về sự kịp thời của sáng kiến về mục "Lần tìm đồng đội". Nó làm cho sự giao lưu của mọi người trong blog có nội dung phong phú và chất lượng hơn. Nếu nói là sự giáo dục truyền thống với chúng ta thì không phải, nhưng bất cứ ai vào blog này sẽ thấy những nỗi niềm của một thời. Nó làm chúng ta gắn bó với nhau hơn.
Xin gửi tới các anh chị 2 bài viết về tượng đài "Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ quốc" 

       Từ ngày 15 tháng 3 năm 2010, vào mỗi Thứ Hai hàng tuần tại Quảng Trường C2, nơi ghi dấu những nét son của sinh viên các trường ĐH Thủ đô nói chung và của Thầy và Trò trường ĐH Bách Khoa Hà Nội nói riêng, chi đoàn các lớp sinh viên K54 tổ chức Lễ Chào cờ truyền thống đầy ý nghĩa
 Tháng Thanh niên luôn là tâm điểm cho các hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở tất cả các cấp với nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm mục đích tạo những sân chơi bổ ích cho sinh viên, đồng thời cũng góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2010, được sự đồng ý của Đảng Ủy – Ban Giám hiệu, BCH Đoàn trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho BCH LCĐ sinh viên năm thứ nhất K54 tổ chức Lễ Chào cờ truyền thống vào tất cả các ngày Thứ Hai hàng tuần. Lễ Chào cờ truyền thống là cơ hội để Đoàn trường Đại học Bách khoa Hà Nội khơi dậy trong đoàn viên, sinh viên một nghi thức thiêng liêng và tự hào nhất đối với mỗi người dân Việt Nam – được hát vang quốc ca trong tiếng nhạc hùng tráng dưới quốc kỳ đỏ thắm – một nghi thức nhiều khi đã không được thực hiện trong những buổi lễ có đông đảo sinh viên tham gia. Lễ Chào cờ cũng là dịp để đoàn viên sinh viên rèn luyện ý thức kỷ luật, thái độ nghiêm túc khi tham gia các hoạt động tập thể.
 
       Bên cạnh ý nghĩa cao đẹp và thiết thực đó, trong khuôn khổ Lễ Chào cờ, được sự hỗ trợ của Hội cựu chiến binh và Phòng Công tác Chính trị - Công tác Sinh viên của trường, BCH LCĐ K54 cũng đã lồng ghép giới thiệu về phong trào “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ Thủ đô Hà Nội trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Y Hà Nội là 3 chiếc nôi khởi xướng; giới thiệu và dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài “Gác bút nghiên lên đường cứu nước”; thăm phòng truyền thống của trường để giới thiệu truyền thống vẻ vang của ĐH Bách Khoa Anh Hùng. Cũng trong khuôn khổ Lễ Chào cờ, các kế hoạch, chương trình hành động của Đoàn Thanh niên trường trong cả học kỳ, của mỗi tháng, và hàng tuần được giới thiệu đến các bạn sinh viên. Ngoài ra, các Thầy, Cô giáo là cố vấn học tập và các lớp sinh viên cũng có thể kết hợp với hoạt động này để tổ chức họp lớp hoặc sinh hoạt chi đoàn.
       Theo kế hoạch, buổi Lễ Chào cờ truyền thống được triển khai đến tất cả các lớp sinh viên K54, được chia theo giảng đường và luân phiên thực hiện vào buổi sáng hoặc buổi chiều Thứ Hai hàng tuần. Các lớp học buổi sáng sẽ chào cờ vào buổi chiều và ngược lại, kéo dài cho đến hết học kỳ 2 năm học 2009-2010. Các bạn sinh viên tham gia Lễ Chào cờ đều được yêu cầu trang phục chỉnh tề, đeo huy hiệu đoàn và giữ gìn kỷ luật, trật tự trong thời gian diễn ra buổi lễ.
         Mặc dù chưa có được điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các Thầy, cô giáo là cố vấn học tập chưa bố trí được thời gian tham gia đầy đủ với các lớp sinh viên, nhưng với sự sáng tạo của BCH LCĐ K54, Lễ Chào cờ truyền thống đã diễn ra trang trọng và đúng nghi thức. Qua ba buổi thực hiện vào các ngày 15, 22, và 29/3 vừa qua, có thể nhận thấy các bạn sinh viên đã rất nhiệt tình hưởng ứng, háo hức chờ đợi và nghiêm túc tham gia Lễ Chào cờ truyền thống. Khi đội cờ rước 3 lá cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Đoàn về vị trí, khi tiếng nhạc hùng tráng của Quốc ca, sôi nổi của Đoàn ca vang lên, mỗi đoàn viên, sinh viên đều cảm thấy trào dâng niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cũng như cảm nhận được trách nhiệm của tuổi trẻ trong học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện, tu dưỡng để lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước.

                         TƯỢNG ĐÀI “SINH VIÊN LÊN ĐƯỜNG BẢO VỆ TỔ QUỐC”
                         TƯỢNG ĐÀI CỦA “MỘT THỜI HOA LỬA”
      Về thăm trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội trong thời gian gần đây, giữa những công trình đồ sộ như Thư viện Tạ quang Bửu hay hệ thống đài phun nước trước tòa nhà chính C1, bạn hãy đến thăm một địa điểm đặc biệt, đó là tượng đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc” mà anh em cựu chiến binh chúng tôi thường gọi là tượng đài của “Một thời hoa lửa”
       Không giống bất kỳ một mô tip của một đài kỷ niệm về chiến tranh nào, không có hình tượng người lính với khẩu súng trong tay hoặc hình ảnh ước lệ cây bút và khẩu súng, tượng đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ quốc”được hình thành từ đá cẩm thạch nguyên khối, màu trắng tinh khiết, xinh xắn trong khoảng đất chừng mười mét vuông, đứng trang trọng giữa bãi cỏ xanh rì, dưới tán lá của cây muỗm già, một cây thuộc loại cổ thụ nhất trong khuôn viên Nhà trường. Với một bố cục giản dị và đầy ý nghĩa, một chiếc mũ gắn Quốc huy đặt ngay ngắn trên quyển sách đang mở, tượng đài giống như là một bục giảng hay một bàn học trò mà chủ nhân của nó vừa chợt đi đâu và nhất định sẽ trở về. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh Cả của lực lượng vũ trang Việt Nam khi khánh thành tượng đài đã đề lời tặng “Tổ Quốc ghi công lớp lớp thầy giáo, sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và đóng góp xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước mãi mãi là ngọn lửa soi sáng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và hạnh phúc”.
      Được xây dựng vào tháng 10 năm 2006, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, tượng đài “Sinh viên lên đường bảo vệ Tổ Quốc” minh chứng sự tôn vinh của những người đang sống đối với một thế hệ sinh viên, đặc biệt là thế hệ sinh viên – chiến sỹ. Tại nơi đây, tháng 9 năm 1971, trên 600 sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội cùng với hàng ngàn sinh viên của các trường Đại Học Tổng Hợp, Đại Học Xây Dựng, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân…  đã tạm gác bút nghiên, tạm biệt thầy cô, bạn bè và mái trường để lên đường vào Nam chiến đấu. Như một sự xắp đặt của lịch sử, tất cả những người lính trẻ ấy đã được bổ sung vào một mặt trận và cùng tham gia những trận chiến đấu ác liệt nhất để giành lại và gìn giữ từng tấc đất của Thành Cổ Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972. Trong những cuộc chiến đấu khốc liệt ấy, hàng trăm người lính sinh viên đã không bao giờ được trở lại mái trường thân yêu nữa, họ đã liệt oanh ngã xuống giữa chiến trường. Máu của họ đã thấm đẫm những tấc đất Thành Cổ Quảng Trị hoặc đã hòa vào dòng Thạch Hãn đau thương và anh hùng.
      Sau cuộc chiến gian khổ ấy, những người lính còn lại lại trở về với cuộc đời sinh viên. Không một chút phàn nàn, họ đã học tập giữa những trận sốt rét, giữa những cơn đau của vết thương, giữa những khó khăn của đời thường nhưng với một tinh thần mới và đã trưởng thành. Trong số họ, nhiều người đã trở thành những nhà khoa học giỏi, những nhà giáo chân chính, những nhà quản lý tài năng hoặc những sỹ quan cao cấp của quân đội. Họ đã sống, làm việc và cống hiến thật nhiều cho cuộc đời, với trách nhiệm của những người lính.
      Hôm nay, những người lính sinh viên năm nào lại gặp nhau bên tượng đài sau chuyến đi thăm chiến trường xưa. Cuộc gặp gỡ thật cảm động và đầy chất nhân văn. Họ cùng nhau rải đều xung quanh tượng đài những nắm đất còn ấm hơi đồng đội mà họ vừa cùng nhau đem về từ Thành Cổ Quảng Trị anh hùng. Nhìn họ ôm nhau và nói chuyện rất vui, tôi chợt nghĩ, rồi mai đây nắng mưa và thời gian sẽ mang nắm đất thiêng ấy hòa chung vào mảnh đất nơi chúng ta đang đứng đây như một chứng nhân của lịch sử.
      Cuộc sống vẫn tiếp diễn và ngày càng tốt hơn như những đóa hoa vẫn hàng ngày nở thắm bên tượng  đài. Các chiến sỹ - sinh viên ngày ấy vẫn có một điểm hẹn tại nơi này. Họ cùng về bên tượng đài để ôn lại những kỹ niệm vui buồn của “Một thời hoa lửa”
       Bài của LÊ HẢI HƯNG. Cựu chiến binh, cán bộ giảng dạy Viện Vật lý Kỹ Thuật, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (Tập san Đại học Bách Khoa Hà Nội số 117 – 118)

30 thg 5, 2012

Chào mừng Hà Thị Huệ

Đáng lẽ mấy lời này fải đăng từ hôm qua, song về quê lên mệt quá chỉ cố đăng được tin của Tân Văn Đoàn.
Kể từ hôm qua, blog k ta có thêm 1 tác giả mới, đó là bạn Hà Thị Huệ, cựu SV lớp MT69. (quá lâu mới có thêm được 1 người ?!). Xin nhiệt liệt chào mừng HT Huệ ! Mong nhận được sự đóng góp nhiều cho blog.

Nhớ mật Sấu Giá

Tớ cũng nhớ Mật Sấu Giá
Huệ và Côi đã chạm vào nỗi nhớ của nhiều người rồi đó và có thể làm thơ như Huệ thì không phải ai cũng làm được. Ngày sơ tán ở Sấu Giá bọn mình được ở nhà của một bác chuyên làm đậu phụ và nấu mật, Mật Sấu Giá sao mà ngon thế, chỉ vì ngon và đói mà tớ đã bị sứt môi khi ăn vụng mât đang nấu trên bếp đấy (điều bí mật này bây giờ mới kể). Nhớ mật quá nên chúng tớ đã về thăm lại Sấu Giá, đáng tiếc là không còn mật để mà ăn thật. Tớ gửi lên đây mấy cái ảnh khi chúng tớ về thăm Sấu Giá năm 1995 đúng vào dịp hội làng.
Đây là bác Phụng (chủ nhà của tớ) và con trai của bác ấy



29 thg 5, 2012

Nhớ

Gửi Các bạn K14 ĐHBK Hà nội bài thơ Huệ làm cách đây 13 năm:
(Kỉ niệm 20 năm ngày xa Hà Nội)

Tôi gửi cái nhớ
Về trường Bách khoa
Nhớ bếp số ba
Nhớ nhà ăn số bốn
Nhớ nhà B 5
Ghé thăm B 8
Nhớ hội trường 250
Tôi nhớ người rửa ảnh
Nhớ cảnh B 3
Tôi nhớ nhà 61
Nhớ giảng đường C 1
Tôi nhớ hội trường C 2
Nhớ cổng Bách khoa
Tôi nhớ nhà C 9
Ôi cái nhớ
                         Sao mà da diết nhớ
Tôi gửi cái nhớ
Vào từng tia nắng
Nắng đi lang thang
Nóng lên ngàn độ
Đốt cháy thời gian
Ngược về quá khứ
Để tôi đi thử  
Vào cõi mộng du
Về chốn sương mù
Bờ đê làng Vẽ
Tiếng ai thỏ thẻ
Bên vành tai tôi
Ngày ấy xa rồi
Bãi sông Thượng Cát
Cánh đồng bát ngát
Hà Bắc xa xôi
Con đò đâu rồi
Sông Cầu trong vắt
Tôi cắt nỗi nhớ
Chia ra làm hai
Một nửa gửi ai
Làm vành trăng khuyết
Nỗi nhớ da diết
Chảy dài mênh mông
Chìm vào kỉ niệm
Lắng đọng trong tim
Thành đêm thao thức
                                                                          SG    8/3/1999

Đường về nhà Tân Văn Đoàn

   Mấy hôm rồi, có việc về quê. Qua Hải Dương tỉnh, nhờ cô em họ đi tìm hộ thông tin về CCB Tân Văn Đoàn. Vào vietbando.com cũng tìm ra nơi chôn rau cắt rốn của Đoàn. Thế là cứ bản đồ mà đi bằng chiếc xe máy cà tàng, lần vào được UBND xã, hỏi thăm chẳng sai tẹo nào, (té ra đường từ TP Hải Dương đến nhà Đoàn chỉ tầm 8km), đến đúng được ngôi nhà nhỏ, nơi CCB Tân Văn Đoàn đươc sinh ra và cũng là nơi anh trút hơi thở cuối cùng, chấm hết 1 cuộc đời gian truân, vất vả nhưng cũng rất hào hùng. Chúng ta tự hào đã từng là đồng môn của anh. Người tiếp em tôi là chị Hoàng Thị Men, (55 tuổi), vợ của Đoàn. Lật tìm cả mấy đống giấy tờ, đủ các chủ đề (của 1 gia đình), thấy 1 "Bản trích ngang" có dấu của UBND xã Nam Tân. Bước đầu lọc tìm được như sau:
Tân Văn Đoàn thời SV lớp MT69

/1/  Họ và tên : TÂN VĂN ĐOÀN               

    ( ảnh sẽ gửi sau riêng ).
    Ảnh thời còn là SV K14:               
2/  Ngày, tháng, năm sinh :
    05/05/1951 (Âm lịch) tức ngày 8/6/1951 (Dương lịch)
3/  Nguyên quán : thôn Quảng Tân, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
     Trú quán : thôn Quảng Tân, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
4/ Nơi ở  hiện nay (của gia đình) : thôn Quảng Tân, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
    Số điện thoại cố định: 03203 573 055
5/ Nhập ngũ từ lớp Máy tính 69, K14 khoa Vô tuyến-Điện tử, trường ĐHBK HN. 
6/ Ngày nhập ngũ: 25/5/1972
7/ Đơn vị quân đội ngày đầu nhập ngũ:
-         Tháng 5/1972: B2, chiến sỹ D170, E276, Quân chủng Phòng không.
8/ Cấp bậc ? Chức vụ ? Đơn vị tác chiến? :
-         Tháng 12/1972: B1, chiến sỹ, D170, E276, Quân chủng Phòng không.
-         Tháng 5/1974:  B1, chiến sỹ, D170, E276, F361 Phòng không.
-         Tháng 11/1974:  học viên trường Sỹ quan phòng không.
-         Tháng 6/1976:  Chuẩn úy, trợ lý tác chiến (TLTC) D164, E276, F361, phòng không.
-         Tháng 5/1978: Thiếu úy, Đại đội phó C1, D170, E276, F361, phòng không.
-         Tháng 5/1981: Trung úy, E276, F361, phòng không.
9/ Chiến dịch ? Chiến trường? từ năm.... đến năm ?
10/ Thương, bệnh binh hạng ? Đoàn TNCS HCM .
      Ngày vào Đảng CSVN: 19/9/1973
       (Nơi cấp thẻ Đảng: Đảng bộ thành phố Hà Nội)
      Nhà nước phong tặng Huân chương Chiến sỹ vẻ vang, hạng 3, cấp ngày 2/3/1979 do Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký.
  Các huân, huy chương, danh hiệu: (chỉ giữ được cuống huân huy chương)
11/ Xuất ngũ từ đơn vị ? Năm ?
- Tháng 11/1981: xuất ngũ, về lại học tiếp K25, khoa Vô tuyến, trường ĐHBK HN
    - Tháng 5/1986: Nhận công tác tại Xí nghiệp liên hiệp vận tái Biển pha Sông.
12/ Nơi về làm việc: về lại học tiếp K25, khoa Vô tuyến, trường ĐHBK HN
13/ Đơn vị ? công việc và hiện nay :
    Bị bệnh nặng, đã mất ngày 01/5/ 2006.

(Người cấp tin: vợ CCB Tân Văn Đoàn là Hoàng Thị Men, sinh năm 1957, con trai: Tân Văn Việt, sinh năm 1980, điện thoại: 0987 187 852).

26 thg 5, 2012

Tiếp tục tếu táo nhé


Thư của ông chồng gửi bà vợ và cô bồ nhí

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều khi được cả thư của cả hai bà. Tôi mạn phép được phúc đáp cả hai qua lá thư ngỏ sau đây. Xin mạn phép gọi 1 bà là cơm, 1 bà là phở
Thưa hai bà:
Nếu xét về “thành phần cấu tạo” thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ… gạo tẻ. Phở có thịt có hành thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn… hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và… no lâu hơn.
Dân gian gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì hai “món” này đều có giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng rõ ràng phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm. Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc “phở” xấu hoặc già hơn “cơm”.
Đàn ông thèm “phở” vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt, thì phải có tiền, có xe, trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn.
Đàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc, ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà, trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.
No thì rất khó ăn thêm cơm. Còn phở, no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô. Ăn phở xong có thể đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.
“Phở” không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn.
”Phở” có thể ăn chung với bạn bè. “Cơm” thì rất ít, phần lớn là ăn chung với… bà nấu cơm.
Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm, có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng “không ăn thì thôi”.
Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể ăn tái, chín, nạm, gầu, gân, sách.. tùy thực khách quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định.
Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, khách có thể ăn… nợ. Còn nếu không đưa tiền lương, “cơm” sẽ dừng ngay.
Nhưng tôi thừa biết rằng bỏ tiệm “phở” này, có thể dễ dàng tìm tiệm khác. Còn bỏ “cơm” thì phức tạp vô cùng.
Chúc cả hai bà khỏe, vui nhân ngày 20-10. Tình yêu của tôi đối với các bà là mãi mãi
Theo blog của Hiệu Minh .

23 thg 5, 2012

CCB Lê Ngọc Hợt


Email Hợt gửi ra vào lúc 16:58 Thứ Tư, 23 tháng 5 2012
Lê Ngọc Hợt
- Sinh ngày: 19-5-1951
- Nguyên quán :Thôn thượng chiểu xã Hải Lĩnh huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa
-  Nơi ở hiện nay: Lô 2 BT5, phố Đông bắc Ga 1, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa.
- Số điện thoại 0913293042 . Email: hot.khoangsan@ gmail.com
- Nhập ngũ ngày 10-1-1972, từ lớp Máy tính K14 khoa VTĐ trường ĐHBK HN.
- Đơn vị E621 F338. Sau 2 tháng chuyển về C198 E260 F361, chiến đấu tại chiên trường A, ( Trắc thủ Ra Đa pháo phòng không 57ly )
- Tháng 11-1972 đi học sỹ quan tại C73 D9 Trường Sỹ quan phòng không, không quân - Hà tây.
- Tháng 10 -1974 chuyển về học K18 khoa  VTĐ
- Kết nạp Đảng ngày 2-4-1974 tại trường sỹ quan PKKQ.
- Hiên đang là Chánh văn phòng câu lạc bộ các nhà nghiên cứu kinh dịch Thăng long, Chánh văn phòng phụ trách phía bắc Trung tâm lý học Đông phương.

Lê Ngọc Hợt, SV lớp MT69



 

CCB Trần Nguyên Bá

Đây là thư (mail) (số 1) của CCB Trần Nguyên Bá gửi đồng thời cho Nguyễn Dũng và cho blog k14vt vào lúc 10:19 Thứ Tư, 23 tháng 5 2012:


Gửi anh Dũng                                                                             
Tôi : Trần nguyên Bá
Sinh ngày 02/01/1952
Nơi sinh : Xã Liêm Hải – Trực Ninh – Nam Định
Trú quán: Số nhà 304 Khu A1 TT Cổ Lễ - Trực Ninh – Nam Định
Trần Nguyên Bá trước ngày nhập ngũ
Hộ khẩu thường trú: Số 2 B10 Đầm Trấu – Bạch Đằng – HBT – HN
Quá trình học tập tham gia chiến đấu và công tác như sau:
-  Tháng 8 năm 1969 nhập học tại lớp máy tính K14 khoa vô tuyến địên tử trường ĐHBK Hà Nội
-    Nhập ngũ ngày 26/08/1970 trung đoàn Thu đô- Sư Đoàn 320B
-   Đến tháng 11 năm 1970 chuyển về đại đội 15 tiểu đoàn 1 trung đoàn 238 sư đoàn 367 Quân chủng phòng không và tham gia chiến đấu tại chiến dịch Nam Lào.
-   Sau chiến dịch cả tiểu đoàn 1 chuyển về trung đoàn 243 Sư 377 Quân chủng phòng không  bảo vệ tuyến đường 20 Quyết Thắng
-   Năm 1972 chuyển về an dưỡng tại đoàn an dưỡng Quân chủng phòng không tại Đông Anh Hà Nội.
-   Năm 1973 về trường ĐHBK tiếp tục học tại K18 Vô tuyến điện tử
-  Ra trường công tác tại Công ty Bách hoá - Điện máy tỉnh Hà Nam Ninh
-  Nay được nghỉ chế độ chính sách của nhà nước

Thông tin khá đầy đủ, tiếc nhất chưa gửi ảnh hiện tại và khi trong quân ngũ (nếu có). Còn ảnh thời SV tớ sẽ lấy từ blog ra hộ.
Mong các CCB khác cũng làm ngay như TNBá.

Thông tin về LS ra đi từ lớp BD K14

Thông tin về liệt sĩ đã từng học ở lớp BD K14

1. Nguyễn Tư Thảo
Như Dũng đã có thông tin là khá đầy đủ vì bọn tớ cũng không có nhiều thông tin về Thảo lắm. Còn ảnh thì rất tiếc ngày ấy khi hết năm thứ nhất bọn mình chụp ảnh quá xấu, tớ còn một ảnh nữa chụp trong sân trường nhưng cũng không được rõ lắm. Cách đây hơn 10 năm tớ gặp em trai của Tư Thảo tên là Hòa (làm ở Công ty phát triển nhà ở Bộ Quốc Phòng). Sau vài câu chuyện vớ vẩn thì nhận ra là em của Thảo, hỏi thăm về tin tức của Thảo thì Hòa cho biết gia đình đã tìm trên chương trình tìm đồng đội của TH Quân đội nhưng vấn chưa tìm được (cho đến thời điểm ấy) và cũng cho biết thêm là gia đình không hề có một ảnh nào của Tư Thảo.
Theo tớ được biết thì Hòa (em của Tư Thảo) đã nghỉ hưu, tớ sẽ nhờ người hỏi hộ xem hiện nay Hòa ở đâu để hỏi xem có thêm thông tin gì về Thảo không nhé.

2. Nguyễn Đức Thao
Sinh năm 1952
Quê: Thủy Nguyên, Hải Phòng
Nhập ngũ: 26 - 8-1970
Đơn vi: B1, C3, D18, Sư 320
Năm 1973 thuộc thông tin Pháo binh Trung đoàn 54 sư 320 Tây Nguyên
Sau khi giải phóng Tây Nguyên (giải phóng xong Cheo Reo Phú Bổn, Phú Túc, Củng Sơn) khoảng đầu tháng 4 năm 1975 trên đường chuyển hướng vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, xe pháo bị trúng mìn hất xuống suối và hy sinh. Thông tin này tớ được Nguyễn Đức Cửi học lớp Điện tử ứng dụng K14 (người cùng nhập ngũ và cùng đơn vị với Thao) kể lại
Thao không hề có một ảnh nào chụp cùng các bạn trong lớp.
Ngoài các thông tin trên tớ cũng không biết gì thêm.

3. Bùi văn Vững (tớ sẽ có thông tin sau)
 

Lan man 19 tháng 5


Thứ ba, ngày 22 tháng năm năm 2012
Lời của người xưa và thời hội nhập
 Hiệu Minh
           "Cụ Hồ không sinh ra nước Việt Nam nhưng là người viết tên Việt Nam trên bản đồ thế giới sau 100 năm nô lệ thời Pháp và ngàn năm Bắc thuộc. Cụ xứng đáng có một chỗ đứng ở thành phố này giống tháp bút Washington giữa thủ đô Hoa Kỳ"
…..
          Cháu hỏi tôi, cụ Hồ nói gì mà có giá trị trường tồn. Tôi bảo, nếu con người biết sống vì số đông nhân loại, thì có thể để lại những giá trị nhân văn cho muôn đời, kể cả những lời phát biểu.
          Đứa con bỗng hỏi “Liệu cụ có sống lại được không?” vì cậu vừa thăm người trong quan tài bằng kính như đang nằm ngủ.
          Nhìn những làn xe đi lại như mắc cửi cạnh quảng trường Ba Đình đang xây dở, những tiếng còi xe inh ỏi, cuộc sống nhộn nhịp của Hà Nội thay đổi từng giờ, bỗng trong tôi có ý nghĩ lạ lùng.
          Ừ nhỉ, nếu như hôm nay, cụ Hồ bỗng nhiên từ trong lăng bước ra và nhìn đất nước sau hơn 40 năm đi xa, thì không hiểu cụ có nhận ra đất nước này.
          Di chúc để lại “Còn non, còn nước, còn người. Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay” có thể đã đúng.
          Thời xưa chỉ có xe đạp lác đác ở Hà Nội, nay đầy đường xe máy, ô tô sang trọng. Những nhà cao tầng, những khách sạn năm sao, những khu nhà sang trọng, căn hộ triệu đô khắp đây đó. Sự thay đổi chóng mặt và không thể nhận ra.
          So với những năm 1960-1970, từ một nước đói nghèo, thu nhập bình quân vài chục đô la/người/năm thì đúng là GDP của Việt Nam đã hơn mấy chục lần.
          Từ một nước đi xin bo bo, bột mỳ để cứu đói, nay thành quốc gia nhất nhì về xuất khẩu gạo trên thế giới.
          Từ một nước với 85% dân số sống dưới mức nghèo khổ (dưới 1$/người/ngày), nay tỷ lệ đó chỉ còn trên 10% sau hơn 30 năm đổi mới.
          Tôi tin cụ Hồ sẽ vui vì giấc mơ trong di chúc năm nào “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” đã thành hiện thực với phần đông dân số.
Những bất cập của sự phát triển
          Nhưng tôi tin, nếu đi từ phía lăng, qua quảng trường Ba Đình lịch sử đã mấy lần xây đi xây lại, cụ không dám qua đường vì giao thông hỗn loạn. Kiến trúc cảnh quan bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường, còi xe inh tai nhức óc. Hà Nội thanh bình của cụ Hồ đã khác xưa nhiều, thủ đô méo mó và tạp nham.
          Có thể do người lãnh đạo thời nay không còn tầm nhìn xa, hoặc giáo dục cách làm người đã bị bỏ qua. Họ chỉ lo thành tích cho chữ CON mà quên mất phần NGƯỜI. Mọi bất cập của xã hội cũng từ đó mà ra, từ cấp cao tới dân thường, từ trí thức đến công nhân và nông dân, thậm trí cả trẻ em.
          Văn hóa quốc gia đang đi vào ngõ cụt. Tiền vào đầy nhà nhưng văn hóa vẫn còn ngoài cổng, như ai đó đã nói.
          Thời còn là Chủ tịch nước, cụ Hồ luôn đưa ra những lời chỉ bảo đơn giản cho người dân vốn còn ít học hành, trăn trở về dung dưỡng cách làm người.
          Ngay từ tháng 6-1949, khi bàn về Cần Kiệm Liêm Chính, ông Hồ đã nói rất kỹ về chữ người và làm thế nào trở thành một người theo đúng nghĩa.
          “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người.
          Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người dưới.
          Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết. Phải học người và giúp người tiến tới.
          Phải thực hành chữ Bác – Ái.
          Đối với việc, phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà.
          Đã phụ trách việc gì, thì quyết tâm làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm.
          Bất kỳ việc to, việc nhỏ, phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết tâm làm cho thành công.
          Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh.
          Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm.
          Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước, lợi cho nước tức là lợi cho mình, dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to”.
Chỉ cần đọc kỹ đoạn trên, học theo thì cũng đủ xây dựng một Việt Nam vững mạnh trên thế giới.
Người bạn kể về chuyến thăm Hà Nội sau mấy năm ở nước ngoài. Anh có dịp đi khá nhiều nơi. Đập vào mắt anh là đâu đâu cũng thấy những câu khẩu hiệu đỏ loẹt “Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ở cơ quan bộ, công an phường, tại trụ sở quận.
Nhớ lần anh đi xin ngừng nộp thuế tiền cho thuê nhà, tiếp anh là một cán bộ trông rõ là trí thức. Biết là cần có chứng thực của công an phường là họ đã kiểm tra tại chỗ, khách đã đi khỏi và trả nhà, nên anh đưa cái giấy có dấu đỏ chót, tin là không còn gì phải làm nữa.
          Nhưng vị này hỏi. thế vợ đã biết chưa. Anh bảo, vợ đang ở nước ngoài. Anh ta nói, để trả được nhà cần có chữ ký của hai vợ chồng vì lúc cho thuê cả hai đã ký. Nhận lại nhà thuê cũng phải có sự đồng ý của vợ.
Tới đây thì anh hiểu cần phải làm gì. Đây là nền hành chính được gọi Hành là Chính. Bạn đọc cũng đoán ra làm thế nào anh bạn có cái giấy chứng nhận ngừng nộp thuế sau năm phút.
Chỉ có điều ngạc nhiên, vị cán bộ kia lấy tay gạt mấy tờ 100.000 đồng vào ngăn kéo, mà không thèm ngước lên ảnh cụ Hồ và dòng chữ phía dưới “Cần Kiệm Liêm Chính Chí Công Vô Tư” được treo trang trọng trên tường, ngay trước mắt anh.
Thời của cụ Hồ làm lãnh đạo, không có kẻ nào có thể ngang nhiên ăn bẩn của dân như thế.
Trong các trường đào tạo Công an hay Cảnh sát, thế nào bạn cũng thấy 6 lời dạy dán khắp nơi “Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính// Đối với đồng sự phải thân ái, giúp đỡ. // Đối với chính phủ phải tuyệt đối trung thành.// Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép // Đối với công việc phải tận tụy //Đối với địch phải cương quyết, khôn khéo”.
Giá như cụ Hồ vi hành thời nay và về quê Nam Đàn thế nào cũng thấy dọc đường, cảnh sát dừng xe hơi, bất kỳ có lỗi hay không có lỗi, lái xe đưa cái bằng và quyển sổ, trong đó kẹp tờ 50.000đ hay 100.000đ. Bằng sẽ được trả lại với nụ cười tươi của cả hai bên.
Nếu cụ hỏi người mặc quân phục, liệu có nhớ lời người xưa, thì sẽ thấy những người bảo vệ chế độ đọc vanh vách. Học không đi với hành là thế.
Học người xưa như thế nào trong hội nhập
       Cụ Hồ đã để lại cho hậu thế một gia sản về tri thức và văn hóa khổng lồ. Chỉ cần học thuộc vài điều đơn giản như cụ dạy các cháu nhi đồng “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào//Học tập tốt, lao động tốt//Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt//Giữ gìn vệ sinh thật tốt,//Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là đã đủ.
          Giương cao ngọn cờ, treo khẩu hiệu mà vẫn nhũng nhiễu dân, cầm phong bì, ăn hối lộ, chắc sẽ được một hình ảnh phản cảm của “đầy tớ nhân dân”. Thượng bất chính hạ tắc loạn, lời người xưa cấm sai bao giờ.
Nếu sống lại, cụ Hồ sẽ nói, thời của cụ đã xa lắm rồi, vì lúc đó, người dân sống với nhau bằng tình cảm, làm việc, chiến đấu vì cái chung, cùng kẻ thù, cùng mục đích nên đoàn kết rất dễ.
Thời của toàn cầu hóa, sự ứng xử của xã hội phải khác vì liên quan đến tiền bạc và lợi ích. Không thể quản lý đất nước dựa trên tình cảm như trước mà phải dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi.
Thay các khẩu hiệu đó, nên là những bộ luật chặt chẽ, để tiến tới một nhà nước Pháp quyền. Thời đại internet, bùng nổ thông tin, sự bạch hóa là cần thiết, không thể quản lý xã hội theo ý định của bất kỳ một cá nhân nào.
Trong thế giới văn minh và hội nhập cần có nhà nước pháp quyền. Đó là thể chế mà mọi quyền lực nhà nước đều bị pháp luật chế ước chặt chẽ, bao gồm cả quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.
Người dân có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm, nhưng Nhà nước dứt khoát chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
Đang lan man nghĩ ngợi trên quảng trường Ba Đình, cu cậu lớn giật áo và hỏi, thế nào là “muôn năm”. Muôn năm nghĩa là long live hay forever – là mãi mãi, tôi giải thích đại khái cho cháu như vậy.
Cháu bảo sao bên Mỹ không thấy các khẩu hiệu đỏ nhiều như thế này. Tôi lặng lẽ và chợt nhận ra, George Washington hay Thomas Jefferson, dù có con riêng với nô lệ, vẫn luôn được kính trọng không phải do những khẩu hiệu trên phố, trong trụ sở chính phủ, mà chính là chế độ pháp trị làm nên sức mạnh Hoa Kỳ. Vì họ biết thông dịch lời thông thái của người xưa bằng ngôn ngữ của luật pháp “Mọi người đều có quyền bình đẳng…”.
          Để cho nước CHXHCN VN trường tồn và sự nghiệp của HCM sống mãi thì có thể kẻ khẩu hiệu, kêu gọi trên bục, như chúng ta đã và đang làm. Nhưng chỉ khẩu hiệu suông thì khó mà giữ cho sự mãi mãi.
          Quan trọng hơn cả, là cần xây dựng xã hội dựa trên nền tảng luật pháp rõ ràng, chính phủ minh bạch, mới mong một quốc gia vững mạnh như cụ Hồ từng mong ước. Chuyện “muôn năm” và “sống mãi” cũng từ đó mà ra.

HM. 19-05-2012
(Tiêu đề do tớ đặt) 
Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-05-21-loi-cua-nguoi-xua-trong-thoi-hoi-nhap 
(Báo điện tử lề fải)
hoặc:   http://www.tinnhanhviet.com/Tin-nhanh/Loi-cua-nguoi-xua-trong-thoi-hoi-nhap/2829003
(báo mạng điện tử). 

22 thg 5, 2012

Bận gì mà nghỉ quá lâu

Bận gì mà nghỉ quá lâu
Đi đâu chăng nữa, nhớ câu Ân Tình.
Nhớ những lúc mới tinh blog
Mọi người vui fút chốc hân hoan...
.... Bây giờ tớ vẫn còn ... xoan...
                   *
                 *   *
Trần Hoàng ơi hỡi Trần Hoàng
Thơ hay như thế 'đình đoàng' ở đâu ?
Ở đâu thì mặc ở đâu
Hãy về đây nổ nhiều câu đàng hoàng!
                     *
                  *    *
Thu Phương nữa, đi đâu không thấy ... dép
Để mình ta lẹp bẹp với log leo
Ra sức chống, ra sức chèo, ra sức đỡ
Mà vẫn như thằng dở chốn Tỳ Kheo (trong Tây du ký).

'Nỗi Niềm' của Trần Quang Ngân


Như đã kể từ lâu, trước khi vào Quảng Trị dự lễ kỷ niệm ‘81 ngày đêm oanh liệt bên Thành cổ’ và ‘40 năm giải phóng Quảng Trị’, CCB Trần Quang Ngân … bia bọt với tớ và ngỏ lời muốn tặng anh chị em k14vt đứa con tinh thần thứ 2: tập thơ rất nỗi niềm, mang tên NỖI NIỀM của anh.

Dù 30/4 đã đi qua, song chiều nay, nhờ sự giú đỡ tận tình của nhà thơ, nhà văn VŨ THẢO NGỌC, tớ mới nhận đc bản thảo tập thơ này.

Trước hết xin fép toàn thể anh chị em cựu sinh viên K14 khoa Vô Tuyến – Điện tử, trường ĐHBK HN cho fép mình đc thay mặt để chân thành cảm ơn tấm lòng vàng của chị Thảo Ngọc.

Hy vọng sẽ dần dần đăng trình cùng các bạn. Hôm nay xin giới thiệu ‘Lời đầu sách’ của Vũ Thảo Ngọc, viết cho tập thơ này.

Lời đầu sách
NỖI NIỀM - một tiếng thơ của lòng nhân ái

        Tôi có cơ duyên được biết Trần Quang Ngân nhờ công việc khi còn công tác ở Hội VHNT ở Quảng Ninh, dù bây giờ tôi vẫn... Quảng Ninh, nhưng anh em mỗi người một việc. Tập thơ lần trước: Một thời ra trận của anh đã in cách đây mấy năm được bạn bè rất khen.
Bây giờ, hình như, vâng, hình như cái thôi thúc, cái niềm đam mê đó tưởng dừng hẳn khi anh từng nói "chỉ in một tập kỷ niệm cho vui". Nhưng anh lại tiếp tục trình làng tập Nỗi niềm-cái tên giản dị tôi đã...chê phắt.
Nhưng xin thưa với bạn đọc, tập NỖI NIỀM của Trần Quang Ngân lần này thực sự là một tiếng lòng nhân ái của người thơ, của tình thơ một người cựu binh già, một thi nhân đã vào tuổi lục tuần vẫn mặn mà với duyên thơ.
Hãy nghe anh bộc bạch, hãy lắng nghe những trường cảm xúc của thi sĩ Trần Quang Ngân qua những cung bậc tình cảm khác nhau về tình nghĩa vợ chồng, anh em, đồng chí, quê hương...Những dòng cảm xúc chan chứa yêu thương, những câu chữ tuy còn vụng dại ... thật như sự thật, lại làm ám ảnh người đọc khi anh viết: “Cuộc đời có ai ngờ/Vợ tôi bệnh hiểm nghèo/Bảy năm trời chạy chữa/Không giữ nổi được người/...Ra cảnh thật éo le/Se lòng người ở lại/Dì chấp nhận làm thê/Nuôi dạy con thay CHỊ...”. - Nỗi niềm
Đó là những câu chữ mộc mạc như bản thân cuộc sống riêng tư của tác giả, nhưng chính sự mộc mạc đó làm nên chất thơ trong anh. Những sự liên tưởng về đời sống, về tình yêu, hạnh phúc luôn là tư tưởng chủ đạo trong sáng tạo của Trần Quang Ngân. Ta hãy nghe những tình cảm dung dị đó trong từng câu chữ như: Qua Rằm, Tết vẫn còn xuân/Bài thơ bạn gửi mới gần thuộc thôi/Chờ mong người sẽ tới chơi/Túi thơ, bầu rượu đất trời ngả nghiêng- Nhớ bạn- Hoặc: Mồng tám tháng ba/Anh lại  tặng em/ bông hoa nhỏ...-Tặng 8.3
một mạch khác, anh viết về một thời sinh viên ra trận, những người bạn đồng môn giờ đã luống tuổi, những mái tóc xanh thuở hai mươi đã thay thế là những mái tóc muối tiêu, gặp nhau trong lễ kỷ niệm 55 năm tháng ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong ngày trở lại chiến trường Quảng Trị khói lửa khốc liệt ngày nào, những câu thơ không khỏi day dứt lòng ai: “Thu nay trở lại trường ta/Đến trước tượng đài dâng vòng hoa/Balo-sách-mũ còn nguyên đó/Cúi đầu vĩnh biệt người đi xa...”-Trở lại trường. Hoặc : “Chiều nay ta đến Vũng Rô/ Chẳng thấy sóng biển vỗ bờ xôn xao?...Con tàu không số, vô danh cập bờ/Vũng Rô luỹ thép thành đồng...” - Đến Vũng Rô
Đó là những tháng năm hào hùng và thật đáng trân trọng của một thế hệ trí thức Việt Nam, Trần Quang Ngân chỉ khắc hoạ một nét nho nhỏ nhưng để lại trong lòng chúng ta về một niềm tự hào Dân tộc to lớn và sâu sắc nhường nào. Niềm kính trọng các thế hệ sinh viên sẵn sàng rời giảng đường Đại học cầm súng lên đường bảo vệ Tổ quốc không một chút ngại ngần. Những lời  thơ còn giản dị ở con chữ, nhưng nói lên được bao điều, có tác dụng tốt nhằm giáo dục tinh thần cách mạng cho đời sau rất có giá trị.
Ở nhiều trạng huống khác, Trần Quang Ngân đã dâng cho đời những câu thơ chân chất, mộc mạc mà thật chan chứa niềm tự hào về gia đình, dân tộc, làng xóm quê hương, như cảm xúc khi con được kết nạp Đảng, cảm xúc về lại chiến trường xưa, về trường cũ, về người vợ thân yêu, về những đứa con ngoan, những đồng chí tốt...
 Đọc NỖI NIỀM, ta dễ gặp được sự đồng cảm từ những điều dung dị và niềm nhân thế sâu sắc từ Trần Quang Ngân, hy vọng bạn đọc sẽ đón nhận NỖI NIỀM với tất cả niềm trân quý của một người làm thơ chân chính./.

                                               Hà Nội, 12/11/2011
                                                  Nhà văn Vũ Thảo Ngọc        
 Nhà văn Vũ Thảo Ngọc

Vài nét về Nhà văn Vũ Thảo Ngọc: Chị quê ở làng Mộ Trạch (thường gọi là làng Tiến sỹ), xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Chị từng làm công nhân Mỏ than Cọc Sáu. Sau khi tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du - khoá 6, thuộc Đại học văn hoá Hà Nội, (sau đổi thành: Khoa lí luận Sáng tác), chị về làm Thư ký Tòa soạn Báo Hạ long (tờ báo của Hội Văn nghệ Quảng Ninh) và là Phó Chủ tịch Hội văn nghệ Quảng Ninh. Hiện, chị công tác tại Tập đoàn Vinacomin.

Nhà văn Vũ Thảo Ngọc là tác giả của hơn chục đầu sách với các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ, được xuất bản từ 1997 đến nay. Chị đã được nhiều giải thưởng văn học của Trung ương và địa phương. Từ tháng 1/2011 chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nỗi Niềm
             TQN
             (Tặng vợ và các con nhân ngày 20/10/2011)

Năm bảy tư lấy vợ
Hơn tháng trời gần nhau
Chẳng có tin vui gì
Để tặng người đi xa
             
Chiến tranh đã đi qua
Người lính trẻ về quê
Niềm hạnh phúc tràn trề
Bõ tháng ngày mong đợi.
             
Thế là vợ mang thai
Sinh được cậu con trai
Vào đầu năm bảy sáu
- Mình được làm cha rồi!
              
Cuộc sống cứ sinh sôi
Tôi được hai con nữa
Cho thêm vui cửa nhà
Chẳng ai muốn rời xa...
              
Cuộc đời có ai ngờ
Vợ tôi bệnh hiểm nghèo
Bảy năm trời chạy chữa
Không giữ nổi được Người
              
Người ra đi thiệt phận
Còn tôi thì lận đận
Gà trống phải nuôi con
Ba đứa còn lít nhít
             
Gia cảnh thật éo le
Se lòng người ở lại
Dì chấp nhận làm thê
Nuôi dạy con thay chị.
            
Tháng năm hiền trôi đi
Mọi người lo tần tảo
Chăn lợn lại nuôi gà
Mớ rau bán chợ xa.
           
Biết cảnh nhà như thế
Các con tôi đều ngoan
Chăm học lại chăm làm
Nghe Mẹ Dì dạy bảo       

Đứa lớn cùng đứa nhỏ
Góp sức cùng mẹ dì     
Tăng thêm phần thu nhập
Mưu sinh cho gia đình

Hai con gái cần cù
Trưa hè cắt cỏ gừng
Chiều gánh nước tưới rau
Tảo tần cùng hôm sớm

Tối cơm xong lại ngồi
Cùng bó rau, nhặt cỏ
Sớm mai quẩy đi chợ
Nồi cơm thêm đầy hơn...

Khó khăn dần lùi xa
Mẹ dì như mẹ đích
Các con cùng khôn lớn
Trọn đầy bên mẹ cha.

Chuyện nhà tôi là vậy
Bút, mực nào tả hết
Bao gian nan vất vả
Hạnh phúc tròn trên tay...
                     Uông Bí, ngày 19.10.2011
 
                                       Trở lại trường
                                                         "Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy
                                                          Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên"
                                                                             Lưu Trọng Lư.

                                       Bốn mươi mùa thu đã qua rồi
                                       Tháng, năm lặng lẽ cứ êm trôi
                                       Buồn, vui nỗi nhớ bao ngày ấy
                                       Như vẫn còn đây, trong chúng tôi
                                                         * * *
                                       Cái thuở học trò đâu còn nữa
                                       Tạm gác bút nghiên, vào tuyến lửa
                                       Chiến đấu kiên cường, giặc khiếp sợ
                                       Anh hùng giữ chốt, sức trẻ xưa
                                                       * * *
                                       Thu nay trở lại trường của ta,
                                       Đến trước tượng đài dâng vòng hoa,
                                       Ba lô- sách - mũ (*),  còn nguyên đó
                                       Cúi đầu vĩnh biệt người đi xa…
                                                        * * *
                                       Đồng đội xa nhau bao nỗi nhớ
                                      Vẫn cứ hồn nhiên: Tao - mày - tớ
                                      Sinh viên - người lính tóc phai màu
                                      Chiến công đọng lại cháy vần thơ.
                                                                                 Bách Khoa, ngày 6/9/2011
(*) Tượng đài sinh viên trường Đại học Bách Khoa: trên ba lô là quyển sách vở, mũ người lính úp trên quyển sách.