5 thg 4, 2013

Ông Vươn 'không đồng tình' kết luận VKS

Cập nhật: 11:19 GMT - thứ năm, 4 tháng 4, 2013


Ông Vươn nói quyết định của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng là vi hiến, trái pháp luật
Ông Đoàn Văn Vươn đã bác bỏ bản luận tội của đại diện Viện Kiểm sát trong phần tự bào chữa cuối phiên xử ngày 4/4.
Báo trong nước dẫn lời ông Vươn nói có một số chi tiết không được nêu ra hoặc bị làm sai lệch trong bản giám định thương tích của bên bị hại.
Theo ông Vươn, lực lượng bị hại là lực lượng đi làm công vụ, do đó bản giám định phải chứng thực là thương binh nếu bị tổn hại trên 21% sức lao động, dưới mức đó thì là thương tật, nhưng kết luận điều tra, cáo trạng đều không có.
Mặt khác, ông Vươn nói đã chỉ đạo Đoàn Văn Quý chỉ được nhồi vào tút đạn 2,5 - 3 mm để tránh gây chết người. Tuy nhiên, vết thương giám định của các bị hại lại nói đây là đầu đạn 5,5 mm.
Ông này cũng cho rằng quyết định cưỡng chế thu hồi đàm bãi do Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng đưa ra là vi phạm hiến pháp và trái pháp luật, dựa theo các điều khoản trong Luật Đất đai, Luật Khiếu nại Tố cáo, theo báo trong nước.

'Tranh tụng căng thẳng'

Phiên tòa sáng ngày 4/4 xảy ra khá căng thẳng, theo tường thuật của luật sư Trần Đình Triển, người có mặt và tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa.
"Phần trình bày lời bào chữa của các luật sư và phần tranh tụng là hết sức căng thẳng, chủ tọa phiên tòa có khi lấn sân đại diện Viện Kiểm Sát để tranh tụng với luật sư và không ngớt lời cắt,chặn lời luật sư," ông Triển viết trên trang cá nhân.
"Nhiều nội dung cháy bỏng cả về nội dung và tố tụng sai phạm từ thẩm quyền, điều tra, xét xử, định tội danh, có tội hay không có tội, phạm tội nào, công vụ hay không công vụ?"
"Sự liên quan giữa việc cưỡng chế đất với các quan chức tham nhũng, kết hợp với sự thiếu vắng của thủ tục tố tụng hợp pháp cũng như pháp luật là điều đang khiến vụ việc vang dội trong tâm trí những người dân Việt Nam," "
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc HRW tại Châu Á,
Các luật sư bảo vệ, bào chữa cho ông Vươn và ông Quý cho rằng, hành vi của thân chủ là bảo vệ quyền lợi chính đáng và việc dựng hàng rào khu vực nhà Đoàn Văn Quý là để bảo vệ khu đầm bãi chưa bị thu hồi.
Các luật sư khác bào chữa cho các ông Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ nói hành vi chống đối của anh em ông Vươn là chống lại hành vi sai pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng, mặc dù cho rằng "mang cái sai chống lại cái sai" là trái pháp luật.
Theo các luật sư này, phản ứng nổ ra trong lúc anh em ông Vươn ở trạng thái bức xúc vì không được chính quyền sở tại xử lý, giải quyết và nên xem đây là tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.
Trong phiên xử buổi sáng cùng ngày 4/4, Viện Kiểm sát đã ra đề nghị phạt ông Đoàn Văn Vươn 5-6 năm tù giam, ông Đoàn Văn Quý từ 4 năm 6 tháng - 5 năm tù và Đoàn Văn Sịnh 3 năm 6 tháng-4 năm tù.
Đoàn Văn Vệ, được cho là mới "chuẩn bị phạm tội" nên được đề nghị mức phạt thấp nhất là 20-30 tháng tù, cho hưởng án treo.
Cơ quan công tố cũng đề nghị án phạt vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương 15-18 tháng tù treo và 18-24 tháng tù treo cho em dâu ông, bà Phạm Thị Báu.

'Không thể tha thứ'

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đã lên tiếng về phiên xử trong thông cáo mới nhất gửi đến báo ngày 4/4.
"Sự liên quan giữa việc cưỡng chế đất với các quan chức tham nhũng, kết hợp với sự thiếu vắng của thủ tục tố tụng hợp pháp cũng như pháp luật là điều đang khiến vụ việc vang dội trong tâm trí những người dân Việt Nam," Phó giám đốc HRW tại Châu Á, ông Phil Robertson viết.
"Hành động bạo lực của Đoàn Văn Vươn và các bị cáo khác không thể được tha thứ, nhưng những sự việc thế này là tín hiệu cảnh báo quan trọng với chính phủ Việt Nam về hậu quả của việc cho phép các quan chức vi phạm nhân quyền vô tội vạ.
"Việc những người dân thường bị trấn áp và trong một số trường hợp, tạm giam trong lúc tụ tập trước tòa án đã cho thấy chính quyền chỉ muốn bỏ lại vụ việc phía sau mà không muốn học bất cứ điều gì về tính cấp thiết của việc đảm bảo nhân quyền và pháp quyền tại Việt Nam."

Tại sao người Công giáo ủng hộ ông Vươn

Cập nhật: 15:37 GMT - thứ năm, 4 tháng 4, 2013

Buổi cầu nguyện cho ông Đoàn Văn Vươn và gia quyến hôm 31/3
Lễ cầu nguyện cho ông Vươn và gia quyến diễn ra hôm 31/3
Trong những ngày qua, nhiều nhân sỹ, trí thức và công luận nói chung đã lên tiếng ủng hộ, bênh vực gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Trong số đó, có không ít người Công giáo.
Tối 31/03/13, tại Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội đã có một thánh lễ cầu nguyện cho ông Vươn và gia đình. Buổi cầu nguyện này đã quy tụ rất đông người, trong đó có một số nhân sỹ, trí thức như giáo sư Ngô Đức Thọ, tiến sĩ Nguyễn Quang A và nghệ sỹ Kim Chi.
Trước đó, vào ngày 29/03/13, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên Giám mục Giáo phận Hải Phòng và Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã gửi một văn thư cho Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng.
Văn thư này đã nêu lên các sai trái của chính quyền và mất mát về vật chất và tinh thần mà gia đình ông Vươn phải chịu từ những việc làm phi pháp đó cũng như yêu cầu ‘trả tự do và được bồi thường thiệt hại thỏa đáng’ cho họ.
Tại sao các Giám mục Việt Nam và người Công giáo bày tỏ cảm thông và lên tiếng bênh vực gia đình ông Vươn như vậy?

Bênh vực người bị áp bức

Trong văn thư của mình hai vị Giám mục cho biết họ đã nhận được lời kêu cứu của đại diện gia đình ông Vươn – một gia đình Công giáo, thuộc Giáo phận Hải Phòng – và ‘cảm thấy thật thiếu sót nếu không cùng với công luận gửi văn thư này lên quý vị về phiên tòa lịch sử’.
Do đó, có văn thư và thánh lễ trên phần vì gia đình ông Vươn là những người Công giáo.
"Từ khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng Francis luôn nhấn mạnh và có những cử chỉ hướng tới người nghèo, những kẻ đơn côi hay những ai đang phải chịu tù tội."
Nhưng đây không phải lý do chính yếu làm Giáo hội và người Công giáo đồng cảm và ủng hộ ông Vươn và người thân.
Trong bài viết của mình sau khi tham dự buổi cầu nguyện cho gia đình ông Vươn được lưu hành nhiều trên mạng, nghệ sỹ Kim Chi nói rằng nghệ sỹ thấy ‘lòng rộn vui vì chỉ trong vòng ít phút mà người đã đến đông kín cả trong và ngoài phòng nguyện. Điều này chứng tỏ tình thương con người vẫn dành cho nhau nhiều lắm’. Cũng như ‘rất mừng khi thấy tinh thần hiệp thông mạnh mẽ của các linh mục, tu sĩ và giáo dân ở đây với các gia đình nạn nhân’.
Đúng vậy, người Công giáo lên tiếng, hiệp thông với ông Vươn và gia đình vì việc cầu nguyện, liên đới, bảo vệ những người nghèo khổ, cô thế, cô thân, những người bị áp bức là một lời mời gọi – nếu không muốn nói là bổn phận – của họ.
Tin Mừng mà Chúa Giêsu loan báo là Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, bị giam cầm, bị áp bức. Từ khi được bầu làm Giáo hoàng, Đức Giáo hoàng Francis luôn nhấn mạnh và có những cử chỉ hướng tới người nghèo, những kẻ đơn côi hay những ai đang phải chịu tù tội.
Giáo hội lập ra Ủy ban Công lý và Hòa bình cũng nhằm để lên tiếng và bênh vực cho những người vô tội, yếu đuối bị áp bức, bị bất công đối xử. Giáo hội và người Công giáo nhận thấy rằng gia đình ông Vươn là một trong những người đó.
Văn thư của Đức cha Thiên và Đức cha Hợp đã nêu rõ hành vi sai trái có hệ thống và thái độ, hành động bạo quyền của chính quyền và chính những điều đó đã đây đưa một dòng họ vào vòng lao lý, tù tội.

Không thờ ơ với đất nước

Vì đặc tính và sứ vụ ấy của mình, dù không làm chính trị, Giáo hội không hề thờ ơ với tình hình đất nước. Ngược lại Giáo hội luôn quan tâm, nỗ lực kiếm tìm giải pháp tích cực dựa trên giáo huấn xã hội của Giáo hội qua đó góp phần nhỏ của mình vào công cuộc xây dựng một đất nước phát triển, dân chủ và nhân ái.
Ông Đoàn Văn Vươn và người thân ra tòa hôm 2/4
Giáo hội đã cảnh báo chính quyền về nguy cơ bùng nổ mâu thuẫn liên quan tới đất đai
Và có thể nói vụ ông Vươn – từ nguyên nhân, bối cảnh, diễn tiến của vụ việc đến đối tượng trực tiếp hay gián tiếp liên can – lột tả được nhiều khía cạnh của thực trạng của xã hội Việt Nam mà Giáo hội đã nhiều lần lên tiếng trước đó.
Chẳng hạn, trong bản Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay vào tháng 5 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có ý kiến về tình hình đất nước trong chín lĩnh vực khác nhau, trong đó có luật đất đai.
Ủy ban này nhận định rằng ‘luật đất đai hiện hành, vừa đi ngược tự nhiên, vừa không tôn trọng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Đó là nguyên nhân của khoảng 80% các khiếu kiện trong nước’.
Việc ‘quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân đã phát sinh đặc quyền, đặc lợi của chính quyền trong việc quy hoạch và thu hồi đất cho các dự án, tước mất quyền căn bản của người dân’. Hơn nữa, nay có tình trạng ‘dùng vũ khí chống lại việc thu hồi đất’.
Liên quan đến lĩnh vực luật pháp, Ủy ban này chỉ ra rằng ‘Việt Nam có một hệ thống pháp luật đồ sộ, nhưng không hiệu quả từ lập pháp đến hành pháp, vì thiếu sự công khai, minh bạch, và nhất là thiếu sự độc lập về tư pháp’.
Hơn nữa, ‘việc áp dụng luật pháp chưa nghiêm minh và tùy tiện, nhất là ở cấp địa phương, đã dẫn đến những oan sai và đôi khi đẩy người dân đến bước đường cùng’.

'Bất cập, phi lý'

Vào tháng 11 năm 2012, Ủy ban Công lý và Hòa bình cũng ra một Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay, nêu cụ thể bảy tệ nạn đang xảy ra tại Việt Nam. Trong đó trong đó tình trạng ‘xử án bất công’, ‘dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự’ và ‘tham nhũng thành quốc nạn’.
"Văn thư của Tòa Giám mục Hải Phòng và Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi cho Tòa án Hải Phòng cũng đề cập đến ‘luật đất đai bất cập’ và việc dùng bạo lực trong vụ cưỡng chế đầm ông Vươn."
Văn thư của Tòa Giám mục Hải Phòng và Ủy ban Công lý và Hòa bình gửi cho Tòa án Hải Phòng cũng đề cập đến ‘luật đất đai bất cập’ và việc dùng bạo lực trong vụ cưỡng chế đầm ông Vươn.
Và mới đây, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã có Bản nhận định và góp ý gửi tới Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó các Giám mục Việt Nam đã thẳng thắn, mạnh mẽ, công khai nêu bật những bất cập, phi lý đang xảy ra tại Việt Nam và những hậu quả của chúng, cũng như kêu gọi phải có những thay đổi căn bản về ‘quyền con người’, ‘quyền làm chủ của nhân dân’, và về việc ‘thi hành quyền bính chính trị’, trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này.
Nêu lên một vài ý kiến, nhận định trước đây của Ủy ban Công lý và Hòa bình để thấy rằng việc Đức cha Vũ Văn Thiên và Đức cha Nguyễn Thái Hợp lên tiếng bảo vệ gia đình ông Vươn không đơn thuần họ là những người Công giáo.
Văn thư của hai vị Giám mục hoàn toàn hợp và nêu bật được quan điểm và vai trò của Giáo hội về đất nước và đối với đất nước.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một trí thứ Công giáo hiện nghiên cứu tại Global Policy ở London, Anh Quốc.

'Đoàn Văn Vươn - từ công lý đến bạo lực'

Cập nhật: 12:21 GMT - thứ bảy, 23 tháng 3, 2013

Ông Đoàn Văn Vươn
Ông Đoàn Văn Vươn bị bắt giữ từ tháng 01/2012 và có thể bị xử với tội danh "mưu sát"
Ở nơi mà công lý không được thiết lập thì bạo lực tất yếu nảy sinh, như là bản năng sinh tồn của con người được kéo dài từ thời động vật hoang dã.
Thế giới hoang dã được thiết lập trật tự dựa trên sức mạnh của bạo lực, một phần của cuộc cạnh tranh sinh tồn.
Trong cùng một loài, do đặc điểm tương tự nhau về nhu cầu thức ăn, nơi cư trú, và bạn tình khiến chúng phải cạnh tranh nhau, vì nguồn lực là hữu hạn.
Không có trọng tài phân xử, không có nguyên tắc cho cuộc chơi, chúng chỉ có thể tự phân xử bằng trận chiến, mà kẻ chiến thắng sẽ có được điều mình muốn, và kẻ thất bại chấp nhận những quyền lợi thấp hơn. Nhưng không có sự tiêu diệt giữa đồng loại.
Loài người tiến hóa hơn tất cả các sinh vật khác trên trái đất về nhu cầu và trí tuệ. Trận chiến giữa con người với nhau có thêm vũ khí, có tính tổ chức, thậm chí cả danh nghĩa cho cuộc chiến. Vì thế nó tàn khốc hơn tất cả mọi cuộc chiến của các sinh vật khác.
Nhu cầu của các sinh vật khác là hữu hạn. Nó chỉ cần ăn no đủ, có một chỗ trú thích hợp, và có đủ bạn tình để đáp ứng nhu cầu giao phối – truyền giống hữu hạn.
Nhu cầu của con người thì vô hạn, không chỉ ăn no mà còn muốn ăn của ngon vật lạ. Không chỉ có chỗ ở, mà còn muốn biệt thự, lâu đài ở khắp nơi. Không chỉ đủ bạn tình để giao phối mà còn để chiếm hữu, thậm chí là hàng ngàn cung tần mỹ nữ!
Nhu cầu vô hạn thì bạo lực cũng vô hạn. Không chỉ dừng lại ở phân xử thắng thua để giải quyết nhu cầu trước mắt, cuộc chiến bạo lực của con người bị đẩy đến mức tiêu diệt lẫn nhau.

'Hậu quả thiếu công lý'

"Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm"
Mới đây thôi, thế kỷ 20 đã chứng kiến vô vàn cuộc chiến tranh. Chỉ hai cuộc Thế chiến, và hai cuộc “cách mạng” của hai nước lớn mà bản chất là thanh trừng kiểu tiêu diệt nhau đã khiến hàng trăm triệu người chết.
Thế chiến I là nguyên nhân của Thế chiến II chỉ sau hai thập kỷ, bởi đòi hỏi bồi thường chiến tranh của bên thắng cuộc đã làm kiệt quệ bên thua cuộc, khơi dậy chủ nghĩa sô vanh và khát vọng trả thù của bên thua cuộc.
Kết thúc Thế chiến II, nước Mỹ - buộc phải tham chiến vì bị tấn công - là một đại biểu của bên chiến thắng đã không đòi bồi thường chiến tranh từ những kẻ thất bại, thậm chí còn rót tiền vào công cuộc Tái thiết châu Âu và Nhật Bản. Hận thù giữa họ chấm dứt, và hòa bình giữa họ sau gần 7 thập kỷ vẫn được duy trì một cách chắc chắn.
Sự khác biệt về hậu quả giữa hai cuộc Thế chiến cho thấy rằng, sử dụng bạo lực để chà đạp và cưỡng đoạt thì sẽ bị đáp trả bởi bạo lực, và vòng xoáy ấy không bao giờ chấm dứt. Nhưng sử dụng bạo lực để vãn hồi trật tự, vì tự do, hòa bình và thịnh vượng chung thì bạo lực thậm chí được ca ngợi, vì đó chính là bảo vệ công lý.
Công lý chính là thứ khiến con người vượt lên trên động vật, nó giúp con người giải quyết tranh chấp mà không cần dùng đến bạo lực như động vật.
Công lý là giá trị chung cho hòa bình và thịnh vượng trong lòng các dân tộc văn minh. Và nó đang trên đường trở thành giá trị chung giữa các dân tộc, để con người thoát khỏi việc tự hủy diệt mang tính loài.
Thiếu công lý thì hòa bình chỉ là tạm thời, và thịnh vượng chung chỉ là giấc mơ.
Vụ Đoàn Văn Vươn
Công an, quân đội và chính quyền Hải phòng trong vụ cưỡng chế đất đai đối với gia đình ông Vươn
Mọi nhà nước thế tục đều tuyên bố rằng mình nắm quyền là vì công lý, vì lợi ích của nhân dân. Nhưng thực tế không đơn giản như thế.
Nhà nước trong hình thức tổ chức của nó là hệ thống các thể chế: quốc hội xây dựng luật và duyệt định hướng chính sách; chính quyền là cơ quan công quyền thực thi chính sách; tòa án được ủy quyền để bảo vệ luật pháp và công lý. Mối quan hệ giữa chúng với nhau được định hình trong hiến pháp.
Nhưng trong trong tính hiện thực của nó, nhà nước nằm trong tay các cá nhân đang nắm quyền: tổng thống Mỹ lúc này là Obama, vị Chánh án Tòa án tối cao Mỹ đương nhiệm là John Roberts…
Khi các thể chế đủ mạnh và đối trọng, kiểm soát lẫn nhau, vai trò của cá nhân là thứ yếu, và nhà nước cai trị bằng luật pháp. Luật pháp chính là hiện thân của công lý ở thời điểm đó. Nếu có điều nào đó bị coi là bất công, sẽ có quy trình cho việc sửa chữa để luật pháp đến gần hơn với công lý.
Khi các thể chế yếu hoặc được đặt sai lệch, như cơ quan công lý đặt dưới cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền lại bị dẫn dắt bởi cá nhân lãnh đạo, đó là lúc luật pháp chỉ để trang trí. Vì cơ quan công lý không còn bảo vệ công lý nữa, mà phải bảo vệ cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền thì phải bảo vệ cá nhân nắm quyền. Công lý bị đánh mất, còn cá nhân lãnh đạo thì tha hồ trục lợi.
Vì nhu cầu của con người là vô hạn, nên sự trục lợi cũng vô hạn. Mà đã vượt qua giới hạn thông thường thì không tránh khỏi việc sử dụng bạo lực, nhân danh quyền lực nhà nước. Và hệ quả là sự phản kháng bằng bạo lực cũng khó tránh khỏi của kẻ bị tước đoạt một cách bất công.

'Nạn nhân hay tội phạm?'

"Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn"
Vụ Tiên Lãng là một ví dụ, khi chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã không hành xử vì công lý trong vụ cưỡng chế đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Gác lại việc chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam đã gần với công lý hay chưa, thì việc thu hồi đất đã là trái với công lý.
Nó không chỉ trái với luật pháp hiện hành – như kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – mà còn tước đoạt niềm tin của dân chúng với nhà nước khi chính quyền Tiên Lãng lật lọng với lời hứa - đã được ghi vào biên bản hòa giải của Tòa án nhân dân Hải Phòng - về việc cho gia đình ông Vươn tiếp tục thuê đất nếu rút đơn, để rồi tổ chức cưỡng chế đất, thậm chí phá hoại tài sản công dân bằng bạo lực sau khi ông Vươn rút đơn.
Khi tổ chức đại diện cho công lý chà đạp lên công lý là lúc con người ta quay về với ứng xử bản năng của loài vật: dùng bạo lực đáp trả bạo lực. Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm. Trong ngôn ngữ pháp lý, tình huống của gia đình ông Vươn được gọi là “phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, khi bị đối xử một cách bất công có hệ thống và không lối thoát.
Tìm cách sửa chữa những bất công, với việc xét xử gia đình ông Vươn một cách công bằng, và sửa chữa những khiếm khuyết về thể chế đã dẫn đường cho sai phạm của chính quyền huyện Tiên Lãng là cách để nhà nước giành lại niềm tin từ dân chúng rằng mình bảo vệ công lý và sẽ theo đuổi công lý. Vì chỉ có công lý mới chấm dứt được vòng xoáy của bạo lực.
Trái lại, nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn.
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện là nhà báo tự do, sinh sống ở Sài Gòn, từng làm việc tại báo Thể thao & Văn hóa và Báo điện tử Vietnamnet.

Các bạn đọc lưu ý: mấy hôm nay các vị cán bộ của Đảng và Nhà nước "bận" trăm công ngàn việc nên không đủ thời gian để theo dõi phiên tòa xử vụ án Tiên lãng vì vậy nên có gì "sơ suất" xin các vị lượng thứ nhé, nốt lần này thui, trước đây vụ án xử nhà Báo Nguyến Việt Chiến, Phạm xuân Quắc, vụ án xử Nguyễn thị Công Nhân, và nhiều vụ án khác họ cũng "bận" nên không chỉ đạo kịp, có gì xin đc lượng thứ, cám ơn các bạn nhiều và lần sau chúng tôi vẫn "bận: đấy, các bạn thông cảm và yên tâm. Chế độ ta là công bằng, dân chủ văn minh mà, đúng như PCT nước nói: "VN dân chủ gấp van lần phương Tây" Nghe lời ru đó các vị nông dân ta sướng quá và ngủ ngay

Về những xác chết biết đi

NĐK blog
NQL: Một bài viết quá hay! Càng ngày càng nhận ra tầm vóc NĐK
(Honngv: Cần hiểu Tiêu đề này của NĐK; vì bài hay nên mình cọp sang đây)

nguyenDacKien
Tôi không thấy mức án VKS đưa ra là nhẹ, dù ông Quý đã vừa khóc vừa nói, mong tòa giữ nguyên mức án VKS đã đề nghị áp dụng cho anh trai – ông Vươn, 5-6 năm tù. Nhưng tôi cũng sẽ không nhìn vào mắt các vị quan tòa để tìm kiếm tia hy vọng mong manh cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, được xử trắng án.

Những người chịu trách nhiệm phán xử trong vụ án Nọc Nạn năm xưa là những con người tự do. Ngoài mệnh lệnh chính trị của chính quyền thực dân, họ còn phải chịu sự phán xét của tòa án, một tòa án cấp cao hơn, cấp tối cao trong mỗi con người, đó là tòa án lương tâm. Đây chính là khác biệt căn bản của họ với những người đang chịu trách nhiệm phán xử vụ án Tiên Lãng, những nô lệ khoác bộ áo quan tòa.

Khi người ta không được tự do trong hành xử của mình thì họ cũng thấy mình không phải chịu trách nhiệm với những phán quyết mà họ đưa ra. Tất nhiên khi đó họ cũng không phải đối mặt với tòa án lương tâm của chính họ. Giả sử nếu có lúc nào đó họ phải đối mặt thì họ cũng tìm ngay ra một kẻ để đổ lỗi, đó là cấp trên, là lãnh đạo, là hệ thống… Rồi họ tự kết luận, họ vô tội. Họ cũng chỉ là nạn nhân.

Điều tồi tệ hơn, trong xã hội Việt Nam ngày nay, những ông quan tòa của chúng ta không phải là những kẻ hiếm hoi, lạc loài, trái lại, họ dễ dàng tìm thấy những kẻ đồng lõa với mình ở khắp mọi nơi. Đó là ông bác sỹ, anh công an, chú nhà báo, ông bạn kỹ sư, cô hàng nước gần nhà, anh xe ôm đầu ngõ… họ tìm thấy một tình trạng nô lệ, một sự sự vô trách nhiệm, vô trách nhiệm như một lẽ tất yếu, nô lệ như một lẽ tất yếu, được phổ biến khắp nơi, len lỏi đến từng ngõ ngách của cuộc sống.

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt, nghệ sỹ Kim Chi nhận định rằng: “Nếu người ta thả bổng cho Đoàn Văn Vươn, cho gia đình anh ta, thì điều đó sẽ thu phục được lòng dân. Còn nếu mà lấy quyền, lấy luật rừng để mà trừng trị một người lương thiện như thế, thì nhất định là tức nước thì phải vỡ bờ thôi”.

Tôi có thể phần nào đồng ý với nghệ sỹ Kim Chi ở vế thứ nhất, còn ở vế thứ hai thì chắc chắn không. Dù kết quả vụ án Đoàn Văn Vươn thế nào thì cũng không dễ gì có chuyện “tức nước vỡ bờ” trong hoàn cảnh hiện nay. Đa số người dân chỉ “tức nước vỡ bờ” khi những quyền lợi thiết thân của họ bị xâm phạm, như đầm tôm với gia đình ông Vươn, còn ngược lại, sự cảm thông với hoàn cảnh bất hạnh, hay bất bình vì oan trái cùng lắm chỉ gây nên xót xa – căm hận ở trong lòng mà thôi. Một số ít sẽ tỏ thái độ, còn đa phần sẽ làm ngơ. Và cũng như các vị quan tòa trong vụ án Đoàn Văn Vươn, những người làm ngơ sẽ có đủ lý lẽ để biện hộ cho mình.

Đó chính là điều tồi tệ nhất mà một hệ thống toàn trị có thể tạo ra. Những lầm lỗi, thậm chí là tội ác về kinh tế dễ gây bất bình, phẫn nộ cho công luận, nhưng suy cho cùng nó lại là những tội lỗi để lại ít hậu quả và dễ khắc phục. Còn những tội ác làm phá hủy tận căn để lương tri con người thì khó nhận biết hơn, gây phẫn nộ ít hơn, lại khó cứu vãn và để lại hậu quả ghê gớm hơn gấp nhiều lần. Tình trạng nô lệ, sự vô trách nhiệm được gieo rắc phổ biến nơi con người trong các chế độ toàn trị là một trong những tội ác như thế. Nó như một thứ thuốc độc ma mãnh, từng lúc từng lúc len lỏi vào tận xương cốt mỗi con người phá hủy tận gốc dễ, căn để, bòn rút toàn bộ sức mạnh sáng tạo, động lực phát triển của xã hội.

Không có chuyện “tức nước vỡ bờ”, nhưng nếu vụ án Đoàn Văn Vươn kết thúc bằng một bản án khắc nghiệt, một sự hủy hoại trong mỗi con người, niềm tin vào công lý, vào đạo đức xã hội chắc chắn sẽ gia tăng. Khi niềm tin vào công lý, vào đạo đức xã hội bị xói mòn, con người sẽ bị đẩy sâu hơn vào các lợi ích thiết thân. Họ sẽ tìm mọi cách để tự bảo vệ mình, gia đình mình, lợi ích riêng tư của mình và không ngần ngại nếu có thể, xâm phạm vào lợi ích người khác, lợi ích xã hội. Đồng thời cũng chính những con người này, họ cũng sẽ sẵn sàng kháng cự lại bằng “luật rừng” nếu có thể với mọi sự xâm hại đến lợi ích bản thân và gia đình họ.

Những người có trách nhiệm với đất nước cần nghĩ đến những hệ quả sâu xa này. Étienne Vacherot, triết gia, chính trị gia Pháp thế kỷ 19 đã viết: “Chế độ chuyên quyền là trường học tồi tệ nhất cho nền dân chủ”. Tôi đồng ý với nhận định này. Người ta hay lấy những cuộc biểu tình, những bất ổn chính trị ở Thái Lan để chỉ trích chế độ dân chủ. Nhưng tôi thì lại thấy rằng đó là những sự “tập dượt dân chủ” không tránh khỏi và tin rằng không lâu nữa, người Thái sẽ có một chế độ dân chủ đủ trưởng thành để đưa đất nước họ vào một quỹ đạo phát triển bền vững. Sau khi viết những lời trên trong cuốn La Démocratie, năm 1859, tức là 70 năm sau cách mạng Pháp 1789, Étienne Vacherot đã bị bắt vào tù, với mức án 1 năm (sau được giảm xuống còn 3 tháng). Rõ ràng người Pháp đã chẳng được cho không nền dân chủ tự do của họ có bây giờ.

Thật nực cười khi muốn đất nước có dân chủ tự do mà lúc nào cũng canh cánh một nỗi lo gọi là “mất ổn định”. Với cá nhân mỗi con người, tôi không thấy những người lúc nào cũng chỉ chăm chăm một cuộc sống bình yên có thể làm được điều gì đó có ý nghĩa trong cuộc đời của họ.

Xin hãy nghe lại lời Patrick Henry, lãnh tụ Cách mạng Mỹ, phát biểu ngày 23/3/1775: “Liệu có phải cuộc sống quá đáng yêu và hòa bình quá ngọt ngào tới mức phải mua bằng xiềng xích và nô lệ không? Ơn chúa tối cao, hãy đừng bao giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào. Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết”

Nguyễn Đắc Kiên