31 thg 5, 2015

Yingluck Shinawatra tỏa hương cùng cây nấm

Tặng Bác Quốc.

Nguyen Xuan Lien đã chia sẻ bài viết của Yingluck Shinawatra trên Facebook.
Nàng về trồng nấm nuôi gà
Chẳng màng chính trị nó già người đi.



Vì sao Trung Quốc thách thức cả thế giới trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông


Tác giả: Nguyễn Trọng Bình (theo Viet- Studies)


KD: Cần chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ và các đồng minh của Mỹ thay Việt Nam “bảo vệ nguyên tắc luật pháp quốc tế trên biển Đông”[2]  và ngăn chặn Trung Quốc quân sự hóa các đảo mà họ đang kiểm soát. Điều đó cũng có nghĩa trong hoàn cảnh hiện nay nếu còn chần chừ không thể hiện rõ ràng dứt khoát, lập trường quan điểm của mình chắc chắn Việt Nam mãi mãi chỉ là con tốt không hơn không kém trên bàn cờ ngoại giao một khi Trung Quốc “bắt tay” với Mỹ bằng chiến thuật lùi một bước để tiến nhiều bước…

Và quan điểm, lập trường ở đây không phải là Việt Nam nên “theo ai” hay “ngã về bên nào” mà là cần nhanh chóng chấm dứt trò chơi “đu dây” đầy mạo hiểm với việc lấy cảng Cam Ranh ra để giữ thăng bằng. Hay tệ hơn nữa là tâm lý “tọa sơn quan hổ đấu”! (NTB)

Một bài viết phân tích rất hay. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
————–
1. Câu chuyện biển Đông lại một lần nữa nóng lên kể từ khi Mỹ điều máy bay do thám và công bố những hình ảnh bồi đắp, cải tạo xây dựng các đảo mà trước đây họ đã dùng vũ lực cướp từ tay Việt Nam. Việc làm này của Trung Quốc hiện đang bị dư luận và cộng đồng thế giới lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ. Tuy vậy, có thể thấy không riêng gì lần này, mỗi khi bị cộng đồng thế giới chỉ trích thì gần như ngay lập tức Trung Quốc phản ứng lại với một thái độ và tâm thế không hề nao núng (nếu không muốn nói là rất tự tin và đầy kiêu hãnh). Tại sao như vậy? Tại sao Trung Quốc dù nghe hết, biết hết những gì dư luận thế giới nói về mình nhưng họ vẫn cứ làm với thái độ bất chấp tất cả? 

Luật biểu tình, án tử và lời dạy của người xưa


Tác giả: Xuân Dương

Luật biểu tình và án tử hình, việc cần thì phải làm ngay, việc không cần thì đừng bận tâm, hãy dành thời gian và tiền của giữ đất, giữ trời, giữ biển đảo.


Báo chí đưa tin, trong kỳ họp Quốc hội thứ 9 khóa 11, có đại biểu  “thiết tha đề nghị Quốc hội cho ý kiến dự án Luật biểu tình vào kỳ họp thứ 10 và thông qua tại kỳ thứ 11 vào quý I năm 2016”.

Lý do của đề nghị, như ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: “Đặc biệt, trong tình hình Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta, nên người dân rất muốn có điều kiện để bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và tình cảm, phản ứng của họ. Nếu có Luật biểu tình thì rất tốt”. [1]

Hơn ba năm trước, Quốc hội đã thông qua nghị quyết đưa dự Luật Biểu tình vào chương trình chuẩn bị xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ 13.