1 thg 6, 2012

Trích bài: TS.Lê Đăng Doanh: ...

Trích bài: TS.Lê Đăng Doanh: "Tư lệnh ngành" Đinh La Thăng nên trả lời công luận


Báo Giáo dục Việt Nam - 1 tuần trước 17641 lượt xem 1 tin đăng lại
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
...Chuyên gia Lê Đăng Doanh (người có công lớn để Mở cửa lần 1) nói tiếp: “Những sai phạm của Vinalines diễn ra trong một thời gian dài. Nếu chúng ta có những giám sát chặt chẽ thì đã không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như hiện nay. Cũng cần phải đặt ra câu hỏi đối với cơ quan quản lý là Bộ GTVT là tại sao Bộ quản lý mà để sai phạm kéo dài như vậy và kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ Chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc chứ có phải một nhiệm kỳ đâu?

Vì vậy cần phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan trong vụ Vinalines. Các cơ quan có liên quan ở đây là Bộ GTVT, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về chủ sở hữu, về việc bổ nhiệm nhân sự. Tại sao ông Dương Chí Dũng có sai phạm và đang trong quá trình thanh tra như vậy lại được bổ nhiệm vào một vị trí quan trọng như vậy?
Cần phải xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan trong vụ Vinalines.
Một vấn đề nữa là tại sao ông Dương Chí Dũng biết trước để mà trốn trong khi những ngày trước đó còn đi làm việc bình thường. Đó là việc hết sức không bình thường. Phải chăng có lỗ hổng ở đâu đó? Hành vi của ông ấy (ông Dương Chí Dũng – PV) hoàn toàn là hành vi của một tên tội phạm nguy hiểm chứ một người cán bộ bình thường khi có sai phạm thì nghiêm chỉnh chịu trách nhiệm trước nhân dân? Vụ này phải xem xét trách nhiệm như thế nào vì tiền không thất thoát đi đâu cả mà nó vào túi của một số người nào đó”.

Vua Hàm Nghi: giữ cốt cách Việt nơi lưu đày.

Từ đầu năm 2008, Nhà nước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế và cộng đồng Nguyễn Phước tộc (trong và ngoài nước) đã có những động thái tích cực để đưa di hài vua Hàm Nghi về Huế. Vị vua yêu nước, mang tinh thần dân tộc quật cường đang sắp sửa về lại cố hương sau 120 năm biệt xứ chốn lưu đày.
Cuộc nổi dậy kháng Pháp bất thành, kinh đô Huế bị thất thủ ngày 23-5 năm Ất Dậu (1885). Vua Hàm Nghi theo phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết chạy ra Tân Sở và ban chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu và toàn thể dân chúng nổi dậy chống Pháp.
Ba năm cầm đầu ngọn cờ của toàn dân tộc đấu tranh kháng Pháp, công cuộc chưa thành thì cuối năm 1888 vua Hàm Nghi bị tên tội thần phản chủ Trần Quang Ngọc bắt nộp cho Pháp. Không thể mua chuộc được ông vua trẻ lúc ấy chỉ mới 18 tuổi, thực dân Pháp đã đưa vua xuống tàu La Comète vào Sài Gòn, rồi đưa qua tàu Biên Hòa, lưu đày biệt xứ sang Algeria. Trước đó, thực dân Pháp đã yêu cầu viên toàn quyền Algeria đối xử tử tế với toan tính có thể đưa Hàm Nghi trở lại ngai vàng một lần nữa...
Ngày 13-1-1889, tàu Biên Hòa cập bến thủ đô Alger của Algeria. Tại đây, nhà vua được chính quyền tiếp đón đàng hoàng và được nhiều học sinh người Việt tìm đến viếng chào. Nhà vua được cấp Villa des Pins (biệt thự Hiên Tùng) sang trọng, nằm gần Alger. Ông cũng được viên toàn quyền Pháp tại Algeria là Tirman tiếp kiến và mời cơm thân mật tại gia đình.
Không chịu khuất phục
Image
Vua Hàm Nghi tại Algeria
Nhưng thái độ bất hợp tác của vua tỏ rõ ngay từ đầu. Thời gian khởi nghĩa nhà vua thường nói rằng mình thà chết trong rừng hơn là trở về làm vua mà bị người Pháp kiềm tỏa. Ngay trước thời điểm lên tàu đi xa, có cơ hội về thăm gia đình, thăm người mẹ đang đau nặng, nhưng nhà vua cự tuyệt: “Tôi thân đã tù, nước đã mất, còn dám nghĩ chi đến cha mẹ, anh chị em nữa!”. Trong mười tháng đầu ở đất khách quê người, vua rất ít tiếp xúc với người khác, không chịu học tiếng Pháp - tiếng của dân tộc đã cướp nước mình, mọi việc đều phải qua phiên dịch của Trần Đình Thanh - viên thông ngôn được người Pháp cử theo.
Người dân Alger thì quen gọi vua Hàm Nghi với cái tên thân thiện là “ông hoàng An Nam” (Prince d'Annam), bởi nhà vua luôn nói tiếng Việt, đầu búi tó, đội khăn vành, vận áo dài đen, quần trắng, ăn các món ăn của người Việt do người Việt nấu... Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: “Về sau khi tiếp xúc với nhiều người, gặp nhiều người Pháp tốt, nhà vua nhận ra không phải người Pháp nào cũng là kẻ thù và ông mới chịu theo học tiếng Pháp đến mức thông thạo”. Nhà vua cũng thường vẽ tranh, chụp ảnh như là những thú vui tao nhã trong đời sống của mình.
Khi đã tiếp cận, học hỏi nhiều điều từ văn hóa, văn minh Pháp, có người ca ngợi lịch sử nước Pháp trước mặt ông, nhà vua không bàn cãi mà chỉ đáp lời: “Lịch sử nước Pháp rất hấp dẫn tôi nhưng lịch sử nước tôi cũng hấp dẫn tôi không kém!”...
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân kết luận: “Vua Hàm Nghi giao du quen thuộc với nhiều trí thức nói tiếng Pháp; nhiều quan chức cao cấp của Pháp rất trọng nể tinh thần yêu nước và phong cách sống phương Đông của ông”. Ông Tôn Thất Hanh, nguyên chủ tịch hội đồng Nguyễn Phước tộc, nói: “Vua Hàm Nghi là biểu tượng của sự chống đối đối với thực dân Pháp từ trẻ đến già, với cái tâm thật trong sáng!”.
Tác giả Bửu Diên - Hoàng Oanh, trong đặc san tưởng niệm Ba vị hoàng đế cách mạng Hàm Nghi - Thành Thái - Duy Tân do hội đồng hoàng tộc Nguyễn Phước hải ngoại ấn hành năm 2004, nhận xét: “Cuộc đời sóng gió, lòng yêu nước và đức độ của vua Hàm Nghi đã cảm hóa được nhiều người bạn ngoại quốc”, thông qua nhắc lại tường thuật của cô Blanche - con gái vị đại tá tư lệnh Alger thời bấy giờ đã viết về vua Hàm Nghi: “Nếu Người bằng lòng trở lại ngôi báu thì người Pháp chúng tôi rất vui mừng vì Người đã được dân chúng và sĩ phu sùng bái. Lòng yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu đồng bào của Người lớn hơn cả chiếc ngai vàng. Tôi yêu mến tổ quốc của tôi nên tôi rất quí trọng những người yêu tổ quốc của họ!”.
Một gia đình Việt giữa xứ người
Theo nghiên cứu của ông Nguyễn Đắc Xuân, vào đầu thế kỷ 20, thông qua một người Pháp, vua Hàm Nghi viết thư về Huế yêu cầu gửi hai người cháu là Bửu Thùy và Bửu Phong, con của công tử Ưng Uyển, anh cùng cha khác mẹ với mình, sang Alger ở cùng.
Vợ ông Ưng Uyển, là con gái của đại thần Nguyễn Hữu Độ, không đồng ý. Đến năm 1904, khi đã 33 tuổi, vua cưới vợ là cô Marcelle Laloe, con gái ngài luật sư chánh án tòa thượng thẩm Alger. Ngài Laloe góa vợ, có một con gái duy nhất, là người rất được trọng vọng đối với dân bản xứ, có lẽ thông cảm với hoàn cảnh của vị vua nước Nam đang lưu vong nên đã gả con gái cho.
Ngày cưới, vua Hàm Nghi vẫn phục sức kiểu Việt với áo dài, khăn đóng, búi tóc cổ truyền, đi trên chiếc xe song mã rước vị hôn thê đến nhà thờ làm lễ. Những bức ảnh tư liệu cho thấy hàng nghìn người đã theo dõi lễ cưới của vị vua An Nam, và đây trở thành một sự kiện văn hóa của người dân trong vùng. Vợ theo Thiên Chúa giáo, vua Hàm Nghi tuy không theo đạo nhưng rất tôn trọng vợ, thỉnh thoảng có đến nhà thờ, và hai người sống với nhau rất hạnh phúc cho đến cuối đời. Nhà vua có ba người con, con đầu lòng là hoàng nữ Như Mai sinh năm 1905, năm 1908 có thêm cô con gái kế là Như Lý và đến năm 1910 sinh con trai út Minh Đức.
Ý thức về sự đày ải suốt cuộc đời, biệt thự Hiên Tùng được vua đổi tên thành biệt thự Gia Long, trong đó xây một cổ lâu theo kiểu kiến trúc Việt truyền thống, biến thành nơi để thờ phụng, tế tự dòng tộc nhà Nguyễn. Ông thường bảo: “Các con chưa thể được làm người dân Việt Nam tốt thì hãy là những người Pháp tốt”.
Cách sống và cách dạy con dựa trên tinh thần Việt của nhà vua đã tác động tích cực nên các con ông đều trở thành người rất có tư cách. Con gái đầu Như Mai năm 1925 đã đỗ đầu kỹ sư nông học tại Trường canh nông Quốc gia Grignon, là người phụ nữ đầu tiên đỗ đầu trường này.
Bà không lập gia đình mà đem tri thức giúp dân nghèo cải tạo nông nghiệp tỉnh Dordogne, biến vùng đất nghèo trở nên giàu có. “Bà chúa nước Nam” theo cách gọi của dân địa phương đã dựng được một lâu đài lớn tại làng Thonac, về sau biến một phần đất trở thành nghĩa trang gia đình, nơi đặt di hài vua Hàm Nghi hiện nay.
Người con gái kế Như Lý đang học đại học ngành dược đã bỏ học đi lấy chồng là một nhà quí tộc thành công trong nghề nông, sinh được ba người con, hiện đang sinh sống tại Pháp. Phần hoàng thân Minh Đức, cũng như bao nhiêu thanh niên Pháp, phải đi lính trong Thế chiến thứ 2. Theo tác giả Nguyễn Xuân Thọ, sau thế chiến hoàng thân ở trong quân đội Pháp với cấp thiếu tá.
Sau khi Đức thua trận, ông được lệnh đưa đi Việt Nam trong hàng ngũ quân Pháp, nhưng ông thẳng thừng từ chối. Ông Jean De Latour Dejean - một đại sứ làm việc cho Bộ Ngoại giao Pháp, từng là sĩ quan, bạn thân và là đồng đội với ông Minh Đức lúc ấy - kể câu chuyện hoàng thân tuyên bố với Chính phủ Pháp rằng ông không thể cầm súng bắn lại đồng bào ông. Nếu Chính phủ Pháp muốn đưa ông ra tòa án binh thì cứ đưa. Ông không chịu đi qua Việt Nam để đánh giặc cho Pháp, chống lại Việt Nam.
Đã gần ngày về với quê nhà
Nhiều sử liệu cho rằng vua Hàm Nghi mất vào ngày 4-1-1943; tuy nhiên ông Nguyễn Đắc Xuân dẫn theo lời bà Như Lý cho rằng vua mất vào ngày 14-1-1944, tại biệt thự Gia Long và an táng ngay tại đây. Đến năm 1962, khi Algeria độc lập thì biệt thự Gia Long được trả về cho Algeria và ba năm sau di hài nhà vua được chuyển về cải táng ở khu lăng mộ tại làng Thonac, trong khu vực lâu đài của trưởng nữ Như Mai ở tỉnh Dordogne.
Ông Xuân cho biết khu lăng mộ hiện có năm hài cốt gồm: vua Hàm Nghi, bà Marcelle Laloe - vợ vua (mất năm 1974), bà quản gia (mất 1941), ông Minh Đức (mất 1990) và bà Như Mai (mất 2000). Theo ông Xuân, nếu đưa về Huế nên thiết kế một khu lăng mộ riêng cho phong trào Cần Vương và cải táng vua Hàm Nghi và gia đình, cùng việc bố trí các chí sĩ trong phong trào Cần Vương như: Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đạm... để vừa trở thành điểm tưởng niệm, tham quan học hỏi...
Đến nay tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bước đầu thống nhất phương án chọn địa điểm đặt nơi yên nghỉ vĩnh hằng cho vua Hàm Nghi tại vùng đồi Thủy Xuân - TP Huế. Đó là một khu đất nằm kề các khu lăng những người thân của vua gồm lăng người cha Kiên Thái vương và hai vua anh là Đồng Khánh và Kiến Phúc (nằm trong khu vực lăng Tự Đức)...
THÁI LỘC - báo TTCT

Thư cám ơn

Cám ơn Văn Quốc đã dày công
Mằn mò sớm tối thật hết lòng
Đăng ký cả tên cho bè bạn
Nghĩa tình sâu nặng rộng mênh mông

Bạn bè trang lứa quan tâm nhau
Tình nghĩa mặn nồng cả trước sau
Cho dù thầm lặng hay sôi nổi
Tôi đánh giá cao chữ TÂM đầu

17h43 01.6.2012
HT

Tếu táo hàn huyên để test xem ntn


Tiền

Chữ Tiền cùng với chữ Tiên
Khác nhau chỉ một dấu huyền mà thôi
Nhưng Tiên ở tận trên Trời
Con Tiền thì ở dưới đời trần gian

Kè kè bị bạc vai mang
Tha hồ nói ngửa nói ngang mặc mình
“Thơm lừng” những tấm Đô xanh
Đồng tiền có lúc hôi tanh không lầm

Chữ Tiền thắng cả chữ Tâm
Đem tiền đấm mõm là câm tịt mồm
Tiền mua được cả linh hồn
Đồng tiền biến dại thành khôn ngất trời
Tiền, gây máu đổ xương rơi
Mua sông bán núi: tiền ơi là tiền

Tiền gây thất đảo bát điên
Ba chân dù vững như kiềng vẫn xiêu
Không tiền thì lại túng tiêu
Lắm tiền thì lại lắm điều lăng nhăng

Nhắn lên Tiên giới biết rằng
Dưới trần gian có khối thằng mua Tiên
Bởi vi chúng có đồng tiền
Nên/ hư: tiền, tựa ruột liền với thân

HT St

Khai sáng dân trí - lối thoát cho phong trào dân chủ Việt Nam ?

Hoàng Sư Phụ,
Fukuzawa Yukichi đã nói: “Cái hồn của một nước nào thì y phụ vào dân nước ấy. Cái hồn của dân tộc nước ấy lại y phụ vào thanh niên học sinh, ấy là linh hồn của nước dân vậy”.
Ai ai cũng ích kỷ cá nhân như vậy thật đáng trách, không hiểu dân tộc Việt sẽ đi về đâu? 
Nhìn lại bấy lâu nay, thanh niên học sinh trong nước ta trình độ ngày càng thụt lùi so với thế giới, há chẳng phải điều đáng lo cho quốc gia sao? Đặc biệt hơn là khi nói đến chuyện chính trị, hưng vong của đất nước mà sao lắm bạn trẻ cho là chuyện rỗi hơi, không cần quan tâm. Ai ai cũng ích kỷ cá nhân như vậy thật đáng trách, không hiểu dân tộc Việt sẽ đi về đâu?
Là những chí sĩ yêu nước, tự ta cảm thấy nỗi nhục dày vò về sự tụt hậu của đất nước. Vậy chúng ta phải làm gì để có thể thúc đẩy đất nước tiến đến văn minh phương Tây. Không còn đường nào khác là phải truyền bá, học hỏi các tư tưởng tiến bộ của các nước phương Tây mà nhiều lần chúng ta lỡ nhịp rồi.
Vấn đề tiếp thu tri thức nhân loại tại Việt Nam
1. Trong quá trình hiện đại hoá, mở cửa và đi theo con đường chung của nhân loại, điều then chốt là tiếp thu và học hỏi những tri thức của thế giới. Chúng ta không thể phát triển nếu không học những bài học kinh nghiệm và sử dụng những thành tựu trong quá trình phát triển của các quốc gia tiên tiến khác. Để từ đó, trên nền tảng văn hoá, bản sắc, lịch sử đặc trưng của Việt Nam tìm ra mô hình và bài học phù hợp cho sự phát triển của mình.
Hiện nay, một điểm yếu của việc nghiên cứu là thiếu những cuốn sách và tri thức nền tảng của thế giới, đặc biệt là về khoa học xã hội. Ngay cả các giáo viên và sinh viên ngành xã hội cũng không đủ điều kiện tiếp cận nguồn tư liệu này. Sách vừa thiếu, ngoại ngữ kém…và ngay cả các sinh viên và nhà nghiên cứu giỏi cũng không dễ dàng tiếp cận được.
Nhật Bản bắt đầu công cuộc canh tân đất nước với công cuộc Minh Trị Duy Tân (1868) bằng cách tích cực học hỏi và tiếp thu những đặc điểm tiên tiến của văn minh Tây Phương. Trí thức Nhật Bản hiểu rằng muốn vượt Tây Phương thì trước hết phải khám phá để học lấy những bí quyết sở trường của Tây Phương không chỉ đơn thuần bằng việc mua súng đạn hay tàu chiến mà phải thấy được đâu là những "sở trường và bí quyết" của văn minh Tây phương. Họ cho rằng sách vở và những chuyến hành trình để "thám sát" các nước Tây Phương là cách tối ưu nhất để thu được kinh nghiệm và các bài học cần thiết để đạt được mục tiêu hiện đại hoá nước Nhật. Vì thế, việc tiếp thu văn hóa Tây phương được chính phủ Minh Trị đặt làm ưu tiên hàng đầu. Trong giai đoạn này, các dịch giả, điển hình là Fukuzawa Yukichi là những người đầu tàu trong việc truyền bá kiến thức và những tư tưởng tiên tiến của Tây Phương ở Nhật thông qua việc dịch và xuất bản rất nhiều sách vở của phương Tây để học lấy những tư tưởng cốt lõi phục vụ cho công cuộc cải cách.
Tôi kinh ngạc khi nhận thấy nhiều tác phẩm lớn của phương Tây đã được dịch ra tiếng Nhật từ rất sớm 
Tôi kinh ngạc khi nhận thấy nhiều tác phẩm lớn của phương Tây đã được dịch ra tiếng Nhật từ rất sớm, vào nửa đầu thời Minh Trị (giai đoạn 1870-1885) như History of Civilization in England của Henry Buckle; The Theory of Legislation - Principles of the Civil Code của Bentham; On Liberty, Political Economy, Representative Government, Utilitarianism của J.S. Mill; Social Statics của Herbert Spencer; De l'esprit des lois của Montesquieu; Du contrat social của Rousseau.
Sau thất bại trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), Trung Quốc cũng tiến hành một chương trình tương tự. Những sĩ phu Trung Quốc có đầu óc cải lương với các lãnh tụ như Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương rằng Trung Quốc cần thực hiện công cuộc canh tân theo gương Nhật Bản. Hàng ngàn sinh viên Trung Quốc đã sang Nhật du học và vô số sách báo tiếng Nhật đã được dịch sang chữ Hán. Đỉnh cao của việc dịch thuật các tác phẩm này diễn ra trong khoảng thời gian từ 1902 đến 1907, khi mỗi năm trung bình có hơn 50 cuốn sách dịch được xuất bản và năm 1903 đạt kỷ lục với 200 cuốn. Ngay trong thời gian này, chứ không phải chờ đến khi Đảng Cộng sản Trung quốc lên cầm quyền, tác phẩm Tuyên Ngôn Ðảng Cộng Sản của Marx và Engels đã được dịch cho người Trung quốc. Như Lương Khải Siêu nói, "Các tư tưởng mới lan tràn như đám cháy" và những tư tưởng mới được truyền tải thông qua sách dịch đó đã góp phần mang lại cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc.
Cũng thông qua Tân Thư, các sĩ phu Việt Nam ở đầu thế kỷ 20 đã lĩnh hội được tư tưởng mới, điển hình là Phan Châu Trinh, Thân Trọng Huề, Ðào Nguyên Phổ. Nhìn lại Nguyễn Trường Tộ là nhà canh tân nổi tiếng của Việt Nam nhưng không thành công và khi đọc niên biểu và những hoạt động mà Nguyễn Trường Tộ thực hiện, tôi nhận thấy dù các kiến nghị ông viết rất nhiều và chính xác, nhưng ông không triển khai được các hoạt động kèm theo mà Fukuzawa đã làm, đó là dịch thuật và mở trường dạy học…để đào tạo ra một thế hệ mới. Cách tiếp cận của Nguyễn Trường Tộ là thuyết phục giới quan lại, nhà vua và triều đình; còn Fukuzawa Yukichi chọn cách xây dựng một tầng lớp mới, tạo dựng tinh thần mới cho cả dân tộc. Nhờ đó, Fukuzawa Yukichi đã thành công.
2 Trong lời Phát Đoan của bộ Nho Giáo, Trần Trọng Kim viết “Xét ra cho kỹ, sự bỏ cũ thay mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cấp bách, nhưng vì người mình nghĩ nông nổi, không suy nghĩ cho chín, chưa gì đã đem phá hoại cả đi. Thành thử cái xấu, cái dở của mình thì vị tất đã bỏ đi được mà lại làm hỏng mất đi cái phần tinh tuý đã giữ cho xã hội ta bền vững hàng mấy nghìn năm”.
Có lắm người tưởng rằng mình bắt chước người ngoài là điều có ích cho sự tiến hoá của nòi giống mình. Không ngờ rằng, sự bắt chước vội vàng quá, không nghĩ cho chín, lại thành cái độc, gây ra thứ bệnh cho xã hội mình…Mỗi dân tộc có một cái tinh thần riêng, cũng như mỗi cây có cội rễ đâm xâu xa xuống đất. Hễ cây nào tốt, hút được nhiều khí chất thì cành lá rườm rà. Dân tộc nào cường thịnh là người đã biết lưu giữ cái tinh thần của mình được tươi tốt luôn.”
Cho đến nay, 100 năm sau khi Trần Trọng Kim viết Việt Nam Sử lược, tính cách của người Việt Nam vẫn không hề thay đổi.
3. Trong cuốn Tâm lý đám đông, Le Bon viết “Một dân tộc là một cơ thể sống được sinh thành bởi quá khứ nên cũng giống như mọi cơ thể sống khác, nó chỉ có thể biến chuyển bởi những tích tụ từ đời này qua đời khác một cách chậm chạp và lâu dài. Những thay đổi mà con người có thể tạo ra chỉ là thứ bề ngoài…
Nếu không có truyền thống, tinh hoa của dân tộc hay nền văn minh dân tộc đó không thể được hình thành. Vì thế, con người sẽ có hai mối quan tâm chính kể từ khi được sinh ra, là thiết lập cho mình một hệ thống những tập tục, và cũng chính là thứ mà con người sẽ nỗ lực phá bỏ khi những tác dụng hữu ích của chúng không còn nữa. Không thể có nền văn minh nếu thiếu truyền thống nhưng không thể có phát triển nếu không phá bỏ những truyền thống đó. Khó khăn nan giải nhất là tìm ra sự cân bằng giữa ổn định và phát triển, tức là sự biến đổi. Nếu một dân tộc cho phép truyền thống của mình bám rễ quá sâu và quá vững chắc thì sẽ chẳng còn gì có thể thay đổi được nữa... Trong trường hợp đó, những cuộc cách mạng bạo động cũng chẳng mang lại điều gì bởi khi đó, những mảnh vỡ của hệ thống phong tục lại dần dần gắn bó lại với nhau để rồi trở lại thời quá khứ mà không hề có chút thay đổi nào…”
Làm thế nào để truyền bá tư tưởng tiến bộ của phương Tây?
Các xã hội phát triển Âu - Mỹ được xây dựng trên những nền tảng tri thức vững chắc, vốn được kế thừa và phát triển từ thời Hy Lạp, La Mã, qua các thời kỳ Phục Hưng, Khai sáng và thời kỳ Chủ nghĩa hiện đại của thế kỷ XIX - XX. Tất cả những tri thức nền tảng này đều được đúc kết trong tác phẩm của những học giả nổi tiếng (Plato, Aristote, Newton, Darwin, Kant, Hegel, Tocqueville, Mill, Russell, Wcher, Smith. Hayek...), chúng làm nền móng cho tòa nhà tri thức phương Tây, làm cơ sở cho triết học, khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, nghệ thuật, xã hội dân sự và Nhà nước pháp quyền. ..

Người Nhật đã biết tiếp thu kiến thức phương Tây từ rất sớm.
Nhiều quốc gia khác đã học tập phương Tây như Nhật Bản khi nhận ra rằng đằng sau sức mạnh bề ngoài về quân sự và công nghệ, phương Tây còn sở hữu một lâu dài tri thức đồ sộ. Ngay từ thời Minh Tri cách đây 120 năm, giới trí thức Nhật Bản đã quyết tâm dịch những tác phẩm kinh điển phương Tây ra tiếng Nhật. Việc dịch thuật đã trở thành chiến lược quốc gia, góp phần quyết đinh vào việc xây dựng cơ sở nền tảng cho các ngành khoa học tự nhiên cũng như khoa học nhân văn của Nhật Bản, giúp nước này chỉ trong thời gian ngắn đã đuổi kịp phương Tây, xây dựng được một xã hội giàu có, dân chủ và tiến bộ hàng đầu thế giới, đồng thời vẫn giữ được bản sắc hết sức riêng biệt của mình.
Con đường canh tân của Nhật Bản đã làm bài học và hình mẫu cho giới trí thức Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác ở Châu Á. Việt Nam cũng là một quốc gia nằm trong quỹ đạo tư tưởng Đông Á. Những người đi tiên phong như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh rồi điển hình như Phan Chu Trinh... đã bắt tay vào dịch những tác phẩm phương Tây để truyền bá tới công chúng Việt Nam. Nhưng vì nhiều lý do khiến cho việc dịch thuật những tác phẩm rường cột của phương Tây diễn ra chậm chạp. Như vậy. Việt Nam đã đi sau các nước Châu Á nói trên không chỉ về kinh tế mà còn cả về học thuật. Riêng về học thuật việc thiếu những cuốn sách rường cột được dịch ra tiếng Việt khiến cho Việt Nam bị mất để và tụt hậu so với thế giới.
Như chúng ta đã biết, tình hình tiếp nhận tri thức tiến bộ phương Tây tại Việt Nam là rất tồi tệ rồi. Vậy nhân dịp ra mắt hàng loạt các tác phẩm kinh điển về tư tưởng của phương Tây tại Việt Nam, chúng ta nên tổ chức các câu lạc bộ, hội nghiên cứu về tư tưởng phương Tây để dễ dàng truyền bá hơn tư tưởng phương Tây vào Việt Nam. Qua tiếp nhận trí thức mới này thì mới mong thúc đẩy được dân chủ tại Việt Nam, nơi nhiều người còn lơ mơ về nhân quyền và dân chủ.
Chúng ta có tổ chức được 1 ngôi trường tư thục như Đông Kinh Nghĩa thục ngày xưa của cụ Phan để truyền bá các tư tưởng này ta nghĩ còn tốt hơn rất nhiều. Bây giờ tại VN đã cho phép lập trường tư thục rồi.
Trên đây chỉ là chút ý kiến của tôi, mong các vị đóng góp. Về trí và lực thì tôi vẫn chưa đủ nên cần các vị hỗ trợ thêm để ý tưởng này thành hiện thực.
Billy gửi hôm Thứ Sáu, 15/05/2009

Lột đồ chịu nhục


Bà Phạm Thị Lài (SN 1960) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (SN1979) đã khỏa thân để giữ phần đất mà họ cho rằng đã bị Công ty CIC 8 chiếm đoạt một cách thiếu minh bạch. Người chồng, sức yếu, thế cô, cổ ngắn uất ức đến nỗi đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Còn giờ, hai người phụ nữ nói họ chấp nhận “lột đồ chịu nhục” để phản đối. Bởi “tài nguyên” mà họ bảo vệ chính là ngôi nhà, là sinh kế của họ.

Để dân phải nổ súng, đặt bom, hay tự tử, lột đồ để giữ đất, nói cách gì cũng là lỗi của ai đã đẩy họ vào bước đường cùng.
Theo Đào Tuấn

Nghĩ ngợi ngày 1/6

Tĩnh lặng để nghĩ ngày 1/6 mà chua.
    Thế hệ ông bà các cháu đang khoác lên những đôi vai nhỏ xíu kia những món nợ khổng lồ!
   Tài nguyên đất nước khai thác tràn lan, còn đâu nữa mà dành cho các cháu và con cháu các cháu.
    Hậu họa khôn lường từ Tây Nguyên, từ nhà máy điện hạt nhân (nếu vẫn xây dượng)... sẽ đổ lên đầu các cháu!
   Và dành cho các cháu 1 môi trường bị xâm hại ghê gớm do các dự án sân gôn, thủy điện, nhà máy lạc hậu về công nghệ thải bao nước độc.
   Đặc biệt dành cho các cháu 1 nền văn hóa thụt lùi, đã đang và sẽ xói mòn nhân cách các cháu!

CCB Đặng Ngọc Định

Đây là toàn văn mail Định vừa gửi nhờ tớ chuyển đến Nguyễn Dũng:
 
Sinh ngày: 25 tháng 01 năm 1952
Quê quán: Xã Hải Vân; Huyện Hải Hậu; Tỉnh Nam Định.
Nơi ở hiện nay: số 4 nhà A1 khu đô thị Đại Kim, Phường Định Công; Quận Hoàng Mai; TP Hà Nội
Nhập ngũ: ngày 22 tháng 9 năm 1972 tại đơn vị C1.D495. E568.
Trước khi đi bộ đội là SV Lớp Máy tính 69 (K14), Khoa Vô tuyến điện.
Đi B  tháng 1 năm 1973. Vào Đảng ngày 05 tháng 3 năm 1973
Từ tháng 01 năm 1973 đến tháng 6 năm 1975 biên chế tại đơn vị C3. D140. E13. Quân khu C50
Được tặng thưởng Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng III.
Xuất ngũ: Tháng 1 năm 1976 trở về trường học tại Lớp kỹ thuật K19A, Khoa Vô tuyến điện ĐHBK Hà Nội.
Ngày 22 tháng 12 năm 1979 về nhận công tác tại Phòng Vật tư kỹ thuật - Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội cho đến nay.

Để lâu chân trâu hóa... đùi

Thứ ba, ngày 29 tháng năm năm 2012
Mình phải trại cái câu tục ngữ kia để blog mình khỏi tục, vì nhắc đến một từ "nhạy cảm". Nó cũng nhạy cảm như những từ cưỡng chế, mất đất, oánh dân... hiện nay.
Là hôm qua mình thấy thủ tướng phải có hẳn một yêu cầu riêng về vụ Văn Giang, cái vụ mà phó chủ tịch thường trực tỉnh và chánh văn phòng luôn miệng ca ngợi thành công tốt đẹp, không có ai bị đánh và có địch lợi dụng, địch tường thuật trực tiếp từng phút và dựng clip giả bôi nhọ chính quyền.
 
Thấy công an Hưng Yên hẹn làm việc với VOV rồi lại hoãn. Thấy mấy cặp... chân trâu đang hóa đùi trâu thì thủ tướng nhắc, nói rõ vụ đánh người, phải xử lý nghiêm.
 
Thấy thương mấy chú dùi dục chấm mắm cáy, đụng hàng thứ thiệt rồi. Khi oánh, chắc chắn các chú phải được lệnh từ thượng cấp, cộng với tính côn đồ cố hữu, các chú oánh cho sướng tay. Giờ chắc chắn theo lệnh thủ tướng, làm nghiêm thì các chú chết trước. Lại khổ mẹ và vợ các chú.
 
Nhưng chưa chắc. Vụ Tiên Lãng đấy, thủ tướng cũng quyết ngay, quyết quyết liệt. Nhưng đến giờ, chân trâu cũng hóa đùi trâu rồi. Cái nhà bị phá tan hoang giữa thanh thiên bạch nhật thế, các cơ quan chức năng Hải Phòng giờ này vẫn chưa định giá xong và chưa xác định ai phá, đồng nghĩa chưa khởi tố bị can vụ phá tài sản công dân được. Tương tự ông chánh hưng Yên bảo cái clip mờ mịt thế ai thấy ra ai mà điều tra. Chỉ ông là không thấy thôi chứ ai cũng thấy hết, ai cũng rõ cái việc này nó dễ hơn... cắt móng tay nữa, nhưng đến giờ, ở báo cáo mới nhất, vẫn là: thành công tốt đẹp, không ai bị đánh.
 
Hôm nay báo đồng loạt đưa tin, vợ ông Vươn đã gửi đơn đề nghị rút quyết định khởi tố 2 người đàn bà chống người thi hành công vụ, khi họ không có mặt ở cuộc cưỡng chế, đồng nghĩa với việc họ không thể chống người thi hành công vụ. Hơ hơ, vụ này còn nhiều điều hay.
 
Có điều qua 2 vụ này, nhờ thế thủ tướng nên ta có thể yên tâm, từ nay chắc sẽ ít còn công bộc dám láo với dân, coi dân là thế lực thù địch, muốn đánh thế nào thì đánh, muốn bắt thế nào thì bắt...

Cứ là tin tưởng thế nhé nhé...

Được đăng bởi Văn Công Hùng vào lúc 08:59:00
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên Facebook

8 nhận xét:
Nặc danh nói...
    Bác Hùng bị hớ rồi , bác cần đọc kỹ chỉ thị của TT , tôi xin trích :
    "Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương điều tra; nếu đủ căn cứ phải khởi tố vụ án để xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những hành vi gây rối trật tự công cộng và đánh người trong việc tổ chức cưỡng chế ngày 24/4/2012 tại Văn Giang, Hưng Yên."
    Vụ đánh người là nhỏ, vụ gây rối trật tự công cộng mới là chính. Mà ai gây rối thì bác tự hiểu, chẳng nhẽ là các đ/c CA ?
    10:09 Ngày 29 tháng 5 năm 2012