18 thg 6, 2012

Ảnh màu cực hiếm về miền Bắc Việt Nam trước 1975

Thanh niên cùng nhau xây dựng lại cầu đường sau vụ ném bom năm 1972 của quân đội Mỹ xuống Hà Nội. (Ảnh chụp năm 1973. Nguồn: Corbis

Phố Khâm Thiên năm 1973. (Ảnh: Corbis)

Những đứa trẻ trong một khu nghèo ở phố Khâm Thiên. Tháng 3/1973. (Ảnh: Werner Schulze/Corbis)

Hải Phòng 1973. (Ảnh: Corbis)
 
Một gia đình tại làng Nghi Tàm, Hà Nội năm 1973. (Ảnh: Corbis)
Làng hoa Nghi Tàm, Hà Nội 1973. (Ảnh: Corbis)
Một quả tên lửa chưa qua sử dụng được để ven đường, đoạn thuộc quốc lộ 1 năm 1973. (Ảnh: Corbis)
Thanh niên Việt Nam đi xe đạp trên đường quốc lộ 1, bên đường là một quả tên lửa chưa qua sử dụng. (Ảnh chụp năm 1973. Nguồn: Corbis)
 
Xe đạp là phương tiện chuyên chở cũng như phương tiện di chuyển chính của người dân miền Bắc Việt Nam, cũng như người dân khu phố Khâm Thiên ở thủ đô Hà Nội, tháng 3/1973. (Ảnh: Werner Schulze/dpa/Corbis)

Trẻ em Hà Nội, 1973.

Các em nhỏ học sinh Hà Nội với khăn quàng đỏ trên vai, một biểu tượng của Đoàn thanh niên ở những nước CNXH. (Ảnh chụp năm 1973
 
Một phụ nữ miền Bắc đầu đội nón lá đang tát nước từ mương vào ruộng. Ảnh chụp tại tỉnh Nam Hà (cũ) 1973. Ảnh: Werner Schulze/dpa/Corbis

Bên kia sông Thạch Hãn, tháng 7/1973.  Ảnh: Corbis.
Cầu Hàm Rồng qua sông Mã, Thanh Hóa 1973 đã bị đánh sập sau một trận ném bom của không quân Mỹ gần quốc lộ 1. Ảnh: Werner Schulze/dpa/Corbis.
Hà Nội 1972 - Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời Pháp thuộc có tên là Ngân hàng Đông Dương. Ảnh: Ishikawa Bunyo.
Hà Nội 1972.
Hà Nội 1972.
Hà Nội 1972 - Hố bom trong sân bệnh viện Bạch Mai.
Hà Nội 1972 - Sản xuất hầm trú ẩn cá nhân.
Một khu chợ trong trung tâm Hà Nội, 1972.
Hà Nội 1973 - Cầu Long Biên trong thời gian sửa chữa.
Nữ dân quân Hà Nội, 1972. Ảnh: Corbis.
Nhìn nữ dân quân này ai thấy lòng bâng khuâng thì giơ tay lên nào, tớ sẽ chỉ điểm cho mà đến xem mặt. 

'Vietnamese style'

BẠN ĐỌC     Thứ năm, 24/5/2012, 15:52 GMT+7

Đau lòng với 'Vietnamese style'

Cụm từ Vietnamese style trong tiếng Anh có nghĩa là phong cách Việt Nam hay kiểu Việt Nam. Nhưng khi làm việc với nhiều người nước ngoài bạn sẽ thấy họ dùng thuật ngữ Vietnamese style hoàn toàn khác. Nghĩa của nó mang tính miệt thị và khó chịu.

Vietnamese style là một thuật ngữ hết sức bình thường như người Việt vẫn thường nói. Ví dụ như anh ấy lịch sự theo phong cách Hà Nội, cô ta ngọt ngào kiểu Sài Gòn, ông ta ngây thơ kiểu nhà quê…

Nhưng khi làm việc với nhiều người nước ngoài bạn sẽ thấy họ dùng thuật ngữ Vietnamese style hoàn toàn khác. Nghĩa của nó mang tính miệt thị và khó chịu.

Chẳng hạn khi công việc bê trễ họ nói Vietnamese style! Tắc đường Vietnamese style! Quan chức nhũng nhiễu Vietnamese style! Trễ giờ Vietnamese style! Bất đồng quan điểm Vietnamese style!...

Ngay trong các hội nghị hay các cuộc đàm phán chính thức để ký hợp đồng kinh tế nhiều người nước ngoài cũng không bỏ thói quen buông ra câu Vietnamese style! Thậm chí khi bị một cô gái Việt Nam từ chối cũng kêu lên Vietnamese style!


Lý Nhã Kỳ bị cho là hợm hĩnh, khoe của
Người Việt chúng ta với lòng tự trọng chắc chắn ai cũng rất khó chịu khi nghe những câu này.

Vậy chúng ta đã làm gì để đến nông nỗi này?

Nhiều người nói rằng đó là do chúng ta còn quá nghèo nàn và lạc hậu so với thế giới nên khi làm việc với người nước ngoài người Việt ta bộc lộ sự non nớt, thiếu kỷ luật và thiếu tinh thần trách nhiệm. Hệ thống quản lý của chúng ta còn trì trệ nên bị người nước ngoài xem thường.

Nhưng theo ý kiến của tôi thì nguyên nhân còn là ở chỗ người Việt Nam ta quá lành, quá tự ti người nước ngoài.

Lạ thật! Nhiều người nước ngoài mà tôi được biết cũng chỉ là những người hết sức bình thường, thậm chí họ không có tài cán gì hết, không phải là người tốt bụng cũng không phải là người có kỷ luật nhưng vẫn dùng Vietnamese style rầm rầm.

Chúng ta hãy thử phân tích xem nhé, những người nước ngoài đó đến Việt Nam để làm gì? Họ đến để làm ăn kinh tế để bang giao và để du lịch, bình đẳng như chúng ta thôi.

Vì vậy, tại sao nhiều người Việt chúng ta lại quá yếu đuối, quá đề cao họ trong giao tiếp, công việc và để họ lấn lướt ngay trên quê hương mình?

Theo vnexpress.net H.N.T

Theo mình, người Việt mình hợm hĩnh thật, thích khoe giàu, tiền tài, địa vị, háo danh (khoe mình), lười lao động. Không fải bây giờ mới thế mà có từ "thời Vua Hùng". Thơ của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Tú Mỡ, rồi các tiểu thuyết của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao... cho đến 'Dế mèn fưu lưu ký' của Tô Hoài v.v.... đâu đâu cũng lên tiếng fê fán thói hợm hĩnh của người Việt. Thời nay thói đó kg những kg suy giảm mà còn đôi khi được khuyến khích, thành thử ... buồn !
(Bài sau: về người Nhật)

Euro 2012- Đẹp vời vợi nỗi buồn Nga

Lẽ tự nhiên: anh chị em k ta chắc ai cũng ít nhiều còn giữ đc một cảm tình với nước Nga, bởi đơn giản: về ngôn ngữ ta đc đào tạo sau tiếng Việt là tiếng Nga, (kg kể những người đc học ở Nga). Thành thử tại Euro 2012, xem trận đấu đêm qua Nga - Hy Lạp tất nhiên là mình cổ vũ cho đoàn quân áo đỏ. Nhưng xem cách các cầu thủ Nga thi đấu với 1 tinh thần uể oải khi đã bị dẫn bàn, trước nguy cơ về nước sớm như trận này thì việc họ bị loại chẳng oan ức gì, mà chỉ để lại cho những người đẹp Nga (CĐV) 1 nỗi buồn vời vợi.
Chùm ảnh: Đẹp vời vợi nỗi buồn Nga

Chùm ảnh: Đẹp vời vợi nỗi buồn Nga

Chùm ảnh: Đẹp vời vợi nỗi buồn Nga

Chùm ảnh: Đẹp vời vợi nỗi buồn Nga