4 thg 7, 2015

Đọc lại hồi ký Trần Quang Cơ

Tác giả: Hồng Khiêm (Nguyên Tham tán Bộ Ngoại giao – theo Viet- Studies) 

* Trọn bộ “Hồi Ức và Suy Nghĩ” của Trần Quang Cơ 

Đã hớ, đã dại rồi mà còn nói đặt sự nghiệp cách mạng lên trên hết… Người lãnh đạo không nên làm như vậy. (Phạm Văn Đồng). 

Với Trung Quốc, vừa qua không phải là chúng ta bình thường hóa, mà là chúng ta đã bị “phụ thuộc hóa” quan hệ . (Trần Quang Cơ).
 
Tối hôm trước ngày đi viếng cựu Thứ trưởng Trần Quang Cơ, tôi đọc lại “Hồi ức và Suy nghĩ” của ông, coi như một cách tưởng nhớ đối với người quá cố mà tôi rất đỗi kính trọng, người đã tự rút ngắn sự nghiệp của cả đời mình đặng để lại cho hậu thế những trang tư liệu lịch sử quý giá cùng những kiến nghị và những bài học đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 

Thói háo danh, lệ hõa huyền

Thành phố Hồ Chí Minh 

Hôm nay nghe được hai chuyện hơi hài hước liên quan đến nhau ...

- Chuyện thứ nhất : Có một cô bé lãng phí nhiều nước mắt vì một ước nguyện không thành : bố mẹ không có đủ 30 triệu mua bộ hồ sơ cho bé thi vào trường THPT Amsterdam (HN) mặc dù cô bé đạt mọi tiêu chuẩn của trường ... Mình không rõ cái trường đó danh giá cỡ nào hay đã đào tạo ra những nhân tài nào ... nhưng mấy tờ giấy đó mà lấy giá 30 triệu thì hơi quá đáng nếu không muôn nói đó là cướp giật.!

Xưa nay mình chưa bao giờ coi trọng hoặc đánh giá cao mấy cái trường chuyên lớp chọn (thực tế nhiêu năm qua mấy chỗ đó đóng góp được bao nhiêu giá trị thực cho xã hội hay chỉ để kiếm vài thành tích hão.?) nhưng qua những giọt nước mắt của cô bé lại thấy cái não trạng thảm hại : "háo danh" ăn quá sâu vào tiềm thức người Việt từ khi còn rất nhỏ.!