23 thg 7, 2012

TQ tham


                              Hoàng Trinh
Vừa nổi lên được vài năm
Mà sao họ đã hằm hằm mặt ra
Chớ nên có vội kiêu sa
Đời còn dài lắm có ta có mình

Từ xưa Hải giới phân minh
Láng giềng hai nước chung tình anh em
Từ ngày phát triển vươn lên
Vội vàng kênh kiệu bon chen mọi bề

Họ coi dân Việt vụng về
Giàu sang chốc lát đã chê bần hàn
Hãy nghe thế giới râm ran
Chê cười họ lắm mưu toan giở trò

Tự nhìn họ tưởng mình to
Họ đâu biết được cả kho nhân tài
Thế gian đâu có nhìn sai
Xin đừng cậy thế ra oai lắm tiền

Sử xưa họ chắc chưa quên
Bao lần xâm chiếm bấy phen kinh hoàng
Cho dù họ có dọc ngang
Thì toàn nhân loại vẫn đàng hoàng hơn

Họ tham biển lắm tài nguyên
Bất chấp công luận họ liền sấn vô
Trên bàn đàm phán hoan hô
Nhưng trên biển cả bạo thô bắt người

Mất hết nhân cách cả rồi
Bạn hay đồng chí làm người nữa không?
Bao năm lãnh tụ vun trồng
Mối tình đoàn kết mà không ra gì

Mong rằng họ tính kỹ đi
Đừng bàn một nẻo du di một đường
Chớ nên công luận coi thường
Chớ nên bớt bạn để nhường phương tây

Họ cho rằng thế là hay
Nhầm to bạn ạ có ngay nước cờ
Thế giới đâu có thờ ơ
Khi bạn trở mặt họ sờ đến ngay

May thay trong thời thế này
Việt nam đa nhập đông tây cả rồi
Không còn cô lập đơn côi
Như họ vẫn nghĩ giữa tôi với mình

Lãnh hải xưa vốn phân minh
Bên ta bên họ rọt rành từ lâu
Bây giờ biết biển lắm dầu
Họ dùng tàu chiến lấn sâu láng giềng

Trời đất còn lắm linh thiêng
Khuyên họ chớ có tốn tiền làm chi
Dở trò giả dối âm ti
Nhưng toàn nhân loại tinh vi hơn nhiều

“Lưỡi bò - chín điểm” vẽ điêu
Họ ra quấy nhiễu làm liều biển đông
Cả nhân loại đang ngó trông
Dõi theo hành động vừa ngông vừa cuồng
 ……….
21.7.2012
HT


Chuyện giờ mới kể (tiếp)


CHUYỆN THỜI SƠ TÁN
   Gõ đại bởi honngv
   Chắc chắn mọi người k ta đều nhớ Phú Xuyên (Hà Tây cũ) là nơi ta về sơ tán với thời gian ngắn nhất, nơi diễn ra cuộc tiễn đưa các bạn đi nhập ngũ với số lượng lớn, nơi học ít chơi nhiều, và cũng là nơi để lại trong mình 1 câu chuyện nhỏ, khó fai mờ.
    Thời kỳ đó dù sơ tán nơi nào thì theo quy định của Khoa, của Nhà trường, công tác dân vận luôn đc đưa lên hàng đầu.
    Mình đc phân về ở nhờ 1 gia đình chỉ có 3 người: 2 bố mẹ và 1 cô con gái đã đến tuổi cập kê. Giờ chỉ nhớ tên bác trai, kg nhớ tên bà mẹ và cô con gái.
    Hàng ngày chỉ có đi ăn ở bếp tập thể, rồi về cố tìm ra việc để làm công tác dân vận, mà thực ra là để gây cảm tình với gia chủ. Hết việc, mình thường đi bơi bởi ở đây có cái nửa đầm nửa sông rất dài, nc lại trong sạch.
    1 lần đi bơi về thấy cô bé chủ nhà đang gánh nc từ sông đổ vào bể (cách khoảng 50 m) làm nc ăn và sinh hoạt hàng ngày. Mình nổi máu, 1 kiểu Từ Hải, phát bừa, đại ý: Việc gì chứ gánh nc là việc nhỏ (chưa biết nói như bây giờ: như con thỏ), em để đấy anh gánh cho. Thế là xắn quần, áo 3 lỗ, bỏ móc sắt, bỏ đòn gánh, 2 tay xách trực tiếp 2 thùng nc đầy, đi phăng phăng. Cơ bụng, cơ ngực, nhất là ‘con chuột’ trên 2 cánh tay nổi lên cuồn cuộn. Được mẹ con em gái quan sát và cổ động, chả mấy chốc bể nc đã đầy. Kể từ đó, ngày nào mình cũng phải xách đầy bể nc! Bù lại, sáng nào ngủ dậy cũng có sẵn kg sắn thì khoai luộc phần mình! (SV kg có cơm sáng). Có bữa cả tổ lấy cơm từ bếp về ăn, mẹ con cô chủ kg quên có gì mang ra mời tất. (thời SV cơm ăn kg đủ). Và đặc biệt có lẽ cả nhà chủ nhìn mình với con mắt khang khác. Những câu nói ỡm ờ xuất hiện ngày càng nhiều, cứ nghĩ là chuyện cho vui! Có lần cô bé còn theo ra tận bờ đầm xem mình bơi!
    Rồi ta lại đi sơ tán đâu hay về HN, mình kg nhớ, chỉ nhớ là lúc ấy bọn con trai khoa ta ở dãy nhà xi măng thứ 2, sát cổng Đại Cồ Việt. Bẵng đi khoảng vài tháng hay hơn 1, 2 năm gì đó, mình có khách đến thăm. Trời đất quỷ thần ơi, các bạn có đoán ra ai đến thăm mình kg? (giờ kể lại ai chả đoán ra, nhưng thật tình lúc đó mình bị bất ngờ). Đó là 2 bố con bác chủ nhà ở Phú Xuyên. Cô bé giờ đã phổng phao, kg còn 'bé con' như ngày mình ở đấy. Gái quê, khỏe khoắn, chắc nịch; đang tuổi bẻ gãy sừng trâu; cong nào ra cong nấy, nhìn đến ‘bắt mắt’. 2 bố con tay đùm, tay nải nhễ nhại mồ hôi, (ngày ấy đi lại còn khó khăn), nào xôi nếp đỗ đen, thịt gà cả con…nhiều ú ụ, (toàn thứ mình thích!). Chuyện trò đại ý: cả nhà (chắc chủ yếu ở em) cứ nhắc đến cháu hoài, lần mò mãi mới biết nơi cháu học, nay cho em ra thăm anh thăm cháu và mong anh về thăm gia đình vào 1 ngày gần nhất. (bỏ mẹ chưa?!)…
    Mình chẳng còn biết ăn nói ra sao, cuống hết cả lên, đúng là tim đập chân run, hàm cứ cứng cả ra, chẳng biết ăn nói thế nào, chẳng còn biết đưa 2 bố con đến đâu vì ‘bố con em vừa ăn rồi !’. Đưa vào phòng ở kg đc, bọn con trai mà biết quả này thì nhiều chuyện lắm. Chuyện gì chứ chuyện gán ghép gái gú thì đều tầm cỡ ‘mất dạy’ cả! Tội gì mà chềnh ra cho chúng chọc ngoáy. Thành thử mình chỉ còn biết đáp lại tấm lòng vàng của 2 bố con, những cái liếc trộm thẹn thùng của cô gái bằng cách ậm à ậm ừ, vâng vâng dạ dạ, chứ có nghĩ đc gì nữa đâu. (Mình vừa chén xôi đỗ vừa đảo con mắt như ngô rang, mỗi lần bắt gặp ánh mắt em là mình lại run hết cả lên vì có lẽ mình bị cảm thật).
    Rồi cũng đến lúc em và bố phải ra về, để lại trong mình sự day dứt giai dẳng, vô định...
    Năm tháng trôi đi, mọi sự đi vào dĩ vãng.
   Đáng trách thay, đến giờ mình vẫn chưa 1 lần về lại Phú Xuyên nên kg hiểu liệu 2 bác có còn, vì vậy kg dám kể tên bác ra đây; kg hiểu Em, chuyện chồng con có hạnh phúc ?!
    Nhân dịp này xin cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho 2 bác và Em!

Tái bút (TB): Tất Nam mà đọc chuyện này ắt tay chân ngứa lắm đấy! Hắn sẽ khịa vài 3 chuyện Khảo dị cho mà xem!