28 thg 2, 2013

Nhân ngày 8/3: Nghị luận về Phụ nữ Việt Nam

July 25, 2012, By bientap
Bài nghị luận của anh I-van Tùng, cháu họ của Y Moan, chắt của I-van-hô nhân ngày 8/3

Mới vài tháng trước, một hot gơn đã ra tuyên ngôn không độc lập, quyết sống ngoan và dựa vào người khác, nhận được sự ủng hộ của nhiều người cùng ý tưởng rằng phụ nữ thì phải “ngoan”. Cũng trong vài năm trở lại đây, thi thoảng báo chí lại đăng bài về những cờ-líp, tin tức xoay quanh việc các em nữ sinh bé bỏng, đáng iu của chúng ta đàn áp, đánh đấm, bắt các em xinh tươi không kém phải quỳ xuống xin lỗi, khóc lóc, đá vào mặt vào bụng, vv vô cùng tàn ác. Trước hiện tượng đó, các nhà báo, nhà giáo và đặc biệt là những người-tự-nghĩ-mình-là-nhà-gì-đấy, còn gọi là “công dân mạng”, đồng loạt lên tiếng phản đối. Họ chửi bới, lên án, đòi có những sự trừng phạt thích đáng đối với những em nữ sinh đáng yêu từng ấy. Họ kêu gọi là mất hết thuần phong mỹ tục, cho rằng phụ nữ Việt Nam phải thùy mị nết na, hiền lành dịu dàng. Người viết bài xin đặt ra câu hỏi, những cái thứ thùy mị nết na đấy lấy ở đâu ra?

Hoàng Thuỳ Linh thể hiện khả năng cầm súng

Tôi xin khẳng định rằng, nói về phụ nữ Việt Nam mà áp những cái chuẩn mực thùy mị nết na, hiền lành dịu dàng là sự sỉ nhục lớn với văn hóa Việt Nam. Từ thưở mở cõi, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra trăm trứng, nở trăm con, sau vì không hợp nhau, hai vợ chồng đưa nhau ra tòa ly hôn, năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. Con cả theo mẹ, xưng làm Hùng Vương, định đô ở Phong Châu. Như vậy từ những ngày đầu mở cõi, Âu Cơ đã chiếm phần hơn trong việc chia tài sản. Từ đó trở đi dân gian, tục ngữ của chúng ta cũng có biết bao nhiêu câu ca ngợi vai trò của người phụ nữ: “lệnh ông không bằng cồng bà”, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh

 
Ngô Thanh Vân cho biết :”Cô Tấm cũng có võ”, trong khi Thành Lộc chỉ dám cười duyên không nói gì

Chỉ liếc qua kho tàng chuyện cổ dân gian, cũng có biết bao tấm gương về bản lĩnh người phụ nữ. Trong truyện Tấm Cám, khi nhà vua oai phong chỉ dám cưỡi ngựa lượn đường, trà chanh đọc báo, thì hai chị em Tấm Cám giết nhau năm lần bảy lượt bằng những thủ đọan tàn bạo. Giả sử hai chị em sống thời nay, thì sẽ tạo một cơn bão truyền thông hơn đứt Nguyễn Văn Luyện với những tít bài như “Vì giỏ tép mất tình chị em”, “Ngã từ lưng chừng cau, nạn nhân chưa kịp kêu đau đã chết”, “Kinh hoàng trong mắm có thịt người, cơ quan kiểm dịch đang vào cuộc”, hay “Có hay không việc một bà già trồng thị được hot gơn?”  Cả câu chuyện có ba người phụ nữ thật lắm mưu mô, chỉ phảng phất vài hình bóng những người đàn ông hiền lành, chỉ biết đem quần áo đẹp và hài lụa hàng hiệu cho hot gơn, khi vợ chết chỉ biết lấy vợ mới không dám có phản ứng gì. Tương tự, Mai An Tiêm hay Lang Liêu với vua cha thì bật như tôm, nhưng việc trong nhà nhất nhất đều hỏi ý kiến vợ rồi mới dám làm. Hai chàng trai đó sau đều nên người cả.

 
Mai An Tiêm bê dưa hấu đi bán trong khi vợ đứng thu tiền

Một số người cho rằng chuyện cổ tích, chuyện dân gian đều là hư cấu, không đáng tin, vậy tôi xin đưa ra những dẫn chứng lịch sử.

Hai Bà Trưng dưới sự giúp đỡ của mẹ là bà Man Thiện, đã đứng lên khởi nghĩa, Hai Bà cưỡi voi ra trận, đuổi cả thái thú ra ngoài bờ cõi. Tiếp nối sau Hai Bà Trưng, là Bà Triệu. Bà là gái Thanh Hóa hung dữ ghê gớm, cãi chị dâu, ép anh trai khởi nghĩa, bắt voi trắng một ngà, khiến lũ Khựa phải than:

Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.
Dịch:
Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.

Ý chúng nó là Bà Triệu dữ hơn cả cọp.

 
“Cọp thì nhằm nhò gì, voi còn phải để Bà Triệu cưỡi”- Siêu voi hậm hực trả lời phỏng vấn của Tin Khó Tin

Kế đến là thái hậu Ỷ Lan, không hung dữ như bà Trưng bà Triệu, nhưng cũng hiểm ác không thua gì cô Tấm.Ỷ Lan đẩy Vợ cả và 72 cung nữ bị chôn sống, trị nước vững vàng. Lý Thánh Tông là chồng, đi đánh giặc nửa đường quay về, ngồi nghĩ tới cảnh bị vợ đay nghiến mắng chửi, đành tiếp tục quay lại đánh Chiêm Thành. Thế mới biết vợ còn đáng sợ hơn cả giặc.

Trong thời kì hiện đại, lịch sử văn học nước nhà đầy rẫy những tiếng than của những người đàn ông bị đàn áp. Ví dụ trong truyện ngắn “Vợ Nhặt” (Kim Lân) vợ anh Tràng ăn liền bốn bát bánh đúc, về nhà hôm trước thì hôm sau cho mẹ chồng ăn cám. Anh Tràng hôm sau tự dưng muốn đi chống Nhật, chắc sau một đêm hiểu rằng vợ mình ác hơn phát xít. Ngô Tất Tố cũng bừng bừng khí thế viết tác phẩm “Tắt Đèn” để phản ánh việc một người phụ nữ dám đánh lính lệ, đạp quan huyện, lên phố làm ô-sin thì đẩy cả ông chủ trong khi chồng chị sợ quá chỉ dám nằm còng queo.

Còn qua tác phẩm “Tỏa Nhị Kiều” của Xuân Diệu, chúng ta thấy tiêu chí phụ nữ Hà Nội lý tưởng của những năm trước khác hẳn những gì mà giới truyền thông đang truyền bá. Người phụ nữ mà Xuân Diệu mơ ước là:

“Giá họ đừng hiền lành như thế thì hơn, giá họ đàng điếm, hung dữ, trơ trẽn, lẳng lơ tôi sẽ được vui … Tôi sẽ được cười nếu thấy họ đi đua xe đạp, tôi sẽ được thản nhiên, nếu thấy họ đỏm dáng chòng ghẹo bất cứ người nào. Tôi ước được gặp họ chửi mắng người ở, đánh đập con sen tôi mong họ ngoa mồm lên, lay động hai cặp môi đắp son đỏ choét. Tôi muốn mặt họ bự phấn, tôi cầu cho họ làm bộ làm tịch, lố lăng bao nhiêu cũng được”

Nói qua nói lại chỉ để nhận thấy rằng, phụ nữ Việt Nam vốn không có truyền thống dịu dàng, nhẹ nhàng yểu điệu. Việc bắt họ phải “ngoan” hay dịu dàng là do nhiều người nhiễm tư tưởng đạo Khổng từ Trung Quốc rồi tuyên truyền với mục đích gây rối, tạo mối chia rẽ trong cộng đồng người Việt, nặng thì có thể dẫn tới nội chiến, nhẹ thì làm thui chột ý chí của trên 50% dân số Việt Nam.

Trở lại xã hội hiện nay, tôi khuyến nghị các anh đàn ông con trai, nên gạt bỏ tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, góp phần giữ gìn truyền thống dân tộc. Chị em phụ nữ nên vùng dậy, giành quyền làm chủ, bảo vệ chính mình. Còn về quan điểm cá nhân tôi, tôi xin theo nhà văn Vũ Trọng Phụng: “Phụ nữ nghĩa là vợ con chị em người khác chứ không phải vợ con chị em của tôi. Gia đình tôi thì cứ phải theo cổ, không được có hạng đàn bà ăn mặc tân thời nay khiêu vũ, mai chợ phiên, rồi về nhà chửi lại mẹ chồng bằng những lý thuyết bình quyền với giải phóng.” (Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)

 Còn bạn, theo bạn phụ nữ Việt Nam thực sự phải như thế nào?

Theo tinkhotin

27 thg 2, 2013

Hot: tóp 10 sự kiện khó tin nhất năm con Thìn (phần 1)



February 5, 2013
By hoanghoihan

Trong không khí phấn khởi đón chào năm mới Quý Tỵ và khí thế đòi bài hung hãn của các Fake-poison, ban biên tập Tinkhotin đã long trọng tổ chức đêm gala công bố kết quả bình chọn “Top 10 sự kiện khó tin nhất 2012”. Trong xu thế chung, người người xếp hàng chờ được mút mát cà phê Xờ-ta-Bắc, nhà nhà ngóng đợi xem Gặp nhau cuối năm có anh Xuân Bắc, nước nước nín thở chờ Nguyên soái Kim thử hạt nhân ở Triều Tiên Bắc, Gala được đặc biệt tổ chức tại hàng trà đá kẹo lạc đầu phố Cửa Bắc, thủ đô Hà Nội.
Tại buổi lễ, sau khi bị bà chủ quán người Hà Nội gốc chửi bới vì thắc mắc “Sao quán không có ô mai?”, bà PeTin Cute đã đứng lên long trọng đọc kết quả bình chọn:

1. Danh thủ Kiên Whitehead gia nhập Juventus FC

Tiền vệ kiến thiết gốc Gia Lâm, Kiên Whitehead đã khoác lên mình chiếc áo sọc đen-trắng huyền thoại của CLB Du-ven-tút, thành Tô-ri-nô. Dù các BLV của Vê-tê-vê chưa kịp làm thơ về sự kiện này, nhưng đây đã nhanh chóng được coi là vụ chuyển nhượng tiêu biểu nhất của bóng đá thế giới 2012.
Tiền vệ trụ nổi tiếng với lối chơi chặt chém 5cam cũng từng khoác áo sọc đen-trắng của Du-ve.

Tiền vệ trụ nổi tiếng với lối chơi chặt chém 5cam
cũng từng khoác áo sọc đen-trắng của Du-ve.

Các chuyên gia tuyển trạch nhận định, tiền vệ Kiên được cho là người có khả năng kiến tạo phi thường, biến không thành có, sở hữu óc sáng tạo tương đương với Leo Mét-xi của Bác-xa và sự liều lĩnh nơi Xua-rét của Li-vơ-phun, hứa hẹn sẽ đưa Du-ve trở lại vị thế của những năm cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước. Việc Kiên chuyển sang thi đấu cho Du-ve cũng khiến CLB Hà Nội-ACB, nơi anh đang là thủ lĩnh điêu đứng một thời gian dài.

Xếp thứ 2 trong danh sách các sự kiện thể thao đình đám nhất năm, là việc Cầu thủ X của SHB Đà Nẵng được gọi lên đội tuyển. Vốn là một tay săn bàn lão luyện nổi tiếng với khả năng phá bẫy việt vị, xoay trở trong phạm vi hẹp, nay anh sẽ gánh trọng trách tiền vệ thu hồi bóng khi lên tuyển. Nhiều người tỏ ra nghi ngờ khả năng thành công của Cầu thủ X.

2. Nhà Trắng tiếp tục được làm chủ bởi những người răng trắng
Tại Liên bang Hoa Kỳ, sau một loạt các xâu truyền hình trực tiếp có bầu chọn, cuộc thi “Ai là Tổng thống?” mùa thứ 57 đã kết thúc với chiến thắng vinh quang dành cho thí sinh 0-ba-má. Phần thưởng dành cho người thắng cuộc là được làm chủ một biệt thự trắng muốt trên đại lộ Pen-xin-va-ni-a, thủ đô Oa-xin-tơn trong 4 năm tiếp theo, được coi là rất phù hợp với ông 0-ba-má, vốn có một hàm răng rất trắng.

 Ở Nhà Trắng và có răng trắng, nhưng ông 0-ba-má lại có liên hệ mật thiết với các màu sắc khác. Trong ảnh là chiếc điện thoại Dâu Đen (Blackberry).
Ở Nhà Trắng và có răng trắng, nhưng ông 0-ba-má
lại có liên hệ mật thiết với các màu sắc khác.
Trong ảnh là chiếc điện thoại Dâu Đen (Blackberry).
Một số người đang có cảm giác bất an và tỏ ra không hài lòng với kết quả cuộc thi, khi thái độ của ông 0-ba-má trong nhiều vấn đề thường nhu mì một cách rất Lạ.

3. Kim Giống-Ủn trở thành Chủ tịch ủy ban quân ủy Trung Ương, Chỉ huy trưởng Quân đội nhân dân, Tổng thư ký Đảng lao động, Người đàn ông xếch-xi nhất năm, Nhà hoạt động vì nhân quyền hàng đầu thế giới từ hàng trăm năm qua và ba vạn chín nghìn các thứ khác.

Kim Đời 3 (chú ý phân biệt với Kim Vòng 3 là Kim Các-đa-xi-an bên Mỹ), tên thường gọi là Kim Giống-Ủn, sinh năm 1983 hoặc 1984, dân tộc Triều Tiên, nguyên quán Bình Nhưỡng, đặc điểm nhận dạng có tóc chẻ ngôi giữa theo kiểu Đan Trường, con trai ông Kim Giống-Ỉn, cháu nội ông Kim Ín-xủng, đã ngoạn mục soán ngôi vị hót boi số 1 châu Á từ tay GS Ngô Bảo Châu, Bi Rên, Châu Tinh Trì và Trần Lực Cười. Trong tháng 4 năm nay, ông Ủn đã nhận liền một lúc 3 cương vị quan trọng do Đảng và Nhà nước Trung C…, xin lỗi, Triều Tiên giao phó nhằm đảm bảo hòa bình và thịnh vượng cho khu vực Đông Á. 
Sau khi nhậm chức, Nguyên soái Kim đã phóng thành công nhiều triệu tấn gạo, cá, quần áo ấm, kem Mê-ri-nô và cà phê Xờ-ta-Bắc của người dân Triều Tiên lên bầu trời để đón mừng Giáng sinh.

Sau khi nhậm chức, Nguyên soái Kim đã phóng thành công
nhiều triệu tấn gạo, cá, quần áo ấm, kem Mê-ri-nô và cà phê Xờ-ta-Bắc
của người dân Triều Tiên lên bầu trời để đón mừng Giáng sinh.

Do sai sót trong dịch thuật, một số tiểu thương buôn đồ khô ở chợ Bến Thành hiện đang nhập thêm hạt hạnh nhân để phục vụ cho nhu cầu hứa hẹn rất lớn của Nguyên soái Kim. “Dù là hạt mít hay hạt nhân, các loại hạt khi ăn nhiều đều có thể xịt năng lượng ra đằng đuôi” – một chuyên gia tên lửa giấu tên cho biết. 

4. Phát hiện mới của ngành toán học: Pé-Trơ-Lì-Mặt biết đếm quá 10
Sau khi tham khảo ý kiến của rất nhiều người có thâm niên tập đếm tại một số trường tiểu học và mầm non trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM, TKT đã chứng minh thành công định lý Trơ-Lì số 4, được phát biểu dưới dạng đẳng thức: “5 lần giảm giá cộng 6 lần tăng giá bằng 11 lần biến động”.
Trong năm 2012, xăng đã giảm giá 5 lần và tăng giá 6 lần. Như vậy, với định lý này, có thể khẳng định rằng các chuyên gia kinh tế đang điều hành Pé-Trơ-Lì-Mặt có khả năng đếm đến 10, thậm chí là 11. Đây thực sự là một phát hiện mang tính bước ngoặt trong nhận thức, xóa bỏ định kiến không tốt của số đông về trình độ của Pé-Trơ-Lì-Mặt.

Bằng chứng về sự kỳ diệu của số 11: Ông Ác-xen Goanh-gơ được người đời gọi là Giáo sư vì biết đếm số cầu thủ trên sân.

Bằng chứng về sự kỳ diệu của số 11:
Ông Ác-xen Goanh-gơ được người đời gọi là Giáo sư
vì biết đếm số cầu thủ trên sân.
5. Cụm phím Shift+3 lên ngôi
Cụm phím Shift+3 trên bàn phím Pi-xi và Mác-búc, viết tắt là # trở thành ký tự yêu thích nhất của người dân Việt Nam trong quá trình lướt Phây-búc. Hiện tại, Bộ giáo dục và Đào tạo đang xem xét đưa ký tự # vào bảng chữ cái tiếng Việt, đồng thời ra một nghị định quy chuẩn việc gõ Shift+3, vì hiện đang có tranh cãi quyết liệt xem sau khi dùng ngón đeo nhẫn giữ phím Shift, sẽ phải dùng ngón trỏ hay ngón giữa để nhấn phím 3.


 Mẫu thiết kế mới nhất của mùa thời trang Xuân-Hè năm nay, do nhà thiết kế Zooc-dô Ạc-xê-nan phác thảo.

Mẫu thiết kế mới nhất của mùa thời trang Xuân-Hè năm nay,
do nhà thiết kế Zooc-dô Ạc-xê-nan phác thảo.
Kèm theo nghị định sẽ có thông tư hướng dẫn thi hành nghị định, các khóa tập huấn trong nước, cử cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài và một chiến dịch truyền thông nâng cao ý thức sử dụng Shift+3. Theo đề xuất, phím 3 sẽ phải được gõ bằng ngón giữa, bởi nếu dùng ngón trỏ, ngón giữa sẽ rất ngứa ngáy thò sang dấu `, tạo thành cụm “#` #”. Dự án giáo dục cộng đồng có ý nghĩa này được dự định chi 70.000 tỷ đồng.
Trong khi đó:
Ông Ngô Bảo Châu, GS toán hàng đầu Việt Nam từ hàng trăm năm qua cho biết: “5 lần 5 là 10, bài này mới có 5 mục, nghĩa là còn tiếp"
Ông Ngô Bảo Châu, GS toán hàng đầu Việt Nam
từ hàng trăm năm qua cho biết: “5 lần 5 là 10,
bài này mới có 5 mục, nghĩa là còn tiếp"
 Theo Tin khó tin

Thơ lơ mơ


         GIẤC MƠ XANH

Em ngồi dưới tán cây xanh
Mơ màng tưởng có tay anh chạm vào
Con tim thổn thức xôn xao
Miên man ngỡ được ấp vào lòng anh

Tỉnh rồi chả thấy lá xanh
Nhin quanh chẳng thấy bóng anh đâu nào ?
Tủi thân nức nở nghẹn ngào
Mong sao mãi được tựa vào bên anh.

Giật mình tỉnh giấc mơ xanh
Bàng hoàng chỉ thấy một cành củi khô ...
Ai mà học hết chữ ngờ
Có ông cụ lão cưới cô lộn chồng...!!!?


Gió Lào

26 thg 2, 2013

Trung Quốc phá đám các cơ hội hòa bình


(trích)

·      Lê Duẩn vốn rất oán hận Trung Quốc về việc bắt ép Bắc Việt chấp nhận các điều khoản hạn chế thắng lợi của hiệp định Genève, sau đó còn ngăn chặn các hoạt động chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Lê Duẩn tố cáo Bắc Kinh cấm cản Hà Nội tiến hành chiến tranh du kích ở mịền Nam. Khi Đảng Lao động Việt Nam không nghe lời, Đặng Tiểu Bình lại cảnh cáo Lê Duẩn: “Bây giờ sự sai lầm của đồng chí đã lỡ xảy ra rồi, đồng chí chỉ nên đánh ở mức tiểu đội trở xuống mà thôi!” Khi Hà Nội chứng tỏ có khả năng gây chiến ở miền Nam, thì Trung Quốc lại nảy ra ý đồ xâm lược. Lê Duẩn nói: “Sau khi chúng ta đã chiến đấu và Trung Quốc thấy rằng chúng ta có thể chiến đấu tốt, Mao bỗng có một đường lối suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng vì Mỹ đánh chúng ta, ông sẽ đưa quân đội vào giúp chúng ta xây dựng đường xá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình trạng của nước ta để sau này có thể đánh chúng ta và từ đó tràn sang các nước Đông Nam Á. Không có lý do nào khác. Chúng ta biết ró ý đồ này nhưng phải đồng ý. Thôi thì cũng được. Họ quyết định đưa quân vào với súng đạn. Tôi lại phải chịu điều này. Về sau, Mao lại bắt chúng ta phải nhận cho 20,000 quân của ông vào xây con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ. Tôi không chịu. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ áp lực tôi phải để cho quân họ vào nhưng tôi không chấp thuận. Họ tiếp tục ép buộc nhưng tôi vẫn không chịu. Tôi đưa những thí dụ này để các đồng chí thấy mưu đồ của họ muốn cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc đến thế nào”.

·      1965-1966 đã có thể chấm dứt chiến tranh nếu kg bị Trung Quốc fá đám:

Ngày 16 tháng Giêng, Đặc sứ Jerzy Michalowski từ Hà Nội trở về Ba Lan than phiền với Đại sứ Anh về “mấy anh Trung Quốc trời đánh đó”, ngụ ý rằng nếu không bị Trung Quốc can thiệp thì cuộc hoà đàm đã có thể bắt đầu. McNamara dẫn chứng một tài liệu Trung Quốc cho thấy rằng chỉ mấy ngày trước khi Hoa Kỳ ngưng oanh tạc, Chu Ân Lai khuyến cáo Nguyễn Duy Trinh là không nên đòi Mỹ ngưng ném bom vô điều kiện vì nếu Mỹ chấp nhận thì “sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc chiến đấu và tình đoàn kết của chúng ta.” Họ Chu nhắc nhở đảng cộng sản Việt Nam phải đòi điều kiện thật khó để Mỹ không thể chấp nhận, “nếu không, các đồng chí sẽ rơi vào bẫy của đế quốc Mỹ, của bọn xét lại hiện đại (tức Liên Xô) và chư hầu.” Ngày hôm sau, Chu Ân Lai cũng căn dặn Trần Văn Thanh, trưởng đoàn đại diện MTGPMN ở Bắc Kinh, về những lỗi lầm tai hại nếu hoà đàm với Mỹ.

·      Sự thật là các nhà làm chính sách ở Hà Nội đã bị khó khăn và lúng túng giữa quyết định mong muốn hoà đàm và bác bỏ hoà đàm. Giải thích hợp lý nhất cho sự lúng túng ấy vẫn chỉ có thể là áp lực nặng nề của ông bạn láng giềng phương Bắc.

·      Đáng chú ý là vào đầu năm 1967 Hà Nội đã có nhiều lý do để rời khỏi quĩ đạo Trung Quốc và tiến đến gần hơn với Liên Xô, được Liên Xô gia tăng viện trợ vật liệu và vũ khí,48 nhất là hoả tiễn địa-không để chống máy bay Mỹ ở miền Bắc và cơ giới nặng để chuyển vào miền Nam. Tháng Ba 1966, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh được mời sang Bắc Kinh để nghe Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình trách cứ về việc tiếp xúc với Mỹ và cảnh giác về việc xoay chiều thân với Liên Xô. Họ Chu nói:

Từ năm ngoái đã có thay đổi khi Bắc Việt bắt đầu nói chuyện với Mỹ. Chúng tôi muốn nói thẳng với đồng chí là những thay đổi đó bắt đầu với đám lãnh đạo mới của Liên Xô, nhất là sau chuyến Kosygin đi tham quan Việt Nam từ 6 đến 10 tháng Hai 1965. Sau khi Kosygin ở Hà Nội về, Liên Xô đã sử dụng đồ viện trợ cho Việt Nam để lấy lòng tin của các đồng chí một cách gian trá. Mục đích của chúng là che lấp-quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, chia rẽ Việt Nam và Trung Quốc, nhằm chi phối Việt Nam nhiều hơn trong việc cải thiện quan hệ với Mỹ của chúng và cản trở cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam.49

Ngày 13 tháng Tư, khi Đặng Tiểu Bình đặt vấn đề “Phải chăng các đồng chí nghi ngờ lòng sốt sắng của chúng tôi? Có phải Trung Quốc muốn chiếm Việt Nam hay không?” Lê Duẩn chỉ trả lời về chuyện thân Liên Xô:

Chúng tôi cho rằng việc Liên Xô giúp đỡ Việt Nam là có phần thành thật, vì thế chúng tôi không hỏi xem Liên Xô có bán đứng Việt Nam hay không và chúng tôi cũng không nói rằng Liên Xô vu khống Trung Quốc về việc hàng viện trợ của Liên Xô được chuyển qua lãnh thổ Trung Quốc50… Đồng chí nói rằng Liên Xô bán đứng Việt Nam nhưng chúng tôi không nói thế. Mọi vấn đề khác đều xuất phát từ việc phê phán này.

Tương lai của tôi thế nào ?

February 25, 2013
Theo NuocNga.Net

http://uphinh.ssc.vn/images/502Putin_the_King.pngПришел Путин к гадалке, и говорит : — Расскажи мне о будущем.
    Гадалка : — Вижу ты едешь в машине с открытым верхом, вижу вокруг машины сотни тысяч людей. Вижу что эти люди очень рады, они стоят с флажками, шариками, хлопают, кричат “Браво !”, у всех очень счастливые лица !
   Путин улыбнулся, и говорит : — Ну да. Народ меня любит ! А я могу пожать им руки ?
    — Нет. Крышка гроба закрыта…

Ông Putin hỏi thầy bói : - Tương lai của tôi thế nào ?
          Thầy bói : - Tôi thấy ông đi trên xe mui trần, xung quanh xe có đến cả trăm ngàn người vây quanh. Họ hân hoan vẫy cờ, tung bóng bay, vỗ tay và reo vang “Hoan hô !”, ai ai cũng rạng ngời hạnh phúc !
          Putin nhoẻn miệng cười và bảo : - Thì đúng rồi. Dân chúng yêu mến tôi mà ! Thế tôi có thể bắt tay họ được không ?
          - Không được ! Nắp quan tài đậy kín rồi…

25 thg 2, 2013

Lời nói ... gói buồn

Em có ý kiến
Đọc tiếp >>

Định mệnh

Hà Văn Thịnh, Khoa Sử – Đại học Huế

Truyền thuyết kể
Gióng đánh giặc khi mới lên ba
Có dân tộc nào nhọc nhằn hơn thế?
Có nơi đâu
Lịch sử ngập chìm dâu bể
3.000 năm chưa hết giặc trước hiên nhà?
.
Định mệnh thét gào lịch sử bão giông
Ta giữ nước nhiều gấp bội phần
Thời gian dựng nước
Cho mãi đến hôm nay vẫn chưa thể nào có được
Bởi hạnh phúc
Cũng trông chừng sau, trước
“Nửa cái hôn phải tỉnh thức ngó quân thù”*
.
Lịch sử nhắc hoài câu chuyện Mẹ Âu Cơ
Sao ta phải lên rừng, xuống biển?
Kẻ cướp trên núi cao, dưới sóng ngầm hung hiểm
Bao năm thâm độc rình mò…
Chúng muốn ta quỳ – mỏi gối xin, cho
Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt
Để nỗi đau hóa lặng câm giữa hai hàm răng nghiến chặt
Để xa xót tủi hờn nhức mãi tâm can…
.
Không!
Lịch sử nói rằng sóng nước Bạch Đằng Giang
Rừng Chi Lăng, cửa Chương Dương, Hàm Tử…
Xác giặc chất chồng, bạo tàn mục rữa
Việt Nam ơi, không nhát sợ bao giờ!
Chúng nói rằng có cốt khư** người Trung Quốc ở Hoàng Sa
Sao không đến gò Đống Đa để bới thêm, nhiều lắm?
Thanh Triều ư? Bụi ác tàn ngàn dặm
Bão Tây Sơn quét sạch, một tuần!
.
Định mệnh nhắc ta rằng Đất Việt gian truân
Nhưng chữ S chẳng thể nào gục gãy
Người trước ngã, người sau đứng dậy
Cối Kê ư? “Hoan Diễn do tồn”.
Lịch sử dạy ta rằng đảo, sóng Biển Đông
Là máu thịt của giang sơn tổ quốc
Là một nửa của hồn thiêng Đất – Nước
Chẳng thể đem cho, đem bán vật vờ!
Ta hiểu cuộc đời không phải giấc mơ
Nên trang sách phải tựa mình bên giá súng
.
Định mệnh bắt đầu bằng linh danh Phù Đổng
Tuổi thơ giữ nước quên mình
Định mệnh cảnh báo rằng
Nhẹ dạ Mỵ Châu ơi
Một phút buông trôi
Ngàn năm không xóa nổi
“Tình” Ải Bắc
Là khôn lường gian dối
Lông ngỗng bay
Trắng bợt chữ “NGỜ”?
.
Định mệnh nhắc em rằng
Xin hãy đừng quên
Sống với nguy nan
Là bổn phận của muôn vàn con dân Việt
Đất nước hôm nay được sinh thành từ da diết:
Thà làm ma nước Nam!
Thà cả Trường Sơn cháy hết!
Chẳng cam tâm quỳ xuống, bao giờ (!)
H.V.T. 
* Thơ Chế Lan Viên
** Tàn tích xương người chết

Bia miệng


TRẦN ĐĂNG KHOA  
“Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Cái tên như chân lý, có tính cảnh báo sắc lẹm này, không phải do tôi nghĩ ra đâu. Làm sao một “gã thợ cày không có trâu” lại sâu sắc thâm thúy được đến như thế. Đó là kinh nghiệm đúc kết từ ngàn đời mà ông bà, cụ kỵ truyền lại cho chúng ta đấy. Các cụ bảo: “Trăm năm bia đá thì mòn - Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Khiếp không? Cứ tưởng chạm trổ dấu ấn của mình lên bảng vàng, bia đá thì sẽ vĩnh cửu. Chả phải. Mọi giá trị đều bị thời gian sàng lọc, đào thải và chắt lại . Nhưng cũng có những dấu vết không làm sao xóa được, nhất là khi nó đã thành “bia miệng” của thế gian. Đến cái nỗi ấy, thì chả có “cái cống” nào để mà tẩu thoát.

Đấy là hai trường hợp, hai “tiêu điểm” nổi cộm, gây bất bình lớn trong dư luận xã hội. Một ông Tây và một ông Ta. Ông Tây là ngài Giáo sư Joel Brinkley và ông Ta là ngài nghị sĩ Quốc hội Hoàng Hữu Phước. Cả hai ông này có tuổi tác khác nhau, hình dáng khác nhau, số phận khác nhau, ở hai vùng văn hóa hoàn toàn khác biệt nhau, vậy mà lại giống nhau đến kỳ lạ: Đều phải hứng chịu những trận mưa đá của đông đảo công chúng và cộng đồng mạng. Đều ngỡ ngàng, kinh ngạc vì không ngờ bài viết của mình lại bị dư luận phản ứng dữ dội đến như thế. Và khủng khiếp hơn, đều bị công chúng đề nghị sa thải, đuổi khỏi trường Đại học và phế truất khỏi Nghị trường. Và điều thú vị giống nhau nữa: Những người nổi giận, đòi sa thải hai ông, đều không phải là những đối tượng bị các ông chỉ trích, lăng mạ, mà toàn là những người ngoài. Đấy là những tiếng nói trung thực và khách quan. Ở ông nghị sĩ Quốc hội Hoàng Hữu Phước, nhiều Luật sư còn lên tiếng, muốn đưa ông ra Tòa vì họ còn tìm thấy trong bài viết của ông, có những dấu hiệu của tội phạm hình sự. Đến cả như thế thì khủng khiếp quá. Sự nổi giận có phần thái quá này cũng là điều dễ hiểu. Tôi gọi đó là sự nổi giận của văn hóa trước những hành vi thiếu văn hóa.

Vậy sự thực thế nào? Đầu đuôi ra làm sao mà hai ông phải “chịu trận” khủng khiếp đến như vậy?

Cứ như thông tin trên công luận, thì mới đây, giáo sư Joel Brinkley đã đăng một bài báo viết về Việt Nam: “Dù ngày càng giàu có, nhưng khẩu vị của người Việt chẳng giống ai”, kể lại những gì vị giáo sư “quan sát”, “nghe ngóng” trong 10 ngày ông ta du lịch tại Việt Nam. Ngay lập tức, bài báo đã cuộn lên những làn sóng phẫn nộ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Ông ta viết: “Ở Việt Nam, bạn dễ dàng nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hay chuột lục lọi trong những đống rác. Thậm chí, cũng chẳng có con chó nào chạy rông. Thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hay thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng: Chúng đều bị ăn thịt cả…”. Chưa dừng lại ở đấy, ông Giáo sư này còn cho rằng, vì ăn nhiều thịt, nên “Việt Nam luôn là một quốc gia hung hãn. Đã có 17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập hơn 1.000 năm trước và đã xâm chiếm Cambodia vô số lần và gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, những quốc gia ở phía tây của nó đa phần là hòa bình trong những thế kỷ gần đây”.

Thật kỳ cục và bậy bạ. Rất nhiều học giả viết về Việt Nam. Nhưng tôi không thấy có tác giả nào lại thiển cận, ấu trĩ và trẻ con như cái ông Giáo sư này. Đã thế, ông ta lại rất tự tin, cứ phán khơi khơi về những điều ông ta chẳng hiểu gì cả. Đến Việt Nam mà ông ta lại cứ muốn xem chó hay súc vật chạy rông ở ngoài đường thì đúng là một gã say xỉn. Xin mời ông hãy nghe chính một người nước ngoài, bà Naomi Doak, làm ở tổ chức bảo vệ động vật Traffic: “Tôi không đồng ý với nhiều ý kiến của Joel Brinkley, vì ông toàn nhầm lẫn cả. Ở Việt Nam, chim, chó hay nhiều động vật, hầu hết đều là vật nuôi. Họ không thả rông, vì chúng có chỗ của chúng ở những nơi quy định”. Nói người Việt ăn nhiều thịt, ông “không hề thấy bóng dáng của loài động vật nào ở Việt Nam vì người Việt đã ăn thịt hết cả” là một võ đoán điên rồ của gã say rượu. Thực chất, trong tư duy người Việt không có thịt. Món ăn chính, thông dụng của người Việt là: Cơm – Rau – Cá. “Lậy giời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cày. Lấy bát cơm đầy. Một khúc cá kho.” Đấy là khấn trời của người Việt. Khúc cá là mơ ước từ ngàn đời của người Việt. “Có cá đổ vạ cho cơm”. “Cứt cá còn hơn lá rau”. Trong đồng dao, ngay cả một đứa trẻ, khi bị khói ngột ngạt, muốn xua khói, cũng lại mang cá ra để dỗ dành: “Khói về đằng kia ăn cơm với cá. Khói về đằng này lấy lá dập đầu”. Rồi đây nữa: “Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muốn, nhớ cà dầm tương”. Cà thì cũng vẫn là một loại rau thôi. Trong món ngon đến tuyệt đỉnh của cặp uyên ương cũng không thấy có thịt: “Canh tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Đến cả sản vật quý dâng biếu bố mẹ cũng vẫn là …rau: “Có con mà gả chồng gần. Có bát canh cần nó cũng đem cho”. Có thể liệt kê hàng trăm câu ca dao, tục ngữ ngạn ngữ tương tự như vậy. Trong tư duy văn hóa người Việt, có hơi hám thịt đâu. Thậm chí, thịt còn là nỗi bất an: “Ăn cơm với cáy thì ngáy o o. Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy”. Tôi cũng đã có lần kể về ông bạn Tây I van Navichxki của tôi bàn về bữa ăn của người Việt: “Cậu trông cái bàn ăn có sinh động không? Đúng là hai quốc gia riêng biệt nhé. Tớ thì đĩa và dao rĩa. Còn cậu thì bát và đũa. Đũa là biểu tượng của cái gậy chọc lỗ gieo hạt. Tớ có xem một bộ phim tư liệu khoa học của người Thuỵ Điển về Việt Nam. Trong phim có một anh chàng vừa hát, vừa chọc gậy! Mọi cái tồn tại đều có lý của nó. Cái rĩa trên đĩa tớ kia nó mang dáng của mũi lao phóng thú. Người Nga thích săn bắn lắm. Mà nói chung, người phương Tây đều thích săn bắn cả. Họ vốn quen ăn thịt. Còn các cậu lại chỉ ăn rau. Trông mâm cơm cứ xanh lè. Đũa thích hợp với việc cặp rau. Chẳng ai dùng dao, rĩa để xiên cắt rau cả". Người nước ngoài thường hiểu Việt Nam như thế đấy. Bởi vậy mà họ đã nổi khùng trước bài báo võ đoán thiếu thiện chí của Giáo sư Joel Brinkley. Họ cho đó là "thiếu thông tin, đầy cảm tính, hồ đồ, trịch thượng và phân biệt chủng tộc". Học giả Graeme Nye không giấu được nỗi bất bình: “Tôi là một người Anh đang sống ở Việt Nam. Tôi từng là nhà nghiên cứu ở Hạ nghị viện và Quốc hội Canada. Quan điểm của Joel Brinkley thật thiển cận và hoàn toàn không có tư duy của người nghiên cứu khoa học”. Pamela McElwee, người đã sống ở Việt Nam 5 năm , hiện đang làm trợ lý về lĩnh vực hệ sinh thái con người tại Đại học Rutgers và là chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam chứng minh: “Lịch sử của Đông Nam Á là hầu hết mọi quốc gia đều đã trải qua chiến tranh. Nước Mỹ có dân số ăn thịt lớn thứ hai thế giới tính theo trung bình đầu người”. Joshua Woerthwein, một công dân ở thành phố Norwalk, Hoa Kỳ thì bức xúc. “Không thể hình dung được đấy lại là một bài viết của một giáo sư từng giành được giải thưởng Pulitzer. Tôi cũng không hiểu sao một người như thế lại được cấp phép để “dạy dỗ” những đứa trẻ tại trường đại học?”. Và giận dữ hơn, cộng đồng mạng đang kêu gọi ký vào một lá đơn yêu cầu Đại học Stanford, Hoa Kỳ, sa thải vị giáo sư vì đã phỉ báng người dân Việt Nam. Lá đơn đòi đuổi việc Joel Brinkley được Mark Nelson, công dân Mỹ ở thành phố Boston khởi thảo. Lá đơn công bố trên Change viết: "Giáo sư mà thiếu hiểu biết như thế này không thể có chỗ tại Stanford hoặc bất kỳ trường đại học nào khác trên thế giới. Brinkley phải xin lỗi công khai và yêu cầu các chuyên gia về Việt Nam sửa sai lầm của ông ta. Nếu không, Stanford cần phải sa thải ngay ông ta.".

Cho đến thời điểm này, lá đơn yêu cầu sa thải giáo sư Joel Brinkley đã có gần 1000 chữ kí đến từ khắp nơi trên thế giới. Điều thú vị là, tất cả những người “nổi giận” ấy, đều không phải người Việt Nam. Đó là những tiếng nói khách quan của lương tri nhân loại. Điều ấy, cũng cho thấy cái thời bưng bít đã qua rồi. Không thể cứ nhắm mắt mà nói càn hay làm càn được. Gieo gió thì ắt sẽ gặt bão. Quy luật ấy không ngoại trừ bất kỳ một ai, cũng không phân biệt bất cứ quốc gia hay một đảng phái nào….
Theo LK

Thế sự hoen mùi bi

"Sai đạo lý, pháp lý"
Bọn áp đáo tại gia
Cùng đường phải chống lại
Thành tan nát cửa nhà.

Một năm trong ngục tối
Giờ mang tội giết người
Kẻ chủ sự tội nhẹ
Công lý giờ...Than ôi!

Lũ cướp ngày tàn ác
Chiếm đất và phá nhà
Tự ngợi ca hay đẹp
Đày tớ hay quỷ ma ?

Bao nhiêu thằng khốn nạn:
Kẻ đổ tội cho dân
Đứa cãi xằng, nói láo...
Vẫn yên vị chẳng cần.

Muốn vươn lên không dễ
Bao nhiêu kẻ ngó dòm
Chẳng sợ gì đạo lý
Chúng lao vào cướp cơm!

Chính những kẻ cưỡng chế
Lại điều tra- kỳ sao!
"Bóng" và "còi" như thế
"Đá" rồi "thổi" thế nào ?

Người nông dân gắng sức
Cuối cùng chẳng còn gì
Vì cường hào ác bá
Thế sự hoen màu bi !


Chúng nó ăn uống thế này đây!

Sơn-Thi-Thư blog: CHÚNG NÓ ĂN UỐNG THẾ NÀY ĐÂY, THƯA THỦ TƯỚNG!..

Ca dao ... mạng


Đôi lời: Gần như ngày nào Sơn-Thi-Thư cũng lên mạng (trừ những khi quá bận hoặc ốm mệt) nên thông tin cũng được cập nhật tương đối. Vào mạng mới thấy: trăm hoa đua nở, mỗi trang lại có những đặc trưng riêng theo tôn chỉ mục đích mang dấu ấn của trang web hoặc blog. Hôm nay, Sơn-Thi-Thư xin được đưa lên blog vài câu gọi là "cao dao...mạng", để kiểm chứng, xin mời quý vị và các bạn bấm vào dòng chữ khác màu trong mỗi câu "ca dao". Có thể có ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình với chủ blog (đó là chuyện bình thường), Sơn-Thi-Thư rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý vị và các bạn, xin chân thành cảm ơn trước.
Muốn xem tin tức hàng ngày
Đa chiều, cập nhật và ngay BA SÀM
Trái qua: Nhà văn Hoàng Minh Tường (có tác phẩm nổi tiếng - Thời của Thánh thần),
Nguyễn Trọng Tạo, Dương Danh Dy, Trần Nhương và Ba Sàm. Nguồn: tuan7n.blogspot.com
 *
 *    *
Muốn xem "Răng chắc,...ặc bền"
Vào ngay trang "hót" tên miền QUÊ CHOA

  *
 *   *
Muốn cười cho thật thỏa thuê
Nhà thơ-Họa sĩ Trần Nhương bên dòng Vọng Bắc giữa biên giới VN-TQ
Ảnh: 
Trannhuong.com
  *
 *    *
Muốn xem hoa hậu "khoe hàng"
Tấm hình nóng được cho là của Ngọc Trinh (Tân hoa hậu Việt Nam hoàn cầu) 
Ảnh: Tintuconline.com.vn (Trang thông tin Tổng hợp Giải trí của Báo VietNamNet)
Ảnh trên Thông tấn xã Vàng Anh không che.

 

nhận xét:

GIẤC MƠ XANH

Em ngồi dưới tán cây xanh
Mơ màng tưởng có tay anh chạm vào
Con tim thổn thức xôn xao
Miên man ngỡ được ấp vào lòng anh

Tỉnh rồi chả thấy lá xanh
Nhin quanh chẳng thấy bóng anh đâu nào ?
Tủi thân nức nở nghẹn ngào
Mong sao mãi được tựa vào bên anh.

Giật mình tỉnh giấc mơ xanh
Bàng hoàng chỉ thấy một cành củi khô ...
Ai mà học hết chữ ngờ
Có ông cụ lão cưới cô lộn chồng...?
!!!.

GIÓ LÀO