12 thg 3, 2013

Ba kịch bản chính trị Việt Nam

Posted on March 12, 2013 by ixij
Cập nhật: 16:45 GMT – thứ hai, 11 tháng 3, 2013
BMI nói kịch bản tốt nhất là Đảng Cộng sản dần chuyển sang tự do hóa chính trị
Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối diện với một nhiệm vụ khó khăn trong việc bảo vệ hệ thống độc đoán, giữa lúc áp lực đòi cải cách dân chủ đang ngày càng tăng cao.
Đây là nhận xét của hãng tư vấn ở London, Business Monitor International ( BấmBMI), được đưa ra trongBấmbản phúc trình mới nhất, dự báo tình hình kinh doanh của Việt Nam trong thời gian từ nay tới 2022.
Trong bản phúc trình mới nhất, công bố cho quý hai năm 2013, công ty độc lập chuyên thu thập và đánh giá rủi ro chính trị và kinh doanh có trụ sở tại London nói rằng về ngắn hạn, mức độ rủi ro chính trị của Việt Nam là tương đối thấp, nhưng về mặt dài hạn lại gây quan ngại.
BMI đánh giá rằng câu hỏi lớn nhất mà chính trị Việt Nam đang gặp chính là những lời kêu gọi đòi phải dân chủ hóa, trong lúc về mặt chính sách ngoại giao thì việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh sẽ đẩy Việt Nam gắn bó hơn với nhóm các nước Á châu có quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ.
Theo cách tính toán xếp hạng của BMI, Việt Nam đạt 76,9, tức trên trung bình trong khu vực đối với mức rủi ro chính trị ngắn hạn (73,2), đứng thứ chín. Đứng đầu là Singapore (94,8), tiếp theo là Brunei Darussalam (90,6).
BMI xếp hạng rủi ro chính trị dài hạn
    Nam Hàn 84,2
    Singapore 80,6
    Đài Loan 75,4
    Hong Kong 72,9
    Trung Quốc 67,4
    Malaysia 67,2
    Ấn Độ 65,7
    Brunei Darussalam 65,6
    Philippines 62,8
    Bangladesh 62,6
    Thái Lan 61,8
    Sri Lanka 60,2
    Indonesia 60,0
    Campuchia 58,9
    Việt Nam 57,7
    Bắc Hàn 55,2
    Papua New Guinea 54,8
    Pakistan 52,7
    Bhutan 51,0
    Lào 44,5
    Miến Điện 37,5
Trung bình khu vực 62,6/toàn cầu 63,4/các thị trường đang nổi 59,8
Tuy nhiên, ở phần xếp hạng độ rủi ro dài hạn, theo BMI, Việt Nam chỉ đạt 57,7, dưới mức trung bình (62,6) và đứng thứ 15 trên tổng số 21 quốc gia khu vực. Trong bảng này, Nam Hàn được cho là an toàn nhất, đạt 84,2 điểm, với Miến Điện đứng chót (37,5).
BMI cũng đưa ra ba kịch bản cho khả năng thay đổi chính trị Việt Nam trong thời gian tới, gồm tình huống cơ bản, tình huống tốt nhất, và tình huống xấu nhất.
Kịch bản một: Chế độ kỹ trị
Theo kịch bản này, Đảng Cộng sản VN biến chuyển thành một chế độ kỹ trị, theo đó BMI dự đoán Đảng sẽ chuyển hướng để chính phủ nhắm vào việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một cách tương đối hợp lý cho toàn bộ dân chúng.
Với hướng đi này, BMI nhận định nhiều thanh niên vào Đảng nhằm thăng tiến trong sự nghiệp và phục vụ đất nước chứ không phải vì lý tưởng cộng sản.
Do vậy, BMI dự đoán các cải cách kinh tế sẽ được tiếp tục, bất chấp những lời chỉ trích từ các thành viên lớn tuổi, bảo thủ trong Đảng.
Tuy nhiên, BMI đánh giá là trong kịch bản này, việc các nhà hoạt động đòi dân chủ và những người chỉ trích chính phủ có những giai đoạn bị đàn áp mạnh tay chính là chỉ dấu cho thấy việc tự do hóa chính trị vẫn là điều chưa được chấp nhận.
Kịch bản hai: Từng bước tự do hóa chính trị
Theo BMI, đây sẽ là tình huống tốt nhất, với việc Đảng Cộng sản áp dụng những chuyển biến nêu trong kịch bản một, đồng thời kết hợp với việc dần dần tiến tới tự do hóa chính trị, như mở rộng vai trò của Quốc hội, chấp nhận một cách dễ dàng hơn những ý kiến khác ở ngay trong cùng Đảng, tăng tính cạnh tranh chính trị trong các kỳ bầu cử, và cho truyền thông hoạt động cởi mở hơn.
Theo kịch bản này, BMI cho rằng Việt Nam sẽ đi từ hệ thống độc đảng sang hệ thống một đảng nắm quyền chi phối tương tự như mô hình ở các nước láng giềng Campuchia, Malaysia và Singapore, nơi chỉ có đảng cầm quyền là có cơ hội thực sự để chiến thắng trong các kỳ bầu cử.
Hiện đang có nhiều kêu gọi phải sửa đổi điều 4 Hiến pháp, qua đó thách thức sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản
Nếu nhìn xa hơn, thì những gì đã xảy ra ở Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản cho thấy mô hình hệ thống một đảng nắm quyền chi phối rốt cuộc cũng sẽ mở đường cho phe đối lập. Tuy nhiên, BMI nhận định trong trường hợp Việt Nam thì con đường này có lẽ chỉ xảy ra sau hơn một thập niên nữa.
Kịch bản ba: Bạo loạn và đàn áp bạo lực
Biểu tình tại Thiên An Môn tháng Năm 1989

Hai mươi năm trước, vào mùa xuân đặc biệt đó của Trung Quốc năm 1989, một trận cuồng phong ập đến đất nước đang đối mặt với những vấn đề chính trị gay cấn.

Các sinh viên từ Đại học Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn 
         Các sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ đối mặt với quân đội (ngay trước thảm họa )

 
 
Người dân Bắc Kinh đạp xe qua xe tăng và xe quân sự bị đốt cháy, dấu tích của biến cố còn lại sau khi quân đội dập tắt cuộc đấu tranh.
Là khả năng xấu nhất, với những bước đi sai lầm nghiêm trọng về mặt chính sách, dẫn tới một giai đoạn biến động kinh tế kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao và mức lạm phát chóng mặt khiến mức độ sung túc bị xói mòn, theo BMI.
Tình hình này sẽ thúc đẩy mạnh việc thay đổi thể chế, nhưng BMI đánh giá rằng trước các cuộc biểu tình rộng khắp trên đường phố và sự thách thức toàn diện về cơ chế độc đảng lãnh đạo, một bộ phận trong Đảng sẽ ủng hộ việc dùng các lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình để tiếp tục níu giữ quyền lực.
Tuy nhiên, theo BMI, việc đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình đường phố như từng xảy ra tại Bắc Kinh hồi 1989 hay tại Miến Điện hồi 2007 sẽ dễ khiến nhiều người thiệt mạng, và dẫn tới việc bị cộng đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt.
Mà nếu vậy, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với không chỉ tình trạng bị cô lập về mặt ngoại giao mà còn bị suy yếu kinh tế do ảnh hưởng tới việc xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của nước ngoài, BMI đánh giá.

Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về bauxite

Thứ Hai, 11/03/2013 18:59

(NLĐO)- Ngày 11-3, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL Các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin, có bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng sau khi nghe ông trả lời trên VTV1 về vấn đề bauxite Tây Nguyên. Báo NLĐO xin trích giới thiệu bức thư ngỏ này.


"Hà Nội, ngày 11-3-2013.
Kính gửi anh Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Công Thương,
      Tôi là Nguyễn Thành Sơn, may mắn đã quen biết và đôi khi có làm việc với anh từ năm 1977 (khi tôi còn làm việc ở Vụ Kế hoạch - Bộ Điện Than), chắc anh vẫn nhớ.
      Tối qua, tôi đã lắng nghe anh trả lời phỏng vấn của VTV1 về bauxite. Tôi xin phép được trao đổi với anh một số ý như sau:
       Trước hết anh nói: “Trữ lượng bauxite của VN là khoảng 10-11 tỉ tấn” là sai mất rồi. Con số 10-11 tỉ tấn chỉ là tiềm năng về bauxite, dứt khoát không phải là trữ lượng. Theo chuẩn đánh giá của Mỹ thì trữ lượng bauxite của VN chỉ bằng 1/5 con số đó thôi. VN không phải “là một trong một số ít nước được đánh giá là có trữ lượng bauxite lớn trên thế giới” đâu anh ạ. Đó chỉ là đánh giá của những người không hiểu thế nào là “trữ lượng” thôi.
TS Nguyễn Thành Sơn viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng về vấn đề bauxite - Ảnh: Thế Dũng
       Về việc phải nhập khẩu nhôm: Là Bộ trưởng Công Thương, anh thừa biết ngành luyện kim của VN như thế nào? Kim loại nào cũng phải nhập. Dễ làm như gang-thép mấy chục năm nay rồi có cạnh tranh nổi đâu, càng làm càng kém hiệu quả. Giá điện ở VN thì anh quá thuộc rồi. Với nền kinh tế VN, “mơ” đến công nghiệp nhôm cũng giống như “mơ” về giá điện 600 đồng/KWh. Anh nói, hằng năm ta phải chi hơn 1 tỉ đô la để nhập nửa triệu tấn nhôm. Tôi sẵn sàng cá với anh, trên Tây Nguyên, nếu Vinacomin tự làm ra được nửa triệu tấn nhôm (như loại đang phải nhập) sẽ tốn hơn 2,5 tỉ đô la kia. Việc nhập nhôm không phải là lý do chính đáng để phải triển khai hai dự án bauxite như anh nói đâu.
     Về chủ trương: Mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đều hướng đến mang lại lợi ích tối đa cho dân tộc, cho nền kinh tế. Dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về bauxite-nhôm nhưng khi triển khai chủ trương đó một cách “quyết liệt” như Vinacomin và Bộ Công Thương đã làm mà không thấy hiệu quả và lợi ích đâu thì bộ và Vinacomin phải có trách nhiệm báo cáo lại với Đảng và Nhà nước chứ? Tôi thấy, trong quá trình triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước về bauxite-nhôm, bộ và Vinacomin đã mắc nhiều sai lầm đáng tiếc nên đã dẫn đến tình trạng hiện nay. Nếu anh thu xếp được thời gian, tôi sẽ trình bầy riêng với anh về chủ đề này.
      Về dự án thí điểm: Anh đã nói đúng, là “ở giai đoạn hiện nay, chúng ta mới đầu tư thí điểm hai dự án khai thác bauxite và chế biến thành a-lu-min tại Tân Rai (Lâm Ðồng) và Nhân Cơ (Ðắk Nông)”. Chắc Vinacomin chưa kịp báo cáo với anh, cái gọi là “thí điểm hai dự án” của “quả đấm thép” Vinacomin hiện đã bổ sung vào nợ công của VN hơn 1,2 tỉ đô la rồi đấy. Nếu cứ ‘quyết liệt’ làm nốt Nhân Cơ thì nợ công sẽ tăng thêm gần 2 tỉ đô la kia. Đến tình trạng như hiện nay, đối với Bộ Công Thương, có thể coi đó là hai dự án “thí điểm”, nhưng đối với Vinacomin thì đó là 2 dự án “thí mạng” rồi anh Hoàng ạ. Để trả nợ cho hai dự án “thí điểm” này của bộ, gần 140.000 lao động của Vinacomin (trong đó có tôi) sẽ phải làm việc cật lực 20 năm may ra mới “xong” (tôi chỉ còn phải làm hơn 1 năm nữa thôi).
      Về nguyên nhân chậm tiến độ: Là người của Vinacomin, tôi thấy nguyên nhân chủ yếu của việc chậm tiến độ của hai dự án là do chủ đầu tư quá nóng vội, “quyết liệt” làm cho bằng được, còn nhà thầu thì hứa hão. Là cấp trên của Vinacomin, Bộ Công Thương không nên trách chủ đầu tư “chưa thực hiện thật tốt công tác thông tin tuyên truyền, giải thích”. Tôi biết Vinacomin rất tích cực trong việc thông tin tuyên truyền giải thích. Chỉ có điều, những thông tin mà dư luận quan tâm thì Vinacomin lại “lờ” đi, không “tuyên truyền”, còn những vấn đề được Vinacomin “giải thích” thì dư luận đã đoán được trước như cảng Kê Gà rồi.
       Thiệt hại hàng trăm triệu đô la do chậm tiến độ thì rõ rồi, tôi không thấy anh nhắc đến. Nhưng, lợi ích của việc chậm tiến độ như anh nói là “chúng ta phải chấp nhận kéo dài nhưng đổi lại sẽ yên tâm hơn về mức độ an toàn công trình” thì tôi không tin. Mức độ an toàn của bùn đỏ trước hết do công nghệ thải bùn đỏ (“khô” hay “ướt”) quyết định, chứ không phụ thuộc vào mấy lớp vải địa kỹ thuật của nhà thầu dùng. Tôi thấy Bộ Công Thương, sau khi đi khảo sát ở Hungary về nhưng vẫn phê duyệt công nghệ thải bùn “ướt” là một sai lầm cố ý. Người Hungary có khuyên chúng ta cứ làm “ướt” không? Anh nói “dư luận xã hội chưa đồng thuận với việc triển khai dự án, nên ở giai đoạn đầu của quá trình thi công có một số hạng mục đã phải tạm giãn tiến độ chờ xem xét”. Tôi thấy, qui trách nhiệm chậm tiến độ cho dư luận xã hội là không nên. Nếu bộ “xem xét” mọi việc đều đúng thì chẳng có dư luận nào “chưa đồng thuận” cả. Còn nếu dư luận xã hội sai thì việc gì bộ phải “xem xét” (Anh cứ hỏi anh Lê Dương Quang - bạn tôi).
      Về chất lượng công trình: Tôi thấy dự án Tân Rai mới chỉ chạy được 30-40% công suất thiết kế mà anh đã khẳng định “đã sản xuất thử thành công sản phẩm a-lu-min đầu tiên với chất lượng được đánh giá cơ bản đạt yêu cầu”.

Bên trong nhà máy khai thác bauxite Tân Rai
     Về phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án: Anh đã nói rằng “cần phải dựa trên những tính toán dài hạn” là rất đúng. Để thực hiện lời của anh, thế giới từ những năm 80 của thế kỷ trước đã phát minh ra một số cái gọi là NPV, B, C, IRR... Nếu có ai đó, lấy giá bán alumina tại thời điểm hôm nay (liên quan đến B) so sánh với chi phí (liên quan đến C) tại thời điểm ngày mai thì họ đã sai. Anh nên cho Vinacomin công khai xem chi phí làm ra 1 tấn alumina ở Tân Rai như thế nào để dạy cho người ta cách tính.
     Về hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án: Anh nói (như nhiều người giống anh đã nói): “Ðối với doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh là mục tiêu chủ yếu, nhưng đối với xã hội điều lớn hơn mà tất cả chúng ta mong đợi là hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội đối với phát triển vùng, phát triển ngành và phát triển nền kinh tế”. Anh cứ hỏi anh Vũ Đức Đam thì biết, nếu ngành than ở Quảng Ninh mà thua lỗ thì tình hình Quảng Ninh sẽ như thế nào? Bản thân bauxite Tân Rai hay Nhân Cơ không có lãi thì lấy gì để “lan tỏa” cho Lâm Đồng hay Đắk Nông? Đối với hai dự án bauxite này, các “tham mưu” của anh đang vận động anh xin Chính phủ giảm tiền đền bù, giảm phí môi trường, giảm thuế xuất khẩu... thì tôi không hiểu cái gọi là “hiệu quả tổng hợp về kinh tế-xã hội” là cái gì? Quan điểm của anh cho rằng: “hãy để dự án vận hành một thời gian rồi chúng ta sẽ có cơ sở xem xét và đánh giá hiệu quả của dự án. Ðó là cách tiếp cận khách quan và phù hợp” là “vòng vo tam quốc” cho vui thôi. Tôi không rõ, trước khi các anh ký trình Thủ tướng xin được triển khai “quyết liệt” cả hai dự án thí điểm thì các anh đã “tiếp cận khách quan và phù hợp” đến như thế nào trong chương mục “đánh giá hiệu quả của dự án”?
     Về việc dừng cảng Kê Gà: Tôi thấy người đặt câu hỏi rất đúng và trúng, còn anh trả lời cũng rất hay và khéo... Nhân đây, tôi cũng xin nhắc đến cái gọi là “qui hoạch bauxite” của Bộ Công Thương. Năm ngoái, khi anh Khanh “rà soát”, “hiệu chỉnh” xong, tôi đã gửi cho các anh (và cả anh Hoàng Trung Hải nữa) nhận xét của tôi về cái qui hoạch hiệu chỉnh đó. Với phương pháp luận và tư duy qui hoạch như vậy thì cảng Kê Gà không phải là dự án duy nhất sẽ bị Thủ tướng “tuýt còi” đâu.
      Về hậu quả của hai dự án thí điểm: Nghe anh nhắc đến bùn đỏ tôi cũng mừng. Nhưng, tôi không rõ “nhiều bài học về môi trường, không chỉ trong nước mà có cả trên thế giới” được anh nhắc đến nó như thế nào? Tôi biết chắc chắn, bùn đỏ nếu được đổ thải ra ngoài trên độ cao 800-900 m so với mực nước biển và ở đầu nguồn nước như ở Tân Rai và Nhân Cơ thì chỉ an toàn khi được thải “khô” như cả thế giới đang làm.
      Về xử lý bùn đỏ: Tối qua tôi thấy gương mặt anh vẫn hơi buồn khi nhắc đến thành công của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN “đang hoàn thiện đề tài ở quy mô thử nghiệm, để chuyển sang quy mô công nghiệp việc nghiên cứu xử lý bùn đỏ để thu hồi lại xút, sản xuất sắt xốp, xỉ”... Tôi cũng xin mạn phép để nhắc đến "tính hiệu quả kinh tế" của việc xử lý bùn đỏ. Việc thu hồi “xút” chẳng ai dại gì lại làm như viện hàn lâm của VN cả. Trong sách giáo khoa của Liên Xô, họ dạy chúng tôi là xút phải cố gắng thu hồi tối đa trong nhà máy trước khi thải ra ngoài cùng bùn đỏ. Việc sản xuất “sắt xốp, xỉ” từ bùn đỏ từ Tây Nguyên đã “thành công” thì cũng là “tin” tham khảo thôi anh ạ, ai cũng biết rồi... Ngoài ra, quặng sắt Thạch Khê có hàm lượng Fe2O3 còn cao hơn 2-3 lần so với bùn đỏ, nằm ngay sát bờ biển (thuận lợi đủ thứ), không hiểu 10 năm nữa có ra được sắt “xốp” không?
    Vài lời tâm sự, chắc đã làm anh mất nhiều thời gian.   
     Tôi gửi anh thư ngỏ vì cách đây chưa lâu, tôi có gửi tới anh (qua đường bưu điện) phương án “Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinacomin” do tôi “sáng tác” nhưng không thấy được anh hồi âm.
Kính chúc anh sức khỏe và thành công.
Kính thư,
TS Nguyễn Thành Sơn 
Theo NgươiLaoĐộng >>