7 thg 8, 2012

CAVN lại bóc mặt nạ 'ông anh' Tàu

Viết bởi: honngv

    Trong chương trình thời sự tối nay 7/8/2012 VTV1 đưa tin Công an VN vừa khám fá 1 'nhà máy' sản xuất fụ tùng xe máy Nhật giả. Và đây là bản 'Tin nhanh' trên báo 'Người lao động': “Hà Nội: Ngày 7-8, phát hiện hàng ngàn phụ tùng xe máy giả tại Công ty Luyện Luân Hưng, KCN Thanh Oai”.
    Theo VTV1 thì công ty này 100% vốn của Tàu khựa (Hồng Công cũng là Tàu) và đã sản xuất hàng giả từ lâu! Bạn thử hình dung chúng góp phần tiêu diệt các doanh nghiệp cùng ngành của VN đến mức nào và móc túi hàng mấy chục triệu người dùng xe máy ở VN bấy lâu nay. Có nên để bọn này sống???
    Một lần nữa cái mặt nạ '16 chữ vàng'... bị lột bỏ, trơ ra 1 'ông anh' bẩn và đểu như... Tàu.

Mời các bạn K14 thưởng thức

Hợp xướng Truyện Kiều (Toàn Tập)

Trích Hợp xướng Truyện Kiều, Thơ: Đại Thi hào NGUYỄN DU, Âm Nhạc: VŨ ĐÌNH ÂN, Cố vấn nghệ thuật Giáo sư Nhạc sĩ CA LÊ THUẦN, Biểu diễn Ban hợp xướng Thạch Đà và Suối Việt, Nghệ sĩ ưu tú Nhất Sinh, Ca sĩ Hoài Phương, Nhóm Mặt trời mới, Vũ Đoàn Phương Việt, Điều khiển chương I & III: Nhạc sĩ Nguyễn Bách, Điều khiển chương II: Tác giả, Nhạc sĩ Vũ Đình Ân; PHƯƠNG NAM PHIM phát hành.

Chương 1: A. Giới thiệu gia thế và tài sắc nàng Kiềuhttp://www.youtube.com/watch?v=YoH48aTx88I&feature=channel

Chương 1: B. Nàng Kiều gặp Kim Trọng
http://www.youtube.com/watch?v=RNFhUYRKh00&feature=channel

Chương 1: C. Nàng Kiều đính ước cùng Kim Trọng
http://www.youtube.com/watch?v=Wr5OSTNpiiU&feature=channel

Chương 2: A. Nàng Kiều bán mình chuộc cha
http://www.youtube.com/watch?v=UhgbYZYYWz4&feature=channel

Chương 2: B1. Nàng Kiều gặp Mã Giám Sinh
http://www.youtube.com/watch?v=EFSsQFDZsio&feature=channel

Chương 2: B2. bị Sở Khanh lừa, C. gặp Thúc Loan, bị Hoạn Thư đày đọa
http://www.youtube.com/watch?v=U4gijJtjqKk&feature=channel


Chương 2: D. Nàng Kiều gặp Giác Duyên sư trưởng
http://www.youtube.com/watch?v=JK-I0hDb_j4&feature=channel

Chương 2: E (1) Nàng Kiều vào lầu xanh lần thứ hai
http://www.youtube.com/watch?v=SJeT_ZtnYOc&feature=channel

Chương 2: E (2) Nàng Kiều gặp Từ Hải
http://www.youtube.com/watch?v=WZLw4SV2yi0&feature=channel


Chương 2: F.Nàng Kiều gặp quan Hồ Tôn Hiến
http://www.youtube.com/watch?v=Ig6PfTKQm4w&feature=channel

Chương 2: G. Nàng Kiều nương nhờ cửa Phật
http://www.youtube.com/watch?v=XFUD64GB908&feature=channel

Chương 3: Tình chị duyên em ---- (hết)
http://www.youtube.com/watch?v=WR5IqXlD314&f

Ba miền khác nhau (tiếp)

Nhặt trên Nét. Xin lỗi trước ! Đọc cho vui. Xin miễn giận !
Con gái 3 miền...

CON GÁI BẮC


Con gái người Bắc (mà điển hình là con gái Hà Nội), là những cô gái khôn ngoan và tinh tế.
Họ làm ra vẻ như rất giữ khuôn nếp nhưng thực ra họ đong đếm bạn kỹ lưỡng trước khi bật đèn xanh cho bạn tiến đến.
Họ nghĩ nhiều đến vấn đề gia đình đôi bên môn đăng hộ đối, do đó khi đã thành đôi rồi, dù bên ngoài có nhìn vào như thế nào đi nữa họ cũng vẫn thấy vừa lòng với nhau và cuộc sống hôn nhân ít xao động.
Nếu mà như thế được cả thì đâu có gì mà nói nhỉ?
Sau khi về nhà chồng thì những cái mà các cô dâu Bắc hay có là :
- Khắc kỵ với mẹ chồng.
- Kiểm soát chồng chặt chẽ và tranh giành tài sản cũng như quyền lực trong nhà chồng.
Còn trong gia đình thì khỏi nói : con gái Bắc coi chồng như một anh lao công và khi nắm quyền lực trong gia đình rồi thì bắt đầu nhiều lời.
Những câu nói đay nghiến dấm dẳng không biết có phải từ trong tiềm thức tổ tiên để lại bắt đầu tuôn ra một cách rất tự nhiên.
Khi những điều đó bành trướng lên quá đáng thì anh chồng bắt đầu ngao ngán gia đình - chuyện ngoại tình là sẽ đến và nếu có điều kiện là "chuồn" luôn cái bà vợ chán chường đó mà đi lấy một người vợ khác.
Con gái Bắc còn có tật thiên vị tình cảm nội ngoại, và không ít những chuyện không hay thường bắt nguồn từ nàng dâu.
Thêm một tính nữa là hơi một tí là bỏ về nhà cha mẹ, và gia đình ngoại hay có chuyện can thiệp vào gia đình chồng.
Nói đến các cô gái Bắc còn phải nói đến cái tính điêu ngoa và đanh đá. Và từ đó dẫn đến hỗn láo xấc xược là rất gần. Những cuộc cãi nhau, chửi nhau của các bà vợ Bắc cứ như những bản nhạc được học thuộc lòng trước khi lên xe hoa.
Tránh được mấy điều này thì các cô gái Bắc trở thành số một vì họ là những người tiếp tay cho chồng rất đắc lực trong công việc làm ăn, cai quản tài sản, chăm sóc con cái. Sẵn sàng hy sinh vì chồng. Ở tù, ăn đạn cho chồng cũng OK luôn.

CON GÁI TRUNG


Miền Trung được tính từ Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh vào đến Phú Yên, Ninh Hòa.
Có thể nói đây là một khu vực nhân văn đa dạng.
Phía Bắc thiên về văn hóa Hà thành còn phía Nam thiên về Sài thành.
Họ đều có những đức tính chung của những người con của biển.
Con gái miền Trung cần cù, nhẫn nhục.
Những bông hoa xương rồng lộng lẫy.
Tình yêu của họ không rộ nở tưng bừng nhưng lại sâu lắng.
Họ ít đòi hỏi nơi người chồng nhưng lại hy vọng rất nhiều vào người chồng.
Nếu ai cần một người vợ để dựng nghiệp thì nên chọn con gái miền Trung.
Bạn sẽ luôn được sự yên tâm về lòng chung thủy của họ.
Họ cần cù nhẫn nhục chịu đựng gian khổ với bạn.
Nhưng nếu mà bạn đổ đốn ra, phụ bạc chân tình của họ thì cũng hãy coi chừng đấy. Đã nghe câu "con gái Bình Định múa roi dạy chồng" chưa?
Điểm yếu của những cô gái miền Trung là hơi quê mùa, dù rất nhiều cô tỏ ra mình bảnh như ca sĩ Mỹ Tâm chẳng hạn... bạn vẫn nhìn được cái nét quê mùa của họ.

Miền Trung nói chung và nên có nói riêng về Huế.
Đó là một vùng đất dường như là rất riêng biệt của Việt Nam.
Huế có văn hóa của cố đô nên Huế trầm lặng, lắng đọng và lãng mạn như những vần thơ.
Những cô gái Huế có những nét rất riêng biệt đối với miền Trung và các vùng khác trên lãnh thổ cuả Việt Nam do cái truyền thống cố đô để lại.
Nhưng nếu bạn cưới được một cô vợ người Đà Lạt thuần gốc... Đó là những tiểu thư gốc người Huế vào Đà Lạt dựng nghiệp từ thời Pháp thuộc.
Những tiểu thơ da trắng môi hồng với văn hoá Anh, Pháp, Việt.
Bạn khó kiếm ở đâu trên thế giới một người vợ lý tưởng hơn ở đây.
Cao nguyên Lâm Viên với rất nhiều thú vị cho những chàng trai đi tìm vợ.
Có những cô gái làm bạn ngỡ ngàng về nhan sắc cũng như về phong cách.
Bạn ngơ ngẩn bám theo và rồi hiểu ra đó là một cô gái Jarai lai Pháp từ cái thời ông cố nội nào đó.
Bạn cũng có thể gặp những cô gái da trắng tóc vàng, mắt xanh và mũi cao như Tây.
Nhưng kìa, cô ấy nhu mì và có vẻ như không văn minh hơn những người Kinh.
Họ là những người dân tộc Thái gốc Indian.
Tôi khuyên bạn là nếu quen những cô gái ấy, đã yêu thương thì phải cưới, nếu không thì rất là phiền phức đấy!
Làm quen với họ không khó nếu biết cách (vì họ có vẻ hơi cô lập).
Mách bạn nhé : Bạn để ý con đường đi làm của nàng... có thể là ở đâu đó hay ở nương rẫy... và chờ ở đoạn suối trên đường đi...
Các nàng này rất thích tắm suối và khoe thân thể kiều diễm của mình...
Bạn cứ việc ngắm và thích ai thì cứ để bụng, thò đầu ra lúc này mất mạng không ai thương đâu...
Sau đó thì tìm cách gặp nàng và nói là đang tương tư nàng từ cái hôm ấy...
Thành công hay không còn tùy cái bản mặt của bạn!

CON GÁI NAM


Những cô gái miền Nam thực sự tôi luôn thấy rất nhẹ nhàng mỗi khi tiếp xúc với họ...
Cái chất đơn giản mộc mạc của họ là cái nét làm cho mọi người dễ gần.
Giọng nói của người miền Nam trong sáng như tâm hồn họ vậy.
Nếu nói là những cô gái miền Nam không có chiều sâu tâm hồn cũng có phần nào đúng, bởi nếu họ cũng sâu lắng thì lấy đâu cái nét hồn nhiên trong sáng kia chứ.
Đó là cái đặc tính được thiên nhiên ưu đãi cho những con người sống trên vùng đất phù sa màu mỡ.
Chinh phục một cô gái miền Nam không khó. Họ dễ tin, không tính toán quá xa xôi...
Cũng vì thế giữ được một cô gái miền Nam trong vòng tay của mình lại đâm ra khó... vì ai họ cũng tin cả...
Ta có thể thấy số phụ nữ miền Nam thôi chồng, tái hôn rất nhiều là vì các ông chồng không có đủ bản lĩnh để giữ họ.
Tâm hồn của họ gần như là người phương Tây. Khi mà bạn không còn là niềm tin của họ nữa thì họ cũng chẳng lưu luyến bạn làm gì cho mệt xác.
Nói như thế không có nghĩa là nói họ không chung thủy hay hời hợt trong tình cảm.
Do sự ưu đãi về phong thổ và tập tục, họ là những người thực dụng.
Tình yêu của họ luôn có giá trị của bạn kèm theo.
Họ là những bông hoa giữa trời, giữa đời... Nở rộ một thời xuân sắc và rất nhiều nỗi buồn khi đã tàn hương...
Không nhiều người biết lo cho cái tuổi về chiều của mình...
Họ sống tưng bừng một thời và chấp nhận những hẩm hiu trong buổi chiều cuộc đời.
Đó là tình trạng đang có nhiều ở các bậc tiền bối của các cô gái miền Nam.
Họ là những người rất đáng thương.
Lấy một cô gái miền Nam? Bạn có thể mà.
Đó là một bông hoa, một con bướm tung tăng bên bạn. Sống rất nhiệt tình với bạn. Sự đòi hỏi của họ cũng không cao. Vấn đề là bạn cũng đừng quá tệ.
Về phong tục tất nhiên là dễ dàng hơn mọi vùng miền: thương nhau một bữa cơm đơn giản cũng thành vợ thành chồng.
Lấy một cô gái miền Nam làm vợ?
Bạn hãy nên nếu bạn có một mức sống tương đối.
Bạn ít khi phải đau đầu về họ và đó là một trong những bí quyết sống thọ.
Nhưng đừng nghĩ tất cả họ là như thế nhé. Guốc dép sẽ bay vèo vèo khi mà bạn nhìn không kỹ và nghĩ ai cũng thế.

Ở miền Nam con gái Sài Gòn là một đặc trưng.
Họ không khác nhiều với những vùng phụ cận, có chăng là lịch lãm hơn và đương nhiên cái nhìn cũng cao hơn.
Ngày nay sự pha trộn của nông thôn vào Sài Gòn cũng làm bão hòa cái đặc tính của con gái Sài Gòn.
Đó là dưới cái nhìn tổng quát về con gái Sài Gòn.
Nhưng tinh ý một chút bạn vẫn có thể nhìn ra, phân biệt được con gái Sài Gòn và những cô gái nhập cư.
Có ba dạng nhập cư:
1- Những cô gái từ các tỉnh thành tới Sài Gòn để làm ăn sinh sống.
2- Những cô gái theo gia đình nhập cư và định cư tại Sài Gòn.
3- Những cô gái mà cha mẹ nhập cư vào Sài Gòn và được sinh ra ở Sài Gòn.
Trong thành phần thứ 3 này có cô thì đúng là sinh trưởng theo môi trường và thành dân thành thị chính hiệu.
Có cô thì vẫn giữ nề nếp của gia đình như ngày ở tỉnh thành. Tôi gặp nhiều bạn người Bắc vẫn còn giữ nguyên nể nếp từ lời ăn tiếng nói, cách sống y như những người ở quê nhà dù ông nội là người di cư vào Nam từ năm 1954.
Sài Gòn với tất cả những cái phức tạp của một thành phố lớn nhất Việt Nam cho một cái nhìn đa dạng về con người.
Có thể nói ở đây có tất cả mọi đẳng cấp - bạn thích đẳng cấp nào cũng có...
Không ở đâu kiếm vợ dễ hơn ở Sài Gòn.
Và cũng không ở đâu nuôi vợ khó như ở Sài Gòn.
Vì mảnh đất này cái gì cũng phải trả tiền.
Bạn phải có công ăn việc làm, thu nhập ổn định thì mới nên nghĩ tới việc lấy một cô vợ ở đây.

Không thể không nói đến những người đẹp Bình Dương và Tây Đô (Cần Thơ) - hai vùng đất sản sinh ra những người đẹp nổi tiếng của miền Nam.
Họ là những bông hoa đáng yêu và bạn dễ dàng chết ngất khi gần họ.
Và muốn gần họ, thân cận với họ? Nói nhỏ cho bạn biết nhé: Bạn phải biết nghe cải lương!

Chuyện tình con gái 3 miền

Vui cùng 3 miền khác nhau với HT (nhặt trên Nét):


Tình gái Bắc


Em chả đâu
Ngượng lắm đấy
Ai lại thế
Cứ như ranh
Tí tẹo thôi
Nhớ đấy nhé...
Mặt dầy tợn
Chỉ nghịch ngợm
Không ai bằng
Cứ hung hăng
Như ăn cướp
Thôi cũng được
Phải giao trước
Cấm chạy làng
Hễ lang bang
Em xẻo trước...

Tình gái Trung


Dị kể chi
Răng làm rứa
Người chi mô
Nhột thấy mồ
Anh bên nớ
Tui bên ni
Răng cớ gì
Ưa lấn đất
Đừng lật đật
Mạ ra chừ
Mang tiếng hư
Nói nhỏ nì
Tối ni hỉ...

Tình gái Nam


Ý chèng ui
Hổng được đâu
Cái mặt ngầu
Tui ớn lạnh
Ngồi bên cạnh
Rục rịch hoài
Lỡ gặp ai
Kỳ qúa hà
Thôi dzô trỏng
Cho thỏa lòng
Đồ qủy sứ
Để từ từ
Nè cha nội...

Thủ môn xinh đẹp đội Mỹ


Đêm qua (theo giờ VN) đội tuyển nữ Olympic Mỹ phải may mắn và chật vật lắm mới thắng được đội tuyển nữ Olympic Canađa với tỷ số 4-3 vào thời gian đá thêm hiệp fụ. Theo ‘gà què’ như mình thì Canađa đá quá hay nhưng thua vì 1 lỗi ngớ ngẩn của thủ môn. Nếu kg fạm sai lầm thì trận đấu kg fải đá thêm 2 hiệp fụ.

Đó là trong sân cỏ, ngoài sân cỏ thì sao? Mình nhặt trên Nét vài thông tin sau:

Thủ môn xinh đẹp Hope Solo của đội Mỹ
Với việc đã có kinh nghiệm tham dự Olympic 2008, nữ thủ môn xinh đẹp Hope Solo của đội Mỹ cho biết làng Olympic - nơi ở cho các VĐV, không hề nghiêm túc như mọi người nghĩ… Olympic là 1 trải nghiệm đặc biệt nên nhiều VĐV muốn để lại một kỷ niệm trong đời…

Hope Solo còn cho biết an ninh tại các làng VĐV tuy được kiểm tra nghiêm ngặt nhưng các VĐV rất dễ dàng đánh lừa các nhân viên an ninh trong việc đưa người lạ vào phòng sau đó đưa trở ra mà không gặp trở ngại nào quá lớn.

Khi được hỏi liệu có tham gia các cuộc vui hay đưa bạn bè về phòng, qua mắt các nhân viên bảo vệ tại làng Olympic hay không thì Hope Solo trả lời: “Đó là bí mật của tôi”.

HOÀNG TÂM
Theo Infonet.vn

Ba miền khác nhau *



Miền Bắc có lắm thằng điên
Trong túi có tiền nhưng nó nói không
Suốt ngày nó chạy lông nhông
Nói như ông tướng mà không làm gì
Nhưng mà được cái nó lỳ
Nghị quyết kiểu gì nó học cũng thông

Miền Trung có lắm thằng khôn
Nó vào cửa trước nó luồn cửa sau
Thắt lưng buộc bụng làm giàu
Nó tìm đúng chỗ, nó câu đúng người
Nghị quyết nó thuộc từng lời
Nhưng chỉ sử dụng những nơi nó cần

Miền Nam có lắm thằng ngang
Ăn thì như phá, nhưng làm như điên
Trong túi sẵn có đồng tiền
Vừa cưới vợ lớn cưới liền vợ hai
Suốt ngày nó nhậu lại rai
Có một nghị quyết học hoài chẳng thông

* Dân Gian

Một góc nhìn về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc


by Mạc Vân. 11-12-2011 03:22 AM
Lược sửa bởi honngv

    Chiến tranh Việt Nam Trung Quốc có thể bùng nỗ ra bất cứ lúc nào và không thể nào tránh khỏi. Đây là một cuộc chiến rất cần thiết trong chiến lược Hán hóa Việt Nam và khai thông cho con đường tiến xuống Đông Nam Á của Trung Quốc. Một chiến lược bằng mọi giá họ phải thực hiện để tiến tới tới bá chủ thế giới. Họ đã suy nghỉ tính tóan kỹ lưỡng và sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả mà cả thế giới có thể đưa đến cho họ và sẵn sàng hy sinh vài trăm triệu dân để thực hiện ý đồ khủng khiếp này.
    Có nhiều người vẫn lạc quan ngây thơ cho rằng chiến tranh TQ - VN không thể nào xẩy ra. Họ đưa ra nhiều dẫn chứng trong đó có đề cập đến cuộc chiến 79 rằng TQ đã trả một giá quá đắt, rằng: bây giờ TQ không cần động binh vì đã có nội ứng VN làm tay sai . Nhìn chung chung thì những lý do này có phần thuyết phục nhưng đó không phải là chiến luợc về lâu về dài mà TQ có thể hoàn tòan dựa vào được.
    Bên ngoài thì hai nước coi nhau như: “Môi hở răng lạnh” nhưng sau lưng “ Môi bể răng rụng” lại có 16 chữ vàng và bốn tốt thế nhưng anh khổng lồ TQ vẩn coi VN là bọn phản phúc ăn cháo đá bát không thể nào tin tưởng dược. Trái lại anh VN bề ngoài ngậm đắng nuốt cay cũng không tin tưởng gi lắm vào người láng giềng ỷ thế đông dân, lấy thịt đè người, cho nên cũng đay đáy bên lòng lo giử miếng. Màn bi hài kịch này liệu tồn tại được bao lâu ?
    Hàng ngày người đàn anh khổng lồ lại tỏ ra bộ mặt tham lam. Hai nước “núi liên núi sông liền sông liền sông cùng chung một biển đông”, nhưng nay biển đông lại vào túi người đàn anh còn sông núi thì rỏ ràng là VN mất ải Nam Quan, thác Bản Giốc và cũng nhiều điểm cao chiến lược ở các tỉnh biên giới và hiện giờ người láng giềng bốn tốt lại thò tay vào vùng Cao Nguyên. Rốt cuộc VN chỉ còn lại 16 chủ vàng và 4 tốt. Nghe rất hay nhưng khó nuốt quá.
    Có những tờ báo TQ đưa ra nhận định tương tựa là TQ không thể thắng VN. Đây là những tờ báo với những luận điệu nguy hiểm dùng để ru ngủ chúng ta làm cho chúng ta yên tâm mà không đề phòng.
    Nên nhớ rằng TQ dàn hỏa tiển hướng về Đài Loan và đe dọa sẽ đánh chiếm hải đảo này bằng vũ lực. Đây chỉ là một chiến lược dương đông kích tây. Đài Loan chỉ là diện VN mới là điểm.
    VN đã làm hết lòng để thần phục dù phải cắt đất cắt biển dâng cho TQ hòng được bền vững lâu dài. Nhưng tham vọng của TQ không phải ngừng lại đó. Đế quốc TQ chỉ sử dụng bọn làm tay sai cho đến khi họ đã hòan thành những mưu đồ rồi loại bỏ vào thùng rác. Mồi dã bắt được thì chó săn sẽ bị giết, cung nỏ sẽ bị bẻ gãy chẳng chút tiếc thương ..
     Không ai thích chiến tranh, nhưng chiến tranh vẫn xảy ra và xảy ra một cách rất bất ngờ.

“ MUỐN CÓ HÒA BÌNH PHẢI CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH...”
    Đó là tư tưởng của các chiến lược gia từ cổ chí kim từ “Tôn Tử, Von Clausewitz cho đến Alfred Mahan,Groshkov v..v..” . Như vậy rõ ràng là ta phải mạnh mới khỏi bị uy hiếp.Ta không thể ngây ngô quỳ gối lạy kẻ thù để xin làm hòa với họ được... Chưa gì mà TQ đe dọa VN phải sẵn sàng để nghe đại bác. Những lời đe dọa phách lối này của TQ phải xuất phát vào những yếu kém của VN mà họ đã nắm được tẩy.
     Bây giờ TQ thỉnh thoãng lại tập trận gần biên giới hai nước có ý nhắn VN là họ sẵn sàng bất cứ lúc nào cũng có thể xua quân qua dạy VN thêm một bài học mới..
     Báo TQ đưa ra chiến lược đánh VN trong vòng 30 ngày. Chúng ta đừng coi thường nếu có chiến tranh xẩy ra chắc họ sẽ áp dụng những chiến lược này.
     Cuộc chiến mới này sẽ dựa theo chiến lược đánh chớp nhoáng theo chiến thuật “Blitzkrieg” tập trung hỏa lực đặc biệt là không quân và chiến xa kèm theo bộ binh mà Đức quốc xả đã áp dụng trong đệ nhị thế chiến đã từng làm cho liên quân Anh Pháp và cả Liên xô không kịp trở tay.
     Cuộc chiến chắc rất căm go và rất dài. Không biết sẽ ngả ngũ ra sao...VN sẽ là tiền đồn của thế giới.
     ..... Vận mệnh của các nước DNA, các nước châu Á Thái bình dương đang nằm trên cán cân tùy theo kết quả của cuộc chiến. Các nước Nhật bản, Đại hàn, Úc, Tân Tây lan, Indonesia, Mã, Thái, Singapore vội vã tăng cường quốc phòng trang bị các loại võ khí tối tân nhất là Hải quân. Hai nước láng giềng Cam Bốt, Lào chỉ còn biết rung chuông gõ mõ cầu xin Trời Phật hộ trì và chỉ còn biết mong chờ kết quả của cuộc chiến sẽ ngã ngũ về đâu thì lo uốn mình theo chiều đó.
     Hiểm họa da vàng là một thử thách cho các nước Âu Mỹ, chắc sẽ làm cho các dân tộc da trắng nhớ đến vó ngựa Mông Cổ từng làm cho tổ tiên họ khiếp viá mà sẵn sàng chuẩn bị đối phó.

VN THẮNG THẾ GIỚI SẼ THỞ DÀI...
VN BẠI THÌ ĐẠI CHIẾN THỨ BA CHỈ CÒN MỘT BƯỚC, MỘT BƯỚC NGẮN.....

Mĩ tục

(tạp bút của Phạm Lưu Vũ)                        
     “Mĩ tục” là tục... của Mĩ – thơ Lý Đợi. 
   
  Câu chuyện này rút trong ghi chép của một khách du lịch. 
  Cụ Cả Lễ, người cao tuổi nhất làng Kinh vốn được coi là một bộ bách khoa toàn thư sống của cả làng. Khách nghe tiếng tìm đến cụ như tìm đến một địa chỉ văn hoá cuối cùng còn sót lại. Chờ cho cụ an tọa, khách lễ phép cất tiếng hỏi:
 “Làng ta vẫn giữ truyền thống là một làng văn hiến đấy chứ, thưa cụ?”
Cụ Cả Lễ râu tóc bạc trắng như một ông tiên, ngước đôi mắt kỉ hà nhìn khách hồi lâu, đoạn chậm rãi trả lời:
“Việc ấy anh đi mà hỏi ông chủ tịch. Lão đây không dám giả nhời.”
Khách thoáng ngạc nhiên, bèn chuyển sang đề tài khác:
“Nghe nói cụ biết rất nhiều sự tích của làng...?”
Cụ Cả Lễ vẫn chậm rãi, đôi mắt nhìn xa xăm tận đâu đâu:
“Cái đó tuỳ duyên thôi. Sự tích cũng tuỳ duyên mà có...”
Cụ vừa nói đến đấy thì có đứa cháu chạy đến xin cụ chùm chìa khóa nhà xí để đi... ị. Khách ngạc nhiên quá, bèn hỏi ngay:
“Nhà xí mà cũng phải khoá ư, thưa cụ?”
“Ấy đấy, cái “duyên” nó đến rồi đấy - cụ Cả Lễ bảo khách – Phải khoá chứ. Thậm chí phải bí mật để đề phòng kẻ xấu ăn trộm. Làng này có tục đi ỉa phải giấu cứt. Người đi nhiều như anh mà cũng chưa bao giờ nghe nói đến hay sao?”
Đến đây thì khách kinh ngạc thật sự. Chẳng lẽ làng này là truyền nhân của... giống mèo cả hay sao mà lại có cái “tục” kì lạ như vậy. Té ra cái gì cũng có sự tích của nó cả. Sau đây là câu chuyện kể của cụ Cả Lễ:
Kể rằng thiền sư Căng Lulu vốn người làng Kinh, tên tục gọi là Ngục Văn, hồi bấy giờ làng này còn có họ Ngục. Căng Lulu là pháp hiệu. Ngài xuất thân trong một gia đình trưởng giả. Bình sinh lúc nào cũng xe ngựa rình rang, tấp nập kẻ hầu người hạ, ngày ngày toàn ăn thịt cá, lại hưởng không thiếu gì lạc thú trên đời. Bỗng một hôm thời thế đổi thay, gia tài dần dần khánh kiệt, kẻ hầu người hạ bỏ đi hết cả. Từ đó chỉ còn biết ăn rau cỏ qua ngày. Ngục Văn phẫn chí bèn bỏ làng ra đi, sang tận bên Tàu, tìm đến thiền sư Triều Châu xin học đạo. Các đệ tử của sư thấy Ngục Văn toàn thân tróc ghẻ, người ngợm hôi hám có ý không ưa, xui sư đuổi đi. Sư nói:
“Cứ gì hôi hám. Hễ có duyên thì khắc ngộ được đạo”
Các đệ tử hỏi vậy Ngục Văn có duyên gì? Sư đáp:
“Duyên đọc được bụng dạ của kẻ khác”
Rồi cho xuống tóc, đặt pháp hiệu là Căng Lulu. Song mấy năm trời không thấy sư nhìn ngó gì đến, cũng không hề giảng cho một câu, chỉ cho phép cắp tráp theo hầu như một chú tiểu. Một hôm thầy trò đang đi đường, Căng Lulu chợt nhìn thấy một con trâu đang ỉa bãi phân to tướng, trong lòng bỗng nổi tâm cơ, bèn buột miệng hỏi:
“Thưa... Phật pháp là cái gì vậy?”
Sư hỏi lại:
“Ngày trước ngươi toàn ăn thịt cá, vậy ngươi ỉa ra cái gì?”
“Ỉa ra cứt” – Căng Lulu trả lời ngay.
“Thế lúc chỉ ăn rau cỏ, ngươi ỉa ra cái gì?” – Sư hỏi tiếp.
“Cũng... cứt” – Căng Lulu ngập ngừng.
“Pháp đấy! pháp đấy” – Sư nói liền hai tiếng.
Căng Lulu hoát nhiên đại ngộ.
Tự bấy giờ các quán đều thông, bốn tướng hợp một, trí huệ rực rỡ, Căng Lulu trở thành thiền sư. Ngài bèn tìm về làng cũ, lập một chiếc am nhỏ ở đầu làng, hàng ngày đọc kinh, thiền định... rồi “hoá” ngay tại đó. Lâu dần cỏ dại trùm kín, nơi có chiếc am của thiền sư trở thành hoang phế. Một hôm có anh đánh dậm đi qua bỗng nổi cơn đau bụng, bèn chui vào giữa chỗ ấy ỉa một bãi. Tối hôm đó về nhà, đang ngủ, anh đánh dậm bỗng thấy một bóng người bước vào nhà bảo:
“Ngươi sắp bị mọc một khối u ở trong bụng mà chết. Hãy uống một bát nước ở cái giếng chỗ ta thì sẽ khỏi...”
Anh đánh dậm không tin, bèn hỏi lại:
“Làm sao ông biết?”
“Xem cứt ngươi ta biết” – bóng người kia trả lời. Nói xong biến mất.
Anh đánh dậm toát mồ hôi, giật mình tỉnh dậy. Hoá ra một giấc mơ. Chợt nhớ đến việc ỉa bậy lúc ban ngày, anh chàng trong bụng cũng thấy hơi hoảng song vẫn nửa tin nửa ngờ. Khoảng tháng sau, anh ta cảm thấy có cục gì cứ chướng lên giữa bụng, ăn uống không tiêu được. Cái cục cứ lớn dần, lớn dần, đến nỗi bụng trương phềnh lên, cứng ngắc, từ đó chỉ còn nằm một chỗ, không đi lại được nữa. Vợ con anh ta bán cả đồ đạc, lợn gà, mời hết thầy thuốc này đến thầy thuốc khác. Song ai cũng lắc đầu, nhất loạt bảo anh chàng sắp chầu ông bà ông vải đến nơi.
Về phần anh đánh dậm, từ khi bị mọc cái u trong bụng thì biết rằng mình đã ỉa bậy vào chỗ thiêng nên bị thánh vật. Vì thế cứ cắn răng chịu đựng, không dám nói cho vợ con biết. Bấy giờ mười phần đã chết đến chín rưỡi, anh ta mới phều phào kể lại cho vợ nghe về giấc mơ hôm trước. Người vợ nghe xong lập tức tìm đến chỗ đã từng có cái am. Phát cây vạch cỏ mãi, quả nhiên có một cái giếng nhỏ sâu hút, nước trong vắt. Bèn múc đại một bát đem về cho chồng uống. Cũng chỉ là cầu may thế thôi. Không ngờ bát nước quả nhiên hiệu nghiệm thật. Anh chồng uống vào đến đâu thì bụng réo ùng ục đến đấy. Rồi cái khối u cứ xẹp dần. Ba ngày sau hết hẳn, lại đi lại được như thường.
Câu chuyện của anh đánh dậm chẳng mấy chốc loang ra khắp làng. Dân làng cho rằng vị thiền sư ngày trước của làng mình thế là đã hiển linh, bèn bàn nhau kẻ góp công người góp của làm một ngôi đền tại ngay chỗ đó gọi là đền “Cứt”. Thật là một cái tên độc nhất vô nhị trên thế gian này.
Tại sao lại có cái tên xấu xí như thế?
Nguyên các cụ ngày trước truyền rằng đền ấy thiêng lắm, cầu gì được nấy. Có điều đồ cúng không dùng thứ gì khác ngoài... cứt. Ai có bệnh cứ mang một đĩa cứt của mình tới, múc một bát nước ở cái giếng ấy, đem để cả hai thứ bên cạnh nhau trên bàn thờ rồi thắp hương khấn vái. Đợi cho cháy hết hương, đem bát nước về mà uống thì bách bệnh tiêu tan. Ngôi đền từ đó nổi tiếng, người thiên hạ lũ lượt tìm đến...
Song điều kì diệu nhất của ngôi đền là những người đến cúng cứt không những khỏi bệnh, mà tất cả những gì vốn giấu kín trong bụng xưa nay đều bất ngờ ứng vào miệng thiên hạ mà lộ ra hết cả. Người lương thiện thì chẳng sao, bởi chẳng có gì mờ ám phải giấu diếm. Song đối với những kẻ lưu manh, bất lương, những kẻ chuyên nghề bịp bợm thì đó quả là một đại họa. Xưa nay con người ta cứ tưởng sự thật một khi đã được giấu trong bụng thì sẽ kín như bưng đời đời. Ai dè hàng ngày nó vẫn theo đường bài tiết mà chuồn ngoài. Thế là cùng với sự chữa khỏi bệnh là khối sự thật bị phơi bày, khối mặt nạ bị rơi tuột. Khối kẻ khoác áo đạo đức té ra lưu manh, khối vị phụ mẫu chi dân té ra phường bất lương gian ác... Vả lại con người ta mấy ai không hề có chút gì mờ ám trong lòng... Vì thế người tìm đến chữa bệnh cứ thưa dần, thưa dần. Có kẻ thà chết chứ nhất định không chịu mang cứt đến cầu cúng.
Thế rồi lại sinh ra cái nghề ăn trộm cứt mang đến đền để vạch những chỗ xấu của nhau. Kẻ trên, người dưới, đồng liêu, đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng... rồi thì cả cha con, chồng vợ... cứ gọi là loạn cả lên. Cứt té ra lại là chỗ dễ làm bại lộ chân tướng nhất. Người vùng này có tục giấu cứt kể từ hồi đó. Ai cũng lo phòng xa bởi biết đâu đấy, dẫu mình không tự mang cứt đến cầu song nhỡ có kẻ khác lấy trộm, mang đến cúng thì bao nhiêu điều giấu diếm của mình cũng sẽ bị phơi bày cho thiên hạ biết hết. Mới hay cái gọi là sự thật, hoá ra lại là thứ mà con người ta luôn luôn khiếp sợ. Vì thế giấu cứt mới nhanh chóng trở thành một cái tục của cả vùng này. Giấu cứt đồng nghĩa với giấu sự thật...
Dù sao thì sự hiện diện của ngôi đền cũng là điều cảnh báo đối với những kẻ rắp tâm làm điều xấu. Làng Kinh từ đó ít hẳn sự dối trá, bịp bợm. Trẻ con được cha mẹ theo dõi, rèn cặp trở nên ngoan ngoãn, biết lễ phép với người lớn. Người lớn đối xử với nhau thân ái, chân tình, không dám hại nhau vì biết sự thật trong bụng sớm muộn gì cũng sẽ thoát ra bên ngoài. Làng Kinh có tiếng là một làng văn hiến từ đấy...
“Thế cái đền ấy bây giờ có còn không, thưa cụ?” – Khách hỏi.
“Phá rồi - cụ Cả Lễ trả lời – Phá trước tiên. Sau đó mới phá đến đình chùa. Phá từ cái hồi bắt đầu phong trào Hợp tác hoá nông nghiệp kia.”
Khách ngẩn người ra tiếc rẻ. Hồi lâu lại hỏi:
“Phá đền phá đình rồi thì có ảnh hưởng gì đến văn hiến của làng không, có làm cho sự dối trá càng tha hồ hoành hành không thưa cụ?”.
“Việc ấy anh đi mà hỏi ông chủ tịch - cụ Cả Lễ vẫn từ chối khéo – lão đây chỉ biết nói với anh rằng cái tục giấu cứt thì không những vẫn còn, mà ngày nay người ta còn giấu kĩ hơn trước...”
Rời khỏi nhà cụ Cả Lễ, khách lên xe tìm đến nhà ông chủ tịch. Vừa chạy được một quãng, khách dừng xe hỏi thăm một thằng bé đang đứng thổi bong bóng bên cạnh đường lối vào nhà ông chủ tịch. Thằng bé trợn mắt nhìn khách một cái rồi ngoảnh đi, mồm nói:
“Đéo biết!”
Đành phải đi một quãng nữa, bỗng có một chiếc xe đạp nằm chỏng chơ giữa đường. Khách vội vàng đạp phanh gấp. Vừa bước ra khỏi ô tô định dẹp nó sang bên cạnh để lấy đường đi thì nghe một giọng nói gằn từng tiếng:
“Mày mà động vào cái xe đạp của ông thì ông choảng cho vỡ kính.”
Khách giật mình hướng về phía có tiếng nói. Thấy một gã trung niên đang đứng lấp ló trước cửa một ngôi quán lá, đôi mắt gã vằn đỏ, một tay lăm lăm cục đá to tướng.
Tiến thoái lưỡng nan, khách đành phải xuống nước thương lượng. Kết quả phải chi mấy đồng tiền rượu cho gã mới đi qua được...
Chạy một quãng nữa thì gặp ngã ba. Bỗng nghe đánh “bép” một cái. Thì ra khách mải suy nghĩ về sự việc vừa rồi, không để ý ngay giữa ngã ba có bãi cứt trâu nên đã để xe trườn qua. Ngay lập tức, một người đàn bà từ trong ngõ gần đấy xông ra tóm lấy đầu xe, tru tréo:
“Ông này đéo có mắt hay sao? Bãi cứt trâu người ta đã cắm cành lá, đánh dấu chủ quyền cẩn thận rồi. Vậy mà còn để cho xe trườn qua làm tan nát cả. Ối làng nước ôi là làng nước ôi. Ra mà xem đây này. Có khổ thân tôi không cơ chứ...”
Khách hoảng quá, vội vàng móc bóp đền bãi cứt trâu...
Lại chạy tiếp một quãng nữa. Phía trước có một đôi nam nữ đang bá vai nhau, vừa đi vừa véo ngực véo đùi nhau, nói cười ngả ngớn. Khách buộc phải chạy xe từ từ, vừa chạy vừa nhấn chuông. Đôi nam nữ kia dường như không thèm để ý. Mãi đến khi mũi ô tô gần sát đến nơi, cả hai mới uể oải đứng né sang một bên. Xe vừa chạy tới, gã thanh niên thò mặt vào sát cửa xe, quát với theo:
“Còi, còi cái con mẹ mày à...”
Rốt cuộc khách cũng tìm được tới nhà ông chủ tịch. Ngay lập tức nghe ông ta luyến thoắng:
“Làng này năm nào cũng điển hình tiên tiến đấy ông ạ. Từ sản xuất đến văn hoá, y tế, giáo dục... đéo làng nào bằng làng này. Đây ông xem, nào bằng khen, nào giấy khen, của huyện, của tỉnh... Đang “phấn đấu” để được phong danh hiệu... “Anh hùng thời kì Đổi Mới...” 

                                                          Cuối tháng 6 năm 2007
Nhời bàn của Lê Anh Hoài:
Nhìn mây nhìn gió nhìn hoa mà ngộ đạo thì xưa nay đã nhiều. Song nhìn Cứt mà ngộ đạo thì đây mới có một. Mà ngộ thật sự! Ai cũng phải tâm phục khẩu phục Cứt.
Triết lý về Cứt là triết lý về cái Tận Cùng. Cái Tận Cùng chẳng phải là Sự Thật sao? Nên đưa Cứt lên bàn thờ chẳng phải việc ngược đời. Làm cho cái bẩn thỉu lại thành thanh cao đến thế, Phạm Lưu Vũ tiên sinh quả là tài.
Nhưng cái đạo Cứt của tiên sinh, hậu sinh chúng nó không thông, nên phấn đấu mãi cũng chỉ đến “Anh hùng thời kỳ Đổi Mới” là cùng thôi chứ làm sao mà đến cái Thật nổi? Cứt thật!

Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc


Honngv lược từ Bách khoa toàn thư Wikipedia
      Trong lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia thường xuyên xảy ra chiến tranh, từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại. Việt Nam cũng đã từng là thuộc địa của Trung Quốc trong 10 thế kỷ. Trong tất cả các triều đại/chính phủ của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ giáp ranh với Việt Nam (Tần, Triệu, Hán, Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Ngô, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Trung Hoa Dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), triều đại/chính phủ nào cũng đưa quân sang Việt Nam với ý định thôn tính lãnh thổ hoặc ít nhất là kiểm soát chính quyền. Các cuộc kháng chiến chống Trung Quốc được xem là một trong những chủ đề chính, nếu không muốn nói là chủ đề lớn nhất, của lịch sử Việt Nam.
 (Mục lục:
1 Thời Hồng Bàng
1.1 Chiến tranh Ân-Văn Lang
1.2 Chiến tranh Tần-Âu Lạc
2 Thời Bắc thuộc
2.1 Chiến tranh Hán-Lĩnh Nam
2.2 Chiến tranh Đông Ngô-Việt
2.3 Chiến tranh Lương-Vạn Xuân
2.4 Chiến tranh Đường-Việt
3 Thời độc lập tự chủ (905-1407)
3.1 Chiến tranh Nam Hán-Việt
3.2 Chiến tranh Tống-Đại Cồ Việt, 981
3.3 Chiến tranh Tống-Đại Việt, 1075-1077
3.4 Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt
3.5 Chiến tranh Minh-Đại Ngu
4 Thời thuộc địa nhà Minh (1407 - 1427)
4.1 Chiến tranh Minh-Đại Việt
5 Thời độc lập (1428 - 1858)
5.1 Chiến tranh Thanh-Đại Việt
6 Thời cận đại và hiện đại
6.1 Chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, 1979
6.2 Xung đột biên giới Việt-Trung, 1979-1990)

1. Thời Hồng Bàng
    1.1. Chiến tranh Ân-Văn Lang
   Cuộc chiến tranh được xem là đầu tiên giữa hai nước diễn ra là vào thời nhà Ân của Trung Quốc và thời Hùng Vương thứ 6 ở Việt Nam. Cuộc chiến này gắn liền vời truyền thuyết Thánh Gióng. Cuộc chiến kết thúc với sự thất bại của quân đội nhà Ân.
   Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quân Ân không phải là nhà Ân (Thương) mà là một bộ tộc man di ở nam Trung Quốc. [cần dẫn nguồn]
    1.2. Chiến tranh Tần-Âu Lạc
   Sau khi tiêu diệt 6 nước Sơn Đông, thống nhất Trung Quốc và lên ngôi hoàng đế, Tần Thủy Hoàng tiếp tục ý định mở rộng lãnh thổ về phía nam, Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam. Cuộc chiến kết thúc năm 208 TCN và “kéo dài 10 năm”, xác định rằng thời điểm Tần Thủy Hoàng phát binh đánh Bách Việt khoảng năm 218 - 217 TCN.
   Cuộc chiến chống Tần của người Bách Việt kéo dài trong khoảng 10 năm, trong đó người Âu Việt đụng độ quân Tần trong khoảng 6 năm (từ năm 214 TCN). Các tộc người Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt… đã bị chinh phục nhưng người Âu Việt đã chiến thắng. Bước nam tiến của nhà Tần bị chặn lại sau thiệt hại nặng trong cuộc đụng độ này cùng cái chết của tướng Đồ Thư. Theo các sử gia Việt Nam hiện đại, gần như cùng thời điểm đó, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, thủ lĩnh người Việt là Thục Phán đã thay thế Hùng Vương của nước Văn Lang, thống nhất Âu Việt và Lạc Việt, thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 207 TCN.
    
   2. Thời Bắc thuộc
   2.1. Chiến tranh Hán-Lĩnh Nam
   Năm 40 công nguyên, sau cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng là người Việt nổi dậy, phần đất thuộc bộ Giao Chỉ (gồm 4 quận Hợp Phố tức Quảng Đông, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) tách ra khỏi lãnh thổ nhà Đông Hán, trở thành một vùng đất độc lập. Trưng Trắc và Trưng Nhị lấy đất Mê Linh làm kinh đô, phong chức tước cho những người cùng tham gia khởi nghĩa. Chính quyền của 2 bà tuy còn sơ khai nhưng cũng đã là một nhà nước độc lập, tự chủ.
   Tới năm 42 công nguyên, nhà Hán - Trung Quốc do Mã Viện cầm đầu đã đưa quân sang đánh, chính quyền của Hai Bà Trưng bị thất bại, người Việt lại tiếp tục bị Trung Quốc đô hộ.
   2.2. Chiến tranh Đông Ngô-Việt
   Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân gian khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại.
   Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố[6] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.
   Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền [11]. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.
   Bà Triệu chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng. Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.
    2.3. Chiến tranh Lương-Vạn Xuân
    Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 544. Đến năm Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571 một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602
    2.4. Chiến tranh Đường-Việt
    Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713). Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 - 722).
   Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của người dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ.
    Cuối thế kỷ 9, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt. Khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) đã làm triều đình nhà Đường rung chuyển. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên[1], được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ.

3. Thời độc lập tự chủ (905-1407)
    3.1. Chiến tranh Nam Hán-Việt
    Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.
    3.2. Chiến tranh Tống-Đại Cồ Việt, 981
    Chiến tranh Tống-Việt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống. Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành.
    3.3. Chiến tranh Tống-Đại Việt, 1075-1077
   Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077 là tên gọi cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076; Giai đoạn sau, quân Lý rút về phòng thủ chống lại cuộc nam tiến của đại quân Tống trong năm 1076-1077 và cuối cùng đẩy lui được quân Tống ra khỏi lãnh thổ Đại Việt.
    3.4. Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt
    Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông (tên gọi ở Việt Nam) của một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao. Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một xứ phụ thuộc vào đế quốc Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.
    3.5 Chiến tranh Minh-Đại Ngu
   Chiến tranh Minh-Đại Ngu, hay thường được giới sử học Việt Nam gọi là chiến tranh xâm lược của nhà Minh 1406-1407, là cuộc chiến của nhà Hồ nước Đại Ngu chống cuộc xâm chiếm của nhà Minh dưới triều Minh Thành Tổ nhưng bị thất bại, Việt Nam một lần nữa rơi vào sự cai trị của Trung Quốc.

4. Thời thuộc địa nhà Minh (1407 - 1427)
    4.1. Chiến tranh Minh-Đại Việt
   Sau thất bại của người Việt trước Trung Quốc trong thời nhà Hồ, Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về Trung Quốc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong...
   Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn, Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

5. Thời độc lập (1428 - 1858)
    5.1. Chiến tranh Thanh-Đại Việt
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê.
   Trận Ngọc Hồi - Đống Đa khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt trước hoạ xâm lược, chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Chiến thắng này còn đánh dấu việc nhà Tây Sơn chính thức thay nhà Hậu Lê trong việc cai quản đất Bắc Hà và trong quan hệ với nhà Thanh.

6. Thời cận đại và hiện đại
  6.1. Chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, 1979
  Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" theo lời nói của Đặng Tiểu Bình, cuộc chiến kéo dài khoảng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc bị Việt Nam đẩy lui, hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên giới. Việt Nam tuyên bố chiến thắng do đã đẩy lui được quân nam chinh Trung Quốc. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.
    6.2 Xung đột biên giới Việt-Trung, 1979-1990
    Tiếp nối cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979. Sau khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979 sau cuộc chiến tranh biên giới, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam". Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60km² lãnh thổ có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan thuộc Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam.
   Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, cao điểm là các năm 1984-1985. Tới đầu những năm 1990, cùng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và Liên Xô sụp đổ, quan hệ giữa hai nước dần trở lại bình thường. Trung Quốc dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của Việt Nam trong thời gian trước.