7 thg 8, 2012

Lịch sử chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc


Honngv lược từ Bách khoa toàn thư Wikipedia
      Trong lịch sử, Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia thường xuyên xảy ra chiến tranh, từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại. Việt Nam cũng đã từng là thuộc địa của Trung Quốc trong 10 thế kỷ. Trong tất cả các triều đại/chính phủ của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ giáp ranh với Việt Nam (Tần, Triệu, Hán, Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Ngô, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Trung Hoa Dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), triều đại/chính phủ nào cũng đưa quân sang Việt Nam với ý định thôn tính lãnh thổ hoặc ít nhất là kiểm soát chính quyền. Các cuộc kháng chiến chống Trung Quốc được xem là một trong những chủ đề chính, nếu không muốn nói là chủ đề lớn nhất, của lịch sử Việt Nam.
 (Mục lục:
1 Thời Hồng Bàng
1.1 Chiến tranh Ân-Văn Lang
1.2 Chiến tranh Tần-Âu Lạc
2 Thời Bắc thuộc
2.1 Chiến tranh Hán-Lĩnh Nam
2.2 Chiến tranh Đông Ngô-Việt
2.3 Chiến tranh Lương-Vạn Xuân
2.4 Chiến tranh Đường-Việt
3 Thời độc lập tự chủ (905-1407)
3.1 Chiến tranh Nam Hán-Việt
3.2 Chiến tranh Tống-Đại Cồ Việt, 981
3.3 Chiến tranh Tống-Đại Việt, 1075-1077
3.4 Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt
3.5 Chiến tranh Minh-Đại Ngu
4 Thời thuộc địa nhà Minh (1407 - 1427)
4.1 Chiến tranh Minh-Đại Việt
5 Thời độc lập (1428 - 1858)
5.1 Chiến tranh Thanh-Đại Việt
6 Thời cận đại và hiện đại
6.1 Chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, 1979
6.2 Xung đột biên giới Việt-Trung, 1979-1990)

1. Thời Hồng Bàng
    1.1. Chiến tranh Ân-Văn Lang
   Cuộc chiến tranh được xem là đầu tiên giữa hai nước diễn ra là vào thời nhà Ân của Trung Quốc và thời Hùng Vương thứ 6 ở Việt Nam. Cuộc chiến này gắn liền vời truyền thuyết Thánh Gióng. Cuộc chiến kết thúc với sự thất bại của quân đội nhà Ân.
   Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quân Ân không phải là nhà Ân (Thương) mà là một bộ tộc man di ở nam Trung Quốc. [cần dẫn nguồn]
    1.2. Chiến tranh Tần-Âu Lạc
   Sau khi tiêu diệt 6 nước Sơn Đông, thống nhất Trung Quốc và lên ngôi hoàng đế, Tần Thủy Hoàng tiếp tục ý định mở rộng lãnh thổ về phía nam, Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam. Cuộc chiến kết thúc năm 208 TCN và “kéo dài 10 năm”, xác định rằng thời điểm Tần Thủy Hoàng phát binh đánh Bách Việt khoảng năm 218 - 217 TCN.
   Cuộc chiến chống Tần của người Bách Việt kéo dài trong khoảng 10 năm, trong đó người Âu Việt đụng độ quân Tần trong khoảng 6 năm (từ năm 214 TCN). Các tộc người Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt… đã bị chinh phục nhưng người Âu Việt đã chiến thắng. Bước nam tiến của nhà Tần bị chặn lại sau thiệt hại nặng trong cuộc đụng độ này cùng cái chết của tướng Đồ Thư. Theo các sử gia Việt Nam hiện đại, gần như cùng thời điểm đó, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, thủ lĩnh người Việt là Thục Phán đã thay thế Hùng Vương của nước Văn Lang, thống nhất Âu Việt và Lạc Việt, thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 207 TCN.
    
   2. Thời Bắc thuộc
   2.1. Chiến tranh Hán-Lĩnh Nam
   Năm 40 công nguyên, sau cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng là người Việt nổi dậy, phần đất thuộc bộ Giao Chỉ (gồm 4 quận Hợp Phố tức Quảng Đông, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) tách ra khỏi lãnh thổ nhà Đông Hán, trở thành một vùng đất độc lập. Trưng Trắc và Trưng Nhị lấy đất Mê Linh làm kinh đô, phong chức tước cho những người cùng tham gia khởi nghĩa. Chính quyền của 2 bà tuy còn sơ khai nhưng cũng đã là một nhà nước độc lập, tự chủ.
   Tới năm 42 công nguyên, nhà Hán - Trung Quốc do Mã Viện cầm đầu đã đưa quân sang đánh, chính quyền của Hai Bà Trưng bị thất bại, người Việt lại tiếp tục bị Trung Quốc đô hộ.
   2.2. Chiến tranh Đông Ngô-Việt
   Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân gian khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại.
   Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố[6] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.
   Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền [11]. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.
   Bà Triệu chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng. Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.
    2.3. Chiến tranh Lương-Vạn Xuân
    Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 544. Đến năm Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571 một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602
    2.4. Chiến tranh Đường-Việt
    Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (713). Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 - 722).
   Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của người dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ.
    Cuối thế kỷ 9, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt. Khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) đã làm triều đình nhà Đường rung chuyển. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên[1], được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ.

3. Thời độc lập tự chủ (905-1407)
    3.1. Chiến tranh Nam Hán-Việt
    Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.
    3.2. Chiến tranh Tống-Đại Cồ Việt, 981
    Chiến tranh Tống-Việt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống. Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành.
    3.3. Chiến tranh Tống-Đại Việt, 1075-1077
   Chiến tranh Tống - Việt, 1075-1077 là tên gọi cuộc chiến tranh giữa nhà Lý nước Đại Việt và nhà Tống của Trung Quốc vào cuối thế kỷ 11. Giai đoạn đầu, tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt đã chủ động đánh sang đất Tống trong chiến dịch 1075-1076; Giai đoạn sau, quân Lý rút về phòng thủ chống lại cuộc nam tiến của đại quân Tống trong năm 1076-1077 và cuối cùng đẩy lui được quân Tống ra khỏi lãnh thổ Đại Việt.
    3.4. Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt
    Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông (tên gọi ở Việt Nam) của một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao. Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một xứ phụ thuộc vào đế quốc Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.
    3.5 Chiến tranh Minh-Đại Ngu
   Chiến tranh Minh-Đại Ngu, hay thường được giới sử học Việt Nam gọi là chiến tranh xâm lược của nhà Minh 1406-1407, là cuộc chiến của nhà Hồ nước Đại Ngu chống cuộc xâm chiếm của nhà Minh dưới triều Minh Thành Tổ nhưng bị thất bại, Việt Nam một lần nữa rơi vào sự cai trị của Trung Quốc.

4. Thời thuộc địa nhà Minh (1407 - 1427)
    4.1. Chiến tranh Minh-Đại Việt
   Sau thất bại của người Việt trước Trung Quốc trong thời nhà Hồ, Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về Trung Quốc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong...
   Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn, Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

5. Thời độc lập (1428 - 1858)
    5.1. Chiến tranh Thanh-Đại Việt
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê.
   Trận Ngọc Hồi - Đống Đa khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt trước hoạ xâm lược, chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê. Chiến thắng này còn đánh dấu việc nhà Tây Sơn chính thức thay nhà Hậu Lê trong việc cai quản đất Bắc Hà và trong quan hệ với nhà Thanh.

6. Thời cận đại và hiện đại
  6.1. Chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, 1979
  Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" theo lời nói của Đặng Tiểu Bình, cuộc chiến kéo dài khoảng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc bị Việt Nam đẩy lui, hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên giới. Việt Nam tuyên bố chiến thắng do đã đẩy lui được quân nam chinh Trung Quốc. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa.
    6.2 Xung đột biên giới Việt-Trung, 1979-1990
    Tiếp nối cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979. Sau khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979 sau cuộc chiến tranh biên giới, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam". Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60km² lãnh thổ có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan thuộc Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam.
   Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, cao điểm là các năm 1984-1985. Tới đầu những năm 1990, cùng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và Liên Xô sụp đổ, quan hệ giữa hai nước dần trở lại bình thường. Trung Quốc dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của Việt Nam trong thời gian trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét