23 thg 2, 2015

Thung lũng hoa Xuân Tây Hồ

Chiều nay tranh thủ thưởng ngoạn không kkí Tết quanh Hồ Tây bằng xe đạp.
Nam thanh nữ tú dập dìu, áo quần lộng lẫy đủ màu đủ lông, chen chân thích cánh trắng hồng, ngắm hoa, tạo dáng, chụp hình tớ tung. Đúng là:

Dập dìu trên bến dưới thuyền
Tàu xe nhộn nhịp bộ hành thong dong...

(thơ nhớ chắc kg chính xác ! )

Và đây, vườn hoa Xuân bên hồ:







Đã mang lấy nghiệp vào thân...

Nhận xét của Kim Dung/Kỳ Duyên:

KD: Báo Tiền Phong vô tình hay cố ý? Không biết nữa. Điều này thật khó nói. Vì trong tư gia, thì con người từ thường dân đến quan chức cao cấp đều có quyền làm nội thất theo cái “gu” riêng của mình. Một vị phó thường dân nếu có tiền họ vẫn có quyền chạm khắc “ghế đầu rồng” nếu họ muốn. Đương nhiên, nội thất bao giờ cũng có tiếng nói riêng của nó, phản chiếu văn hóa chủ nhân. Nó cho biết chủ nhân thuộc dạng người nào (có khi chỉ là trọc phú tầm thường. Có khi chỉ là sự học đòi cái sang trọng vương giả mà họ… rất thiếu).

Nhưng một khi, những sở thích đó của các quan chức cấp cao được đưa ra công luận, lại dễ trở thành vấn đề không đơn giản, dễ bị mổ xẻ, và dân tình thì đua nhau xôn xao bàn luận, vì vô tình nó đã “tải” một thông điệp với XH. Nhất là sự giàu sang đế vương đó đặt bên cạnh những bức ảnh của các nguyên thủ quốc gia giỏi nhất nhì thế giới họ lại rất giản dị. Nhì là những bức ảnh đế vương đó được đem đối chiếu với gia cảnh nghèo khó của người dân. Khi đó, mọi lý thuyết toàn màu xám. Chỉ sự phân hóa giàu nghèo là xanh tươi! :(
 
Thế nên các bác quan chức cần thuộc nằm lòng một câu Kiều này: Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.