18 thg 12, 2014

Gương báo hiếu về đạo làm con

Cảm động con trai 85 tuổi chăm mẹ già 113 tuổi

Hình ảnh cụ ông tóc bạc trắng vẫn ngày ngày chăm sóc, cõng mẹ trên lưng khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
08:15:51 ngày 17/12/2014
Vừa qua, trên các diễn đàn lan truyền bộ ảnh cảm động về tình cảm mẹ con. Người con trong bức ảnh nay đã là cụ già 85 tuổi, đầu tóc bạc trắng nhưng vẫn ngày ngày chăm sóc người mẹ đã 113 tuổi. Cụ chăm sóc mẹ cẩn thận từ việc ăn uống, quạt cho mẹ ngủ, cõng mẹ trong việc đi lại... khiến nhiều người cảm động và nể phục.
Diễn đàn Beat bình luận: "85 tuổi đã lên chức cụ, đáng ra phải được cháu chắt chăm lo sức khỏe vậy mà giờ cụ phải lao động miệt mài chăm nom người mẹ của mình. Nghe cứ ngọt ngào như lời bài hát của Đất rừng phương Nam vậy đó...".
Trên một diễn đàn khác, bộ ảnh nhận được hơn 10.000 lượt like và hàng trăm chia sẻ, bình luận của dân mạng. Đa số đều tỏ ra kính phục với tấm lòng của cụ dành cho người mẹ. Bạn Liên Nguyễn bình luận: "Nhìn những hình ảnh giản dị này tự nhiên rơi nước mắt".
Bạn Trúc Vy thì: "Khi về già vẫn được chăm sóc cha mẹ thì đó là điều hạnh phúc. Thực sụ cảm động trước lòng hiếu thảo và tình thương của cụ dành cho mẹ. Chúc ông bà mãi mạnh khỏe sống với con cháu".
Được biết, cụ ông hiện đang ở tại ấp An Ngải, xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Dori (TT&VH)

TS Nguyễn Quân: Làm khoa học cũng lắm cay đắng!

(Kiến Thức) - "Xin đừng trách, đừng chửi nhà khoa học. Làm khoa học nhiều khi cũng cay đắng lắm...", TS Nguyễn Quân chia sẻ.
 
"Xin đừng trách, đừng chửi nhà khoa học. Làm khoa học nhiều khi cũng cay đắng lắm. Biết làm thế nào là tốt nhưng vì khó, vì cơ chế, vì đủ thứ khác mà không thể làm được", TS Nguyễn Quân chia sẻ.

Đầu tư ít, đòi hỏi cao
 
Thời gian gần đây, nhiều người phàn nàn về việc nền KH&CN kém phát triển. Đến làm cái ốc vít cho Samsung không làm nổi, chẳng có sản phẩm khoa học nào tầm cỡ, ông có chia sẻ gì?
 
Đầu tư cho KH&CN ở Việt Nam thấp, chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước, trong khi đó ngân sách Nhà nước rất khó khăn. Trong 2% chi cho KH&CN thì chỉ có 10% dành chi hoạt động nghiên cứu, còn lại 90% là chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên, duy trì bộ máy. Nghĩa là chỉ có khoảng 2 phần nghìn tổng chi ngân sách dành cho các nhà khoa học nghiên cứu, trong khi chúng ta lại luôn đòi hỏi rất cao. Rằng chúng ta là một nước lớn trong khu vực, có đội ngũ các nhà khoa học rất đông đảo, tại sao chúng ta lại có ít sáng chế, ít công bố quốc tế so với các nước láng giềng?