18 thg 5, 2013

Ta khóc vì tự hào, cũng vì hổ thẹn

AFR Dân Nguyễn
Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, các con yêu quý!
         images
          Hãy cho phép ta được gọi các cháu như vậy được không. Ta gọi vậy, nếu có xứng đáng, cũng chỉ bởi ta đáng tuổi cha chú các con, và bởi đồng cảm, đồng tình về những việc các con làm, ta cảm phục và tự hào về các con nhiều lắm; Còn về tấm lòng với non sông đất nước, với dân tộc, và nhất là về lòng dũng cảm, thì ta tự nhận thấy chưa xứng đáng gọi các con như vậy đâu!
          Ta, thế hệ cha chú các con đã làm được gì cho chính các con, cái thế hệ mà, cũng ở tuổi các con thôi, những thanh thiếu niên ở những nơi khác trên thế giới này, chúng không phải trăn trở về vận mệnh non sông, cũng không phải để tâm vào những vấn đề chính trị bẩn thỉu. Chúng đến giảng đường học, giao lưu, chơi thể thao, đi picnic cuối tuần, và đi du lịch khám phá…
          Ta cứ ngỡ rằng, công trạng ta lớn lắm, là tấm gương sáng lắm cho các con học tập và làm theo…
          Bời vì ta và thế hệ cha ông các con đã tự mình tự hào về thành tích vẻ vang đánh thắng hai đế quốc to.
          Bởi vì ta và thế hệ cha ông các con tự mình tự hào, hãnh diện rằng, đã góp công làm nên, và xây dựng và ra sức bảo vệ cái nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
          Bởi vì ta và cha ông các con vẫn luôn tự hào vì có đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, “người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”, là “Đỉnh cao trí tuệ của loài người”, nguyện trung thành tuyệt đối với cái “Đỉnh cao trí tuệ” ấy, nguyện đặt mình dưới sự dẫn đường chỉ lối bởi cái đảng quang vinh ấy.
          Nhưng khi ta ngộ ra rằng, ta và thế hệ của ta đã hy sinh xương máu, để thu giang sơn về một mối, cũng là lúc làm lòng người chia ly…thì ta đã làm gì?
          Nhưng khi ta ngộ ra rằng, trong vườn ươm Dân tộc, ta và thế hệ cha ông các con đã ươm, đã vun tưới chăm sóc một loài cây, để rồi tới ngày nó vươn cao, tàn tán xum suê, thay vì ra trái ngọt cho đời, nó lại ra trái đắng…thì ta đã làm gi?
          Nhưng khi ta ngộ ra rằng, chính thế hệ ta đã và đang là thủ phạm gây nên Thảm Họa cho dân tộc, một thảm họa có thể nói tệ hại nhất trong lịch sử dân tộc, tệ hại hơn cả thời Trịnh Nguyễn phân tranh, bởi thời Trịnh Nguyễn chỉ là cuộc chiến tương tàn, nồi da xáo thịt, còn thế hệ ta, ta lại góp công ” hun đúc” dân tộc này bằng ý thức hệ, bằng một chủ thuyết  sai lầm…thì ta lại chọn cách lặng câm, tự huyễn hoặc mình, tự chui vào hầm trú ẩn…
          Ta vẫn cố tình làm ngơ khi tàu lạ nghênh ngang cày xới trên vùng biển quê hương, bắt nhốt, đánh đập ngư dân mình.
          Ta vẫn làm ngơ, không cật vấn những kẻ ra lệnh cho lũ đầu trâu bắt nhốt, đàn áp những người biểu tình yêu nước, chống bọn bá quyền xâm phạm trắng trợn vùng trời vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
          Ta vấn cố tình làm thinh khi biết bao người nông dân khốn khổ- đồng bào mình bị cướp đất, bị phá nhà mà không biết kêu oan, chỉ vật vã kêu Trời…
          Ta vẫn lạnh lùng khi nghe những bản tin thời sự hằng ngày, mà ở đó đầy những tin cướp giật, hãm hiếp, thờ ơ và vô cảm hệt phát thanh viên thời sự đọc tin 2 trẻ em chết vì ngộ độc bánh ngô, 3 trẻ chết vì một tai nạn giao thông, 4 trẻ em chết vì đuối nước…
          Ta cũng thờ ơ khi nghe tin “Đinh tặc lại rải đinh”…, lâm tặc lại phá rừng…dù biết rằng, không đâu trên thế gian này, dù ở những quốc gia nghèo đói nhất cũng không thể sản sinh ra lũ đinh tặc, và ta biết đó chính là sản phẩm mang nét đặc trưng của riêng quê hương VN, mà không suy nghĩ thêm về hiện tượng này, thử đặt một câu hỏi, liệu đinh tặc sản sinh từ truyền thống dân tộc, hay chỉ là một biểu hiện cụ thể của tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
          Ta cũng không dành nhiều thời gian để suy tư về hiện tượng bà mẹ đau yếu treo cổ tự tử, để…dành tiền cho con học, để giải thoát gánh nặng cho chồng con gia đình…
          Ta quá biết cái xã hội ngày nay là thành quả chính ta và thế hệ cha ông các con đổ xương máu, cùng chung tay xây đắp và vẫn đang gìn giữ mấy mươi năm qua.
          Cái xã hội mà người bệnh, cả bệnh nhi phải chui vào gầm giường bệnh trong mùa hè ngột ngạt, nằm chờ tiêm thuốc, thăm khám, vì không đủ chỗ trên giường, trong khi bệnh viện sẵn có phòng “tự chọn” cho bệnh nhân với giá cao hơn giá phòng khách sạn 3, 4 “sao”, từ 5 trăm tới 7 trăm ngàn đồng một ngày đêm- một hình thức kinh doanh kiếm tiền dễ hơn trở bàn tay, không phải quảng cáo, khỏi cần khuyến mãi hay tiếp thị.
          Cái xã hội mà ngành “trồng người” chính là nơi hành hạ cả học sinh lẫn phụ huynh bởi những khoản chi phí hươu vượn, nhưng luôn được hợp thức hóa dưới nhiều chiêu trò, là nơi gieo rắc thói hư tật xấu, phô bày ra cách nói dối và ngụy biện đầu đời cho trẻ em chập chững đến trường, và nối dài đến khi các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước…
          Cái xã hội mà ở đó, người muốn hối lỗi cũng không được, bèn là bị quàng cho cái tiếng xấu “Trở cờ”. Người yêu nước bị chụp mũ phản động.
          Cái xã hội mà ở đó, nền chính trị tha hóa tới mức quan lại thả sức nói, muốn sao lên vậy, thả sức làm sai, thậm chí gây gội ác, mà chỉ cần kèm theo câu xin lỗi (không thật tâm) là xong- Một nền chính trị tới mức có thể tóm gọn trong một câu “Nói dzậy mà không phải dzậy”
          Một nền chính trị mà ở đó quan lại từ trung ương tới địa phương lấy việc chia bè kết đảng làm kế hoạch, lấy việc đấu đá nhau, “cho nhau ăn bùn” làm nghị quyết bất thành văn…

 Các con!
 
          Ta không dám nói rằng mình đang khóc khi viết những dòng này gửi tới các con, vì các con có lý do kết tội ta đang nhỏ những giọt nước mắt cá sấu.
          Xét về tất cả, từ tư tưởng, tình cảm, cho đến di sản, tài sản đất nước, từ thượng tầng chính trị thối tha, đến hạ tầng kinh tế vỡ nát, từ nền “trồng người” hỏng bét mang tính hệ thống, đến nền “cứu người” đã “xuống cấp” đến mức thành “nan y”, từ một quá khứ trọn vẹn đau thương mất mát đến hiện tại bẽ bàng, và một tương lai mờ tối…các con, phải, chính các con có quyền trách cứ, lên án ta và thế hệ cha ông các con.
          Ta và thế hệ ta, những cha ông các con biết rằng hối lỗi bây giờ là quá muộn, để các con bị lạc mất trong rừng thẳm thâm u, mà những đường mòn cũng không còn vì cây dại đã mọc trùm che lấp lối đi.
          Càng ngẫm càng đau. Càng thương càng xót!…
          Nhưng các con là những “Chú bé Tý Hon”, thông minh, lanh lợi, đã biết tự cứu mình, cứu được cả cha mẹ.
          Các con đã tìm được đường ra, trong cái rừng già thâm u ấy, nơi mà chính cha ông các con cũng bị lạc mất…
          Sáu năm tù, hay tám năm trong chốn ngục kia- mấy ngàn ngày họ vùi dập các con trong bóng tối và đọa đày…
          Kết án các con, nặng nhẹ, ấy là quyền của họ.
          Không có tội, họ còn bẻ thành có tội, thì việc họ khoác lên cổ các con cái tròng sáu năm, tám năm tù, đâu có gì lạ.
          Nhưng đó là ý chí của họ, là cách làm của họ- là người tính.
          Cho dù họ không ăn năn vào một ngày nào đó về bản án phi lý mà họ tròng lên vai các con, không có nghĩa các con hết hy vọng vào một ngày sớm hơn cái hạn sáu năm, hay tám năm kia, các con được nhìn ánh mặt tròi rạng chiếu vào buổi sớm bình minh trên quê hương mình.
          Còn Trời tính nữa! Chúng ta được phép hy vọng điều đó chứ. Tại sao không?
          Nhìn Phương Uyên cười, ta dám chắc, không người có lương tri nào lại không cảm phục; Nhìn con cười, không một người làm cha làm mẹ nào không mỉm cười rơi lệ trong niềm tự hào dâng trào đến nghẹn ngào.
          Không làm gì tiếp theo đây để rút ngắn đêm trường trong lao ngục cho các con, chính là chuỗi tội lỗi của hết thảy thế hệ cha ông các con tiếp tục dài thêm.
          Làm sao có thể nói các con có tội chỉ với cái khẩu hiệu phản đối kẻ xâm lược, trong lúc mà có kẻ chễm trệ trên chiếc ghế quyền lực đòi xóa sổ một quốc gia ở xa lắc cuối trời, không gây thù chuốc oán cho VN, thì không sao!?
          Làm sao có thể kết án các con có tội, khi các con chỉ bày tỏ một nguyện vọng chính đáng là nguyền rủa cho bầy sâu cắn lá đục thân phá hoại mùa màng kia chết hết đi, và muốn đào phá bỏ đi cái hang hố nơi ẩn nấp và nuôi dưỡng bầy sâu…
          Làm sao bảo các con manh động, khi mà đứng trước vành móng ngựa của bạo quyền, các con hiên ngang, tự tin, không một biểu hiện của run sợ? Các con đã cho cả thế giới thấy dáng vẻ hiên ngang, nụ cười đẹp như thiên thần của các con!
          Ta ghen tỵ với cha mẹ các con, những người sinh thành các con, vì ta không có được niềm tự hào to lớn như họ, mà chỉ có niềm tự hào nhỏ nhoi vì tự cho mình cái quyền là bậc cha chú các con.
          Nhưng họ- cha mẹ các con xứng đáng hưởng niềm tự hào lớn lao đó, bởi công dưỡng dục của họ.
          Mỗi khi nhìn nụ cười đẹp thiên thần của các con, ta lại buồn rầu mà liên hệ tới những lo lắng ích kỷ của những đứa con ta, với những lo lắng, toan tính cho bố mẹ, với những can ngăn khi thấy ta thở dài về chế độ này: “Mặc kệ chúng nó. Cứ để chúng nó gây nhiều tội ác cho chúng chóng sụp đổ. Bố chẳng làm gì được với cái xã hội đen xã hội đỏ này đâu…”. Thậm chí mỗi khi ta nghe thời sự, gặp lúc đồng chí ủy viên này phát biểu, đồng chí bí thư kia đọc diễn văn, chúng giằng ngay cái remote control trong tay ta mà dứt khoát chuyển kênh, với vẻ hậm hực: Tại sao không tìm kênh thể thao, du lịch mà xem mà bố cứ nhẫn nại nghe chúng nó nói. Thấy chúng nó làm chưa đủ tin hay sao…
          Ưh, nói về tin, ta liệu có được phép tin rằng, ngày các con ra khỏi chốn lao tù sẽ không là cái hạn của sáu năm, tám năm kia?
          Bởi vì ta tin rằng, ngay kẻ vừa gõ búa tuyên bản án kia, trong thâm tâm cũng nguyền rủa cái thể chế này lắm, muốn vứt cái búa quan tòa trong tay đi lắm, “nhưng kẹt nỗi các con khuyên…?”. Không tin hãy nhìn ánh mắt ông ta nhìn các con- những thiên thần tự chắp cánh.
          Bởi ta cũng tin rằng, trong cái đảng hư hỏng trầm trọng này, còn nhiều người có lương tri. Họ im lặng chờ thời cơ, hoặc họ chưa đủ can đảm để vượt lên trên nỗi sợ hãi đó thôi…
          Bởi ta tin rằng cái đảng này hư hỏng, cũng bởi cái căn nguyên gốc là do cái chủ nghĩa, cái tư tưởng bắt bỏ tù họ đó thôi.
          Dù trong hoàn cảnh nào, xin các con cứ giữ mãi nụ cười tỏa sáng kia nhé. Các con có biết các con đang là niềm tự hào của thế hệ trẻ VN hôm nay không?
          Các con có biết cả đất nước đang tự hào về các con không?
          Các con không đơn độc trong cuộc đấu tranh này. Mọi người đang sát cánh bên các con!…
          Ta tự hào về các con!

Tác giả gửi QC 
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Dáng đứng Uyên, Kha

Trần Quốc Hưng

nguyenphuonguyen-dinhnguyenkha-toaan-danlambao
Các em đứng như cây măng mọc thẳng
Trong áo trắng tinh khôi, nét mặt tươi ngời
Vóc dáng nhỏ nhưng đời đời kiêu hãnh
Tạc vào lòng nhân dân sừng sững những CON NGƯỜI.

Các em nhé, đừng bao giờ buồn hết
Tuổi trẻ các em giờ đã của muôn người
Thân thể các em dù giam trong lồng sắt
Tinh thần các em đang bát ngát giữa đời.

Các em có tội gì, tội chống quân xâm lươc?
Tội các em đấy ư, tội yêu nước thương nòi?
Nhìn các em non tơ, trắng trong đến thế
Tự hào dậy trong lòng, sao nước mắt tôi rơi

Tác giả gửi Quê choa

Choa - dân 37

        Người Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh giờ bị kỳ thị. Đi đâu cũng thấy người ta nói ghét dân Thanh Nghệ Hà, cầm hồ sơ xin việc mà giọng điệu, cái hộ khẩu ở vùng này thì coi như trượt rớt từ vòng đầu.
          Thanh - Nghệ - Hà mà thực chất là hai xứ Thanh, Nghệ (tức là hai vùng đất có những khu biệt về Văn hóa). Trải khoảng ngàn năm tạo dựng, đi kèm theo đó là những tương đồng và dị biệt về lịch sử, văn hóa hình thành nên cốt cách, tâm tính con người.

Khu biệt văn hóa.
          Thanh - Nghệ được ví như Việt Nam thu nhỏ. Cái gì Việt Nam có thì Thanh - Nghệ cũng có. Lịch sử hai vùng này ước chừng trên ngàn năm, nghĩa là tương đương với lịch sử Việt Nam (từ Ngô Vương lập quốc đến giờ). Dân số ước chừng trên 8 triệu người, bằng gần 10% dân số Việt Nam.
          Cả hai xứ đều là biên thùy trọng trấn của Vương quốc Đại Việt khi xưa. Là đất căn bản đế vương, Thanh - Nghệ quan trọng đến nỗi: Thanh Nghệ còn, Quốc gia còn, Thanh Nghệ mất Quốc gia mất.
          Có ít nhất hai vương triều, hai nhà Chúa mà gốc tích là từ Thanh Hóa - người "làm vua" gần đây nhất mà xứ Thanh có được là ông Lê Khả Phiêu (nguyên TBT BCH Trung ương Đảng CSVN). Văn thần võ tướng xứ Nghệ bạt ngàn. Bắc sông Lam thiên về võ tướng, nam sông Lam thiên về văn thần.
          Cụ Hồ cũng là người xứ Nghệ (nguyên gốc Quỳnh Lưu).
          Trên khắp cõi Việt Nam đâu đâu cũng thấy mồ tử sỹ Thanh Nghệ. Nghĩa trang Trường Sơn phần lớn là tử sỹ Thanh - Nghệ. Chiến trường phía Bắc, hồi chống Tàu 1979 - 1984, lính Thanh kiên cường, quật khởi đánh cho người Tàu bạt vía.
        
       Không phải đương nhiên mà sân Vinh được gọi là cái Chảo lửa. Người Nghệ mang cái bản sắc Choa dân 37 làm nên cả chảo lửa sân Vinh ở ngay Mỹ Đình.
          Nhiều nhân vật lẫy lừng của Việt Nam từ quãng năm 30 trở lại đây có cái gốc chung Thanh Nghệ. Yếu tố lịch sử như thế vô hình chung khiến người Thanh - Nghệ tự bản thân đã mang cái tính ương ngạnh, kiêu hãnh và trịch thượng.
          Loạn kiêu binh thời Lê mạt cũng bởi binh tướng túc vệ người Thanh Nghệ.
          Trong một cơ quan, dù nhỏ mà có hai người Thanh Hóa ngồi tương đương vị trí thì tất mất đoàn kết. Căn nguyên rất đơn giản, người Thanh Hóa tính hãnh tiến, có máu làm thủ lĩnh, làm lãnh đạo và không chịu kém người.
  
Gềnh đá sông Mã, photo by Sông Hàn
          Người xứ Thanh, thân ai làm người ấy chịu, hành xử theo cái kiểu anh cả nhưng cũng thiếu phần bao dung, thiếu hẳn phần khiêm hòa. Người xứ Nghệ thì cố kết cộng động cao, sẩy việc cả nhóm cùng đứng ra gánh vác, người Nghệ phần nào có sự bao dung hơn người xứ Thanh.
          Nhưng ngay ở Nam - bắc sông Lam cũng có sự phân cách. Người Nghệ An luôn tự thị là anh, tính cố chấp, trịch thượng cao hơn hẳn. Người Hà Tĩnh mềm dẻo hợp thời hơn. Đất chật, người đông, chiến tranh tàn phá, thiên nhiên không ưu đãi, vô hình chung khiến người Thanh - Nghệ trở nên cần kiệm, chắt chiu.
          Núi sông, thời tiết xung khắc mãnh liệt khiến người hai xứ này chênh vênh giữa trạng thái tốt và cực đoan. Cần kiệm thì đến mức chi li bủn xỉn, đoàn kết thì đến mức thái quá. Lại bảo thủ, ương gàn, chậm thích ứng với cái mới.
          Điều tệ hại hơn cả là người Thanh - Nghệ dường như có máu làm chiến binh, không chịu khuất, không chịu nhún ai bao giờ. Có doanh nghiệp Hàn Quốc về Nghệ An đầu tư nhà máy may thế mà lao động đi làm cứ gắn tai phone rồi gật gù (theo tiếng nhạc), chủ xưởng bảo mãi không chịu bỏ đi. Rồi đó lao động từ Nam về, xin đi làm lại lại so sánh lương giữa hai chỗ làm rồi nói ở đây trả thấp thế là xúi bãi công khiến chủ xưởng phát hoảng.
          Cả cái nhà máy mấy ngàn công nhân rốt lại toàn làm chậm tiến độ, hàng đem ra bị trả về. Ông chủ phải dồn 5 nhà máy ở các KCN phía Bắc lại hỗ trợ mới xong.
          Có bận mình ngồi nói chuyện với ông Cao Văn Vĩnh, Giám đốc sở Văn hóa Nghệ An, ông bảo: "Tình xứ Nghệ quen lâu" vấn đề là trong thời buổi này bao giờ thì người ta quen được mình. Lâu quá không được, y như cô gái cứ chờ để về nhà chồng vậy, lâu sinh ra mỏi mệt". Còn ông Phan Thanh Tịnh, Giám đốc sở Công thương tỉnh thì bảo: "người mình cần cù chịu khó nhưng lại không khéo, tính người Nghệ cũng không thuần"
          Nói thế để biết rằng người Thanh - Nghệ có những cái nhược điểm cố hữu của mình. Mà nhược điểm cao nhất là cái tôi quá lớn cái tôi cả cá nhân và cái tôi của khu biệt văn hóa, ghét bị sai khiến. Và họ cũng hiểu về điều đó!
          Tất nhiên ta có thể hỏi làm thế nào để người Thanh Nghệ bớt bị kỳ thị?

Cần hiểu.
          Rất khó để ngày một ngày hai, người hai xứ này bớt đi cái nhược điểm của mình, vậy chỉ còn một cách là phải biết chấp nhận chính nó. Mà muốn chấp nhận thì phải hiểu đặc tính Thanh Nghệ. Hò sông Mã cao ngạo, thanh âm như đục thẳng vào lỗ nhĩ. Ví giận thương trữ tình sâu lắng. Hai cái đó là cốt cách Thanh Nghệ.
          Tất cả phần nổi của đặc tính Thanh - Nghệ, tất cả những cái xấu của tâm tính người Nghệ An - Thanh Hóa ai cũng thấy rõ còn cái tốt thì bị khuất lấp, rất khó để tiếp cận.
          Thế tính tốt của Thanh Nghệ là gì? Xin thưa nó cũng nằm một phần trong những mặt xấu của Thanh - Nghệ: tính cương cường quyết liệt, không chịu nhún nhường. Ở một cơ quan, một doanh nghiệp mà biết tận dụng và khơi dậy cái đặc tính này, cố kết nó trong khuôn chung thì rất khó có đối thủ cạnh tranh nào vượt lên được họ. Nói cách khác doanh nghiệp đó có thể vượt lên mọi khó khăn, trở ngại.
          Thứ nứa khi người Nghệ đã tin, đã yêu thì tất dốc lòng hết sức, tận tụy, nhiệt tâm làm việc. Tính trung thành là điều không thiếu ở người Nghệ, tính quyết liệt là điều không thiếu ở người Thanh. Người Nghệ đói no có nhau, anh em sống chết làm việc, không (hoặc hiếm khi nào) bội phản hoặc chạy theo tiếng gọi của lợi ích riêng mình mà bỏ rơi cộng đồng
          Dân hai xứ này đều rất khó khăn về mặt kinh tế, gia cảnh, sự cần cù chịu khó chịu khổ là không thiếu. Nhưng đây là đất học, người thành danh rất nhiều, nên sử dụng lao động Thanh - Nghệ - Hà cần phải đặc biệt thấu hiểu văn hóa của họ, trọng thị họ để họ thấy mình được coi trọng, có chỗ đứng trong doanh nghiệp. Còn ngược lại chỉ mang lòng kỳ thị thì tất tâm lý đối kháng (ghét giàu, ghét ông chủ) sẽ có đất để trỗi dậy. Đến lúc đó không có nhiều chỗ cho việc thương lượng, thấu hiểu lẫn nhau.
          Về phía Thanh - Nghệ, cái đào tạo lao động là khâu yếu khuyết nhất, phần đa lao động đi vào Nam hay ra Bắc đều từ đồng ruộng mà ra (tính làng xã, tư tưởng tiểu nông vẫn rất cố hữu). Cả ba tỉnh (Thanh - Nghệ - Hà) đều chưa bao giờ nói những điều mà người lao động của mình cần và phải hiểu.
          Họ có thể đào tạo tay nghề nhưng lại thiếu hẳn đi đào tạo kỹ năng và cung cách ứng xử. Tức là cứ thả nổi cho người xứ mình tự bươn chải với đầy đủ tính xấu theo kiểu tự sinh tự dưỡng. Như thế cũng rất khó cho doanh nghiệp.
          Cái chè xanh của xứ Nghệ, hay cả xứ Thanh cũng vậy với người ngoài, rất chát, rất dẳng nhưng uống lâu sẽ nghiền vấn đề là phải chịu uống (nghe rất khó) và người bán chè phải biết cách tiếp thị.

@bài của ku Hàn, giám đốc Trâu Qùy trại, kiêm hiệu trưởng Xã Đàn trường.

Nhục ?!

Là người lớn, mũ cao áo dài nhìn ảnh này liệu có thấy NHỤC không (?!). Làm gì đến nỗi fải "ra tay" như vầy với 2 bạn nhỏ trắng trong, đĩnh đạc ! (Chỉ có 2 bạn trẻ áo trắng tay không mà cơ man nào là CA chìm nổi !).

Ảnh: Báo Thanh Niên