7 thg 1, 2013

Ði tìm một biểu tượng cho Việt Nam thời XHCN


Sunday, January 06, 2013 3:33:54 PM

Tạp ghi Huy Phương

Hễ nói đến chiếc lá phong màu đỏ Mùa Thu là người ta nghĩ đến quốc kỳ Canada, hay nói đến con Kangaroo thì không ai còn lạ đó là biểu tượng của nước Úc. Rồi hoa anh đào phải chăng là hình ảnh của nước Nhật, Vạn Lý Trường Thành là hình ảnh của Trung Hoa, nhìn tháp Eiffel người ta nghĩ đến nước Pháp. Còn nói đến cái búa, cái liềm màu đỏ máu thì khó quên Liên Xô cũ và các chư hầu của nó. Còn bao nhiêu biểu tượng trên thế giới này đã gắn liền với tên tuổi của những đất nước ấy.

Từ lâu đã có nhiều người muốn đi tìm một hình ảnh nào đó có thể làm biểu tượng cho đất nước Việt Nam thời Cộng Sản độc đảng. Làm sao để khi nhìn thấy nó thì người ta nghĩ đến VNCS, mà nói đến VNCS thì phải liên tưởng ngay đến “cái đó”.

Ði tìm cái gì quý giá, độc đáo nhất của Việt Nam thường đem ra phơi bày ở nước ngoài, thì ra đó là món “duyên dáng Việt Nam,” như lãnh tụ Cộng Sản đã từng hãnh diện khoe “con gái Việt Nam đẹp lắm!” Vậy nói đến đất nước ấy bây giờ, người ta không thể không nghĩ đến món “đặc sản đàn bà”.

Các viên chức ngành du lịch Việt nam đang cãi nhau về chuyện quảng cáo cho du lịch, ai cũng than không có ngân quỹ để quảng cáo cho ngành du lịch. Ông Nguyễn Mạnh Cường, phó tổng cục trưởng du lịch Việt Nam, cho rằng cần có tiền thêm để quảng cáo, cục này đã bỏ $50,000 chỉ để làm một đoạn phim chiếu ở Pháp. Ông Vũ Thế Bình, một cựu nhân viên, cũng của cục này, nhắc lại là đạo diễn Việt Nam quá kém, nên đã bỏ ra $50,000 thuê Trung Quốc làm một đoạn phim 10 phút chiếu tận Bắc Kinh. Ông Nguyễn Ðức Quỳnh ở Ðà Nẵng thì sang tận Singapore bỏ $60,000 thuê làm mấy đoạn phim ngắn. Một hình ảnh trong các đoạn phim này là hai cô thiếu nữ Việt Nam mặc “bikini” tên bãi biển, món “câu khách” cổ điển.

Trong khi người ta than phiền thiếu tiền làm quảng cáo thì thực tế là theo tài liệu của Tổng Cục Du Lịch, chỉ trong 9 tháng đầu của năm 2012 Việt Nam đã có 4.85 triệu lượt khách ngoại quốc, nhiều nhất là khách Nam Hàn, tăng 53%, khách Singapore, tăng 49%, Nhật 32%, Mỹ 26%, Úc 20%... Chỉ nói đến khách quốc tế, mục tiêu của thành phố Hà Nội trong năm 2013 là sẽ thu hút 2.25 triệu lượt khách, năm 2015 sẽ là từ 7 đến 8 triệu, năm 2020 là từ 11 đến 12 triệu. Doanh thu từ du lịch sẽ đạt $18 đến $19 tỷ năm 2020.

Một đất nước trộm cắp hoành hành, cướp giật như rươi, ăn mày và kẻ bán hàng rong bám sát khách như đĩa đeo, giao thông thiếu an toàn, chỉ có 91 triệu dân (2012) mà mỗi năm có đến 4, 5 triệu lượt khách ngoại quốc vào, kể cũng lạ. Thực sự là chưa nghe ai tố cáo Việt Nam có sex-tour, nhưng đến Việt Nam tìm một cô gái “tàu nhanh” hay qua đêm còn dễ hơn đi tìm một ổ bánh mì thịt ngoài hè phố.

Chuyện bán dâm bây giờ không còn là chuyện gì bí mật, nhạy cảm phải tránh né nữa. Nó “lền khênh” như những chiếc xe gắn máy trên đường trong giờ tan sở. Ngày xưa chỉ có giới thất học, nghèo hèn mới sa cơ vào nhà thổ, giấu biệt gia thế để khỏi nhục nhã đến tông môn, họ hàng. Ngày nay, người ta đánh giá con người qua bề ngoài, đua nhau xe đẹp, nhà sang, điện thoại xịn, áo quần, mỹ phẩm cao cấp, nên đồng loạt đàn bà vào trận. Báo chí Việt Nam đã nhiều lần nêu đích danh những diễn viên điện ảnh, người mẫu, ca sĩ, hoa hậu, sinh viên trường múa, không có “tước hiệu” gì thì cũng là sinh viên, học sinh.

Một xã hội chỉ nhắm vào việc khai thác thân xác đàn bà để kiếm tiền, càng có nhiều cuộc thi hoa hậu bao nhiêu, xã hội càng có nhiều ứng viên, tước hiệu để hành nghề chừng ấy.

Ðó là hình ảnh của những thành phố lớn ở Việt Nam.

Ra ngoại ô, “trên những nẻo đường Việt Nam, suốt từ Nam Quan cho tới Cà Mau...” có tắm khoáng ở Ba Vì, cà phê đèn mờ ở Mạo khê, Quảng Ninh, hớt tóc thanh nữ ở Saigon, mãi dâm trá hình hay mãi dâm công khai thì không chừa một thành phố nào, từ đất Cảng (Hải Phòng) cho đến đất Mũi (Cà Mau). Những vùng đất ruộng đồng, sông rạch thanh bình, chơn chất ngày trước đã “thay da đổi thịt” bằng võng ôm, chõng ôm, tắm ôm và đàn bà trở thành một thứ mua vui ở đâu cũng có. Ðất nước này đã từng rêu rao “ra ngõ gặp anh hùng,” không biết có đúng không, chứ bây giờ ở Việt Nam, ra đường, chắc chắn đi đâu cũng được gặp “gái mời!”

Ðã bao nhiêu gia đình Việt kiều Mỹ, Úc, Canada... đổ vỡ vì đòn chiêu dụ của gái Việt Nam, nhiều người dở khóc dở cười vì muốn trở về Việt Nam cưới vợ.

Ðàn bà Việt Nam giá rẻ, đó là nhận xét của đám đàn ông Trung Cộng sang Việt Nam kiếm vợ. Theo bài báo “Tại sao trai Trung Cộng ngày càng thích con gái Việt Nam?” đăng trên tờ Tân Hoa Xã, chỉ cần có vài trăm triệu, nam giới nước này đã có thể lấy được cô vợ Việt xinh tương đối, mà với số tiền này, chưa chắc đã qua được cửa nhà những cô nàng Trung Cộng trung bình. Theo đó, bài báo “khen” con gái Việt với vô số mỹ từ: Có thân hình chuẩn và xinh đẹp, mùi thơm, da trắng, chân thực, ít chưng diện, đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên...

Con gái Việt Nam từ thời mở cửa, đã lên cơn sốt bỏ quê hương chân lấm tay bùn đi lấy chồng ngoại quốc. Không chỉ các cô gái mới lớn, giấc mơ đổi đời lấy chồng ngoại đã đành, nhiều bậc cha mẹ sốt ruột, tìm cách chạy tiền xã, ấp để sửa lại khai sinh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, nâng tuổi con gái cho đủ 18 để kịp ra đi lấy chồng Nam Hàn, Ðài Loan hay Trung Cộng như ngày xưa thiếu niên khai gian tuổi để tòng quân giết giặc! Hiện tượng này đã khiến xảy ra những buổi coi mắt, kén vợ mà số ứng viên lên đến 161 người, vào ngày 3 tháng 11, 2008 tại Sài Gòn, một con số không nhỏ, chủ yếu là từ Ðồng Bằng Sông Cửu Long.

Theo số liệu của Nam Hàn số cô dâu Việt là 7,636. Từ năm 2003, chúng ta đã có 11,358 cô gái đi lấy chồng Ðài Loan. Theo thống kê của Bộ Công An con số các cô gái Việt sang Trung Cộng lấy chồng không đăng ký kết hôn, tỉnh Lạng Sơn có khoảng 4,800 người, Hải Dương 4,600, tỉnh Thái Bình 4,200... và họ đã đưa hàng trăm con lai về Việt Nam.

Nhưng sự thật con số còn lớn hơn nhiều. Trong thời gian từ năm 1995 đến 2003, tính chung cả nước đã có 60,000 thiếu nữ đã được cho phép xuất ngoại lấy chồng. Mặt khác, theo con số được đưa ra cách đây vài năm ông Gow Wei Chiou, đại diện Ðài Loan ở Hà Nội, đã xác nhận có 100,000 cô gái Việt bị bán hay được gả hợp pháp sang nước ông. Con số do Hội Liên Hiệp Phụ Nữ đưa ra, cũng có khoảng 28,000 cô gái đi lấy chồng Nam Hàn.

Việt Nam từ thời lập quốc đến giờ chưa bao giờ phụ nữ bị hạ phẩm giá như một món hàng rao bán rẻ tiền như ngày hôm nay và nhà hàng “Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” đang quảng cáo món “đặc sản” đàn bà tận tình.

Nếu muốn đi tìm một biểu tượng cho cái đất nước thời đốn mạt này, có lẽ không gì hơn là hình ảnh người đàn bà khốn khổ Việt Nam. Một chiếc lá tượng trưng cho thân thể đàn bà, chiếc lá nho có vẻ phương Tây, thì ta dùng hình ảnh chiếc lá đa cho đượm màu dân tộc vậy!

Giữa thua và thắng


December 28, 2012 By Alan Phan 300 Comments

BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ BẨY 29/12/2012

Gần đây, trên mạng Net của các cộng đồng Việt Nam, người ta bàn luận nhiều về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức. Tôi không có ý kiến vì đây chưa phải là một tài liệu lịch sử theo chuẩn mực của khoa học (cần nhiều soi mói và điều nghiên hơn). Nhưng chữ “người thắng cuộc” mà tác giả dùng vẫn là một thể hiện của suy nghĩ cổ điển.

Qua 10 ngàn năm của lịch sử nhân loại, khi cuộc chiến chấm dứt, kẻ chiến thắng thường được phép hôi của, hiếp phụ nữ, bán trẻ con, cầm tù bại quân và nhục mạ mọi văn hóa tàn tích của nhửng phe thua cuộc. Nói chung, kẻ thắng thường có nhiều chiến lợi phẩm và huân chương, tạo nên một động lực mạnh mẽ cho các cuộc chiến tiếp theo.

Lần đầu tiên trong lịch sử, một nghịch lý hiện diện sau 1975. Cuộc sống của 95% người thua cuộc sau vài năm (phải lang bạt kỳ hồ khắp năm châu) lại sung túc về vật chất gấp 10 lần 95% những người thắng cuộc. Chưa kể đến những thỏa mãn khác về tinh thần như tự do, chất lượng giáo dục, môi trường sống và tương lai con cháu…hay thế đứng trong xã hội.

Trong khi những người thua cuộc ổn định với đời sống của nhiều thế hệ và có thì giờ tạo dựng một văn hóa mới cho Việt Nam, phe thắng cuộc vẫn loay hoay tìm lối ra trong cái đầm lầy họ tự đào. Sau 30 năm chiến tranh và 38 năm xây dựng xã hội trong hòa bình, nhiều chuyên gia tiên đoán là phe thắng cuộc sẽ cần hơn 40 năm nữa để bắt kịp cuộc sống hiện tại của Thái Lan.

 Tôi nghĩ chúng ta nên suy nghiệm thêm về danh từ thua” và “thắng”?
 
Cọp từ Alan Phan bkog