31 thg 1, 2014

Trước TẾT thăm nhà chú em họ nghèo vì bệnh thiểu năng




“Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”

Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn- TS Lê Kiên Thành
Lan Hương (thực hiện)
Trong bất cứ lần trò chuyện nào với TS Lê Kiên Thành – con trai của cố TBT Lê Duẩn, tôi nhận ra mọi con đường đều đi về câu chuyện đất nước. Vận mệnh dân tộc là điều luôn ám ảnh ông. Những ngày Xuân này, khi Đảng tròn 84 tuổi, khi đất nước đang đối mặt với những thách thức lớn hơn bao giờ hết, câu chuyện đó càng trở nên nhức nhối….

Mong ước đầu xuân - còn một lần nữa không?

Nguyễn Tường Bách
Theo TBKTSG   
Cầu Hiền Lương. Ảnh: Trần Tiến Dũng.
NQL: Sẽ có một lần nữa, mạnh mẽ và quyết liệt hơn 1986. Nhưng cơ hội không thuộc về đám lú lấp. Cơ hội thuộc về nhân dân. Tui nghĩ rứa đó.

Năm 1986 là một năm đáng nhớ trong đời tôi. Một ngày nọ trong mùa thu 1986 bọn chúng tôi sáu người được Hội Người Việt Nam tại Đức cử về nước để “điều trần” về tình hình thế giới, góp ý với Đại hội Đảng lần VI.

30 thg 1, 2014

Chúc mừng năm mới xuân Giáp Ngọ 2014


Cung chúc mời nhau chén rượu nồng
Đầu Xuân Giáp Ngọ ngựa chạy rông
Chúc mừng năm mới, rời Quý tỵ
Hy vọng sang xuân sẽ thỏa lòng

Chẳng còn những chuyện phải lo toan
Mọi việc rồi đâu sẽ vẹn toàn
Sự vật tròn vuông như định sẵn
Cầu cho thiên hạ thái bình an

Việc gì bế tắc sẽ hanh thông
Kết thúc  cho ta sự bằng lòng
Sự đời chẳng có gì suôn sẻ
Ý nguyện, duyên lành, toại ước mong

Giáp Ngọ năm nay quyết thành công
Giáp Ngọ trước đây quá nức lòng
Điện Biên lừng lẫy khắp bốn Biển
Đuổi Pháp đi rồi vẫn chưa xong

Ngoại xâm ta đã thắng ngàn xưa
Nội xâm đánh mãi vẫn không chừa
Quốc nạn tràn lan như dịch bệnh
Thượng tầng bất ổn hạ tầng thua

30.01.2014
HT

28 thg 1, 2014

KN 70 năm chiến thắng phát xit của Hồng quân LX tại tp St. Petersburg

Putin quỳ gối tưởng nhớ liệt sĩ Thế chiến II

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua tới đặt hoa tại tượng đài liệt sĩ ở thành phố St. Petersburg nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hồng quân Liên Xô phá tan vòng vây của phát xít Đức tại Leningrad.

0-7124-1390880813.jpg
Tổng thống Nga Putin phát biểu rằng thế giới không được quên "những anh hùng và sự can đảm của người dân Liên Xô và người dân Leningrad" khi tới dự lễ tưởng niệm các liệt sĩ tại quê hương của ông, thành phố St. Petersburg, tức Leningrad dưới thời Liên Xô. Ảnh: AFP
1-6195-1390880813.jpg
872 ngày đêm, từ tháng 9/1941 đến tháng 1/1943, Leningrad bị phát xít Đức bao vây. Chiếm giữ thành phố này vốn là kế hoạch để loại bỏ Liên Xô mà trùm phát xít Adolf Hitler coi là mối đe dọa của Đức. Trận Leningrad là cuộc phong tỏa quân sự của quân đội Đức Quốc xã đối với thành phố Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg), đồng thời là cuộc phòng thủ dài ngày nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai của Quân đội Liên Xô. Ảnh: AFP
3-5297-1390880813.jpg
Tổng thống Nga quỳ gối chỉnh sửa lại lẵng hoa gắn dải băng quốc kỳ để đặt lên Đài tưởng niệm Piskaryovskoe. Lễ tưởng niệm còn có sự tham gia của hàng chục người sống sót và gia đình của họ. Ảnh: AFP
2-8971-1390880813.jpg
Ông cũng đặt hoa bên dòng sông Neva, địa điểm quan trọng nhất trong cuộc chiến đấu mà chính cha của ông Putin từng tham gia và bị thương nặng. Mẹ của ông suýt gục ngã vì nạn đói còn anh trai của ông Putin nằm trong số 500.000 người thiệt mạng trong giai đoạn này. Ảnh: AFP
"360.000 dân thường thiệt mạng chỉ trong 4 tháng từ cuối năm 1941 đến đầu 1942. Nước Anh cũng chỉ mất từng đấy người trong cả Chiến trành Thế giới II", ông Putin nói. "Như vậy mọi người có thể thấy được sự khác nhau giữa Liên Xô và các nước khác trong chiến thắng chung".
"360.000 dân thường thiệt mạng chỉ trong 4 tháng từ cuối năm 1941 đến đầu 1942. Nước Anh cũng chỉ mất từng đấy người trong cả Chiến trành Thế giới II", ông Putin nói. "Như vậy mọi người có thể thấy được sự khác nhau giữa Liên Xô và các nước khác trong chiến thắng chung". Ảnh: AFP
6-5174-1390880813.jpg
Thành phố cũng tổ chức diễu binh và tái hiện trận chiến lịch sử chấm dứt 900 ngày đêm bị quân phát xít bao vây.
5-7063-1390880814.jpg
Các binh sĩ diễu binh giữa trời tuyết rơi. Ảnh: AFP
7-1884-1390880814.jpg
Tái hiện hào khí của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô.
9-8530-1390880814.jpg
Trong thời gian bị vây hãm, thành phố bị bom phá huỷ. Các công viên tuyệt đẹp có đầy hố bom. Không có nhiên liệu, các nhà máy điện và nhà máy nước không thể hoạt động. Mùa đông năm 1941-1942 vô cùng lạnh lẽo, và người Leningrad bị đóng băng trong những ngôi nhà điêu tàn. Ảnh: AFP
8-9910-1390880814.jpg
Tái hiện cảnh Hồng quân Liên Xô (trên) tấn công quân xủa phát xít Đức (dưới) để giải phóng Leningrad 70 năm trước. Ảnh: AFP
Vũ Hà

25 thg 1, 2014

Chân lý còn quý hơn thầy

Thứ bảy, 25/1/2014 15:53 GMT+7

Chân lý còn quý hơn thầy

“Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy” (Aristote). Đó là thái độ hiền minh của những người sống bằng lòng yêu mến tri thức.
Vừa rồi có chuyện dịch giả Thái Bá Tân và tác phẩm dịch Thơ Haiku Nhật Bản (Nhà sách Đông Tây liên kết với NXB Lao Động ấn hành) bị đưa ra bàn bạc trên một vài trang mạng. Dịch là câu chuyện muôn thuở. Dịch sai lại càng là chuyện bình thường. Còn nhớ dịch giả, nhà thơ Dương Tường (ở tuổi 81), khi bị phát hiện lỗi sai trong Lolita, đã khiêm cung xin lỗi người đọc. Và đó cũng là chuyện bình thường trong phép tắc ứng xử của những người yêu văn chương, học thuật.
Tôi viết thế này vì bắt đầu thấy phần bình luận bên dưới (tính đến lúc tôi đọc là 41 comments) bài viết: "Thái Bá Tân bị phát hiện dịch sai Thơ Haiku Nhật Bản" có phần bất thường.
Bất thường ở chỗ: rất nhiều người bình luận bỗng dưng viết về "lòng tử tế"
của thầy Thái Bá Tân (trong ứng xử với học trò nghèo) để đối trọng với "lòng không tử tế" của Nhật Chiêu (khi nói về những điểm sai trong tác phẩm chuyển dịch của người khác).
Kính quý thầy, thương quý thầy là điều lễ trọng, cần gìn giữ. Nhưng đã có hai câu chuyện khác nhau trong vấn đề này.
Câu chuyện thứ nhất là những tranh cãi về học thuật. Câu chuyện thứ hai là những kỷ niệm về nhân cách. Thực ra, không bao giờ có thể tráo đổi hai chuyện này. Không cần trình độ cao siêu gì mấy, cứ đọc hai bản dịch: một của Thái Bá Tân, một của Nhật Chiêu về thơ Haiku, thì một độc giả bình thường cũng có thể hiểu tường tận điều gì đã xảy ra… Thậm chí có thể không nhịn được cười.
Từ "tử tế" là một từ khó. Nó càng khó hơn khi được dùng để định vị nhân cách người khác trong một cuộc hội ngộ thơ ca, ngôn từ. Trong câu chuyện cuối năm này, thực ra nó chỉ có thể là chuyện học thuật đơn thuần. Nhưng cách tiếp nhận nó của dịch giả Thơ Haiku Nhật Bản có phần đi xa hơn…
Dù sao, chân lý và sự mủi lòng vẫn ít khi đi chung đường. Dù sao, chân lý còn quý hơn thầy. Đó mới thực là tử tế.
Lê Thị Thanh Tâm

19 thg 1, 2014

Bạn bè một thuở giờ đâu tá?

1Nguyễn Quang Lập
    1. Hôm nay  có hai ông bạn ở quê đến chơi. Chúng nó nghe tin mình  vào Sài Gòn mừng lắm, mình biết chúng nó làm ăm ở Sài Gòn cũng mừng lắm, hẹn hò mãi giờ mới  gặp. Nhưng ngồi với nhau chừng một giờ thì chẳng biết nói gì nữa. Chuyện mình quan tâm thì chúng nó chẳng buồn nghe, chuyện chúng háo hức thì mình chán ngắt, nghe sốt ruột kinh khủng.

            Thuở bé mình thân chúng nó lắm, không khi nào rời nhau. Đi học ngồi cùng bàn, về nhà cùng lên rừng hái củi, cùng mò cua bắt ốc, tối tụ tập chơi trò đánh du kích, ù muỗi cho tới khuya. Ngủ cũng không rời nhau, hết ngủ với nhau hầm nhà thằng này lại mò sang hầm nhà thằng khác. Thế mà bây giờ sau phút mừng vui gặp gỡ, lòng vẫn yêu quí nhau thôi nhưng nhu cầu ngồi với nhau không còn nữa.
       

18 thg 1, 2014

Ai cần đến những công trình nghiên cứu kiểu này?

Theo Đao Hiếu

honngv: Riêng trong ngành Điện tử tại hầu hết các cơ sở nghiên cứu khoa học (Viện, Trung tâm, thậm chí cấp Bộ), đặc biệt các luận án tiến sỹ hiện nay đều thấy hình bóng các kiểu đề tài, dự án loại này.

Hình vẽ MA PHƯƠNG
Hình vẽ MA PHƯƠNG
Trong đại phong trào nghiên cứu khoa học ở nước ta, có những “đề tài nghiên cứu” rất nực cười: hàm lượng trí tuệ – tri thức (tạm gọi hàm lượng 4T) bằng 0, giá trị ứng dụng cũng bằng 0. Những “công trình” kiểu đó được viết chỉ trong một đêm; nghiệm thu xong thì lập tức trở thành giấy lộn.

17 thg 1, 2014

Con lạy các thầy!

Kẻ Sỹ 
NQL: Đúng là chín người mười ý. Không biết TT có bực mình không, mình thì thấy vui, hi hi

Con đọc ở đâu cũng thấy các thầy nhà nọ, nhà kia rặt tung hô cái bản thông điệp gì đó mà nghe rặm cả tai.Quả thật con thấy chối tỉ lắm rồi! Mong các thầy dẹp cái đó đi nói chuyện khác hay hơn. Chả hiểu các vị căn cứ vào đâu mà hết tin tưởng lại đến nghi ngờ, rồi tung hô ầm ỹ thiên hạ quá dzậy? 

16 thg 1, 2014

Suy ngẫm về sự sỉ nhục và quang vinh cho quốc thể

Đoàn nam Sinh.
1. Vì đâu nên nỗi ? 
Nếu thấy có lỗi font chữ hãy chuyển sang Firefox!
Đến nay, không có kết luận nào mới hơn về những gương mặt người- đã góp phần quyết định vào sự thay đổi bộ mặt địa cầu- trong đó có Các Mác. Tuy nhiên, học thuyết Mác về xây dựng chủ nghĩa xã hội đã không thể thực hiện được ở các nước Nông nghiệp.

Ngẫm về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái

ĐÌNH QUANG

Giới trọc phú chuộng tủ rượu để khoe mẽ hơn là tủ sách để thể hiện sự hiểu biết.

Câu chuyện về “tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái, cho thấy sự khác nhau về “văn hóa đọc” của hai dân tộc cách xa nhau cả về địa lý lẫn khoảng cách văn minh.

Câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”

Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách quân lực của cả một vùng.

Ông vừa cất xong ngôi biệt thự và sắm xe hơi mới. Bước vào phòng khách ngôi nhà, ập vào mắt tôi chính là chiếc tủ rượu hoành tráng choán gần nửa bức tường chính diện.

15 thg 1, 2014

Để chuyển đổi thể chế một cách ôn hòa

Hoàng Tụy- Trần Đức Nguyên
Theo: BVN

BVN:Vì nhiều lý do, báo Tuổi Trẻ tường thuật buổi tọa đàm ngày 4/1 về Thông điệp của Thủ tướng quá ngắn gọn không nói được những điều cần chuyển tải như ý kiến rất thẳng thắn của của GS Hoàng Tụy và ông Trần Đức Nguyên (cựu Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải). Được sự đồng ý của hai ông, BVN xin công bố những ý kiến tâm huyết này. Tựa đề của BVN

Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn

TS Giáp Văn Dương
Ảnh bên:“Những nơi tôi đi qua không ở đâu thấy đông thanh niên trai tráng ngồi lê la vỉa hè, cắn hạt bí, hạt hướng dương, uống nước chè, tập tạnh hút thuốc lào, nói bậy và chửi đổng…nhiều như trên vỉa hè Hà Nội”

Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.

14 thg 1, 2014

Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm đảo Thị Tứ năm 2014?

(Kienthuc.net.vn) - Tờ Philstar của Philippines hôm nay dẫn nguồn truyền thông Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang lên kế hoạch chiếm hữu đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa trong năm nay.
Thông tin trên đến trong bối cảnh Manila đầu năm nay thông báo tăng quân tới bảo vệ hòn đảo lớn thứ 2 thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, mà họ nắm quyền kiểm soát từ lâu. Theo trang tin tiếng Anh China Daily Mail của Trung Quốc, Bắc Kinh đã chỉ trích động thái tăng quân của Manila và Hải quân nước này đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự trên đảo Thị Tứ.
 Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông nhìn từ trên không.

“Dương Chí Dũng nộp 5 tỉ thoát án tử hình“: Soi kỹ... choáng!

Hoàng Quý, Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, anh không đồng tình với việc nộp tiền để được giảm án tử hình trong tội tham ô vì nhiều lý do.
"Nếu bồi thường 5 tỉ, Dương Chí Dũng có cơ hội thoát án tử hình", Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao lựa chọn theo hướng chú trọng thu hồi lại cho nhà nước số tài sản đã bị tham ô nên mới có sự "cứu nguy" này. Tuy nhiên, việc đổi tiền để thoát án tử hình này có hai mặt của nó.

Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của luật sư Hoàng Quý, Đoàn Luật sư TP.HCM về cái được và cái mất từ cơ chế "cứu nguy" nêu trên.

 Ảnh: Dương Chí Dũng trước vành móng ngựa.

Các tội về tham ô, hối lộ có nhiều mức hình phạt, cao nhất là tử hình. Nhưng nếu chỉ trừng trị bằng hình phạt không thôi thì không thể chống tham nhũng được. Chống tham nhũng phải là nhiều biện pháp căn cơ. Kể cả những nước được xếp loại “sạch” nhất cũng có tham nhũng. Hay ngay như Mỹ, vừa qua cũng có viên chức lãnh sự nước này nhận hối lộ mấy triệu đô đó thôi.

Xin nhớ, đó là mồ hôi nước mắt của dân!


Đăng Bởi -
Xin nhớ, đó là mồ hôi nước mắt của dân!Mỗi chúng ta chắc ai cũng đều đã đi trên những con đường để đến những vùng miền đất nước và chắc chắn ai cũng nhìn thấy, nghe thấy về những điều tai nghe, mắt thấy rất đặc trưng của xã hội ta. Đó là những con đường chất lượng kém một cách không thể chấp nhận được, thậm chí đó là đường cao tốc chưa hết thời gian bảo hành công trình.

Xã hội ta đang sống thừa tiếng chửi thề mà thiếu lời xin lỗi...

Trích từ "“Kiều nữ Hải Dương” cần một lời xin lỗi nghiêm túc"

Theo Một thế giới 

Xã hội chúng ta đang sống có quá nhiều điều chưa lành mạnh, ra đường chỉ cần va quẹt xe là gây gổ hành hung. Nơi công cộng thừa tiếng chửi thề mà thiếu lời xin lỗi, thừa sự giành giật mà thiếu tiếng “xin vui lòng” hay “cảm ơn”.
Những điều đó đã quá đủ để ảnh hưởng đến nhân cách con người. Thêm một vụ đưa tin gây sốc (vụ “Kiều nữ Hải Dương”), xúc phạm tới phẩm giá của một phụ nữ là thêm một sự tổn thương không chỉ cho nạn nhân mà cho cả cộng đồng.
Bà Phạm Thị Thanh Ngọc có quyền nói lời tha thứ, nhưng pháp luật có mực thước của pháp luật. Những cá nhân cố tình viết những bài xúc phạm nhân phẩm công dân phải bị xử lý thật nghiêm. Có như thế mới ngăn chặn được tình trạng đưa tin bịa đặt. Nếu không thì bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể là nạn nhân kiểu như “Kiều nữ Hải Dương”.

13 thg 1, 2014

Hoàng Sa & Hòa Giải Quốc Gia

Huy Đức
"Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Phải khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, 19-1-1974, ông Nguyễn Đăng Quang - một thành viên của phía Hà Nội trong "Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên" thi hành Hiệp định Paris (1973) - mới nhận ra điều này. Họ ở đây là các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bên mà cho đến nay, nhiều người vẫn gọi là phía "ngụy"[1].

Phải mất 40 năm sau, báo chí nhà nước mới bắt đầu đăng hình bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà lên trang nhất, sau khi một tổ chức "dân lập" - trung tâm Minh Triết - chứng nhận chồng bà đã "hành động vì biển đảo".

12 thg 1, 2014

Bí mật dưới nền ngôi nhà 2 người chết, 3 người tâm thần

honngv: Người xưa đại kiêng làm nhà trên hài cốt, quả chẳng sai.
 
(Kienthuc.net.vn) -Những người trong gia đình ấy liên tiếp phát bệnh tâm thần, rồi người uống nhầm thuốc chết, người tự vẫn. 

Câu chuyện đau lòng này xảy ra trong gia đình ông Phạm Văn Sinh (ngụ thôn Cổ Lão, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế), căn nhà từng phát hiện 16 bộ hài cốt vô danh dưới nền.

Những người trong gia đình ấy liên tiếp phát bệnh tâm thần, rồi người uống nhầm thuốc chết, người tự vẫn.

Bằng chứng nào lôi "ông anh" mật báo Dương Chí Dũng ra ánh sáng?

(Kienthuc.net.vn) - "Không có lý do gì để Dương Chí Dũng bịa đặt ra những điều đó. Các cơ quan phải phải làm cẩn trọng vì đó là uy tín, sinh mệnh chính trị của cán bộ", LS Phan Xuân Xiểm chia sẻ.

Sau hai ngày xét xử, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài do Dương Tự Trọng chủ mưu. Xung quanh vụ xét xử này, Kiến Thức đã có buổi trao đổi với LS Phan Xuân Xiểm, nguyên Vụ trưởng Vụ Trung ương 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

11 thg 1, 2014

Hiện tượng Nguyễn Như Phong – Hiện tượng quái đản

Trích từ  nguyenhuuvinh's blog

Nếu như ở Việt Nam có đến 800 tờ báo và truyền hình, tạp chí đều do đảng điều khiển và giật dây, thì có nghĩa là cũng có chừng đó Tổng Biên tập. Nhưng, Nguyễn Như Phong là một Tổng Biên tập được coi là rất nổi tiếng và là hiện tượng cá biệt. Cá biệt đến nỗi, mỗi lần nhắc đến Nguyễn Như Phong, thì hầu như ngay lập tức từ “bồi bút” được đi kèm như một danh xưng danh dự.  

Nhưng nếu chỉ là bồi bút mà thôi, thì cũng chưa hẳn là đã nổi tiếng được đến thế. Bởi bồi bút ở đất nước này không hề thiếu, dạng bồi bút từ tâm khảm, từ não trạng và huyết quản ra đến hành động nhằm kiếm miếng cơm thì có mà “xe chở, đấu đong”. Nguyễn Như Phong còn nổi tiếng bởi Nguyễn Như Phong có biệt tài dùng ngòi bút làm phương tiện dựng chuyện, đâm chém và tàn sát không thương tiếc người lương thiện và đối thủ chính trị của mình. 

Dân chủ, minh bạch và …”tha hóa”

Kỳ Duyên (bản gốc)
 Quyền lực trong thời đại kim tiền này có nguy cơ luôn “cặp kè” với sự tha hóa. Sự tha hóa phẩm cách giờ đây không còn là chuyện riêng biệt, phạm vi một cá nhân, hai cá nhân…
I-Năm 2014 vừa mở màn, còn hơn 03 tuần nữa mới sang năm Giáp Ngọ, nhưng có những sự kiện gây sự chú ý lớn và có những vụ việc “chạy” còn nhanh hơn … vó ngựa. 

10 thg 1, 2014

Dân còng lưng, vét túi làm giàu cho các doanh nghiệp xăng dầu

10/01/2014

(Xi nhan) - Số dư của Quỹ bình ổn xăng dầu cao cho thấy chỉ cần một động tác nhẹ từ phía cơ quan quản lý, tiền rót từ túi dân sang túi doanh nghiệp một cách rất dễ dàng bởi dù thế nào thì người dân vẫn buộc phải mua xăng dầu để tham gia giao thông.

Bộ Tài chính vừa công bố sau điều chỉnh tăng giá, Quỹ Bình ổn xăng dầu tăng gần 100 tỉ đồng so với 20 ngày trước đó. Như vậy tính đến hết năm 2013, tổng số dư Quỹ Bình ổn xăng dầu tại các doanh nghiệp đang là 170 tỷ đồng.
Trước đó, theo kết quả ghi nhận tại ngày 10/12/2013, con số này chỉ là 72 tỷ đồng. Đây là một trong những lý do dẫn đến quyết định điều chỉnh giá xăng dầu của cơ quan điều hành ngày 18/12/2013.

Dân Việt muốn sống thì phải thông thái!

(Xi nhan) - Nghĩ mà muốn rớt nước mắt thương cho người Việt. Người ta ăn để sống, để thưởng thức sản vật tinh túy của trời đất, còn chúng ta sao lại ăn để chết thế này?
"Không ăn cũng chết mà ăn vào cũng sợ chết dần, chết mòn"
Ngày 2/1, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì hội nghị trực tuyến với Bộ Y tế, Bộ NN-PTNT và UBND các tỉnh thành cả nước về các vấn đề phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Tại đây, dư luận đã không khỏi xôn xao, lo lắng bởi các lãnh đạo ngành có liên quan đưa ra hàng loạt cảnh báo rất đáng quan ngại. 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh: “Ngộ độc chỉ là một phần bề nổi. Cái chính là nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng ngấm ngầm đến sức khỏe lâu dài và giống nòi”.
Người đứng đầu Bộ Y tế dẫn bức xúc của người dân, đánh giá: “Bây giờ ra chợ không biết mua gì, không ăn cũng chết mà ăn vào cũng sợ chết dần, chết mòn”.

Tết này, dân lo đói một, lo cán bộ mười

phunutoday:  

(Xi nhan) - Năm hết tết đến, dân nghèo đã đủ đau đầu với bao nhiêu vấn đề về cơm áo gạo tiền, thiếu ăn lại còn phải canh cánh trong lòng nỗi lo cán bộ "ăn chặn" tiền cứu trợ của nhân dân.

Hàng nghìn hộ dân đề nghị cứu đói dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014.
Năm hết tết đến, ai ai cũng mong mỏi một khoản tiền cuối năm để có tí chút sắm sửa, lo toan Tết nhất. Thế nhưng sau một năm kinh tế khó khăn, thiên tai liên miên khiến rất nhiều người dân phải đối mặt với tình trạng thiếu đói.

Bản tin đỏ, bản tin xanh, bản tin tím và Cái chết của loa fường.

honngv: Trả lời câu hỏi của HNC: Loa phường chỉ dành cho dân thường. Mình chúa ghét cái loa fường. Nó là cái ổ gây mất trật tự, gây quá nhiều fiền fức và ảnh hưởng quá lớn tới trẻ em, sức khỏe người già. Thực tế có ai thèm nghe loa fường đâu. Loa fường - 1 minh chứng cho sự bảo thủ, trì trệ. Còn loa fường thì còn lâu mới khá lên đc, cả CT lẫn kinh tế.

HNC: Đọc bài nầy của tác giả Khắc Giang làm mình nhớ chuyện độc quyền thông tin tuyệt đối của đảng thời bao cấp. Đảng chia nhân dân ra nhiều tầng lớp từ thấp kém đến cao chót vót. Thông tin cũng giống như thực phẫm và hàng hóa, tầng lớp càng cao càng được phân phối nhiều. Do vậy mà có bản tin đỏ, bản tin tím, bản tin xanh (đại khái là như vậy vì tôi không còn nhớ cụ thể các màu) và bản tin đại trà. Tầng lớp "tăng lữ mới" là đảng viên cấp BCT, cấp TW ủy viên được ưu tiên phân phối bản tin đỏ trong ấy có tất tần tật thông tin của các hãng thông tấn tư bản, cấp thấp hơn là tỉnh ủy viên, thành ủy viên được phân phối bản tin tím, có thông tin nước ngoài nhưng chọn lọc...xuống đến quần chúng nhân dân thì có bản tin đại trà từ loa phường hoặc từ báo Nhân Dân tha hồ được phân phối gần như là cho không để nghe, để đọc, dĩ nhiên thông tin chẳng có gì ngoài những nội dung tuyên truyền sai sự thật.
P?S: Đố các bạn ngày nay xã hội VN dưới sự cai trị của đảng CSVN có còn phân chia đẳng cấp không ? Sự phân chia ấy thể hiện cụ thể ra như thế nào?

9 thg 1, 2014

Khởi tố Thứ trưởng Công an, hành trình không dễ dàng

tuong-pham-quy-ngo-305.jpg
Ảnh bên: Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, ảnh chụp trước đây.
Courtesy chinhphu.vn

Lời tố cáo Thượng tướng Phạm Quý Ngọ tham ô 500 ngàn đô la trước tòa của Dương Chí Dũng mở đầu cho một quyết định khởi tố vụ án nhanh và khá bất ngờ cho người theo dõi.

Bùa hộ mạng đã mất

Chiều ngày 8 tháng 1 năm 2014 Thẩm phán Trương Việt Toàn thay mặt cho Tòa án Nhân dân Hà Nội và Hội đồng xét xử đã công bố quyết định khởi tố vụ án ngay khi tòa tuyên án cho các bị cáo, tức ngay một ngày sau đó.

Nông thôn tan nát hôm nay

Vương Trí Nhàn
cũng là một dạng "mất đất"
 
Chỉ cần đứng ở các đầu ô, theo dõi hoạt động trên con đường nối Hà Nội với các tỉnh, ngươi ta cũng sớm nhận ra thực chất các mối quan hệ giữa đô thị với các vùng nông thôn chung quanh. 
Đổ lên Hà Nội, ngoài gạo nước chỉ thấy mấy xe cà tàng chở những bu gà và đôi khi là mấy con lợn đã mổ, những xe thồ chở rau, thêm nữa là hàng đoàn xe đạp đang chở cây cảnh.
 
 Xuôi đi các tỉnh thì trăm thứ bà rằn, không kể vải vóc, đồ điện, thuốc tây... gần đây đến cả đồ chơi trẻ con cũng đều là hàng từ Hà Nội.

Nụ cười Dương Tự Trọng

Đào Tuấn
Nụ cười và sự điềm tĩnh của ông Trọng trong phiên xử hôm qua, liệu có ai nỡ trách đó là một nụ cười khinh bạc, ngoan cố như những “bản án dư luận” đã trở thành thông lệ vẫn dành cho những bị cáo “đến chết vẫn cười”?

Giơ tay chào anh em, dặn vợ con không được khóc, Dương Tự Trọng bình thản đón nhận bản án 18 năm tù ngay cả trong lời nói cuối cùng cũng như biểu thị thái độ bằng một nụ cười. 

Có không ít cảm thông từ nhiều phía khi hành động phạm tội của  Dương Tự Trọng là sự giằng xé giữa cái lý mà một viên sĩ quan công an cao cấp phải giữ, và một bên là cái tình huynh đệ máu mủ ruột rà. Còn nhìn nụ cười của Dương Tự Trọng ( > Xem video) , chứng kiến sự bình thản của bị cáo đón nhận bản án, tôi lại nhớ tới Khổng Tử.

Xã hội VN qua lời khai 'chạy án'

Cập nhật: 16:33 GMT - thứ tư, 8 tháng 1, 2014

Ông Dương Chí Dũng bị giải ra tòa hôm 12/12/2013
Ông Dương Chí Dũng tố cáo thứ trưởng công an lộ tin mật
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà bình luận ở Hà Nội, nói lời khai của ông Dương Chí Dũng cho thấy 'sự thối nát không thể tưởng tượng nổi' ở Việt Nam.
Nhưng ông cũng nói đó là điều tất yếu khi mà Đảng Cộng sản có đường lối như hiện nay mà một trong những ưu tiên của họ là phát triển kinh tế nhà nước.

8 thg 1, 2014

Dương Chí Dũng đã là Xiêng Phênh! Còn Phạm Quý Ngọ?

Trần Dân 

Lần trước, chúng tôi đã dự đoán Dương Chí Dũng sẽ là một Xiêng Phênh. Hôm nay (ngày 7/1/2014), Dương Chí Dũng đã là Xiêng Phênh. Trước phiên tòa xử em trai Dương Tự Trọng, Dũng đã tố ông Phạm Quý Ngọ, Thượng tướng Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, từng là người chỉ đạo “đại án” Vinalines và một số sỹ quan công an khác khá cụ thể. Có vẻ Tòa án và Viện kiểm sát đã tạo điều kiện cho Dũng được trình bày chi tiết những lần gặp và đưa hối lộ cho Phạm Quý Ngọ.

Dương Chí Dũng khai đem 500.000 USD tới nhà Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ


Dương Chí Dũng tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng


NQL: Tưởng bài này bị báo Thanh niên gỡ bỏ, không ngờ nó được Thanh niên bằng đường link khác. Lần này nêu đích danh ông Ngọ chứ không còn nói " Một cán bộ cao cấp" nữa, hi hi

13 giờ 30 phút, phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và 6 bị cáo khác tiếp tục làm việc. Tại đây, nhân chứng Dương Chí Dũng khai đã đem 500.000 USD tới nhà Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ.

13 giờ 30 phút ngày 7.1, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục làm việc sau giờ nghỉ trưa. Tiếp phần xét hỏi, bị cáo Dương Chí Dũng nói: “Tôi là bị cáo trong một vụ án khác và phải chịu mức án cao nhất nên tôi chẳng có gì phải giấu giếm và sẽ khai thật”. Trong khi đó Chủ tọa phiên tòa Trương Việt Toàn cho biết, toàn bộ lời khai của nhân chứng Dương Chí Dũng tòa ghi nhận và không ngăn cản trình bày.

“Soi” thông điệp đầu năm của Thủ tướng

 Võ Văn Tạo 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa gây bất ngờ qua Thông điệp đầu năm 2014, nhất loạt đăng trên hàng loạt báo “lề đảng”. Bên cạnh những mục tiêu kinh tế - xã hội thể trong năm 2014 được liệt kê ra (như mọi thông điệp đầu năm của các nguyên thủ quốc gia khác), hai vấn đề làm công luận xôn xao là “lời kêu gọi” “cải cách thể chế” và “mở rộng quyền làm chủ của nhân dân”.

7 thg 1, 2014

(40 năm trước) Tổng thống Thiệu ra lệnh tái chiếm Hoàng Sa, nhưng...

Đăng Bởi -



Ngay sau khi các chiến hạm của hải quân VNCH thất thủ trước Trung Quốc, đích thân Tổng thống  Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho Tư lệnh hải quân vùng I "bằng mọi giá" phải giành lại đất của tổ tiên. Lần này, lực lượng không quân được giao vai trò tiên phong.

Hà Nội bây giờ

HÀ NỘI BÂY GIỜ
Nhất Nam

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=720968251249481&set=a.580884658591175.1073741825.100000089395361&type=1&theater&notif_t=mentions_comment
 
Có quá xa không Hà Nội của tôi?
Vẫn những đường xưa quen lạ mặt người..
Một thuở bâng khuâng dấu đời bước vội
Ta đến rồi đi bỗng xót nụ cười..
Hà Nội trong tôi.. xưa ấy đâu rồi?
Mùa hoa Ngâu bụi hương bay ngạt mũi
Cờ đỏ tung bay.. nơi Ba Đình phấp phới
Nay biệt dấu mờ cười ngạo oán than
Vẫn nơi đây.. vẫn cờ đỏ sao vàng
Vẫn những con đường mở rộng thênh thang..
Thêm những dân oan trong giá lạnh cơ hàn
Chui rúc bên đường mịt mờ công lý..
Vẫn nơi đây.. bao rỡ ràng tự hào đến thế
Đảng vinh quang và Bác muôn năm..
Nghẹn đắng trong tôi trước những xác thân nằm
Người vạn tung hô kẻ trăm ngàn thống khổ.
Ai chốn cung vàng ai bờ cỏ cội cây...?
Ai ấm thân riêng.. có thương xác thân gầy..
Để thấy hôm nay ta trở lại một ngày..
Tim quặn cơn đau.. tâm trí bàng hoàng ..
Những tóc mẹ già bạc trắng dưới màu cây
Nước mắt ngược dòng khóe mắt chợt cay..
Hà Nội hôm nay.. ta những vết cắt đọa đày..
Bao nỗi tự hào vùi sâu từ đất
Tiếng cha ông, dân tộc não nùng..
Cứ tự hỏi lòng có thẹn non sông?
Một thuở hùng anh.. sao bẽ bàng đến thế (!)
.....

Bình ảnh

Cũng là đi xuống dân để chia sẻ thiệt hại thiên tai, nhưng hai bức ảnh ra được hai cách khác nhau hoàn toàn. Cái hay là cả hai bức ảnh đều chụp đối tượng đến với dân trong mưa trút. Nhưng Tổng thống Obama thì không cần che ô, toàn thân ướt sũng, bắt tay chia sẻ với người dân của mình. Bức ảnh kia, là quan Trung Quốc, được che ô, cúi nhìn người dân đang quỳ mọp.
 
Hai bức ảnh cho ta nhiều ý nghĩ lớn.
 
Thế mới hay, làm chính khách cần văn hóa của chính khách.
 
Một cử chỉ thôi, lột tả rất nhanh bản chất của chính khách.
 
Đứng ngang dân và đứng trên dân.
 
Rứa đó.


Monday, January 6, 2014

Hữu Nguyên: Nuôi chí giành lại Hoàng Sa

Người Do Thái sau 2.000 năm mất nước đã trở lại được mảnh đất quê hương mình. Làm được điều đó, trước tiên là vì họ không để ý chí mai một. Câu nói "Sang năm về Jerusalem" đã trở thành lời cầu nguyện trước mỗi bữa ăn, lời chào từ biệt giữa những người Do Thái mất nước từ đời này sang đời khác.

Lịch sử Việt Nam cũng cho thấy dù có 1.000 năm Bắc thuộc, đến cuối cùng ông cha ta cũng khôi phục lại được độc lập cho Việt Nam. Nhưng những điều đó thành hiện thực là do những nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi, ngọn lửa ý chí được nuôi dưỡng và được truyền qua các thế hệ.

Luật quốc tế hiện đại đòi hỏi danh nghĩa chủ quyền cần phải được duy trì liên tục. Chỉ cần có những hành động hay tuyên bố biểu lộ sự thiếu quan tâm đối với chủ quyền Hoàng Sa, Việt Nam sẽ bị mất đảo vĩnh viễn một cách hợp pháp. Trách nhiệm của mỗi thế hệ là bảo vệ toàn vẹn và làm mạnh hơn lập luận pháp lý của Việt Nam, giảm nhẹ gánh nặng cho con cháu của mình.

6 thg 1, 2014

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc

Nhìn bức ảnh này bà con thấy việc "Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc" thực chất là đã và đang nâng cho ai ???!!!

\http://sohanews.vcmedia.vn/Article/2012/02/08/788d0_201202071651016.jpg

5 thg 1, 2014

Đảng có dám đổi mới?

Nguyễn Lễ
Thông điệp của Thủ tướng có thật sự đột phá?
Chú ý:Với blog này nếu dùng Google Chrome có thể bị lỗi font chữ. Hãy dùng Mozilla Firefox

 NQL: Bên cạnh Hoàng Xuân Phú, Huy Đức, Phạm Chí Dũng v.v... Nguyễn Lễ là một cây bút đáng nể. Ngày càng nhiều những cây bút sắc sảo lên tiếng. Mừng!

Việt Nam vừa bước sang một năm mới rất mới.
Cùng một lúc, người dân đón nhận hai cái mới: Hiến pháp mới và lời kêu gọi đổi mới.
Hiến pháp mới đã có hiệu lực được vài ngày – không biết người dân đã cảm nhận được khác biệt gì chưa – nhưng ít nhất, họ đã nghe một thông điệp rất khác thường.

Đã là người Việt Nam, nếu không có hành động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước thì cũng đừng nên có hành động “cõng rắn cắn gà nhà

Thanh Trúc & Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc
Ảnh bên:Chiến hạm VNCH và Trung Quốc giao tranh ở Hoàng Sa năm 1974.
Sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974 mà hậu quả là quần đảo này rơi vào tay Trung Quốc, 40 năm sau vẫn không thể nói điều gì khác hơn rằng vấn đề Hoàng Sa phải được ghi lại một cách trung thực trên từng chi tiết vào lịch sử và trên các bộ sách giáo khoa, trong đó có sự chiến đấu dũng cảm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ.

Điểm sáng trong thông điệp của thủ tướng

Hà Hiển
Nhà văn Phạm Thị Hoài trong bài viết có tiêu đề “Xã luận đầu năm” của mình đã nhận xét rằng  “thông điệp đầu năm” của Thủ tướng Dũng  “không có bóng dáng nào của người dân trong đó” và “đối tượng gửi gắm” của nó cũng “phi diện mạo như tác giả của nó”.
 
Đúng là hầu như “không có bóng dáng của người dân” trong bản “thông điệp” này nhưng mình cho rằng đấy mới là điểm sáng của nó.