10 thg 11, 2014

PP: Xe điên

Honngv: Bỏ qua vài con chữ “nhạy cảm” thì đây là 1 bài hay, rất cụ thể, sát thực tế, bổ ích cho những ai đã đang và định làm “giặc lái” !

Bài của "đại vành rế" Nguyễn Đăng Ninh, thân phụ & sư phụ của " tiểu vành rế" Nguyễn Quảng aka Bín bần nông mặt … trâu kính mến. Tôi chấm phẩy, ê - đít lại tí ti:))

XE ĐIÊN.

Định nghĩa:
Xe điên là loại xe không dừng lại... bằng phanh. Nó dừng lại bằng gì thì tùy theo hiện trường, có thể là dải phân cách, cột điện, xe máy, nhà dân...Bạn có thể thắc mắc rất công chính rằng: thằng lái ở đâu mà không đạp phanh? Xin thưa: thằng lái vẫn ngồi đó nhưng sợ cứng người, mất hết phản xạ, ôm chặt vô lăng, nhắm tịt hai mắt và đạp lút... chân ga.

Hoàng cương: Vài cảm nghĩ nhân 25 năm bức tường BL sụp đổ



http://www.bbc.co.uk/staticarchive/b29b4231383e1e32bd7d03b4cf2a09dcab0e23b1.jpg
November 9, 2014 at 8:43 am


Bức tường Berlin phải dỡ bỏ do Liên Xô  tụt dốc thì đúng rồi, thuận theo ý nguyện vọng của dân Đức thì đúng rồi, chính quyền phía Đông bị động, cũng đúng nốt .

1- Điều cốt lõi là phần Tây Đức chuẩn bị tốt cho sự kiện này …và hào phóng chi thêm tiền cho Liên Xô rút quân, cơ sở khí tài ra khỏi phần phía Đông.

2- Một thuận lợi nữa: trong cuộc chiến người Đức không choảng nhau như cuộc chiến Việt nam, nên không có “nợ máu”.

3- Nước Đức nằm giữa châu Âu, các điều kiện chính trị, kinh tế thuận lợi, nền tảng tự do thịnh vượng là miếng mồi quá ngọt ngào …

Bổ xung: Chỉ 1 điều: Bà thủ tướng Đức hiện tại là người từ Đông chạy sang Tây Đức năm ấy đủ thấy DÂN TRÍ người Đức cao thế nào ! Quá Văn minh và Cao cả !

Dove: Tin nóng bên lề APEC


Hôm nay, chủ nhật 09/11/2014, các ông Tập Cận Bình và V. Putin đã bàn bạc với nhau. Ông Tập tuyên bố:

“Dù bối cảnh quốc tế có xảy ra bất cứ biến cố gì đi chăng nữa, chúng ta phải kiên trì đường lối đã chọn, mở rộng và làm sâu sắc thêm sự hợp tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.”

(Какие бы перемены ни происходили в международной обстановке, мы должны придерживаться занятой линии, расширять и углублять всестороннее взаимовыгодное сотрудничество.)

Ông Putin đáp lời:

“Sự phối hợp Nga – Trung là đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ hòa bình trong khuôn khổ luật pháp quốc tế và làm cho hòa bình ổn định hơn”

(Чрезвычайно важным является взаимодействие России и Китая для того, чтобы удерживать мир в рамках международного права, делая его более стабильным)


Sau đó, cả hai bên vui vẻ tính chuyện làm ăn. Bị vong lục về mở tuyến đường ống khi đốt thứ hai “Altai” về hướng Tây Trung Quốc, Rosnef của Nga sẽ rót 10% vốn vào China National Oil and Gas Exploration and Development, bù lại China Power sẽ rót vốn cho RusGidro để phát triển thủy điện ở vùng Viễn Đông.


Ngay từ đầu vụ Euromaidan, Dove đã phán như thần phán, cấm vận Nga khó hơn bắt cóc bỏ đĩa, B. Obama lại đi theo vết xe đổ của H. Truman: ủn V. Putin vào vòng tay Tập Cận Bình.

GS Tuấn: Việt Nam lạm phát tướng

Giáo sư Tuấn có bài rất hay, đánh đúng vào thực trạng loạn tướng tá của ta:
....
“con số trên đây (trước 1975 chỉ có 36 tướng, nay hơn 700) cho thấy VN có lẽ là một trong những nước có nhiều tướng lãnh nhất, nếu không muốn nói là nhiều nhất. Thật vậy, nếu cộng số tướng lãnh quân đội tại chức của quân đội và công an, VN có 716 người mang hàm “tướng”. Con số tướng lãnh của VN cao hơn Tàu và Mĩ! Điều thú vị là năm 1975, miền Bắc VN chỉ có 36 tướng. Vậy mà chỉ 40 năm sau, con số đó phình ra gấp 10 lần! 

Ấy thế mà giới quân đội và công an vẫn muốn có thêm tướng, vì nếu không thì “anh em tâm tư” (1). Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “tâm tư” là suy nghĩ ở trong lòng, tức là không nói ra. Tôi nghĩ đáng lẽ chữ “tâm tư” đó nên dành cho người dân đang đóng thuế trả lương và bổng lộc cho các vị, vì quả thật nhiều người thấy VN có quá nhiều tướng. Ở Mĩ, giới báo chí và trí thức hiện đang ta thán là họ có quá nhiều tướng, nhưng nếu họ biết con số tướng lãnh ở VN hiện nay, thì chắc họ sẽ ngậm ngùi và xấu hổ “shut up” (im miệng).

Ở Việt Nam ngày nay, báo chí và giới bình luận thường hay phàn nàn rằng có tình trạng lạm phát giáo sư và tiến sĩ. Nhưng rõ ràng, VN cũng lạm phát số tướng tá quân đội và công an. Điều thú vị là xu hướng lạm phát này nó xảy ra song song nhau, số tướng tá tăng thì số giáo sư tiến sĩ cũng tăng. Nếu lạm phát giáo sư là dấu hiệu của chất lượng giáo dục xuống cấp, thì lạm phát tướng tá nên được diễn giải như thế nào? ”

Trích bài của GS Tuấn