Honngv: Bỏ qua vài con chữ “nhạy
cảm” thì đây là 1 bài hay, rất cụ thể, sát thực tế, bổ ích cho
những ai đã đang và định làm “giặc lái” !
Bài của "đại vành rế"
Nguyễn Đăng Ninh, thân phụ & sư phụ của " tiểu vành rế" Nguyễn
Quảng aka Bín bần nông mặt … trâu kính mến. Tôi chấm phẩy, ê - đít lại tí ti:))
XE ĐIÊN.
Định nghĩa:
Xe điên là loại xe không dừng
lại... bằng phanh. Nó dừng lại bằng gì thì tùy theo hiện trường, có thể là dải
phân cách, cột điện, xe máy, nhà dân...Bạn có thể thắc mắc rất công chính rằng:
thằng lái ở đâu mà không đạp phanh? Xin thưa: thằng lái vẫn ngồi đó nhưng sợ
cứng người, mất hết phản xạ, ôm chặt vô lăng, nhắm tịt hai mắt và đạp lút...
chân ga.
Cái danh từ Xe điên này là do lá
cải nó đặt, bần nông quen mồm adua rồi thành ra là thế chứ xe nó có điên đâu
đc.
Cố đã lái đủ các loại xe, đi đủ
các loại đường thậm chí éo có đường. Cố từng chạy xe xuyên rừng xuyên núi dưới
ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn gầm, trên đầu là bom rơi ầm ầm rốc két bắn chiu
chíu mà cố chưa từng thấy cái xe nào nổi điên đâm loạn xị. Thế mà bây giờ hơi
tí là xe điên. Vừa xong vụ xe điên phố Huế thì búp phát lại xe điên đường Phạm
Hùng. Nạn nhân chết như ngả rạ. Đang chờ đèn đỏ đông nghẹt mà vớ phải ông 4
bánh lao rầm rầm vào đít thì đỡ thế đéo nầu được, có phỏng? Thậm chí đang ăn
cơm trong nhà cũng bị nó phi vào giữa mâm, đang xi nhan cho nó vào bãi đỗ cũng
bị nó tự dưng nổi điên lao cho gãy cẳng...,dcm vô số vụ, vụ nầu cũng vãi đái.
Hiện trạng cay đắng nầy đã, đang
và sẽ tiếp tục khiến Cố không thể không múa phím ngõ hầu tránh những thảm họa
tương tự trong tương lai.
Đầu tiên phải xác nhận với nhau
rõ nét rằng xe nó không điên mà chính là thằng cầm lái nó điên. Chỉ vì cái xe
không biết nói nên nhiều khi bị thằng lái điên sau khi gây tai nạn đổ oan cho
những tội như nổ lốp, dính chân ga, mất lái, mất phanh...vân vân. Nếu cái xe mà
biết nói Cố cam đoan nó sẽ nhỏ nhẹ nói với thằng lái rằng: mả cụ cái thàng lái
khùng.
Sau khi nghe cái xe nó phát biểu
như vậy Cố sẽ thay từ xe điên bằng từ lái khùng cho nó chuẩn.
Lái khùng là do đâu?
Có ba loại lái khùng: Loại bẩm
sinh, loại tài non và loại tài say.
1- Loại bẩm sinh:
Trong cuộc đời cầm lái của mình
Cố nhận ra rằng không phải ai cũng lái được xe ô tô. Có những người hoàn toàn
không bao giờ nên lái xe ôtô vì họ không bao giờ có những phẩm chất về tinh
thần và thể chất để làm việc đó. Nếu các bạn nghĩ rằng chỉ việc học, thi có
bằng rồi nhảy lên xe và lái rồi dần thành tài già là các bạn đang sai lầm. Và
đáng tiếc thay, sai lầm ấy chỉ được nhận ra khi quá muộn.
Rất nhiều người sinh ra không để
lái xe, và nếu số phận buộc họ phải cầm lái thì tai nạn là cái đã được định sẵn
ở cuối con đường, cho dù họ lái lâu đến đâu chăng nữa. Tuy nhiên cũng có những
dấu hiệu cảnh báo sớm điều đó.
Hãy tự phán xét mình theo tiêu
chí dưới đây: Tiêu chí này Cố soạn ra theo kinh nghiệm của mình. Nếu bạn đã lái
trên 5000km mà vẫn có những triệu chứng sau thì bạn là loại bẩm sinh không thể
lái xe, và do vậy bạn không bao giờ nên cầm lái:
1- Bạn đổ mồ hôi mỗi khi lái xe
dù trời lạnh.
2- Bạn luôn có cảm giác bất an
khi vượt xe.
3- Bạn luôn lo lắng về việc bị
công an phạt.
4- Bạn luôn lo sợ và hoảng hốt
mỗi khi đi trên con đường không quen thuộc.
5- Bạn luôn lấy xe máy dò đường
trước khi đi bằng ô tô.
6- Bạn luôn đổ mồ hôi đít và
nghẹo sái cổ mỗi khi lùi.
7- Bạn luôn phát điên khi thằng
đằng trước không cho bạn vượt.
8- Bạn luôn liếc gương chiếu hậu
vì bạn có cảm giác vừa chẹt qua cái gì/hoặc ai đó.
9- Và cuối cùng: Bạn không thể
hòa nhập với xe bạn lái, cho dù bạn đã lái chiếc xe đó trên 15.000km. Hòa nhập
nghĩa là bạn điều khiển chiếc xe đó như thể nó là một bộ phận trên cơ thể của
mình.
2- Loại tài non:
Trước khi thành tài già bạn phải
là... tài non. Chỉ có điều người ta chỉ được phép là tài non khi ở trường dạy
lái xe mà thôi. Nếu điều khiển xe ra ngoài đường bạn không được phép non nữa.
Sau khi có bằng mà vẫn non thì bạn phải học bổ túc tay lái với xe có hướng dẫn
viên và phanh phụ cho đến khi bạn thành thục.
Phải thừa nhận rằng các trung tâm
dạy lái xe ở Việt nam dạy như con cặc. Cái quan trọng nhất là dạy lái xe trên
thực tế thì dạy lơ là, người học chỉ nhăm nhăm học đi hình lùi chuồng để thi
đỗ. Phần lớn xe con bây giờ là xe số tự động nhưng học và thi thì toàn xe số
sàn. Một trung tâm giỏi lắm có 1 đến 2 xe số tự động để giới thiệu cho học viên
là chính chứ không có trung tâm nào dạy kỹ lưỡng về loại xe phổ biến này. Ngoài
ra bộ môn tâm lý lái xe thì hoàn toàn biến mất. Học viên không được học cách
điều khiển tâm lý để sập cửa xe lại là sập luôn mọi tác động ngoại lai ví dụ
như áp lực công viêc, áp lực gia đình...vào việc điều khiển xe.
Dạy dỗ kiểu ấy không sinh ra tài
non mới là chuyện lạ.
3- Loại tài say:
Loại này éo cần bàn. Nốc đẫy vào
rồi gây tai nạn. Tống cổ vào tù éo nói nhiều.
Tình hình này thì hiện tượng lái
khùng còn tái diễn. Cố rất quan ngại và khẩn thiết yêu cầu cải tổ tận gốc việc
học và sát hạnh cấp bằng lái xe cho sát với thực tế. Cố cũng khẩn thiết yêu cầu
các bạn đang ngày đêm bẻ vô lăng soi lại chính mình. Hãy rời vành lái ngay và
luôn nếu bạn có các triệu chứng mà cố liệt kê phía trên.
Ngày xưa những người lái xe như
Cố luôn được cần lao gọi một cách trân trọng bằng bác tài. Ngày nay, bi ai
thay, éo ai còn gọi như thế nữa. Thay vào đó chúng gọi là...giặc lái.
Cọp của PhọtPhẹt 5 giờ
trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét