6 thg 4, 2014

Mánh của nhóm lợi ích

'Thủ đoạn lũng đoạn của nhóm lợi ích'

Cập nhật: 10:54 GMT - thứ bảy, 5 tháng 4, 2014
Cổ phần hóa ở Việt Nam
Việt Nam có kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp từ nay tới 2015.
Các nhóm lợi ích, đặc quyền, đặc lợi có thể sử dụng các thủ đoạn của mình để thao túng các khâu từ định giá tài sản doanh nghiệp, sắp xếp quân xanh, quân đỏ trong đấu giá, mua tài sản doanh nghiệp, nhưng nghiêm trọng hơn, có thể lũng đoạn, tác động ngay từ đầu vào một chủ trương, chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp của nhà nước, theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Trao đổi với BBC hôm 04/4/2014, nhà quan sát còn cảnh báo các nhóm này đang 'nhòm ngó' các lĩnh vực từ viễn thông tới giao thông, xây dựng, trong khi một số là tổ chức, cá nhân là người nước ngoài có thể tranh thủ dịp này tiếp cận cơ hội mua bán doanh nghiệp trong một số lĩnh vực và địa hạt nhạy cảm như an ninh, quốc phòng, qua đợt cổ phần hóa.

'Quyền dân được biết'

"Có nghĩa là cổ phần hóa công ty nào, thông tin về công ty đó, thông tin về những người mua và mua với giá bao nhiêu phải được công bố rộng rãi và quan trọng nhất là phải có một cơ chế giám sát để làm sao ngăn chặn được sự đi đêm của họ với nhau"
Theo nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phản biện độc lập IDS (đã tự giải thể), để ngăn ngừa việc các nhóm lợi ích 'ăn cắp' hay 'xâm phạm' tài sản quốc gia, nhà nước cần được công khai hóa, minh bạch hóa các thông tin liên quan các vụ cổ phần hóa, từ định giá, giá cả, người mua, người bán, các quá trình, điều kiện đấu thầu v.v... để người dân, cộng đồng, các giới quan tâm có thể tham gia theo dõi, giám sát.
Ông nói: "Minh bạch có nghĩa là các quy định phải được công bố một cách rất công khai, bởi vì đây thực sự là bán một phần tải sản của toàn dân, cho nên toàn dân phải có quyền được biết,
"Có nghĩa là cổ phần hóa công ty nào, thông tin về công ty đó, thông tin về những người mua và mua với giá bao nhiêu phải được công bố rộng rãi và quan trọng nhất là phải có một cơ chế giám sát để làm sao ngăn chặn được sự đi đêm của họ với nhau."