26 thg 5, 2013

Con số thống kê


Trong dân gian có câu truyền khẩu:
“Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”.
Nhìn vào con số thống kê ở Việt Nam do bệnh thành tích và “phục vụ yêu cầu lãnh đạo” nên thường được “chế biến” theo ý kiến chỉ đạo của những người có trách nhiệm ở cả trung ương và địa phương.

Chủ tịch hội Thống kê quốc gia còn khuyên người dân một cách rất mỉa mai rằng “chấp nhận công bố bao nhiêu biết bấy nhiêu, người dân thấy sao cứ biết vậy đi!”.
………
Vậy có thơ rằng:
“Nhìn ra thế giới mà xem
Thống kê không thể tèm lem ù xòa
Chỉ riêng ở Việt Nam ta
Thống kê theo kiểu con ma cụt đầu
Những con số làm mồi câu
Những con số biết trở đầu trở đuôi
Khi đằng cán, lúc đằng chuôi
Chẳng qua cũng để mộng nuôi chức quyền

Con số mà biết kêu lên
Biết bao cái ghế chức quyền phăng teo.”

TVT   Theo BVB>>

Chờ xem chung kết Champions League





Chuyện xưa

Có mỗi hai hòn đá đặt ở đền Hùng thôi mà thiên hạ cũng râm ran nhiều chuyện lạ…

Xứ ta, giờ cái gì cũng lạ. Từ con giun cái kiến, ông chó ông bò, quả nho bó rau...cho đến cái tàu, thằng giặc. Lạ gì mà lạ thế đất nước ơi...

Một đất nước đến lạ!

***
Nghe đồn các bạn bụng to bên trên lại đang đánh nhau. Thì mình lạ chó gì. Xứ ta, hùng tài sinh trong loạn thế, thái bình ăn thịt lẫn nhau. Có điều, nói như mụ Beo, là các bạn ấy tuyền phang nhau dưới chun quần.

Say máu lắm, y nhời chị Út Tịch, "còn cái lai quần cũng đánh".

***
Lâu mới sang thăm bố vợ nhưng lại bấm chuông nhầm nhà, ngượng không để đâu cho hết. Tính quanh về nhưng lại nghĩ chả mấy khi, nên dò đúng nhà và lại bing boong phát nữa. Bố vợ mở cửa, hỏi "anh sang có việc gì?" Rồi không để mình thưa, đóng rầm ngay tắp lự.

Nhìn lại, hóa ra hôm đó say rượu và tay lại vác con dao.

Thảo nào!

Nhặt của thằng Fẹt

Từ Zimbabwe nhìn lại Việt Nam*

Luật sư Ngô Ngọc Trai/ BBC
Thực tế vai trò của Chính phủ trong lập pháp ở Việt Nam là rất lớn

Thực tế vai trò của Chính phủ
Trong lập pháp ở Việt Nam là rất lớn
Ông Tổng thống Robert Mugabe giữ quyền điều hành đất nước phía nam lục địa Châu Phi này trong nhiều chục năm, thời gian lâu đã giúp ông tạo ra vây cánh quyền lực lớn đến mức có thể làm bất cứ điều gì với ngân sách quốc gia. Sự thành công của ông ta đánh đổi lại là đất nước bị tàn phá, ngay cả khi lạm phát lên tới 11 triệu % và đồng 100 tỷ đô la Zimbabwe chỉ mua được một ổ bánh mỳ, điều này vẫn không khiến ông thôi giữ cương vị tổng thống cho tới hiện nay và nhiều năm nữa.

Không rõ hiến pháp Zimbabwe quy định chính phủ là cơ quan chấp hành hay hành pháp? Điều này xem có vẻ mỉa mai nhưng có thể nghiêm túc khẳng định một điều quan trọng rằng chính phủ đã không chấp hành quốc hội và quốc hội của nước này đã bị vô hiệu hóa không còn đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Cơ quan hành pháp Zimbabwe không chấp hành mà cũng không phụ thuộc vào quốc hội, đó là điểm khác biệt về mối quan hệ giữa các thiết chế chính quyền của hai nước Nhật Bản và Zimbabwe. Đây là điểm căn bản tạo ra sự khác biệt về mức độ phát triển giữa hai quốc gia giàu và nghèo nhất thế giới. 

Quy định nào cho hiến pháp Việt Nam? 

Nhìn lại Việt Nam thì thấy tình trạng nghèo nàn tụt hậu rất xa so với thế giới, mấy năm gần đây kinh tế khủng hoảng, hàng trăm nghìn doanh nghiệp phá sản, nhiều triệu lao động thất nghiệp.

Thành tích kinh tế như thế nhưng các lãnh đạo chính phủ không có ai bị thôi chức và cũng không có gì cho thấy họ sẽ thôi không tiếp tục điều hành đất nước thêm nhiều năm nữa. 

Box 1

“Ở Việt Nam rất phổ biến tình trạng chính phủ tự định đoạt việc chi tiêu ngân sách, ví dụ gần đây là quyết định đầu tư 200 triệu USD xây dựng mạng xã hội cho thanh niên, hay chính sách sử dụng 30.000 tỷ cứu trợ bất động sản và nhiều chính sách khác.” 

Trong trường hợp này đặt ra câu hỏi vai trò của quốc hội ở đâu? Quốc hội Việt Nam có như quốc hội Zimbabwe? Nếu không thì quốc hội có hành động gì để phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân? Đây cũng là lúc xác định xem quốc hội có đáng là cơ quan để chính phủ phải chấp hành hay không?

Thực tế là ở Việt Nam quyền lực tư pháp và lập pháp đều yếu và rất ít khả năng ảnh hưởng tới chính phủ, như thế mà vẫn còn những ý kiến tha thiết muốn đề cao vị thế cho chính phủ thì đúng là thiếu cả hiểu biết lẫn trách nhiệm.

Lâu nay chính phủ tự ban hành và thực thi chính sách tức là tự quyết định cách mà nguồn nhân lực vật lực quốc gia được sử dụng. Nhưng kết cục thì sao, đất nước kém phát triển, kinh tế khủng hoảng kéo dài, đời sống lao động bần cùng.

Thực trạng đất nước là cơ sở vững chắc nhất để thấy rằng cần giới hạn lại chứ không phải tăng quyền cho chính phủ. Nếu thả sổng chính phủ như lâu nay thì điểm đến của Việt Nam sẽ là Zimbabwe, còn nếu muốn Việt Nam phát triển được như Nhật Bản thì phải ràng buộc chính phủ, kiểm soát việc ban hành chính sách và chi tiêu ngân sách của chính phủ.

Song hành với đó cần một kế hoạch nâng cao năng lực quyền hạn cho quốc hội bằng việc bớt dần những người thuộc bộ máy hành pháp kiêm nhiệm đại biểu quốc hội. Các cán bộ chính phủ cần thôi kiêm nhiệm đại biểu quốc hội. Ở mỗi tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc công an tỉnh và nhiều Giám đốc sở cũng cần thôi kiêm nhiệm đại biểu quốc hội.

Trong các kỳ bầu cử quốc hội tới đây cần từng bước lược bỏ đi các thành phần này.

Box 2

“Thực trạng đất nước là cơ sở vững chắc nhất để thấy rằng cần giới hạn lại chứ không phải tăng quyền cho chính phủ.” 

Thực tế thì sự phát triển của đất nước phụ thuộc vào sự bố trí hợp lý các thiết chế mà điều này thì nằm trong tầm tay của các cấp lãnh đạo. Nhưng tại sao họ lại không sắp xếp lại hệ thống vốn đã đầy lỗi nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo điều hành đưa đất nước phát triển đi lên?

Lịch sử và hiện tại cho thấy nhiều khi sự công chính lại chẳng phải là luôn thắng thế bởi những người công tâm không phải khi nào cũng chiếm đa số và điều này dẫn đẩy quốc gia vào tình thế phát triển trôi dạt theo may rủi.

Lịch sử và hiện tại cũng cho thấy nhiều ví dụ về sự thành công của một vài cá nhân đánh đổi lại là tình trạng yếu kém lay lắt kéo dài của đất nước mà Zimbabwe là một ví dụ điển hình.
…………………………………… 

*Rút từ Khác biệt nhỏ hệ quả lớn .Tên bài của QC