31 thg 8, 2013

Kết quả Chuyện tình

Kết quả câu Chuyện tình:


Và đây nữa kết quả khâu "đồng tình", đúng là độc nhất vô nhị :


NS TUẤN KHANH: Để bước qua những chương buồn chán

Nhạc sĩ TUẤN KHANH
30/08/201307:39 (GMT + 7)
Tuổi Trẻ - Nếu một nhà phê bình nào đó dành sức viết lại về một thập niên phát triển của nhạc Việt gần đây, có lẽ đó là một chương hết sức buồn chán.

Người ta nhìn thấy rõ những chùm bong bóng màu và các ngôn ngữ tung hô nhàm chán xuất hiện khắp nơi, VN hiện rõ một nền âm nhạc không có thực lực, so với những quốc gia rất gần và từng có lịch sử luôn thua kém như Thái Lan, Singapore hay Indonesia.

29 thg 8, 2013

Buôn dưa hiện đại

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=BC7iqbLo6pg

Hôm nay 29/8/13

*NS Tuấn Khanh: “Đàm Vĩnh Hưng mượn khán giả làm rào chắn”

 NQL: Một bài pv rất hay!
  - Nhạc sĩ Tuấn Khanh trả lời phỏng vấn báo VietNamNet xung quanh vụ nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phê bình nhiều ngôi sao nhạc pop VN và phản ứng gây giận dữ của Đàm Vĩnh Hưng.


Tuấn Khanh, Nguyễn Ánh 9, Đàm Vĩnh Hưng, làng giải trí, khán giả, ngôi sao, truyền thông
Nhạc sĩ Tuấn Khanh

* Tiền của công là tiền… của ông
ncNgười ta từng nói về “những nghịch lý” khi đặt cạnh nhau 2 con số “lương giám đốc”- ở trên giời và “kết quả kinh doanh” của DNNN- luôn “chui sâu dưới 3 thước đất”

Một tờ báo đã tính toán: Mỗi năm có 365 ngày, trừ đi 52 ngày chủ nhật thì còn lại 313 ngày làm việc. Với tiền lương 2,6 tỉ đồng/năm, vị chi ông giám đốc công ty thoát nước Thành phố đang nhận lương 8,3 triệu đồng/ngày.
8,3 triệu cho 8 tiếng đút chân gậm bàn, chứ không phải chui xuống cống cả tháng, cũng chỉ để nhận 8 triệu tiền lương.


* Quốc thể và quốc kỳ
Một
     Như mọi trường học ở miền Nam thời ấy, trường tôi hồi đó cũng chào cờ vào mỗi sáng thứ Hai đầu tuần. Không mở băng cassette để phát quốc ca qua loa, chúng tôi, như những chú gà trống choai, ưỡn ngực ra hát bài quốc ca. Dù trẻ con thì hiếu động, không ai bảo ai, chúng tôi đều hiểu giây phút ấy là trang nghiêm và không có chỗ cho những trò nô đùa, nghịch phá.
     Trong sách công dân giáo dục, người ta dạy chúng tôi phải đứng nghiêm mỗi khi quốc kỳ được kéo lên. Bài học ấy không nằm trên giấy, vì tôi đã không ít lần chứng kiến những thầy giáo, công chức, quân nhân… đã đứng nghiêm phăng phắc trên đường, mỗi khi lá quốc kỳ đang từ từ kéo lên ở một công sở, trường học nào đó.

28 thg 8, 2013

Bài thơ về các món ăn kỵ nhau


Mật ong , sữa , sữa đậu nành ?
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!
Gan lợn, giá, đậu nực cười?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!
Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!
Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!

VCH: Không được văng tục

Cọp bết từ chú Văn Công tên Hùng:

KHÔNG ĐƯỢC VĂNG TỤC

Là mình tự dặn mình khi hôm nay, đồng loạt các báo đưa tin các ông bà giám đốc mấy công ty công ích ở Sài Gòn hưởng lương sơ sơ vài trăm triệu một tháng.

Không, mình sẽ không văng tục dù mồm mình nó... ngứa lắm rồi.

Cái ông giám đốc công ty thoát nước là lương hoành nhất, hơn 2,6 tỉ một năm. Thú thật là sáng nay tôi phải nhờ em kế toán tính hộ, rằng thì là tóm lại nó là mấy triệu một tháng. Huhu, hơn 200 triệu. Quả là thiên đường. Ở Việt Nam có người hưởng lương mỗi tháng mua được một cái ô tô.

27 thg 8, 2013

Lương khủng của giám đốc cty thoát nước tp HCM

Sếp ngành thoát nước lương 2,6 tỷ

Cập nhật: 10:31 GMT - thứ ba, 27 tháng 8, 2013
Mặc dù là đô thị lớn, cơ sở hạ tầng của TP HCM vẫn thuộc dạng yếu kém
Ủy ban Nhân dân TP HCM vừa có kết luận về sai phạm đối với chế độ tiền lương tại bốn công ty công ích của thành phố.
Bốn công ty bị kết luận sai phạm bao gồm: Công ty Thoát nước Đô thị, Công ty Công trình Giao thông Sài Gòn, Công ty Chiếu sáng Công cộng và Công ty Công viên Cây xanh.
Kết luận của UBND TP HCM được các báo trong nước trích dẫn ngày 27/8 cho thấy lãnh đạo các công ty này đang được hưởng mức lương cao bất thường, trong đó cao nhất là của giám đốc của Công ty Thoát nước đô thị, với mức lương đến 2,6 tỷ đồng/năm (122.000 đôla Mỹ).
Trường hợp của giám đốc Công ty Chiếu sáng Công cộng, mức lương cũng cao không kém, ở mức 2,2 tỷ đồng/năm.
Các giám đốc hai công ty còn lại, Công ty Công trình Giao thông Sài Gòn và Công ty Công viên Cây xanh, có mức lương lần lượt là 856 triệu và 853 triệu đồng/năm.
Kết luận của UBND TP HCM nhận định: “Việc chi lương cho giám đốc doanh nghiệp công ích cao bất thường và hơn nhiều lần so với người lao động mùa vụ”, báo trong nước trích dẫn.
“Ðơn cử, thu nhập của giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị cao gấp 41 lần so với lương của người lao động mùa vụ.”

Lương cao bất thường

  • Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị: 2,6 tỷ đồng/năm
  • Giám đốc Công ty Chiếu sáng Công cộng: 2,2 tỷ đồng/năm.
  • Giám đốc Công ty Công trình Giao thông Sài Gòn: 856 triệu đồng/năm
  • Giám đốc Công ty Công viên Cây xanh: 853 triệu đồng/năm.
UBND TP HCM cũng cho biết các công ty nói trên ngoài ra còn có nhiều sai phạm về luật lao động, trong đó có việc ký hợp đồng lao động thời vụ với hàng trăm lao động thường xuyên, hoặc ký hợp đồng có thời hạn với hàng trăm trường hợp đủ điều kiện ký hợp đồng không xác định thời hạn.
Theo kết luận của UBND, các công ty này sẽ phải hoàn lại khoản tiền tổng trị giá hơn 6,3 tỷ đồng đã sử dụng để trả lương, tiền thưởng sai quy định cho các viên chức quản lý, đồng thời phải có hình thức “khắc phục hậu quả để khôi phục quyền lợi của người lao động”.
Mức lương cao bất thường của lãnh đạo các công ty công ích tại thành phố Hồ Chí Minh dường như trái ngược với tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém của thành phố Hồ Chí Minh, với nhiều con đường bị sạt lở và tình trạng mất điện vào mùa khô, ngập nước vào mỗi mùa mưa.

Kiểm soát thu nhập

Liên quan đến vấn đề thu nhập của công chức nhà nước, hiện nay Thanh tra Chính phủ tại Việt Nam đang xây dựng đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
Đề án này được đưa ra nhằm kiểm soát ba nhóm thu nhập chính của người có chức vụ, quyền hạn trong nhà nước, bao gồm:
  • Thu nhập từ ngân sách nhà nước như lương, phụ cấp
  • Thu nhập chịu thuế và không chịu thuế thu nhập cá nhân như giao dịch chuyển nhượng bất động sản, kinh doanh …
  • Thu nhập từ quà tặng, biếu, tiền thường, hoa hồng.
Một trong những điểm đáng chú ý của đề án này, đó là quy định chi tiêu từ 200 triệu đồng phải được thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
Cũng theo đề án này, thông tin về thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn sẽ được tích hợp từ khi người này bắt đầu hoạt động ở cương vị được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng cho đến khi nghỉ hưu.

VKN: Giá của sự thật đắng cay vậy sao ?

honngv: Bài tâm đắc !
Võ Kim Ngân 
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Hôm trước đọc được bài của 1 nhạc sĩ lớn tuổi có uy tín nhận xét về một số ngôi sao ca nhạc cảm thấy rất tâm đắc. Ông cụ đã nói rất chuẩn, hay nói cách khác ông cụ đã lột áo khoác sặc sỡ của một số ngôi sao để thấy rõ con người thực của họ. Với trình độ học thuật và sự từng trải trong môi trường nghệ thuật mà ông gắn bó cả đời người, những nhận xét của ông hoàn toàn chính xác về từng người- từng ngôi sao. Những nhận xét ấy chắc chắn rất trùng với cảm nhận của nhiều người về các ngôi sao đó.

NQL: Đằng sau những phát ngôn của Nguyễn Ánh 9

Nguyễn Ánh 9 ‘mổ xẻ’ Thanh Lam, Đàm Vĩnh Hưng, Hà Hồ
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9
NQL(Ng Quang Lập): Đằng sau những phát ngôn của Nguyễn Ánh 9 ( tại đây!) là gì tui không quan tâm, chỉ biết những gì nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 bình luận là chuẩn không cần chỉnh, tui cũng đã nghe nhiều lần những nhận xét tương tự như vậy trong các cuộc rượu. Vấn đề không phải Nguyễn Ánh 9 nói đúng hay sai ( đúng mẹ nó rồi, có mà cãi đằng trời!) mà ở chỗ: nên nói ra hay không nên nói ra, nói với nhau trong cuộc rượu nơi sàn tập hay là public nó trong đại chúng?

Sao Hồng: Nghĩ về âm nhạc VN hiện tại

honngv: Thấy bài này trúng ý mình quá, xin fép tác giả nhặt về đây!

TỪ Ý KIẾN CỦA NHẠC SỸ NGUYỄN ÁNH 9, NGHĨ VỀ DÒNG ÂM NHẠC VIỆT NAM HIỆN NAY.

Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9
Tối nay giữa hai cuốc xe ôm, mình tranh thủ đọc bài phỏng vấn “phê bình” âm nhạc của Nhạc sỹ NGUYỄN ÁNH 9 trên báo “Vê Tê Xê chấm Vi-en” (qua mobile).
Mình không rành về kỷ thuật thanh nhạc; mình cũng không thích sự phô diễn hình ảnh, khoe giọng và làm dáng của các “ca sỹ thời thượng”, trên các sân khấu và băng đĩa của các đi-va hiện nay. Thế nên, những nhận xét của Nhạc sỹ lão làng Nguyễn Ánh 9, mình thấy quá đúng. Mình cũng thích cách nhận xét thẳng tưng một cách bình thản nhẹ nhàng của ông. Chắc các ca sỹ nổi tiếng sẽ giận ông đến chết luôn! Hi hi…

25 thg 8, 2013

Chùm thơ Quế Hằng

honngv: Quế Hằng làm nhiều thơ lắm, chỉ xin rinh về đây 1 vài bài Tâm đắc !

CỦA TRỜI BAN
Quế Hằng (http://quehang.blogtiengviet.net/)

Trời tặng nhân gian cặp núi hoa
Trắng mơn, khêu gợi vẻ kiêu sa
Tràn trề ngoài vỏ đong hương ngát
Ăm ắp trong tâm chứa nước ngà
Lão bố xun xoe đòi hũ rượu
Cu ti nhớn nhác giữ bình trà
Ai ai cũng mết như say bả
Ông cử, ông đồ thẩy thiết tha

(Xứng đáng "Viễn Tôn" Cụ Hồ Xuân Hương !) 

Lịch sử đi tới theo đội hình hình thoi

Trích bài viết của GS. Tương Lai ngày 8.8.2013

Lịch sử đi tới theo đội hình hình thoi chứ không “dàn hàng ngang mà tiến”. Bao giờ những người đi trước cũng thuộc số ít. Càng ít hơn nữa là những người có tầm mắt vượt lên phía trước, nhìn thấu được những điều mà nhiều người đồng hành chưa nhìn ra, hoặc nhìn nhưng chưa thấy, hoặc thấy nhưng chưa rõ. Và càng sát cái điểm đầu chóp hình thoi ấy thì càng đơn độc, sự “đơn độc của tia chớp” !

Nhận thức là một quá trình, điều này chẳng có gì mới đáng nói. Cái đáng nói hơn vào thời điểm này là: với sự kiểm nghiệm của thời gian, có những con người đã trở thành một  hiện tượng lịch sử vì nó là biểu tượng sống động về sự oái oăm của lịch sử trong nhận thức về lịch sử. Mà trớ trêu thay, chính sự oái oăm đó làm nên lịch sử. Làm nên bằng chính cái tầm vượt lên phía trước ấy. Chẳng thế mà Voltaire từng khuyến cáo rằng: “Lịch sử không nên đề cập đến sự thăng trầm của các ông vua mà là trào lưu tiến hoá của dân tộc, không nên đề cập đến từng quốc gia riêng rẽ mà là toàn thể nhân loại, không nên đề cập đến chiến tranh mà là đề cập đến sự phát triển của tư tưởng. Những trận đánh, những đoàn quân chiến thắng hoặc chiến bại, những thành phố  bị chiếm đi hoặc lấy lại là những sự kiện quá tầm thường, không nói lên điều gì quan trọng. Điều quan trọng là con người sống và suy nghĩ như thế nào qua các thời đại… qua những giai đoạn nào con người đi từ trạng thái man rợ đến trạng thái văn minh”.*
(*): Nhan đề do honngv tự đặt

23 thg 8, 2013

Chùm truyện cực ngắn của Thái Doãn Hiếu


Posted on 22.08.2013 by nguyentrongtao

THÁI DOÃN HIỂU

THÁI DOÃN HIỂU
THÁI DOÃN HIỂU
Viết tiểu thuyết như người đi trên đại lộ, viết truyện ngắn như ngồi trong cửa sổ nhìn ra. Nó chỉ là một nhát cắt. Nhát cắt sắc hay cạn tùy thuộc ở tay nghề và năng lực thẩm thấu cuộc sống của người cầm bút. Tôi vốn bình sinh viết nghiên cứu và phê bình văn học nhưng thể loại văn xuôi này chẳng xa lạ với tôi. Xin gửi tới bạn đọc một chùm  truyện cực ngắn viết theo phong cách cố sự tân biên (truyện cũ viết lại) của văn hào Lỗ Tấn và  truyện cực ngắn với đề  tài hiện đại viết theo phong cách văn hào Sê khốp để thấy rằng lối tư duy hình tượng đã giúp cho những trang văn tư duy tư biện khảo cứu văn hóa của tôi thêm sinh khí.

22 thg 8, 2013

Gặp bạn ở chợ Bến Thành

http://haduytu.blogtiengviet.net/2013/07/24/p5469115#more5469115
Link cố định 24/07/2013@7h45, 275 lượt xem, viết bởi: haduytu 

Sang thăm Gió Đồng Quê, Hồn Quê gặp bài thơ GẶP BẠN Ở CHỢ BẾN THÀNH của Hoàng Đình Quang và lời bình của Đỗ Minh Tâm khiến HQ không sao cầm nổi nước mắt. Xin được rinh về làm quà tặng đồng đội tôi và bà con xóm tôi nhân ngày Giỗ sắp tới 27/7/2013:

20 thg 8, 2013

Thứ 3 ngày 20/8

+SUY NGHĨ CỦA MỘT NGƯỜI NGOÀI ĐẢNG: Tôi sinh năm Nhâm ngọ 1942, tức là,  cho đến lúc này (2013) đã hơn 70 năm sống trong chế độ toàn trị của một đảng độc quyền lãnh đạo đất nước. Ông nội tôi là thư ký (bưu chính) riêng cho Toàn quyền Đông Dương. Vậy mà năm 1946, nội tôi đã đem cả đại gia đình theo cụ Hồ, đi tản cư lên Phú Thọ kháng chiến chống Pháp. Sau hòa bình 1954, Pháp tuyên bố, ai xuống Hải Phòng, dù là đi kháng chiến, chính phủ Pháp vẫn trả đủ lương hưu 8 năm  gián đoạn. Nhiều người khuyên ông nội tôi nên đi, vì đó là tiền nợ của Pháp đối với công chức đã phục vụ chính quyền Pháp…Nhưng ông nội tôi nói: nước nhà độc lập rồi, dù ăn cháo cũng sướng, không cần đi!

Mùa lễ VU LAN



Mùa Lễ VU LAN

Cứ mỗi độ thu về
Tiết trời mát se se
Lễ Vu Lan hăm hở
Nhớ ơn mẹ tràn trề

Ôi, mẹ ơi, mẹ ơi
Lòng rạo rực đầy vơi
Mẹ là ngôi sao sáng
Soi cho con suốt đời

Mẹ là bầu trời cao
Chứa muôn vàn ngôi sao
Soi sáng ngàn vạn dặm
Cho con tìm ước ao

Biết báo đáp thế nào
Với công ơn trời biển
Thật vô cùng lớn lao
Mẹ đã từng dâng hiến

Vì con mẹ long đong
Nên giờ lưng mẹ còng
Thấm biết bao vất vả
Chạy xuôi ngươc, ngoài trong

Mức sống ngày càng cao
Nhưng chẳng hưởng được bao
Mẹ quá già sức yếu
Giọng hổn hển thều thào

Tất cả sức mẹ dồn
Để dưỡng dục chúng con
Vì con mẹ vất vả
Nên giờ mẹ hao mòn

Đời con thật là may
Được mẹ chăm đủ đầy
Học hành theo kịp bạn
Hội họp khắp đó đây

Mẹ là người thành tâm
Lễ vu Lan dịp rằm
Tháng Bảy mùa ngâu tiết
Cầu chúc mẹ muôn năm

14.7.Quý Tỵ  (2013)
HT

19 thg 8, 2013

Bộ trưởng y tế hãy từ chức (từ khóa search web)

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10151787501684824&set=a.116500934823.96286.611264823&type=1&ref=nf

18 thg 8, 2013

Thư giãn cuối tuần của Tễu-blog: LÔN RA MÁU

Chị Tiến ơi, có cố tình đùa cũng không nghĩ ra: 
Bé gái 7 tháng tuổi bị "phù nề bao quy đầu"  
Ông lão 73 tuổi có "thai 16 tuần"

Ký ức của Nguyến Thành Sự - 11


          Nghỉ hè xong lên lại trường, mọi người được nghe một thông tin: chúng tôi  đã bị  “trượt xổ số”. Tất cả các con đường ra nước ngoài “đang bị đóng cửa”, không có đợt nào đi trong thời điểm này. Vậy là toàn bộ lứa chúng tôi được chuyển sang đào tạo trong nước tại Đại học Quân Sự (không biết được đổi tên thành Học Viện Kỹ Thuật khi nào). Vào giữa tháng 9/1974 bộ đội 2 tiểu đoàn của trường Văn Hoá Bộ Quốc phòng đã qua thi và kiểm tra được chuyển đi học tại Đại học Quân Sự. Do cần làm một số công việc, một số người sẽ đi sau, trong đó có tôi. Tình cờ lúc đó bác cục trưởng Cục Chính Trị Bộ Quốc Phòng lên thăm trường. Trường tập hợp học viên để nghe bác phổ biến chủ trương cho các quân nhân là sinh viên  về học tiếp  trường đại học để nhà nước đỡ tốn kém, khi tốt nghiệp nếu cần quân đội sẽ gọi lại. Do vậy, phần lớn những người chưa đi đã được Trường Văn hoá cho xuất ngũ về các trường đại học học tiếp, thay vì phải học lại từ đầu tại Đại Học Quân Sự. Vậy là tôi bất ngờ được xuất ngũ vào ngày 30 tháng 11 năm1974.  Tôi về làm thủ tục với trường đại học rồi lấy giấy giới thiệu quay lên Lạng Sơn nhận lại lý lịch. Nhưng hồi đó học viên đi học lý lịch quân nhân vẫn được lưu tại các bộ tư lệnh binh chủng, nên tôi lại phải quay về Bộ tư lệnh 351.

Chúc mừng Phương Uyên

Dù dưới bất kỳ lý do nào, và dù sau này ra sao đi nữa, xin có lời chúc mừng các cháu Phương Uyên và Nguyên Kha.
.............

17 thg 8, 2013

Người thọ nhất TG

http://dantri.com.vn/the-gioi/cu-ba-127-tuoi-o-trung-quoc-gia-nhat-the-gioi-767999.htm


12 thg 8, 2013

Văn Công Hùng: Người bố vĩ đại

Giữa rất nhiều những bất nhân, nhiễu nhương đang xảy ra hàng ngày hàng giờ, câu chuyện và hình ảnh về một ông bố lang thang ở Hà Nội sửa xe, ở trong một cái cống để kiếm tiền nuôi con ăn học, và năm nay có đến 2 đứa con cùng đậu đại học làm nhói lên trong ta nhiều cảm xúc.
Ông Nguyễn Hữu Định (thực ra ông này mới sinh năm 1961) có đến 2 đứa con đang học đại học và cao đẳng ở Hà Nội. Năm nay ông lại có 2 đứa con trai cùng đậu đại học, trong đó 1 đứa là thủ khoa đại học Y Hà Nội. Khỏi phải nói, ông mừng đến thế nào, và cũng... run đến thế nào.

11 thg 8, 2013

Ký ức của Nguyến Thành Sự - 10


          Ở Lượng Kim được hơn một tháng. Vào cuối tháng tư năm 1973  chúng tôi được lệnh rút quân về Dốc Miếu. Thế là chúng tôi phải chia tay bà con Cửa Việt. Xa anh chị Tám và các cháu, và cũng không biết ngày nào sẽ lại gặp nhau. Tôi không rõ việc thay thế C6 tại trận địa xảy ra thế nào. Đại đội chúng tôi được tập kết một chỗ và cùng rút. Tôi không nhớ vị trí bến chúng tôi chỗ nào nhưng những hình ảnh đến nay còn đọng lại là chúng tôi đi trên một chiếc xe lội nước to, kín, khi tới bờ phía bắc tôi nhìn thấy những ngôi nhà ven sông, không còn tan hoang như hôm chúng tôi đi vào. Đến khoảng 9 giờ sáng chúng tôi đã qua được bờ bắc sông Cửa Việt. Đến trưa thì về đến Tân Lịch Do Linh. Chiều toàn đại đội tập hợp trong khu vườn, có mắc dây Fi đơ tại nhà chúng tôi đã ở. Đại đội tập trung làm thủ tục rời khỏi chiến trường. Chúng tôi nhận giấy chứng nhận XYZ,  giấy giới thiệu làm huy chương (tôi quên mất rồi vì đã bị đánh mất) do anh Sáng chính trị viên tiểu đoàn ký. Có lẽ ban chỉ huy tiểu đoàn tiền phương đã được thành lập và đóng trụ sở tại Do Linh. Có các giấy tờ này rõ ràng là chúng tôi sẽ ra Bắc. Cũng như đợt trước chúng tôi cũng chưa tỏ thái độ gì, vì ra Bắc vào Nam là lẽ thường xuyên của lính ở chiến trường B5. Tính toán ngày tháng, ngày chúng tôi rời khỏi Cửa Việt vào 23 tháng 4 năm 1973 để rút quân ra Bắc.

Gởi Các Bạn trên 60 Tuổi

         Tuy trong rừng có nhiều cây đại thọ cả ngàn năm, nhưng người sống thọ đến 100 tuổi không nhiều. Bạn thọ lắm cũng chỉ sống đến 100 tuổi (tỉ lệ 1 trên 100.000 người).
          Nếu bạn sống đến 70 tuổi, bạn sẽ còn 30 năm. Nếu bạn thọ 80 tuổi, bạn chỉ còn 20 năm. Vì lẽ bạn không còn bao nhiêu năm để sống và bạn không thể mang theo các đồ vật bạn có, bạn đừng có tiết kiệm quá mức.
          Bạn nên tiêu những món cần tiêu, thưởng thức những gì nên thưởng thức, tặng cho thiên hạ những gì bạn có thể cho, nhưng đừng để lại tất cả cho con cháu. Bạn chẳng hề muốn chúng trở nên những kẻ ăn bám.

8 thg 8, 2013

Ký ức của Nguyến Thành Sự - 9

Ở vùng ga Thượng Lâm Sen Thuỷ, Lệ Thuỷ
           Ngay hôm đầu về trạm xá tôi đã được điều trị tích cực. Anh Hạnh tiêm Quy Nin và B1, C cho tôi ngày nhiều lần. Chủ nhà là hai vợ chồng bác khoảng trên 30 tuổi có 2 đưa con gái nhỏ. Bác chủ nhà nấu cơm cho chúng tôi. Bác chủ nhà cho tôi ăn những món ăn dân dã, nào là mắn đuốc, nào là canh dưa chua lá môn, mít trộn. Bây giờ tôi lại thèm cay, từ bé đến giờ tôi luôn sợ ớt, thế mà bây giờ tôi đã biết ăn ớt. Cứ chiều chiều tôi lại dạo quanh xóm, xóm tôi ở chỉ có mấy nhà. Địa hình ở đây có đồi lúp xúp. Làng xóm ở trên đồi, phía dưới là ruộng, có một con sông nhỏ chảy từ Lệ Thuỷ về đây. Khi mưa to nước lên, có chỗ phải lội quá ngực. Bà con ở đây có trồng mía, thời gian này mía cũng đã vào được bánh tẻ rồi. Thế là có mấy đồng còn sót lại trong túi, bấy lâu chẳng để làm gì, bây giờ mang ra mua mía, mua rau muống để bồi dưỡng. Rau muống ở đây khá đắt. Gần trạm xá khoảng hơn trăm mét, có một bến trung chuyển vũ khí đạn dược. Bất kể ngày đêm liên tục ở đó, hết thuyền nọ đến thuyền kia cập bến, chuyển đạn pháo 130, đạn pháo lựu, và đủ các loại đạn khác. Hàng dỡ lên là có ngay xe ô tô chở đi, những thùng đạn vỡ hỏng đều được để lại. Tôi thấy hàng bó liều phóng của đạn 130, hàng bao liều phóng của đạn pháo lựu, rơi ra, lính ta lấy nhóm lửa rất nhạy, nhưng cũng rất nguy hiểm. Tôi ở trạm xá gần một tuần thì một hôm có người nhìn tôi và nói: “có phải anh Sự đấy không”. Tôi định thần nhìn lại; lại câu hỏi tiếp: “anh có nhận ra em không?; Em Kháng đây mà”. Tôi la lên:“A Kháng, nhìn mãi mới nhận ra em”. Đấy là Kháng con bác Cơ, bạn học với em tôi ở Lương Sơn, và là em con cô của Chu Hoàng Anh lớp tôi. Sau khi chào nhau. Kháng rơm rớm nước mắt : “Anh Sự ơi, chị em và các cháu vừa bị bom ở Vĩnh Phú rồi”. Tôi giật mình hỏi: “em biết lúc nào”; Kháng nói: “em mới được tin đây thôi”. Tôi cứ đinh ninh tin này là đúng như vậy (Không ngờ sau này, tôi gặp lại em Chu Hoàng Anh (con cô cậu với Kháng) ở Hà Nội năm 2002, nói lại: “Thằng Kháng nó được báo nhầm, chị và các cháu nó không việc gì cả”. Thế mà sau bao nhiêu năm không gặp Kháng tôi cứ đinh ninh mãi chị và cháu Kháng đã mất (Kháng chỉ có 2 chị em). Sau một hồi đau buồn anh em tôi lại hỏi tình hình. Kháng đang ở C 969, và cả Phán nữa, Phán  cũng học cùng với em tôi ở Lương Son. Kháng nói đã lên đây mấy lần rồi cũng để chữa bệnh. Chúng tôi nói chuyện đến hết chiều, trong khi cơn sốt trong người tôi bắt đầu lên, ơn ớn, ren rét, mền mệt. Sau cùng Kháng nói, chỗ em đóng quân cách đây khoảng cây số, chủ nhật này bọn em làm bún, mời anh sang chơi.

5 thg 8, 2013

Ký ức của Nguyến Thành Sự - 8

Ra lại Quảng Trị 
       Về đơn vị tôi lại nghe nói, ở ngoài Động Tranh vẫn đang chiến đấu ác liệt, thậm chí có lúc đơn vị pháo 37 phải hạ nòng xuống nhằm thẳng quân địch để bắn. DK 75 cũng phải hạ nòng nhắm bắn thẳng. Về hậu cứ tôi cũng không còn thấy các anh lính phun lửa đâu nữa, chắc họ đã chuyển đi. Về hậu cứ, thong thả, tôi đề nghị Thể cắt trọc đầu cho tôi để tránh chấy. Vài ngày sau khi chúng tôi từ trận địa về thì có lệnh toàn trung đội rút ra Quảng Trị. Vào khoảng trước ngày 20 tháng  8 năm 1972, trung đội tôi tiến hành rút quân. Sáng hôm đó chúng tôi nấu cơm ăn no và đổ đầy bao tượng gạo, khoảng 8 giờ sáng chúng tôi bắt đầu hành quân. Đường hành quân lại ra đường 12 đi ngược về phía tây.

Nỗi niềm - Trần Quang Ngân - 3



Quảng trị - niềm tin
           Kính tặng Quảng Trị nhân kỷ niệm 40 năm
          giải phóng 02/5/1972 - 02/5/2012

Đạn bom, khói lửa đã qua rồi
Thời gian lặng lẽ cứ êm trôi
Bốn mươi năm ấy giờ đã đến
Quảng Trị - thân yêu trong chúng tôi
X
Nhớ về Quảng Trị mới ngày nào
Người lính vào trận, ngát trời sao
Tiêu diệt giặc thù, bao trận đánh
Chiến công vang dội, rất tự hào
X
Vượt sông Thạch Hãn tiến quân vào
Giữ đất Cổ Thành - Tổ quốc trao
Chiến đấu kiên cường, giặc khiếp sợ
Mảnh đất quê hương nhuộm máu đào.
X
Đất nước giờ đây đã thanh bình
Nhờ có Bác Hồ, Đảng quang vinh
Mọi người chung tay lo cuộc sống
Quảng Trị hôm nay - Đất hồi sinh
X
Ta lại về đây - Quảng Trị ơi!
Cờ đỏ tung bay rợp đất trời
Bốn mươi năm ấy giờ gặp lại
Đất Quảng - Niềm tin rạng sáng ngời?
              TP. Uông Bí, ngày 05/02/2012

3 thg 8, 2013

Ký ức của Nguyến Thành Sự - 7

Xuống phía nam đường 12
          Sau một thời gian phối thuộc với Sư 324, một hôm anh Thành đi họp trên Sư bộ  về truyền đạt lại, là ban chỉ huy của sư 324 có nhận xét về  B72 thời gian qua đã cố gắng tham gia chiến dịch, tuy nhiên, hiệu quả chiến đấu còn chưa cao. Từ khi vào chiến trường cho tới cuối  tháng 6/1972 tôi chưa được ra trận địa, chỉ mới trông hậu cứ và đi công tác, từ chỗ bàn đạp về tôi cứ áy náy trong lòng. Chỗ bàn đạp ở trên đồi cao, chắc trận địa của chúng tôi cũng gần đấy. Trung đội tôi từ khi vào chiến trường và phối thuộc với sư 324, kể cả ở ngoài Quảng Trị vẫn ì ạch chưa lập công được như B2, B3. Tôi cứ thắc mắc trong đầu, cả trung đội tôi có đến cả chục trắc thủ chứ có thiếu đâu, nhưng từ hôm vào Tây nam Huế có 9 quả đạn chưa dùng hết. Tôi nghĩ chính vì số lượng đạn có ít nên  cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của trắc thủ. Theo kế hoạch tác chiến từ ngày 26/6/1972 toàn bộ chiến trường Trị Thiên bước sang giai đoạn 2. Trên chiến trường ta đang gặp khó khăn. Đúng lúc này trung đội được lệnh chuyển xuống phía nam đường 12.

1 thg 8, 2013

Hiệu Minh: Đôi lời gửi chị Doan

Chị Nguyễn Thị Doan dự hội nghị. Ảnh: TPO
Đọc tin về Hội nghị góp ý kiến nâng cao chất lượng giáo dục diễn ra tại Hà Nội ngày 31/7, thấy chị Nguyễn Thị Doan tới dự với hai vai: giáo sư, tiến sỹ, đại diện cho giới trí thức, và phó chủ tịch nước, đại diện cho đảng và chính phủ, tôi xin có đôi lời của một người từng mang danh trí thức và nhà khoa học.
Chị có nói đại ý rằng, số học sinh ra trường ngày một đông, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều, nhưng tại sao đất nước chậm đổi mới và có vẻ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực. “Tác động của giáo dục và đào tạo đối với vấn đề này như thế nào và chúng ta phải chăng đang lãng phí rất lớn một nguồn lực đối với giáo dục vào đào tạo?”

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Nỗi niềm - Trần Quang Ngân -2

Trở lại trường
"Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên"
                           Lưu Trọng Lư.

Bốn mươi mùa thu đã qua rồi
Tháng, năm lặng lẽ cứ êm trôi
Buồn, vui nỗi nhớ bao ngày ấy
Như vẫn còn đây, trong chúng tôi
* * *
Cái thuở học trò đâu còn nữa
Tạm gác bút nghiên, vào tuyến lửa
Chiến đấu kiên cường, giặc khiếp sợ
Anh hùng giữ chốt, sức trẻ xưa
* * *
Thu nay trở lại trường của ta,
Đến trước tượng đài dâng vòng hoa,
Ba lô- sách - mũ (*),  còn nguyên đó
Cúi đầu vĩnh biệt người đi xa…
* * *
Đồng đội xa nhau bao nỗi nhớ
Vẫn cứ hồn nhiên: Tao - mày - tớ
Sinh viên - người lính tóc phai màu
Chiến công đọng lại cháy vần thơ.
                       Bách Khoa, ngày 6/9/2011
_______________________
(*) Tượng đài sinh viên trường Đại học Bách Khoa: trên ba lô là quyển sách vở, mũ người lính úp trên quyển sách.