22 thg 5, 2012

Bận gì mà nghỉ quá lâu

Bận gì mà nghỉ quá lâu
Đi đâu chăng nữa, nhớ câu Ân Tình.
Nhớ những lúc mới tinh blog
Mọi người vui fút chốc hân hoan...
.... Bây giờ tớ vẫn còn ... xoan...
                   *
                 *   *
Trần Hoàng ơi hỡi Trần Hoàng
Thơ hay như thế 'đình đoàng' ở đâu ?
Ở đâu thì mặc ở đâu
Hãy về đây nổ nhiều câu đàng hoàng!
                     *
                  *    *
Thu Phương nữa, đi đâu không thấy ... dép
Để mình ta lẹp bẹp với log leo
Ra sức chống, ra sức chèo, ra sức đỡ
Mà vẫn như thằng dở chốn Tỳ Kheo (trong Tây du ký).

'Nỗi Niềm' của Trần Quang Ngân


Như đã kể từ lâu, trước khi vào Quảng Trị dự lễ kỷ niệm ‘81 ngày đêm oanh liệt bên Thành cổ’ và ‘40 năm giải phóng Quảng Trị’, CCB Trần Quang Ngân … bia bọt với tớ và ngỏ lời muốn tặng anh chị em k14vt đứa con tinh thần thứ 2: tập thơ rất nỗi niềm, mang tên NỖI NIỀM của anh.

Dù 30/4 đã đi qua, song chiều nay, nhờ sự giú đỡ tận tình của nhà thơ, nhà văn VŨ THẢO NGỌC, tớ mới nhận đc bản thảo tập thơ này.

Trước hết xin fép toàn thể anh chị em cựu sinh viên K14 khoa Vô Tuyến – Điện tử, trường ĐHBK HN cho fép mình đc thay mặt để chân thành cảm ơn tấm lòng vàng của chị Thảo Ngọc.

Hy vọng sẽ dần dần đăng trình cùng các bạn. Hôm nay xin giới thiệu ‘Lời đầu sách’ của Vũ Thảo Ngọc, viết cho tập thơ này.

Lời đầu sách
NỖI NIỀM - một tiếng thơ của lòng nhân ái

        Tôi có cơ duyên được biết Trần Quang Ngân nhờ công việc khi còn công tác ở Hội VHNT ở Quảng Ninh, dù bây giờ tôi vẫn... Quảng Ninh, nhưng anh em mỗi người một việc. Tập thơ lần trước: Một thời ra trận của anh đã in cách đây mấy năm được bạn bè rất khen.
Bây giờ, hình như, vâng, hình như cái thôi thúc, cái niềm đam mê đó tưởng dừng hẳn khi anh từng nói "chỉ in một tập kỷ niệm cho vui". Nhưng anh lại tiếp tục trình làng tập Nỗi niềm-cái tên giản dị tôi đã...chê phắt.
Nhưng xin thưa với bạn đọc, tập NỖI NIỀM của Trần Quang Ngân lần này thực sự là một tiếng lòng nhân ái của người thơ, của tình thơ một người cựu binh già, một thi nhân đã vào tuổi lục tuần vẫn mặn mà với duyên thơ.
Hãy nghe anh bộc bạch, hãy lắng nghe những trường cảm xúc của thi sĩ Trần Quang Ngân qua những cung bậc tình cảm khác nhau về tình nghĩa vợ chồng, anh em, đồng chí, quê hương...Những dòng cảm xúc chan chứa yêu thương, những câu chữ tuy còn vụng dại ... thật như sự thật, lại làm ám ảnh người đọc khi anh viết: “Cuộc đời có ai ngờ/Vợ tôi bệnh hiểm nghèo/Bảy năm trời chạy chữa/Không giữ nổi được người/...Ra cảnh thật éo le/Se lòng người ở lại/Dì chấp nhận làm thê/Nuôi dạy con thay CHỊ...”. - Nỗi niềm
Đó là những câu chữ mộc mạc như bản thân cuộc sống riêng tư của tác giả, nhưng chính sự mộc mạc đó làm nên chất thơ trong anh. Những sự liên tưởng về đời sống, về tình yêu, hạnh phúc luôn là tư tưởng chủ đạo trong sáng tạo của Trần Quang Ngân. Ta hãy nghe những tình cảm dung dị đó trong từng câu chữ như: Qua Rằm, Tết vẫn còn xuân/Bài thơ bạn gửi mới gần thuộc thôi/Chờ mong người sẽ tới chơi/Túi thơ, bầu rượu đất trời ngả nghiêng- Nhớ bạn- Hoặc: Mồng tám tháng ba/Anh lại  tặng em/ bông hoa nhỏ...-Tặng 8.3
một mạch khác, anh viết về một thời sinh viên ra trận, những người bạn đồng môn giờ đã luống tuổi, những mái tóc xanh thuở hai mươi đã thay thế là những mái tóc muối tiêu, gặp nhau trong lễ kỷ niệm 55 năm tháng ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong ngày trở lại chiến trường Quảng Trị khói lửa khốc liệt ngày nào, những câu thơ không khỏi day dứt lòng ai: “Thu nay trở lại trường ta/Đến trước tượng đài dâng vòng hoa/Balo-sách-mũ còn nguyên đó/Cúi đầu vĩnh biệt người đi xa...”-Trở lại trường. Hoặc : “Chiều nay ta đến Vũng Rô/ Chẳng thấy sóng biển vỗ bờ xôn xao?...Con tàu không số, vô danh cập bờ/Vũng Rô luỹ thép thành đồng...” - Đến Vũng Rô
Đó là những tháng năm hào hùng và thật đáng trân trọng của một thế hệ trí thức Việt Nam, Trần Quang Ngân chỉ khắc hoạ một nét nho nhỏ nhưng để lại trong lòng chúng ta về một niềm tự hào Dân tộc to lớn và sâu sắc nhường nào. Niềm kính trọng các thế hệ sinh viên sẵn sàng rời giảng đường Đại học cầm súng lên đường bảo vệ Tổ quốc không một chút ngại ngần. Những lời  thơ còn giản dị ở con chữ, nhưng nói lên được bao điều, có tác dụng tốt nhằm giáo dục tinh thần cách mạng cho đời sau rất có giá trị.
Ở nhiều trạng huống khác, Trần Quang Ngân đã dâng cho đời những câu thơ chân chất, mộc mạc mà thật chan chứa niềm tự hào về gia đình, dân tộc, làng xóm quê hương, như cảm xúc khi con được kết nạp Đảng, cảm xúc về lại chiến trường xưa, về trường cũ, về người vợ thân yêu, về những đứa con ngoan, những đồng chí tốt...
 Đọc NỖI NIỀM, ta dễ gặp được sự đồng cảm từ những điều dung dị và niềm nhân thế sâu sắc từ Trần Quang Ngân, hy vọng bạn đọc sẽ đón nhận NỖI NIỀM với tất cả niềm trân quý của một người làm thơ chân chính./.

                                               Hà Nội, 12/11/2011
                                                  Nhà văn Vũ Thảo Ngọc        
 Nhà văn Vũ Thảo Ngọc

Vài nét về Nhà văn Vũ Thảo Ngọc: Chị quê ở làng Mộ Trạch (thường gọi là làng Tiến sỹ), xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Chị từng làm công nhân Mỏ than Cọc Sáu. Sau khi tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du - khoá 6, thuộc Đại học văn hoá Hà Nội, (sau đổi thành: Khoa lí luận Sáng tác), chị về làm Thư ký Tòa soạn Báo Hạ long (tờ báo của Hội Văn nghệ Quảng Ninh) và là Phó Chủ tịch Hội văn nghệ Quảng Ninh. Hiện, chị công tác tại Tập đoàn Vinacomin.

Nhà văn Vũ Thảo Ngọc là tác giả của hơn chục đầu sách với các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ, được xuất bản từ 1997 đến nay. Chị đã được nhiều giải thưởng văn học của Trung ương và địa phương. Từ tháng 1/2011 chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Nỗi Niềm
             TQN
             (Tặng vợ và các con nhân ngày 20/10/2011)

Năm bảy tư lấy vợ
Hơn tháng trời gần nhau
Chẳng có tin vui gì
Để tặng người đi xa
             
Chiến tranh đã đi qua
Người lính trẻ về quê
Niềm hạnh phúc tràn trề
Bõ tháng ngày mong đợi.
             
Thế là vợ mang thai
Sinh được cậu con trai
Vào đầu năm bảy sáu
- Mình được làm cha rồi!
              
Cuộc sống cứ sinh sôi
Tôi được hai con nữa
Cho thêm vui cửa nhà
Chẳng ai muốn rời xa...
              
Cuộc đời có ai ngờ
Vợ tôi bệnh hiểm nghèo
Bảy năm trời chạy chữa
Không giữ nổi được Người
              
Người ra đi thiệt phận
Còn tôi thì lận đận
Gà trống phải nuôi con
Ba đứa còn lít nhít
             
Gia cảnh thật éo le
Se lòng người ở lại
Dì chấp nhận làm thê
Nuôi dạy con thay chị.
            
Tháng năm hiền trôi đi
Mọi người lo tần tảo
Chăn lợn lại nuôi gà
Mớ rau bán chợ xa.
           
Biết cảnh nhà như thế
Các con tôi đều ngoan
Chăm học lại chăm làm
Nghe Mẹ Dì dạy bảo       

Đứa lớn cùng đứa nhỏ
Góp sức cùng mẹ dì     
Tăng thêm phần thu nhập
Mưu sinh cho gia đình

Hai con gái cần cù
Trưa hè cắt cỏ gừng
Chiều gánh nước tưới rau
Tảo tần cùng hôm sớm

Tối cơm xong lại ngồi
Cùng bó rau, nhặt cỏ
Sớm mai quẩy đi chợ
Nồi cơm thêm đầy hơn...

Khó khăn dần lùi xa
Mẹ dì như mẹ đích
Các con cùng khôn lớn
Trọn đầy bên mẹ cha.

Chuyện nhà tôi là vậy
Bút, mực nào tả hết
Bao gian nan vất vả
Hạnh phúc tròn trên tay...
                     Uông Bí, ngày 19.10.2011
 
                                       Trở lại trường
                                                         "Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy
                                                          Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên"
                                                                             Lưu Trọng Lư.

                                       Bốn mươi mùa thu đã qua rồi
                                       Tháng, năm lặng lẽ cứ êm trôi
                                       Buồn, vui nỗi nhớ bao ngày ấy
                                       Như vẫn còn đây, trong chúng tôi
                                                         * * *
                                       Cái thuở học trò đâu còn nữa
                                       Tạm gác bút nghiên, vào tuyến lửa
                                       Chiến đấu kiên cường, giặc khiếp sợ
                                       Anh hùng giữ chốt, sức trẻ xưa
                                                       * * *
                                       Thu nay trở lại trường của ta,
                                       Đến trước tượng đài dâng vòng hoa,
                                       Ba lô- sách - mũ (*),  còn nguyên đó
                                       Cúi đầu vĩnh biệt người đi xa…
                                                        * * *
                                       Đồng đội xa nhau bao nỗi nhớ
                                      Vẫn cứ hồn nhiên: Tao - mày - tớ
                                      Sinh viên - người lính tóc phai màu
                                      Chiến công đọng lại cháy vần thơ.
                                                                                 Bách Khoa, ngày 6/9/2011
(*) Tượng đài sinh viên trường Đại học Bách Khoa: trên ba lô là quyển sách vở, mũ người lính úp trên quyển sách.

Góp vui một chuyện tếu


Xóm nhà tôi người ta sưu tầm được cái chuyện này, tếu thật!

Thư giãn: Việt Nam là ngon nhất.
 

    Obama rất hâm mộ Khổng tử, do đó quyết định đến thăm 4 nước trong hệ thống Đạo Khổng. Ngay khi về nước, Obama phải gặp ngay ông anh để kể lể về chuyến thăm này.
     Bush: Chú công tác thế nào? Có gì hay không kể anh nghe?
     Obama: Dạ em đến Nhật Bản trước tiên ạ.
Bush: Ừ, nước này phát triển lắm đấy, chú thấy sao?
     Obama: Dạ, nó bắt em đi bộ gần chết vì nó bảo con Cadillac One của em tốn xăng và có lượng khí thải vượt mức cho phép ạ.
     Bush: Ờ, chuyện thường, anh bị rồi. Sau đó đi đâu?
    Obama: Dạ em qua Hàn Quốc, định vừa thăm vừa mua ít sâm về biếu anh.
    Bush: Ừ, hàng họ ở đó cũng hay phết, anh có mấy con bồ bên đó. Chú thấy sao?
   Obama: Dạ, em cũng đi bộ gần chết ạ.
Bush: Ơ, bọn này nó đâu có sợ chết như mấy thằng Nhật???
   Obama: Vâng, nhưng dân nó thấy xe em đẹp, nó chặn mẹ nó lại, gắn hoa vào và thi nhau chụp ảnh cưới các kiểu.
    Bush: Ừ, anh quên bảo chú bọn Hàn nó sến lắm. Mà sao không tranh thủ bị nó chặn xe, chú không đi nhuộm tóc và làm lại mầu da cho nó giống sao Hàn?
    Obama: Dạ tại em bận qua Trung Quốc ạ.
Bush: Sang đó có gì hay không, nó đang tranh chấp hằm hè quyền kiểm soát biển Đông với mình đấy, bọn này nó đông dân nên tinh vi lắm.
    Obama: Dạ em không biết, em nghe bọn đàn em tấu là xe Cadillac One của em vừa đến đầu phố, cuối phố mấy thằng Tầu đã làm ra ra bốn cái Cadillac One giống hệt, sửa tên thành Dielac One và còn khuyến mại thêm còi 30 bản nhạc và đèn nháy ạ.
    Bush: Ôi, thế chú là may đấy, anh đến chỗ này có tí mà 9 tháng sau chúng nó còn làm ra mấy thằng Bush giống hệt anh thì sao. Thế còn nước cuối cùng?
   Obama: Rời Trung Quốc em sang Việt Nam luôn, xưa em có mấy ông chú đi lính nên cũng có vài chỗ quen biết ở đây, sang thăm tiện thể hỏi thăm họ hàng luôn.
   Bush: Thế vui vẻ chứ? Nước này thân thiện lắm, không thù hằn mình nữa.
Obama: Vâng, em lái con Cadillac One đi một đoạn nhưng...
   Bush: Nhưng sao, nó cấm vì khí thải cao à?
   Obama: Dạ không, xe em còn ngon gấp vạn lần xe bus của bọn nó, đi sau xe bus của bọn nó còn đếch nhìn thấy đường, em phải dùng định vị toàn cầu mà lái đó.
   Bush: Thế nó lại chặn lại chụp ảnh cưới à?
Obama: Không ạ, dân ở đây vội lắm, em dừng lại đèn đỏ họ còn chửi em là thằng ngu. Nói gì dừng lại chụp ảnh.
    Bush: Thế nó lại làm Cadillac One giả à?
   Obama: Không ạ, lúc em sang đến nơi thì bọn Trung Quốc đã mang Dielac One sang bán tràn ngập giá rẻ như xe công nông. Dân tình chạy tưng bừng đầy phố làm mấy thằng mật vụ của em đếch biết em đi xe nào, lạc mẹ nó mất.
   Bush: Thế túm lại là chú bị làm sao?
   Obama: Dạ em vừa dừng xe vào mua bao thuốc, quay ra đã mất mẹ nó đôi gương ạ.
Bush: Ôi giời, ra chợ Giời mà kiếm lại, đúng đôi của mình luôn, giá rẻ, có số chưa anh cho số mấy thằng em???
   Obama: Vâng, và em quyết định sẽ chọn Việt Nam để chơi lâu dài ạ.
   Bush: Tại sao? Chú vẫn chưa tìm được đôi gương của con Cadillac One à?
   Obama: Dạ không, so sánh cả 4 nước em thấy người Việt rất tuyệt. Khả năng lần mò tốt, đi đường bụi thế mà vẫn đi được. Thứ hai là rất năng động, dừng đèn đỏ còn không dám vì sợ muộn. Thứ nữa là hành động rất thẳng thắn và anh hùng. Bẻ gương giữa thanh thiên bạch nhật, không sợ chết như bọn Nhật, không sến như bọn Hàn Quốc và cũng không gian dối như bọn Tầu
   Bush: Công nhận. Việt Nam là ngon nhất.
                                                                                                       Hải Anh