28 thg 5, 2014

Kissinger và Hoàng Sa

Huy Đức
Huy Đức & Kissinger
Cám ơn Nguyen Thanh Tuan đã thu xếp cho tôi gặp lại GS Thomas Bass. Hơn 8 năm trước, ngày 10-3-2006, GS Thomas đã thu xếp để tôi phỏng vấn Henry Kissinger. Khi xem tấm ảnh tôi chụp với Kissinger, ông đùa: "Nếu cậu là người Mỹ thì có thể lồng kính bức ảnh này treo trong văn phòng". Nói thế thôi, như số đông người Mỹ khác, Thomas rất ghét Henry Kissinger.

Không có khoa ngoại giao của trường đại học nào ở vùng Boston lại không bắt học trò đọc sách của Kissinger. Nhưng, lần ấy, khi ông tới Boston dự Hội thảo Việt Nam and the Presidency, sinh viên ý ới gọi nhau biểu tình phản đối. Tôi hỏi: "Tại sao?". Kissinger cười: "Cho dù ghét tôi thế nào thì họ cũng phải thấy rằng, thế giới đã không thể có những thay đổi như thế này nếu không có những quyết định của chúng tôi".

Vì Dân tộc hãy dũng cảm vứt bỏ 4 tốt, 16 chữ vàng

Đến giờ này, bộ mặt bành trướng Đại Hán của nhà cầm quyền Trung Quốc đã hiện nguyên hình trước mọi người dân Việt Nam.
....
Làn sóng biểu tình chống bành trướng Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam nổi lên khắp thế giới.
Nhưng ở Việt Nam thì không! Vì vẫn còn đó 4 tốt và 16 chữ vàng.
Hãy nhìn về Đài Loan, đảo nhỏ bé sát nách Trung Quốc, tưởng chừng Bắc Kinh muốn thò bàn tay ... của chúng để chiếm lấy lúc nào cũng được.
Nhưng không được, và không bao giờ được. Trung Cộng không bao giờ dám đụng đến một cọng lông chân của Đài Loan.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân cốt yếu là Đài Loan chưa bao giờ bị Trung Quốc bịt mắt bịt mồm và khống chế bởi 4 tốt và 16 chữ vàng.
Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố: Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền thiêng liêng về lãnh thổ và biển đảo để lấy một thứ hòa bình hữu nghị viển vông lệ thuộc nào đó.
Như thế, nói theo ngôn ngữ ngoại giao, Việt Nam cần mạnh mẽ tuyên bố 4 tốt và 16 chữ vàng là vô giá trị.
Còn nói theo kiểu dân dã, đã đến lúc vứt mấy câu quỉ tha ma bắt kia vào sọt rác!
Theo TâmSưYGiao 
Bài viết theo phong cách và quan điểm của tác giả.

Xử Bầu Kiên hay xử ai?

Nguyễn Vũ / Thứ Tư,  28/5/2014

honngv: Thế mới biết có thời hoang dã ấy
Tưởng "ngày xưa", nào, mới mấy năm qua !


(TBKTSG Online): Phiên tòa xử Nguyễn Đức Kiên, người thường được biết nhiều hơn dưới biệt hiệu Bầu Kiên thu hút sự chú ý của nhiều người. Đáng tiếc, sự chú ý đó rơi vào các hiện tượng bề nổi như sự đối đáp vững lý, rành mạch của ông Kiên hay sự lúng túng, lẩn tránh ngay cả những câu hỏi đơn giản nhất của đại diện các cơ quan công quyền khi ra làm chứng.

Nếu nhìn vụ án và đặt nó trong bối cảnh nền kinh tế phát triển một cách “hoang dã” trong thời kỳ hậu WTO, bức tranh nổi lên từ các lời khai tại tòa là gì?

Là những nét vẽ chấm phá nhưng khá chính xác một hệ thống ngân hàng với nhiều bê bối, lạm dụng, lách luật; một hệ thống quản lý tù mù không rõ ràng và một môi trường kinh doanh chỉ chăm chăm làm giàu sao cho nhanh nhất chứ không nghĩ đến sự bền vững hay nền sản xuất thật.