28 thg 3, 2015

Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá

Nguyễn Quang Lập
"Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá" là tục ngữ cảnh báo hai tội ác hàng đầu phá hoại môi trường, nhất định sẽ nhận lấy những quả báo nặng nề. 

Tưởng rằng ai cũng hiểu rõ mười mươi câu tục ngữ đó, không ngờ trang "Bách khoa tri thức Việt Nam" giải thích câu tục ngữ đó như thế này:

Phá sơn lâm: Nghề khai thác rừng; Đâm hà bá: Nghề đánh bắt thủy sản.

Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá: Khai thác rừng và đánh bắt thủy sản là hai nghề vất vả, cực nhọc.

Nghị định số 64/2010/NĐ-CP Về quản lý cây xanh đô thị

Điều 14. Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị

1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
 
2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.

Nguyễn Huy Cường: Mỡ là mỡ, vàng tâm là vàng tâm

Tôi là ai?.Tôi là người đủ điều kiện vạch trần những trò trí trá về chuyện cây mỡ ở Hà Nội.
 
Hôm qua vào từ điển Wikipedia thấy thông tin về cây Mỡ được sửa lại cách đây 2 ngày, có ai đó đã vào cuốn từ điển trực tuyến dạng mở này sửa chữa, "sát nhập" hai loại Vàng tâm và gỗ Mỡ vào nhau cho nó êm xuôi.
 
Có thể một số nhà khoa học cũng nhầm lẫn về việc này.

Nay, từ tư cách của người BIẾT RẤT RÕ về hai loại cây này tôi xin lên tiếng.

Để cho ý kiến được minh tường, đề nghị anh chị em nào thuộc diện trên 50 tuổi, quê ở vùng từ Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ trở lên đến Lào Cai, Nghĩa Lộ, Tuyên Quang vào đọc bài này và cho ý kiến khách quan, xem tôi nói có đúng không.

Chế - Hà Nội chặt cây

Nguyen Trong Tao 
TRÀN LAN NHẠC CHẾ HÀ NỘI CHẶT CÂY

Chưa bao giờ "bài hát chế" lại nhiều như mùa Hà Nội chặt cây hôm nay. Mỗi bài một tâm tư, nhưng đều thương tiếc cây bị chặt, phản đối chính quyền Hà Nội và "với tôi, cây xanh là tất cả. Chỉ vậy thôi". Chính quyền Hà Nội chưa bao giờ bị chế diễu như hôm nay. Mời các bạn vào nghe...

Giáo sư Xoay đàn hát chế về vụ chặt cây ở Hà Nội 

https://www.youtube.com/watch?v=B3s4Ypbxs5g


Rừng người một đời cây:  

Hà Nội mùa vắng những cây xanh 

https://www.youtube.com/watch?v=PEjrMC_qBO 


Tình Lỡ - phiên bản HN chặt cây
https://www.youtube.com/watch?v=TV_r0mAwyc0

Thành phố mồ hôi rơi 
https://www.youtube.com/watch?v=pGqSIaDLoKE

vân vân và vân vân.

Chặt cây không phải hỏi dân, nhưng chắc là phải "hỏi lãnh đạo"


(GDVN) - Để có một cây cổ thụ, trồng và chăm sóc mất hàng trăm năm, chặt hạ chỉ mất vài chục phút, điều đơn giản ấy ai cũng biết, nhưng ai biết cây cũng có tâm hồn nhỉ?
 

Thí nghiệm với cây Thiết mộc lan (ảnh Internet)
Cleve Backster (1924 - 2013) là một chuyên gia nổi tiếng, tên tuổi của ông gắn với một phát hiện thú vị được giới khoa học đặt tên là Backster effect (Hiệu ứng Backster). Một trong những nghiên cứu của ông là về Plant perception (nhận thức của cây cối).

Vốn là một chuyên gia làm việc cho Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), sử dụng các thiết bị kiểm tra (nói dối?), ông gắn các điện cực vào lá cây và ghi lại các xung điện, Cleve Backster nhận thấy cây cối cực kỳ nhạy cảm với suy nghĩ của mình, đặc biệt nếu đó là suy nghĩ đe dọa sự sống của chúng. 

Lâm tặc, Đô tặc hay...Tài tặc?

 
(GDVN) - Dân gian gọi kẻ phá rừng là "Lâm tặc", phá Thủ đô thì gọi là "Đô tặc", nhưng cũng chưa hẳn đã đầy đủ, chuẩn xác...


Chặt cây không phải hỏi dân, nhưng chắc là phải "hỏi lãnh đạo"
Người ta thường nói màu xanh là màu hy vọng, cũng như màu tím tượng trưng cho sự thủy chung, màu đỏ là màu nhiệt huyết,… 

Hủy diệt cây xanh tức là hủy diệt sự sống, cũng có nghĩa là hủy diệt hy vọng. 

Việc chặt hạ có tổ chức, có hệ thống cây xanh ở Hà Nội khiến người dân bức xúc là lẽ đương nhiên, điều cần thiết bây giờ là dũng cảm đánh giá việc gì đúng, việc gì sai, giải quyết hậu quả, cả về phương diện môi trường lẫn chủ trương, đường lối, cả về trách nhiệm tập thể lẫn những phát ngôn và hành động của một số vị lãnh đạo thành phố trước, trong và sau khi vụ việc xảy ra.