18 thg 7, 2012

Tự do ... leo trèo !


Sơn-Thi-Thư

Muốn vào bờ - lốc phải trèo leo
Hai bác (1) chặn rồi...đến Vịt teo!
Dân chủ, tự do là thế thế
Nhân quyền, ngôn luận vẫn gieo neo!
Hóa ra được nói là không dễ
Khẩu hiệu nhiều khi cũng lộn lèo!
Ai muốn tự do nghe với nói
Thôi đành tìm kiếm cách mà leo (2).

P/S: Hãy viết và đọc blog theo cách của bạn (chứ không phải cách của VNPT, FPT hay Vịt teo).
(1): Hai bác VNPT và FPT đã chặn tường lửa với hệ thống blog.
(2): Vượt tường lửa.

Khẩu thơ Thái Bá Tân


Mượn lời Nguyễn Quang Lập (màu xanh) để giới thiệu thơ Thái Bá Tân:
Mình đẻ ra món khẩu văn đến nay đã hơn ba năm, ngoảnh đi ngoảnh lại chỉ có hơn chục người theo, đa phần đều là thứ khẩu văn vụng về gượng ép. Thật buồn. Hôm nay vào nhà Hồ Bất Khuất đọc bài Một bài thơ hay của Thái Bá Tân thấy hay cực, bèn mò vào nhà bác Thái Bá Tân (Tại đây) đọc một loạt thơ bác và mừng rỡ nhận ra bác Tân cũng đang đẻ ra món khẩu thơ, một loại thơ nói nôm na như khẩu văn, mình mừng quá.

Có thể Thái Bá Tân không ý thức viêc đẻ ra món khẩu thơ nhưng chính nó là khẩu thơ. Khẩu thơ là loại thơ từng câu nôm na như vè nhưng đọc xong cả bài thơ thì mới giật mình nhận ra đó là thơ, đích thị là thơ. Có khi thơ hơn cả thơ nữa.
 
NÓI VỚI CHÁU RỂ
1
Mày rót bác cốc nước,                                                                 
Rồi bác nói điều này.
Năm ngoái bác phản đối,
Không cho cháu lấy mày.

Vì sao ư? Đơn giản
Vì mày là công an.
May, giờ bác vẫn thấy
Mày ngoan, hoặc còn ngoan.
Nhà thơ Thái Bá Tân

Công bằng ra mà nói,
Công an cũng chẳng sao.
Hơn thế, còn cần thiết,
Nhưng chẳng hiểu thế nào

Giờ lắm đứa tệ quá,
Đạp vào mặt người ta,
Còn giở các trò bẩn,
Đánh đập cả đàn bà.

Giả sử, mai “dự án”
Nó cướp đất nhà mày,
Mày có để lặp lại
Vụ Vân Giang gần đây?

Vợ mày đang có chửa.
Bác mừng cho chúng mày.
Nếu có đứa đạp nó,
Mày sẽ nghĩ sao đây?

Lại nữa, bác bị bắt,
Mày cứ nói thật lòng,
Người ta bảo mày bắn,
Mày có bắn bác không?

Mà bác thì mày biết,
Như mấy lão nông dân,
Làm sao mà “thù địch”,
Mà “phản động”, vân vân.

Nói thật cho mày biết,
Bác yêu đất nước này,
Người Vân Giang cũng vậy,
Hơn gấp vạn chúng mày.

Sống ở đời, cháu ạ,
Có nghề mới có ăn.
Làm công an cũng được,
Nhưng phải nhớ vì dân.

Mà dân là bố mẹ,
Là bác, là vợ mày.
Chứ mày nghe bọn xấu
Làm ngược lại là gay,

Là có tội, cháu ạ.
Chưa nói chuyện ở đời
Có cái luật nhân quả,
Tức là luật của trời.

Nhân tiện đây bác kể,
Chỗ bác cháu thân tình,
Một câu chuyện của Phật,
Cháu nghe mà ngẫm mình.

2
Có nhân thì có quả.
Đó là luật của Trời.
Cũng là luật của Phật,
Ứng nghiệm với mọi người

Một lần, khi giảng pháp,
Với tôn giả, sư thầy,
Phật Thích Ca đã kể
Một câu chuyện thế này.

Có một con bò nọ,
Nhân khi vắng người chăn,
Đã xuống ăn ruộng lúa
Của một người nông dân.

Ông này rất độc ác,
Tức giận, mắng con bò:
“Tao vất vả, nhịn đói,
Mà mày thì ăn no.

Mày phải trả giá đắt.
Tao sẽ cắt lưỡi mày,
Để mày phải ghi nhớ
Không ăn lúa từ nay.”

Nói đoạn, ông cắt lưỡi
Con bò này đáng thương.
Nó không hiểu, nghĩ lúa
Là loại cỏ bình thường.

Còn ông nông dân ấy
Sau sinh ba người con,
Tất cả đều khỏe mạnh,
Cả thể xác, tâm hồn.

Có điều cả ba đứa
Không ai hiểu vì sao
Câm, suốt ngày lặng lẽ,
Không nói được tiếng nào.

Các thầy thuốc bất lực.
Ông bố thì buồn lo.
Và rồi ông chợt nhớ
Chuyện xưa cắt lưỡi bò.

Giờ hối thì đã muộn.
Ở lành thì gặp hiền.
Sống ác thì gặp ác.
Mọi cái có nhân duyên.

“Đời là thế, - Phật nói. -
Xưa nay chưa có người
Thoát được luật nhân quả.
Bởi đó là Luật Đời.”

Hà Nội, 8. 7.  2012
 
NÓI VỚI CON
1
Bố sợ con sướng quá,
Không khéo lại hóa rồ.
Lương cao, tiền rủng rỉnh,
Vô tâm và vô lo.

Một bữa các con nhậu,
Đâu đó ngoài cửa hàng
Bằng tháng lương hưu bố,
Ấy là loại xoàng xoàng.

Đồ cái gì cũng xịn,
Từ nhà đến ô tô,
Dù trong đó một nửa
Là tiền bố mẹ cho.

Không sao, thích thì diện,
Có tiền cứ ăn chơi.
Nhưng bố mẹ tiết kiệm,
Đừng chê và đừng cười.

Mỗi thời nó một khác.
Con cái hơn mẹ cha,
Là điều tốt, rất tốt,
Là đáng mừng, nhưng mà...

Nhưng mà đời, con ạ,
Không chỉ có miếng ăn,
Còn có cả cái khác,
Nôm na là tinh thần.

Nhà văn Nga Tchekhov,
Nói con người phải luôn
Làm cho mình thêm đẹp,
Cả thể chất, tâm hồn.

Con no đủ, hạnh phúc,
Bố mẹ mừng, tất nhiên,
Nhưng còn mừng hơn nữa
Nếu con biết buồn phiền

Khi thấy người khác khổ,
Còn đói ăn hàng ngày.
Người như thế nhiều lắm.
Con nên nhớ điều này.

Đã định không muốn nói,
Nhưng nói thì nói luôn -
Xưa, bố mẹ chuyên nhịn
Để mua sữa nuôi con.

Và còn chuyện này nữa.
Chuyện quá khứ nước nhà.
Nó nặng lắm, con ạ,
Nặng, buồn và xót xa.

Tất cả cái nặng ấy,
Bố chất lên vai mình,
Để con khỏi mất ngủ,
Khỏi buồn mà kém xinh.

Thì đời nào chả vậy,
Như một lẽ tự nhiên:
Cha mẹ nhận giông tố
Cho con cháu bình yên.   

Con nghe, chắc hiểu bố
Muốn ở con điều gì.
Cứ diện, cứ ăn hiệu,
Ô tô con cứ đi.   

Bố chỉ muốn thỉnh thoảng,
Thỉnh thoảng thôi, đôi lần
Con nhìn quanh để thấy
Cái khổ của người dân.

Con du học từ bé.
Rất may còn về nhà.
Một núi tiền của bố,
Cũng là tiền dân ta.

Vậy gắng mà trả nghĩa.
Bố mẹ thì không cần.
Trả người con mắc nợ,
Là đất nước, nhân dân.

Bố mẹ và đất nước
Đã cho con ra đời.
Nếu chẳng may vấp ngã,
Thì bố mẹ là người

Sẽ đỡ con đứng dậy.
Đất nước cũng sẵn lòng
Nâng đỡ con lần nữa,
Để con lại thành công.

Nhân tiện đây, bố kể,
Ừ, thời gian đang còn,
Một câu chuyện bổ ích
Bố viết riêng cho con.

2
Ngày xưa có cây táo,
Lá xum xuê và dày.
Một cậu bé rất thích
Chơi với nó hàng ngày.

Cậu thường leo lên nó,
Hái quả ăn ngon lành.
Trưa mệt, cậu nằm ngủ
Dưới tán lá cây xanh.

Cậu bé yêu cây táo
Chân thành và ngây thơ.
Cây táo cũng yêu cậu,
Ngày nào nó cũng chờ.

Thời gian trôi, cậu bé
Cứ lớn dần, lớn dần,
Cậu bận học, có vẻ
Đã quên người bạn thân.

Một hôm cậu xuất hiện,
Đôi mắt thoáng buồn rầu.
Cây táo hồ hởi nói:
“Nào, ta chơi với nhau!”

Cậu bé đáp: “Xin lỗi,
Tớ đã lớn, buồn sao,
Không thể chơi với cậu
Vui vẻ như ngày nào.

Tớ muốn đồ chơi đẹp,
Mà lại không có tiền.”
Cây táo nói: “Thật tiếc,
Tớ cũng không, tất nhiên,

Nhưng cậu có thể hái   
Táo của tớ trên cây.   
Cách ấy tớ có thể
Giúp được cậu lần này.”

Cậu bé nghe, sung sướng
Hái hết táo mang đi,
Rồi không thấy quay lại.
Cây buồn, không nói gì.

Bỗng một hôm, cậu bé,
Giờ là người đàn ông,
Quay lại gặp cây táo,
Nhiều phiền muộn trong lòng.

Lần nữa ông xin lỗi:
“Tớ đã có gia đình,
Mà nhà thì chưa có,
Một ngôi nhà của mình.”

Cây táo đáp: “Thật tiếc,
Tớ cũng không có nhà.
Nhưng cậu có thể chặt
Cành lá tớ xùm xòa.

Hy vọng cậu đủ gỗ
Để xây nhà cho mình.
Ngôi nhà quan trọng lắm
Khi cậu có gia đình.”

Người đàn ông sung sướng
Chặt hết cành mang đi,
Không một lần quay lại.
Cây buồn, không nói gì.

Rất cô đơn và lạnh
Khi gió bão, mưa sa,
Nhưng cây táo hạnh phúc
Biết bạn mình có nhà.

Người đàn ông lại đến,
Mái tóc bạc trên đầu.
Cây táo thấy, vui sướng:
“Nào, ta chơi với nhau!”

“Không, tớ già, muốn nghỉ.
Bao phiền muộn trong lòng.
Tớ cần chiếc thuyền nhỏ.
Cậu giúp tớ được không?”

“Thế thì chặt thân tớ,
Để đóng một con tàu.
Cậu tha hồ chơi biển,
Sẽ không thấy buồn rầu.”

Ông già chặt cây táo,
Thuê xe đến mang đi
Rồi không hề quay lại.
Cây buồn, không nói gì.

Cuối cùng ông cũng đến,
Một ông lão yếu gầy.
“Tớ không còn gì nữa
Để cho cậu lần này, -

Cây nói. - Không còn táo
Để cậu thích thì ăn.”
Ông lão đáp: “Răng rụng,
Không nhai được, không cần.”

“Thân tớ không còn nữa
Để leo như ngày nào.”
“Đã qua rồi thời đó.
Ừ, cái thời vui sao.”

“Vậy thì tớ quả thật
Không còn gì để cho,
Ngoài gốc cây và rễ
Đang mục dần thành tro.”

“Bây giờ, - ông lão nói. -
Tớ quả không cần nhiều.
Chỉ một nơi để nghỉ
Và để sưởi nắng chiều.”

“Thế thì tốt, thật tốt.
Tớ giúp cậu lần này.
Để tựa và để nghỉ,
Gì tốt hơn gốc cây?”

Ông lão ngồi xuống nghỉ,
Tựa lưng ông bạn già.
Cây táo vui, muốn khóc,
Đôi mắt lệ ướt nhòa.

Hà Nội, 10. 7. 2012  

Một góc nhìn Thế Sự


Mỹ chơi nước cờ biển Đông độc hơn Trung Quốc
Bài đăng trên Phunutoday.vn

(Cách đánh) - Không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ, trừ Việt Nam. Và, đây là nước cờ độc thứ nhất của Mỹ khiến Trung Quốc tự trói chân tay mình

Tàu Ngư Chính 204 của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Global Times
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô , lúc đó là đối thủ “ kẻ tám lạng, người nửa cân” với Mỹ, chưa từng sợ Mỹ, tan rã. Nước Nga mới thân phương Tây đã hình thành và nắm quyền điều khiển.

Lẽ ra với chế độ chính trị giống Mỹ và phương Tây như Nga thì Nga sẽ yên ổn làm ăn, không lo lắng gì về an ninh quốc phòng với Mỹ, nhưng thực tế thì không. Chính Nga, chứ không phải Trung Quốc mới là đối thủ tiềm tàng cản trở, thách thức địa vị Bá chủ thế giới của Mỹ. Bởi thế, kiềm chế Nga là mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ. Hiệp ước Bắc đại tây dương(NATO) không bị bãi bỏ mà còn phát triển về hướng Đông để bao vây Nga. Các hệ thống lá chắn tên lửa cũng để chống Nga…Mỹ muốn Nga không còn “cựa quậy” giống như Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần 2 vậy.

Hơn ai hết, Mỹ thừa hiểu sức mạnh quân sự của Nga. Nếu tiếng gầm của con Sư tử Mỹ vang rền hùng mạnh trên thế giới đầy khí phách, nội lực thì tiếng gầm của con Hổ Nga nghe có vẻ yếu vì đói mồi, nhưng xin lưu ý, đó vẫn là tiếng gầm của Hổ, chúa sơn lâm. Đừng thấy hổ đói mồi phải ăn cỏ mà tưởng là giống Dê rồi đến “Vuốt râu Hùm” thì mất mạng như chơi. Ông Mikheil Saakashvili, Tổng thống Georgia là một nạn nhân như vậy. Tiếc là khi ông ta hiểu ra điều này thì đã quá muộn.

Còn Trung Quốc thì sao? Là nước thứ hai sau Liên Xô cùng phe xã hội chủ nghĩa, khi Liên Xô tan rã tại sao Mỹ không “làm gỏi” luôn? Chẳng lẽ 3 thập kỷ giấu mình chờ thời để trổi dậy mà Mỹ bỏ qua, không biết ư? Đơn giản là qua cuộc chiến tranh Việt Nam không ai hiểu ý đồ, ý chí, nội lực của Trung Quốc hơn Mỹ. Vì thế Mỹ rất tự tin, Trung Quốc chẳng là cái gì khi cạnh tranh, thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Mỹ bắt đầu chơi con bài Trung Quốc.

Một thực tế là Trung Quốc có tiến bộ vượt bậc về kinh tế và quân sự khiến thế giới ca ngợi. Bộ máy tuyên truyền của Mỹ thì không ngừng thổi phồng lên sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nào là tàu ngầm Trung Quốc đuổi tàu SB Mỹ, nổi lên cách vài trăm mét mà Mỹ không biết; nào là trong 5-10 năm tới Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ…Trung Quốc cũng tự mình xếp hạng đứng thứ 2 sau Mỹ về quân sự…

Mỹ tự “lo sợ, hốt hoảng”, Mỹ vẽ ra một bức tranh màu hồng cho Trung Quốc, làm Trung Quốc mất tỉnh táo sinh ra ngộ nhận.

Thứ nhất họ cho rằng Mỹ bị khủng hoảng kinh tế, sa lầy ở Irac, Apganxtan nên suy yếu, việc Trung Quốc đuối kịp và vượt chỉ là vấn đề thời gian. Thời cơ soán ngôi đã đến.

Thứ hai là tiềm lực quân sự của họ cho phép họ tuyên bố “lợi ích cốt lõi” (là lợi ích mà Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để bảo vệ hoặc chiếm giữ) ở nơi mà họ muốn (trước mắt là biển Đông, tiếp theo là Châu Á TBD chẳng hạn).

Cái bẫy của Mỹ giăng ra, Trung Quốc chui vào không ngần ngại.

Trung Quốc lập tức thay đổi thái độ và hành xử với các quốc gia láng giềng, khu vực. Thái độ thì hung hăng, hiếu chiến, nước lớn. Hành động thì ngang ngược, chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực.

Ngay như Nhật Bản-siêu cường biển châu Á thật sự mà vụ Nhật bắt Thuyền trưởng tàu đánh cá TQ xét xử khiến TQ gầm lên, hùng hùng hổ hổ,(đúng là nghé không sợ cọp) vậy, thử hỏi những nước nhỏ khác trong khu vực Trung Quốc coi ra gì? Ai dám bắt tay thân thiện với một quốc gia như thế mà không bất an? Họ sẽ làm gì, chịu hòa tan, lệ thuộc hay là tìm lối khác?

Và đây là những bước đi của họ:

Đầu tiên là tăng cường tiềm lực quân sự, hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh. Việt Nam là một trong những nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nhiều nhất và đương nhiên bị gây căng thẳng, đe dọa nhiều nhất. Bởi vậy, tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng Hải quân hiện đại đủ sức đương đầu với nguy cơ xâm lược là điều không thể không làm.

Thực tế, với sự hợp tác với Nga, Ấn Độ về quân sự, Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh phòng thủ của mình, có đủ tự tin để quan hệ với Trung Quốc một cách bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và cùng phát triển. Việt Nam đã học được từ lịch sử bài học không nên đặt niềm tin vào những lực lượng bên ngoài.

Nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước một cơ hội khác thường trong việc xây dựng một liên minh quốc tế và khu vực hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp. Rõ ràng Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối bá quyền Trung Quốc. Các nước khác như Philipin, Malaixia, Indonixia… cũng có những bước đi như vậy.

Bước đi tiếp theo là tìm đối tác để đối trọng, cân bằng với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc (Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ…) và Mỹ là sự lựa chọn tối ưu.

Hoa Kỳ cũng chỉ chờ có thế. Giống như một vở kịch có 3 màn tuyệt phẩm.

Màn thứ nhất: Bi kịch tàu chiến Hàn Quốc bị đánh chìm. Không cần biết nguyên nhân ai là thủ phạm, chỉ biết rằng mối quan hệ giữa Mỹ-Hàn tưởng như đã nguội lạnh bỗng nhiên ấm áp trở lại.

Màn thứ hai: Sự kiện tranh chấp với Nhật Bản. Những tưởng Mỹ không còn chỗ đứng chân trên đất Nhật nào ngờ thái độ như muốn ăn tươi nuốt sống Nhật Bản khiến cho Liên minh Mỹ-Nhật có thêm sức sống mới. Trung Quốc vô tình khiến Nhật nổi máu “Võ sĩ đạo”.(Với Philipines thì Mỹ đã có sẵn Hiệp ước phòng thủ chung)

Và bước đi cuối cùng là giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Một nước như CHDCND Triều Tiên mà quan hệ với Nga để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc thì đủ biết sự lệ thuộc vào Trung Quốc nó phức tạp như thế nào.

Đối với các nước Asean thì Myanmar là một minh chứng sinh động. Ngả theo phương Tây đã đành, Myanmar còn quyết định ngừng hợp đồng xây thủy điện với Trung Quốc khiến ông lớn hàng xóm phản đối quyết liệt.

Vậy là Mỹ trở lại châu Á-TBD như là một “hiệp sỹ” đối với các quốc gia trong khu vực, củng cố, hình thành mau lẹ những liên minh quân sự…khiến Trung Quốc không kịp phản ứng, chỉ “thốt lên” “Trung Quốc chưa từng thành lập một liên minh quân sự như vậy” (Lưu Vi Dân).

Hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD, bất kỳ cách dùng từ ngữ nào cũng vì mục đích: Bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Trong khi đó Trung Quốc thu được gì? Họ mất bạn, láng giềng gần thì tự mình khiến họ xa lánh, cảnh giác, mất lòng tin. Trung Quốc nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.

Trung Quốc cứu vãn tình thế bằng cách ngăm người này, đe người khác rằng không được theo Mỹ, Nhật…nhưng đã muộn.
Chính Trung Quốc đã tự đẩy các quốc gia láng giềng ngả theo Mỹ, chính họ vì ngộ nhận, do sự ru ngủ của Mỹ đã tự trói tay chân mình.
Trục Đức-Ý-Nhật ngày xưa mà không làm được gì thì một Trung Quốc đơn độc liệu có thành công khi bộc lộ tham vọng và ngông cuồng quá sớm?

Chia sẻ

Hoàng Trinh

Vào trang nhật ký K ta (k14vt)
Thấy vui vui thật nhưng mà…cũng “lo”
Nhiều bài viết: thật hay ho
Đầy lòng tâm huyết, cả kho tình người
Nhưng khi đọc kỹ vài bài
Viết dong dài mãi “rối bời tim gan”
Việc nhiều đâu đủ thời gian
Để ngồi theo dõi và bàn đông tây
Đại đa số bài viết hay
Nội dung thích hợp, đó đây hài lòng
Mỗi khi ta viết bài xong
Hãy nên duyệt lại từ trong ra ngoài
Xem xem bài ngắn hay dài
Có thừa hay thiếu những lời nhân văn
Động viên nhau - việc rất cần
Nghỉ rồi đâu phải tảo tần như xưa
Ngày ngày hai buổi sớm trưa
Luyện tập thân thể: cho vừa sức thôi
Phải luôn đi, đứng, nằm, ngồi…
Sao cho vận động liên hồi chớ quên
Chúc các bạn khỏe đẹp bền
Vui cùng con cháu chớ quên luyện rèn.

18.Jul 2012
HT

Cảm ơn đời

Chắc ai cũng đã từng hơn một lần đọc câu thơ (chưa biết của ai):

“Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương ”
 
Mỗi lần đọc 2 câu thơ này mình kg khỏi nghĩ suy, rung động trước tính nhân văn, chứa chan tình người của nó và cảm fục người làm ra nó.
 Đấy thôi, một con người có tấm lòng rộng mở, đầy lòng vị tha và độ lượng. Một người cực kỳ khiêm tốn. Chỉ có những người như vậy thì mới có thể mỗi buổi ‘sớm mai thức dậy’, viêc cần làm trước hết là cho. Cho ai? Cho đời! Cho cái gì? Cho lời 'Cám ơn'. Cái ngôn từ đầu tiên xuất hiện trong đầu anh, xuất fát từ trái tim anh của 1 ngày mới là 2 từ ‘cám ơn’. Anh cám ơn ai? Cám ơn đời. Ôi, còn gì bao dung, rộng khắp và khiêm nhường hơn thế!

Anh kg những chỉ hiến dâng cho đời lòng biết ơn mà còn hiến dâng cả tình yêu thương bao la. Anh yêu thương đời là yêu thương tất cả mọi người, mọi cảnh, mọi vật. Anh yêu từng lá cây, ngọn cỏ, yêu bờ tre, con suối, dòng sông, bãi biển, góc phố, ngôi đình… Anh yêu tiếng chim hót mỗi buổi sớm mai, yêu sợi nắng chiều khi hoàng hôn sắp đến… Anh yêu tất cả! Để trong anh có tình yêu như vậy thì dĩ nhiên xung quanh anh, từ người thân đến bạn bè, xóm láng; từ em thơ cho đến cụ già cũng yêu thương anh chẳng kém. Anh đã sống trọn tình đời để đời yêu anh đến vậy.

Ai cũng hiểu nhưng chưa một lần đã nói. Cuộc sống vốn dĩ là một chuỗi liên hoàn Cho và Nhận. Đó là hai phạm trù quan hệ mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau. Đó là thuyết luân hồi Nhân Quả. Nhân nào quả ấy và rồi quả nào nhân ấy. Đời người khó tránh khỏi!

Anh cho đời tình yêu bao la, ắt hẳn anh cũng nhận được từ đời một tình yêu tương xứng. Không một ai bị đời hắt hủi mà cứ cảm ơn mãi được, và cũng không một ai nhìn đời hằn học mà nhận được sự yêu thương. Không một ai hợm hĩnh, tự cho mình biết hơn tất cả lại nhận được cảm tình, mến mộ của đời. Ai yêu đời ắt đời chẳng phụ. Ai ghét đời tất đời cũng ngoảnh mặt đi.

Cuối cùng, cái mà người yêu đời, người biết cảm ơn đời nhận được mới lớn lao, ý nghĩa làm sao. Đó chính là cuộc đời của anh lại ‘có thêm ngày nữa để yêu thương’. Và ngày này nối tiếp ngày kia để anh yêu thương đời mãi mãi, để anh cám ơn đời mãi mãi.

Cuộc sống vĩnh hằng là vậy.

Di tích chiến tranh

Quốc may  mắn được đi tham quan một số di tích, bảo tàng chiến tranh và viếng thăm 1 vài Nghĩa trang liệt sỹ. Hy vọng những bức ảnh mình chụp dưới đây phần nào giúp chúng ta cùng ôn lại một thời bút nghiên, đèn sách, quyết tâm học tập rèn luyện để xứng đáng với các bạn và chiến sĩ của chúng ta đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, và tưởng nhớ đến các bạn liệt sĩ nhân dịp 27/7.



   Làng chiến đấu tại một vùng bờ biển Vĩnh Linh, nơi đã hứng chịu hằng trăm tấn bom đạn của giặc Mỹ, nhưng vẫn kiên cường bền bỉ đảm bảo an toàn và bí mật, là nơi khởi hành của những chuyến hải thuyền cung cấp người và của cho chiến trường miền Nam.


     
    Đài Tưởng Niệm Thành Cổ Quảng Trị, cũng là nơi khấn vái, cầu siêu cho các chiến sĩ đã hy sinh tại nơi đây.

 
   
     Nghĩa trang Liệt sĩ Trường sơn: thế hệ 9X và 8X đang thắp hương khấn viếng.



   Khu Bảo tồn di tích chiến tranh: vật dụng ở đây rất thân thuộc với chúng ta thời ấy.