25 thg 2, 2013

Lời nói ... gói buồn

Em có ý kiến
Đọc tiếp >>

Định mệnh

Hà Văn Thịnh, Khoa Sử – Đại học Huế

Truyền thuyết kể
Gióng đánh giặc khi mới lên ba
Có dân tộc nào nhọc nhằn hơn thế?
Có nơi đâu
Lịch sử ngập chìm dâu bể
3.000 năm chưa hết giặc trước hiên nhà?
.
Định mệnh thét gào lịch sử bão giông
Ta giữ nước nhiều gấp bội phần
Thời gian dựng nước
Cho mãi đến hôm nay vẫn chưa thể nào có được
Bởi hạnh phúc
Cũng trông chừng sau, trước
“Nửa cái hôn phải tỉnh thức ngó quân thù”*
.
Lịch sử nhắc hoài câu chuyện Mẹ Âu Cơ
Sao ta phải lên rừng, xuống biển?
Kẻ cướp trên núi cao, dưới sóng ngầm hung hiểm
Bao năm thâm độc rình mò…
Chúng muốn ta quỳ – mỏi gối xin, cho
Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt
Để nỗi đau hóa lặng câm giữa hai hàm răng nghiến chặt
Để xa xót tủi hờn nhức mãi tâm can…
.
Không!
Lịch sử nói rằng sóng nước Bạch Đằng Giang
Rừng Chi Lăng, cửa Chương Dương, Hàm Tử…
Xác giặc chất chồng, bạo tàn mục rữa
Việt Nam ơi, không nhát sợ bao giờ!
Chúng nói rằng có cốt khư** người Trung Quốc ở Hoàng Sa
Sao không đến gò Đống Đa để bới thêm, nhiều lắm?
Thanh Triều ư? Bụi ác tàn ngàn dặm
Bão Tây Sơn quét sạch, một tuần!
.
Định mệnh nhắc ta rằng Đất Việt gian truân
Nhưng chữ S chẳng thể nào gục gãy
Người trước ngã, người sau đứng dậy
Cối Kê ư? “Hoan Diễn do tồn”.
Lịch sử dạy ta rằng đảo, sóng Biển Đông
Là máu thịt của giang sơn tổ quốc
Là một nửa của hồn thiêng Đất – Nước
Chẳng thể đem cho, đem bán vật vờ!
Ta hiểu cuộc đời không phải giấc mơ
Nên trang sách phải tựa mình bên giá súng
.
Định mệnh bắt đầu bằng linh danh Phù Đổng
Tuổi thơ giữ nước quên mình
Định mệnh cảnh báo rằng
Nhẹ dạ Mỵ Châu ơi
Một phút buông trôi
Ngàn năm không xóa nổi
“Tình” Ải Bắc
Là khôn lường gian dối
Lông ngỗng bay
Trắng bợt chữ “NGỜ”?
.
Định mệnh nhắc em rằng
Xin hãy đừng quên
Sống với nguy nan
Là bổn phận của muôn vàn con dân Việt
Đất nước hôm nay được sinh thành từ da diết:
Thà làm ma nước Nam!
Thà cả Trường Sơn cháy hết!
Chẳng cam tâm quỳ xuống, bao giờ (!)
H.V.T. 
* Thơ Chế Lan Viên
** Tàn tích xương người chết

Bia miệng


TRẦN ĐĂNG KHOA  
“Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Cái tên như chân lý, có tính cảnh báo sắc lẹm này, không phải do tôi nghĩ ra đâu. Làm sao một “gã thợ cày không có trâu” lại sâu sắc thâm thúy được đến như thế. Đó là kinh nghiệm đúc kết từ ngàn đời mà ông bà, cụ kỵ truyền lại cho chúng ta đấy. Các cụ bảo: “Trăm năm bia đá thì mòn - Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Khiếp không? Cứ tưởng chạm trổ dấu ấn của mình lên bảng vàng, bia đá thì sẽ vĩnh cửu. Chả phải. Mọi giá trị đều bị thời gian sàng lọc, đào thải và chắt lại . Nhưng cũng có những dấu vết không làm sao xóa được, nhất là khi nó đã thành “bia miệng” của thế gian. Đến cái nỗi ấy, thì chả có “cái cống” nào để mà tẩu thoát.

Đấy là hai trường hợp, hai “tiêu điểm” nổi cộm, gây bất bình lớn trong dư luận xã hội. Một ông Tây và một ông Ta. Ông Tây là ngài Giáo sư Joel Brinkley và ông Ta là ngài nghị sĩ Quốc hội Hoàng Hữu Phước. Cả hai ông này có tuổi tác khác nhau, hình dáng khác nhau, số phận khác nhau, ở hai vùng văn hóa hoàn toàn khác biệt nhau, vậy mà lại giống nhau đến kỳ lạ: Đều phải hứng chịu những trận mưa đá của đông đảo công chúng và cộng đồng mạng. Đều ngỡ ngàng, kinh ngạc vì không ngờ bài viết của mình lại bị dư luận phản ứng dữ dội đến như thế. Và khủng khiếp hơn, đều bị công chúng đề nghị sa thải, đuổi khỏi trường Đại học và phế truất khỏi Nghị trường. Và điều thú vị giống nhau nữa: Những người nổi giận, đòi sa thải hai ông, đều không phải là những đối tượng bị các ông chỉ trích, lăng mạ, mà toàn là những người ngoài. Đấy là những tiếng nói trung thực và khách quan. Ở ông nghị sĩ Quốc hội Hoàng Hữu Phước, nhiều Luật sư còn lên tiếng, muốn đưa ông ra Tòa vì họ còn tìm thấy trong bài viết của ông, có những dấu hiệu của tội phạm hình sự. Đến cả như thế thì khủng khiếp quá. Sự nổi giận có phần thái quá này cũng là điều dễ hiểu. Tôi gọi đó là sự nổi giận của văn hóa trước những hành vi thiếu văn hóa.

Vậy sự thực thế nào? Đầu đuôi ra làm sao mà hai ông phải “chịu trận” khủng khiếp đến như vậy?

Cứ như thông tin trên công luận, thì mới đây, giáo sư Joel Brinkley đã đăng một bài báo viết về Việt Nam: “Dù ngày càng giàu có, nhưng khẩu vị của người Việt chẳng giống ai”, kể lại những gì vị giáo sư “quan sát”, “nghe ngóng” trong 10 ngày ông ta du lịch tại Việt Nam. Ngay lập tức, bài báo đã cuộn lên những làn sóng phẫn nộ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Ông ta viết: “Ở Việt Nam, bạn dễ dàng nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hay chuột lục lọi trong những đống rác. Thậm chí, cũng chẳng có con chó nào chạy rông. Thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hay thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng: Chúng đều bị ăn thịt cả…”. Chưa dừng lại ở đấy, ông Giáo sư này còn cho rằng, vì ăn nhiều thịt, nên “Việt Nam luôn là một quốc gia hung hãn. Đã có 17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập hơn 1.000 năm trước và đã xâm chiếm Cambodia vô số lần và gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, những quốc gia ở phía tây của nó đa phần là hòa bình trong những thế kỷ gần đây”.

Thật kỳ cục và bậy bạ. Rất nhiều học giả viết về Việt Nam. Nhưng tôi không thấy có tác giả nào lại thiển cận, ấu trĩ và trẻ con như cái ông Giáo sư này. Đã thế, ông ta lại rất tự tin, cứ phán khơi khơi về những điều ông ta chẳng hiểu gì cả. Đến Việt Nam mà ông ta lại cứ muốn xem chó hay súc vật chạy rông ở ngoài đường thì đúng là một gã say xỉn. Xin mời ông hãy nghe chính một người nước ngoài, bà Naomi Doak, làm ở tổ chức bảo vệ động vật Traffic: “Tôi không đồng ý với nhiều ý kiến của Joel Brinkley, vì ông toàn nhầm lẫn cả. Ở Việt Nam, chim, chó hay nhiều động vật, hầu hết đều là vật nuôi. Họ không thả rông, vì chúng có chỗ của chúng ở những nơi quy định”. Nói người Việt ăn nhiều thịt, ông “không hề thấy bóng dáng của loài động vật nào ở Việt Nam vì người Việt đã ăn thịt hết cả” là một võ đoán điên rồ của gã say rượu. Thực chất, trong tư duy người Việt không có thịt. Món ăn chính, thông dụng của người Việt là: Cơm – Rau – Cá. “Lậy giời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cày. Lấy bát cơm đầy. Một khúc cá kho.” Đấy là khấn trời của người Việt. Khúc cá là mơ ước từ ngàn đời của người Việt. “Có cá đổ vạ cho cơm”. “Cứt cá còn hơn lá rau”. Trong đồng dao, ngay cả một đứa trẻ, khi bị khói ngột ngạt, muốn xua khói, cũng lại mang cá ra để dỗ dành: “Khói về đằng kia ăn cơm với cá. Khói về đằng này lấy lá dập đầu”. Rồi đây nữa: “Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muốn, nhớ cà dầm tương”. Cà thì cũng vẫn là một loại rau thôi. Trong món ngon đến tuyệt đỉnh của cặp uyên ương cũng không thấy có thịt: “Canh tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Đến cả sản vật quý dâng biếu bố mẹ cũng vẫn là …rau: “Có con mà gả chồng gần. Có bát canh cần nó cũng đem cho”. Có thể liệt kê hàng trăm câu ca dao, tục ngữ ngạn ngữ tương tự như vậy. Trong tư duy văn hóa người Việt, có hơi hám thịt đâu. Thậm chí, thịt còn là nỗi bất an: “Ăn cơm với cáy thì ngáy o o. Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy”. Tôi cũng đã có lần kể về ông bạn Tây I van Navichxki của tôi bàn về bữa ăn của người Việt: “Cậu trông cái bàn ăn có sinh động không? Đúng là hai quốc gia riêng biệt nhé. Tớ thì đĩa và dao rĩa. Còn cậu thì bát và đũa. Đũa là biểu tượng của cái gậy chọc lỗ gieo hạt. Tớ có xem một bộ phim tư liệu khoa học của người Thuỵ Điển về Việt Nam. Trong phim có một anh chàng vừa hát, vừa chọc gậy! Mọi cái tồn tại đều có lý của nó. Cái rĩa trên đĩa tớ kia nó mang dáng của mũi lao phóng thú. Người Nga thích săn bắn lắm. Mà nói chung, người phương Tây đều thích săn bắn cả. Họ vốn quen ăn thịt. Còn các cậu lại chỉ ăn rau. Trông mâm cơm cứ xanh lè. Đũa thích hợp với việc cặp rau. Chẳng ai dùng dao, rĩa để xiên cắt rau cả". Người nước ngoài thường hiểu Việt Nam như thế đấy. Bởi vậy mà họ đã nổi khùng trước bài báo võ đoán thiếu thiện chí của Giáo sư Joel Brinkley. Họ cho đó là "thiếu thông tin, đầy cảm tính, hồ đồ, trịch thượng và phân biệt chủng tộc". Học giả Graeme Nye không giấu được nỗi bất bình: “Tôi là một người Anh đang sống ở Việt Nam. Tôi từng là nhà nghiên cứu ở Hạ nghị viện và Quốc hội Canada. Quan điểm của Joel Brinkley thật thiển cận và hoàn toàn không có tư duy của người nghiên cứu khoa học”. Pamela McElwee, người đã sống ở Việt Nam 5 năm , hiện đang làm trợ lý về lĩnh vực hệ sinh thái con người tại Đại học Rutgers và là chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam chứng minh: “Lịch sử của Đông Nam Á là hầu hết mọi quốc gia đều đã trải qua chiến tranh. Nước Mỹ có dân số ăn thịt lớn thứ hai thế giới tính theo trung bình đầu người”. Joshua Woerthwein, một công dân ở thành phố Norwalk, Hoa Kỳ thì bức xúc. “Không thể hình dung được đấy lại là một bài viết của một giáo sư từng giành được giải thưởng Pulitzer. Tôi cũng không hiểu sao một người như thế lại được cấp phép để “dạy dỗ” những đứa trẻ tại trường đại học?”. Và giận dữ hơn, cộng đồng mạng đang kêu gọi ký vào một lá đơn yêu cầu Đại học Stanford, Hoa Kỳ, sa thải vị giáo sư vì đã phỉ báng người dân Việt Nam. Lá đơn đòi đuổi việc Joel Brinkley được Mark Nelson, công dân Mỹ ở thành phố Boston khởi thảo. Lá đơn công bố trên Change viết: "Giáo sư mà thiếu hiểu biết như thế này không thể có chỗ tại Stanford hoặc bất kỳ trường đại học nào khác trên thế giới. Brinkley phải xin lỗi công khai và yêu cầu các chuyên gia về Việt Nam sửa sai lầm của ông ta. Nếu không, Stanford cần phải sa thải ngay ông ta.".

Cho đến thời điểm này, lá đơn yêu cầu sa thải giáo sư Joel Brinkley đã có gần 1000 chữ kí đến từ khắp nơi trên thế giới. Điều thú vị là, tất cả những người “nổi giận” ấy, đều không phải người Việt Nam. Đó là những tiếng nói khách quan của lương tri nhân loại. Điều ấy, cũng cho thấy cái thời bưng bít đã qua rồi. Không thể cứ nhắm mắt mà nói càn hay làm càn được. Gieo gió thì ắt sẽ gặt bão. Quy luật ấy không ngoại trừ bất kỳ một ai, cũng không phân biệt bất cứ quốc gia hay một đảng phái nào….
Theo LK

Thế sự hoen mùi bi

"Sai đạo lý, pháp lý"
Bọn áp đáo tại gia
Cùng đường phải chống lại
Thành tan nát cửa nhà.

Một năm trong ngục tối
Giờ mang tội giết người
Kẻ chủ sự tội nhẹ
Công lý giờ...Than ôi!

Lũ cướp ngày tàn ác
Chiếm đất và phá nhà
Tự ngợi ca hay đẹp
Đày tớ hay quỷ ma ?

Bao nhiêu thằng khốn nạn:
Kẻ đổ tội cho dân
Đứa cãi xằng, nói láo...
Vẫn yên vị chẳng cần.

Muốn vươn lên không dễ
Bao nhiêu kẻ ngó dòm
Chẳng sợ gì đạo lý
Chúng lao vào cướp cơm!

Chính những kẻ cưỡng chế
Lại điều tra- kỳ sao!
"Bóng" và "còi" như thế
"Đá" rồi "thổi" thế nào ?

Người nông dân gắng sức
Cuối cùng chẳng còn gì
Vì cường hào ác bá
Thế sự hoen màu bi !


Chúng nó ăn uống thế này đây!

Sơn-Thi-Thư blog: CHÚNG NÓ ĂN UỐNG THẾ NÀY ĐÂY, THƯA THỦ TƯỚNG!..

Ca dao ... mạng


Đôi lời: Gần như ngày nào Sơn-Thi-Thư cũng lên mạng (trừ những khi quá bận hoặc ốm mệt) nên thông tin cũng được cập nhật tương đối. Vào mạng mới thấy: trăm hoa đua nở, mỗi trang lại có những đặc trưng riêng theo tôn chỉ mục đích mang dấu ấn của trang web hoặc blog. Hôm nay, Sơn-Thi-Thư xin được đưa lên blog vài câu gọi là "cao dao...mạng", để kiểm chứng, xin mời quý vị và các bạn bấm vào dòng chữ khác màu trong mỗi câu "ca dao". Có thể có ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình với chủ blog (đó là chuyện bình thường), Sơn-Thi-Thư rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý vị và các bạn, xin chân thành cảm ơn trước.
Muốn xem tin tức hàng ngày
Đa chiều, cập nhật và ngay BA SÀM
Trái qua: Nhà văn Hoàng Minh Tường (có tác phẩm nổi tiếng - Thời của Thánh thần),
Nguyễn Trọng Tạo, Dương Danh Dy, Trần Nhương và Ba Sàm. Nguồn: tuan7n.blogspot.com
 *
 *    *
Muốn xem "Răng chắc,...ặc bền"
Vào ngay trang "hót" tên miền QUÊ CHOA

  *
 *   *
Muốn cười cho thật thỏa thuê
Nhà thơ-Họa sĩ Trần Nhương bên dòng Vọng Bắc giữa biên giới VN-TQ
Ảnh: 
Trannhuong.com
  *
 *    *
Muốn xem hoa hậu "khoe hàng"
Tấm hình nóng được cho là của Ngọc Trinh (Tân hoa hậu Việt Nam hoàn cầu) 
Ảnh: Tintuconline.com.vn (Trang thông tin Tổng hợp Giải trí của Báo VietNamNet)
Ảnh trên Thông tấn xã Vàng Anh không che.

 

nhận xét:

GIẤC MƠ XANH

Em ngồi dưới tán cây xanh
Mơ màng tưởng có tay anh chạm vào
Con tim thổn thức xôn xao
Miên man ngỡ được ấp vào lòng anh

Tỉnh rồi chả thấy lá xanh
Nhin quanh chẳng thấy bóng anh đâu nào ?
Tủi thân nức nở nghẹn ngào
Mong sao mãi được tựa vào bên anh.

Giật mình tỉnh giấc mơ xanh
Bàng hoàng chỉ thấy một cành củi khô ...
Ai mà học hết chữ ngờ
Có ông cụ lão cưới cô lộn chồng...?
!!!.

GIÓ LÀO

Góp ý

Con bịt mắt, con bịt tai
Con thì bịt miệng, con này bịt chi ?
Theo Son-Thi-blog

Bây giờ mới biết: Những cơ hội hòa bình bị bỏ qua


Chương 8: Sai lầm của Hoa Kỳ
(Những cơ hội hòa bình bị bỏ qua)
GS Lê Xuân Khoa

·             “… nếu dân tộc ta không phải chịu sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh và nếu Việt Nam không theo đuổi chủ nghĩa cộng sản thì xứ sở đã được hiện đại hoá từ lâu và Việt Nam ngày nay có thể đã trở thành một trong những con rồng của Á châu. Ôn lại kinh nghiệm về những sai lầm và những cơ hội bỏ lỡ của mỗi phe lâm chiến trong suốt thời kỳ từ 1945 đến 1975 qua hai cuộc chiến tranh, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học lịch sử cần thiết cho những thế hệ sau trong nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước“. – Lê Xuân Khoa

·             Chỉ vì lòng chán ghét một cuộc chiến tranh do chính mình chủ động, chán ghét những người lãnh đạo Việt Nam thiếu khả năng do chính mình chọn lựa, và đánh giá sai lầm tinh thần yêu nước của những người Việt Nam quốc gia, Hoa Kỳ đã từ bỏ trách nhiệm cam kết với nhân dân miền Nam Việt Nam cũng như với nhân dân Cam-pu-chia và Lào. Sau ba mươi năm liên lụy với hai cuộc chiến tranh ở một miền đất xa xôi và bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội hòa bình, Hoa Kỳ không những bị mang tiếng bại trận mà còn phải mất thêm hai mươi năm nữa để tìm cách giải quyết một cuộc khủng hoảng quốc tế về vấn đề tị nạn từ ba nước Đông Dương. – Lê Xuân Khoa