1 thg 2, 2013

Việc ấy đâu đến lượt mày!

Công toi

2 vợ chồng nhà nọ đi nghỉ mát, tắm biển cùng cậu con trai. Được nghỉ xả hơi lại tẩm bổ nên cao hứng tranh thủ “làm việc” cả buổi trưa. Chẳng ngờ cậu con thức giấc:
- Bố mẹ đang làm gì đấy?
- Bố bơm cho mẹ con để chốc nữa ra biển tắm khỏi chìm.
- Chỉ toi công!
Nói rồi cậu bỏ đi. Lúc sau bố ra hỏi:
- Sao con lại nói là “toi công”?
- Thì năm ngoái bố không đi nên kg biết chứ có chú cùng cơ quan cùng đi không những chỉ bơm mà còn cả thổi nữa cho mẹ mà có ăn thua gì đâu.

Việc ấy đâu đến lượt mày! 

1 cậu bé dứt khoát kg chịu đi học. Bố cố hỏi để tìm ra lý do, động viên mãi cậu mới nói:
-  Vì ngày nào cô giáo cũng sờ chim con.
- Vậy hôm nay cho con nghỉ, để bố đi học thay cho.
Vừa lúc ông nội từ trên tầng nói vọng xuống:
- Việc ấy đâu đến lượt mày!

(2 chuyện trên cùng với Cúc nhặt ở Cafe.quan)

Việc khó
(cọp lại từ Email bác Quốc)

Trên đời này có 2 việc khó nhất:
1 là nhét tư tưởng của người này vào đầu của người khác.
2 là nhét tiền của người khác vào túi của mình.
Nếu:
Ai làm được điều số 1 thành công thì ta gọi đó là thầy.
Ai làm được điều thứ 2 thành công thì ta gọi đó là chủ.
Nhưng nếu có người làm được cả 2 điều trên thành công thì ta gọi đó là:
.... Vợ !!!

“Bên thắng cuộc” là ai sẽ do người đọc tự cảm nhận


Trong một bài viết ngắn (*) nhận xét về cuốn sách “Bên Thắng Cuộc”  của Huy Đức, Tiến sĩ Alan Phan cho rằng chữ “người thắng cuộc” mà tác giả dùng vẫn là một thể hiện của suy nghĩ cổ điển và khuyên anh nên dùng một danh từ về “thua” và “thắng” chuẩn xác hơn?

Mình thì nghĩ  “BÊN THẮNG CUỘC” là cái tiêu đề MỞ rất hiện đại. Huy Đức không ghi thêm vào cái tiêu đề ấy rằng bên nào là BÊN THẮNG mà để cho độc giả suy ngẫm sau khi đọc toàn bộ nội dung cuốn sách. Thế thì làm sao mà TS Alan lại cứ nghĩ Huy Đức cho ai mới là “Bên thắng cuộc” để đòi anh phải “chuẩn xác hơn” khi mà trong tác phẩm ấy, anh viết về cả HAI BÊN? Chẳng lẽ lại đặt cho nó một cái tên vừa dài dòng vừa có tính định hướng là “BÊN THẮNG CUỘC hay là BÊN THUA CUỘC?” ?

Hơn nữa, mình nghĩ một tác phẩm hay, ngoài nội dung của nó, còn đưa đến cho người đọc những cảm nhận bất ngờ hoặc những tranh cãi thú vị, tưởng vậy mà lại chẳng phải vậy. Nếu cái gì cũng lồ lộ ra ngay từ những dòng đầu tiên thì còn gì là kịch tính và hấp dẫn!  Tài năng của tác giả cũng nằm ở đây!

Vì thế, mình nghĩ với cuốn sách này, đặt tên cho nó là “Bên thắng cuộc” hay “Bên thua cuộc” thì cũng đều hay như nhau.
 
“Mình đặt tên sách là Bên Thắng Cuộc, lại còn đề ở dưới hai câu thơ của Nguyễn Duy, “Nghĩ cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”, vậy mà còn rất nhiều bạn xưng là “bên thắng cuộc”, nhiều bạn xưng là “bên thua cuộc”. Khi viết, tôi cứ tưởng các bạn là nhân dân.”