31 thg 10, 2013

Một góc nhỏ Nỗi lòng thầy Thái Thanh Sơn

honngv: Cảm động thay: Thầy đã 80 Xuân mà Nỗi Lòng đâu có nhẹ ! Tuổi càng cao, trí càng lưu tích, nỗi tâm tư càng nặng càng "đau". Không hổ thẹn với lời Tiền Nhân, đại ý: thất phu hữu trách trước vận nước. (tránh gõ nguyên văn câu này!...). Ở thế giới văn minh, những người như Thầy đâu còn fải âu lo như thế nữa !

Xin phép thầy em copy và post về đây một góc Tâm tư ấy của thầy, đặng anh em k14vt chúng em đọc được càng nhớ càng hiểu thêm, càng kính trọng Thầy hơn, (Và bớt đi nỗi "sợ", nỗi "hèn").
Em hy vọng mọi người đều hiểu hết được Nỗi lòng... của Thầy - Người THẦY của bọn hậu sinh chúng em, 1 bọn cũng "hữu TÂM vô LỰC".

Thứ sáu, ngày 03 tháng tám năm 2012
CẢM HOÀI...
ĐẶNG DUNG (鄧容), CẢM HOÀI (感懷)

Trong hàng ngàn bài thơ theo luật Thất ngôn bát cú luật của Việt Nam cũng như Đường thi của Trung Quốc mà tôi đã đọc, những bài liên quan đến tâm sự người tráng sĩ trước vận nước, có lẽ không có bài nào có thể so sánh được với bài Cảm hoài của tráng sĩ thi nhân Đặng Dung của chúng ta.

Trong cả dòng Thất ngôn bát cú, một bài khác có thể để bên viên ngọc quý này là bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu.

Hôm nay 31/10/2k13

- Gs Tương Lai: Sức lay động của " Dậy mà đi!"

- Đào Tuấn: imagesLuận về sự bất an

Tễu blog: Thủ tiêu để phi tang

- Khánh Sơn: Vụ Cát Tường và sáu thi thể khác

- Chủ tịch quận Tây Hồ đạo diễn các dự án lấy đất của dân phường Nhật Tân

-Tin Không Lề: GS Trần Phương: CNXH ĐƯA RA CHỈ ĐỂ BỊP THIÊN HẠ! (Phần 1) 

- Nguyễn Trọng Vĩnh: Mất nước từng phần


Các bài viết với văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Thái Thanh Sơn: Bước vào tuổi 80 (năm 2012)

Vì đã khuya nên chưa gọi được điện thoại đến thầy Thái Thanh Sơn, nhưng mình cứ đinh ninh rằng đây là bài viết của thầy Thái Thanh Sơn đã từng dạy 1/2 k14 ta môn Ôtomat, cái môn học mà sau khi ra trường gắn liền với mình suốt cả cuộc đời (hết đề tài này đến đề tài khác đều thiết kế lắp ráp hết otomát này đến otômát khác). Hơn nữa vẫn biết thầy vốn lãng mạn (lãng tử) nhưng xuất thân là Siêu Thầy về tự nhiên mà 80 tuổi còn viết Blog cho riêng mình. (Bái fục, bái fục Thầy tuy đã bái fục từ xa xưa !).

Vào blog của thầy, kể chẳng vội gì, nhưng lòng kg ghìm được, xin fép thầy tạm cọp về đây 2 bài thơ của thầy (sát với cuộc sống hiện tại của thầy) để bọn học sinh của thầy được chiêm ngưỡng. Chắc thầy cho fép.

30 thg 10, 2013

Hình ảnh 1 số thầy thời BK

Lang thang trên mạng, nhờ blog của bạn Đào Duy Tính, k18vt mình cọp được ảnh một số thầy cô dạy ta thời ở Bách Khoa. Xin fép các chủ Blog và các thầy, post lên đây để anh chị em k14vt cùng nhớ đến các thầy với lòng tôn kính nhất.
1/ 
 2/
 3/
 4/
 
5/

6/
 7/

8/
9/



Đề nghị mọi người (có trách nhiệm fải ) nêu quý danh của từng thầy, cô theo thứ tự các tấm ảnh. Riêng 2 bức cuối chỉ để ý người mặc áo đen. Chú ý bưc số 8 có lẽ thầy đứng cùng cô nên ai nhớ cả tên cô thì hay wá. Yêu cầu: Kg được dò trên mạng, chỉ từ trí nhớ của mình.

29 thg 10, 2013

LeTranGia: Thư gửi Tổng bí thư


Thư của Lê Trấn Gia 

Hà Nội ngày 28 tháng 10, 2013 

  Kính gửi:  Ông Tổng bí thư 

  Đồng kính gửi: 175 ông bà ủy viên ban chấp hành TƯ Đảng CS Việt Nam
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgmlcUlRz-g61al8ARrMbjcLuGiZY5zuelRMjodIeb6823juig2p_k1zTqgvnHiVTJqsmwGigd4ywA_O5sjLtLscHtq-ouaZbN-81ORMLdER1uiw_VIioj97pYFQX5F-Y4ghyphenhyphenHy-vXcDeI/s1600/cau-hoi-thiet-ke-website.jpg

Chi bộ đảng chúng tôi bao gồm những người cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu cán bộ viên chức, trong số chúng tôi, có người đã từng tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều người trong chúng tôi đã để lại trên chiến trường năm xưa một phần xương máu của mình. Trong chi bộ của chúng tôi cũng có không ít người từng được nhân dân gọi là “quan chức cao cấp”. Chi bộ hưu trí của chúng tôi sinh hoạt định kỳ hàng tháng theo đúng chỉ đạo của đảng ủy cấp trên, và chúng tôi cũng tranh thủ các buổi sinh hoạt đảng để được trao đổi với nhau về con người, thời cuộc, về đất nước Việt Nam yêu dấu.

28 thg 10, 2013

Hôm nay 28/10/2k03

- Thẩm mỹ viện Cát Tường và Hiến Pháp

- Vì sao các “nhà ngoại cảm” có đất sống?

- Thất vọng về sửa đổi Hiến pháp'

-Đoàn Khắc Xuyên: Khóc theo

- TT: “Công nghệ” làm thuốc chăn nuôi dỏm

- Dân trí: Xin đừng vay tiền để nuôi… tham nhũng!


- CẦN CÔNG BẰNG VỚI PHAN THỊ BICH HẰNG VÀ NHỮNG NHÀ NGOẠI CẢM CHÂN CHÍNH


Các Bài đều thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Đào Duy Tính K18 VTĐ bổ xung Danh sách CCB lớp MT69

Nguyên băn Email + comments của bạn Đào Duy Tính bổ xung vào bài "Danh sách CCB lớp MT69" (post ngày 6/6/2012). Chân thành cảm ơn bạn Tính ! 
Ảnh của Tôi
Đào Duy Tính K18 VTĐ xin bổ xung:

15/ Phạm Văn Ôn: xuất ngũ về học K18 Vô tuyến điện;
SN: 10/ 01/ 1949
CQ: Vụ Đào tạo, HV CTQG Hồ Chí Minh.
ĐCNR: Đường K2, Tổ 13, TTr Cầu Diễn, HN.
NR: (04) 3837 4206;

17/ Trịnh Anh Đức (đã mất): xuất ngũ về học K18 Vô tuyến điện
SN: 16/ 01/ 1951
CQ:
ĐCNR: 12B Thụy Khuê, Ba Đình; Địa chỉ mới: P303, D3, khu 7.2 ha, Vĩnh phúc, Ba đình, Hà nội.
(em trai: Trịnh Anh Hạnh).
NR: (4) 3761 3527;
DĐ: 098 999 2333.
Email: hanhta57@gmail.com
Mất ngày 22/ 07/ 1977

Đây là blog của k18vt: http://k18vtd.wordpress.com/

27 thg 10, 2013

NgXuânDiện: Thư giãn cuối tuần

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Đã có bao giờ bác sĩ ném xác xuống sông?
-Chưa đâu, bởi đây sẽ không phải lần duy nhất
Khi y đức chỉ còn là cục... đất
Khi chị Tiến còn ngồi kia môi đỏ như son
Khi tính mạng con người chả nghĩa lý gì hơn
Thì sông Hồng ta đây vẫn còn thành nghĩa địa...

Điểm báo hôm nay 27/10

- tuổitrẻ: Đừng đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ.

- danluan: Xử lý nghiêm nếu lừa gạt tìm hài cốt liệt sỹ 

- CuVinh: Sao lúc nào cũng léo nhéo thế O Tiến

Bộ trưởng Vũ Đức Đam

Gs.TsKH NGUYỄN NGỌC TRÂN
(Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI)












Các bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

26 thg 10, 2013

25 thg 10, 2013

HuỳnhNgọcChênh: Đau xót chuyện lừa đảo tìm mộ bằng ngoại cảm

Suốt một thời gian rất dài, chuyện tìm mộ và hài cốt thất lạc qua các nhà ngoại cảm rộ lên rất ầm ỉ. Chưa bao giờ và chưa có nơi nào trên thế giới các nhà ngoại cảm xuất hiện dày đặc như ở VN trong thời gian từ sau năm 1975. Đài truyền hình và báo chí cũng tiếp tay cho việc quảng bá tên tuổi và công trạng của những cái gọi là nhà ngoại cảm nầy. Thậm chí nhà nước cũng chi tiền lập ra cả một trung tâm để nghiên cứu chuyện đó.

"Nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy cùng các nhân viên ngân hàng Chính sách Xã hội đang tìm hài cốt

21 thg 10, 2013

Nguyễn Lễ: Tang lễ của lòng dân




Việt Nam vừa trải qua một tuần lễ khác thường.

Trong vòng 100 năm qua, theo tôi biết, chỉ có ba lần người dân Việt Nam biểu lộ tình cảm ở mức độ to lớn như thế với lễ tang một cá nhân.
Đó là tang lễ của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1969 và khi hàng chục vạn người xuống đường ở Sài Gòn tiễn đưa chí sỹ Phan Chu Trinh vào năm 1925 - đánh dấu một dân tộc đã thức tỉnh sau hơn nửa thế kỷ quen với ách cai trị của người Pháp.

Và bây giờ là quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Xét tình hình Việt Nam hiện nay thì ít nhất trong mấy chục năm nữa cũng không có tang lễ nào đạt tầm vóc như thế.

Tuy nhiên, đối với một dân tộc có quá nhiều đau thương, thì việc tôn vinh người từng là một trong những tư lệnh của cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn có thể khiến cho nhiều người đau lòng.

Dẫu sao ông đã nằm yên dưới ba tấc đất, mọi ân oán đối với ông cũng không còn ý nghĩa.

20 thg 10, 2013

Ngày PNVN

Nhân ngày PNVN 20.10, xin phép thay mặt các vị khác giới chúc các cụ, các mẹ, các bà, các bạn nữ và các cháu nữ sinh sức khỏe dồi dào, thành đạt trong cuộc sống, vui tươi, yêu đời và không ngững phấn đấu vươn lên vượt qua chính bản thân mình trong mọi mặt, mọi lúc và mọi nơi.

Le Duc Duc: óe tin

Le Duc Duc 

sau khi ông Thăng, Bộ trưởng Giao thông vận tải vừa khuyến khích cán bộ thuộc quyền nên đi máy bay giá rẻ thì anh Bút Bi của Tuổi Trẻ đã "đọc vị" ngay cái chuyện này: 

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Chuyen-thuong-ngay/575394/vet-mieng-bo-chet-nhet-lo-ong-voi.html

Thiệt tình là sau mấy vụ cấm chơi golf, nên đi xe bus ..và báo chí tung hô, rốt cuộc thì chẳng có ai kiểm tra xem các cuộc vận động ấy của anh Thăng đã cho kết quả như thế nào? 

Dân nghèo thì đã nghèo rồi, tiết kiệm vài triệu tiền vé máy bay rồi góp lại cuối năm xây cho dân vài chục căn nhà cũng tốt, xây vài nhà trọ học càng hay, hay góp cho "Cơm có thịt" cũng quý...

Hạ Đình Nguyên: Về Tướng Giáp: lịch sử và hôm nay

Hạ Đình Nguyên                  

Đại Tướng Giáp đã thực sự rời chính trường năm 1980.

Suốt 25 năm tiếp theo ông như một chiếc bóng mờ nhạt không được bộ máy cầm quyền chính thức nhắc đến bao nhiêu. Tám năm tiếp theo, 2005-2013, phần lớn thời gian ông nằm trên giường bệnh, và ông ra đi vĩnh viễn lúc 18g9 ngày 4-10-2013.

Thế mà tin ông mất đã lan nhanh trong đêm như làm thức dậy cả dân tộc. Kỳ lạ thay, sự đánh thức bằng tiếng khóc. Tiếng khóc của sự tiếc thương bằng tình cảm chân thành, bằng sự kính trọng về một nhân cách lớn, về tài năng vượt bậc đã từng là trụ đỡ cho dân tộc trong một thời kỳ lịch sử gay go và oanh liệt nhất. Ông sáng lên như một tấm gương hoành tráng về chiến công, về lòng yêu nước chống ngoại xâm, tận tụy và trong sáng.

Đã hơn một tuần lễ, tôi no nê cảm xúc ngày và đêm, đọc và xem tài liệu về sự ra đi của Đại tướng Giáp. Tôi thưởng thức và hãnh diện về tài năng quân sự của Đại tướng, tôi ngợi ca tầm vóc nhân cách của Đại Tướng, tôi chiêm bái tiếng khóc tiễn đưa của hàng triệu người VN về sự ra đi của Ông, một sự xúc động mãnh liệt, hoành tráng, trong cả không gian và thời gian, với một chiều sâu nhân văn lồng lộng.

Đồng thời là những câu hỏi xuất hiện, rất ray rứt và không dễ trả lời.

“Dân tộc - nếu ấu trĩ, giáo điều, phải trả giá bằng sự tụt hậu hàng chục thế kỷ”



Trích fỏng vấn nhà báo Kim Dung:

Chúng ta đang sống trong một thời cuộc gay gắt, quá nhiều thử thách về sự phát triển của xã hộiPhóng viên: Còn bây giờ, qua tác phẩm, tôi thấy chị lo lắng và bồn chồn, và nhiều lúc như là bức xúc về cuộc sống, với cuộc sống. Có điều đó không, thưa chị?

Nhà báo Kim Dung: Có chứ. Rất nhiều là khác. Bởi bây giờ, chúng ta đang sống trong một thời cuộc gay gắt, quá nhiều thử thách về sự phát triển của xã hội. Phải đối mặt với nhiều vấn nạn, tệ nạn, và sự suy thoái về văn hóa, phẩm cách làm người….

Đời người, sống sao cho đừng vô cảm, vô vị, vô ích. Và nếu ta đã sống không vô cảm, thì nỗi đau đó nhiều lắm. Anh đừng cười, bằng này tuổi đầu, trước thông tin voi Beckhăm bị giết hại, tôi đã ôm mặt khóc rưng rức khi phải viết bài. Không phải một lần. Tôi đau vì niềm tin của một con vật khôn ngoan, nhưng ngây thơ với con người, đã đặt không đúng chỗ.

19 thg 10, 2013

Chờ xem bóng đá cuối tuần

2 truyện dưới đây trích từ email bác Quốc (cũng nhặt trên Nét):

Tổ tiên người Nhật

Có một nhà nghiên cứu nhân chủng học người Nhật đi tìm nguồn gốc tổ tiên của dân tộc mình.
Ông ta đã đi khắp thế giới để tìm kiếm nhưng vô vọng. Cuối cùng, ông trở về châu Á và đặt chân đến Việt Nam. Đến ga Huế, tình cờ ông nghe được 2 người dân địa phương trò chuyện với nhau:
 - Mi đi ga ni?
- Ừ, tau đi ga ni. Mi đi ga mô?
- Ga tê. Tau đi ga tê.
- Ga tê ga chi?
- Ga Lăng Cô tề.
- Răng đông như ri?
- Ri mà đông chi!
- Mi ra ga mô?
- Ra ga Nam Ô.
- Khi mô mi đi?
- Chừ chứ khi mô.
- Mi lo đi đi.
- Ừ, tau đi nghe mi!
Nhận ra cách phát âm ngôn ngữ của người dân địa phương ở đây không khác gì tiếng Nhật ngày nay, nhà nghiên cứu người Nhật đã mừng rỡ reo lên:
- A! Đây chính là tổ tiên của người Nhật.

Báo mới: Người Việt cõng 432 loại phí đã đủ chứng minh yêu nước?

(Trái hay phải?) - Thời gian gần đây, dư luận cả nước liên tục xôn xao với việc xuất hiện nhiều loại phí mới hay tăng giá mạnh các loại phí cũ.

Trên thực tế, mỗi lần tăng phí hay đề xuất một loại phí mới, những lý do được các doanh nghiệp, cơ quan chức năng đưa ra là so sánh với khung giá trên thế giới và trong khu vực, mức phí ở Việt Nam còn quá thấp.

Đọc tiếp tại đây >>   hoặc tại đây >>

Le Duc Duc: yêu chị em xiêu quán đổ đình

Nhiệt liệt chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam!
Tâm sự của Le Duc Duc tren Pb:

xin thưa thiệt là nhà iem zất xợ
ngày thành lập này, truyền thống nọ ...linh tinh
không có ngày 20-10 thì tổ tiên mình cũng
cả ngàn năm qua - yêu chị em xiêu quán đổ đình

xin thưa thiệt là iem ngày nào cũng vậy,
365 ngày luôn cung kính yêu thương...
dưng "thời thế thế thời phải thế"
xé tờ lịch hôm nay cũng vung tay hô to khẩu hiệu:
- "Chúc mừng..."

hí hí!


Đọc tiếp >>

Vì sao dân đói khát, trực thăng cứu hộ không đến..?

Trc thăng din tp chng khng b 17/10 ti Ngh A


Đọc mà buồn tại đây >> 

Vietnamnet: Diễn tập chống bạo loạn ở Đắc Nông

Sẵn sàng chơi

- Các phần tử phản động trong nước đã kích động hàng trăm thanh niên quá khích, mang theo băng rôn, khẩu hiệu, mã tấu, gậy gộc, gạch đá…kéo về trung tâm tỉnh gây bạo loạn.

Đây là kịch bản của buổi diễn tập khu vực phòng thủ năm 2013 tại Đắc Nông ngày 15/10.

Tham dự và chỉ đạo cuộc diễn tập có Trung tướng Nguyễn Trung Thu – Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung tướng Lê Chiêm –Tư lệnh Quân khu 5 là Tổng đạo diễn cuộc diễn tập.

18 thg 10, 2013

Liệu có thể cười-1



Hình ảnh

Nhặt trên net.

Phot phet: Bệnh phu An-Nam



honngv: Cái thằng cha Phọt phẹt này đã chơi gì thì ra cái đấy. Bú (uống), ngủ, hút hít "ra trò" mà nói chuyện "nhớn" cũng lớp lang tỏ tường ra fết. Bết về đây bài mới coong của hắn, đọc ... cho vui. hố hố....

Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đã rộ lên hai luồng tư duy Khen và Chê. Khen nghiêng về phía các chuyên gia nước ngoài có tên tuổi hắn hoi như chuyên gia Giáo sư Carlyle A.Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, các báo đài lớn có uy tín như BBC, RFA, VOA, và nhiều chuyên gia Tây phương đánh giá dựa trên số liệu và sở cứ.

Chuyên gia Phạm Chi Lan: Phải vạch ngay địa chỉ chịu trách nhiệm cụ thể tại EVN

Bà Phạm Chi Lan
(Doanh nghiệp) -Tôi rất mong Thanh tra Chính phủ sẽ vạch ra được tên, địa chỉ cụ thể của những ai, đơn vị nào phải chịu trách nhiệm trước những sai phạm này.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ quan điểm trước những tranh cãi xung quanh sai phạm của EVN vừa được Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố mới đây.

Đọc thêm >>

17 thg 10, 2013

Trần Kiếm Qua: Hoàng Hà nhớ Hồng Hà thương

Tác giả: Trần Kiếm Qua
Người dịch: Nguyễn Đồng Thoại
Nhà xuất bản: Văn học
Năm xuất bản: 2004

GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ TÁC GIẢ

Trần Kiếm Qua, tên gốc là Trần Ngọc Anh, người huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, tốt nghiệp Trường Nữ học sư phạm của tỉnh Sơn Tây. Năm 1933 tham gia cách mạng. Tháng 10 năm 1937 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 1 năm 1938, tại căn cứ kháng Nhật Tấn-SáT-Ký, bà kết hôn với Hồng Thủy - tức tướng quân Nguyễn Sơn, vị tướng tài ba của cả Trung Quốc và Việt Nam.

Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, bà từng làm Chủ nhiệm Hội Phụ nữ cứu quốc huyện Ngũ Đài, giáo viên văn hóa ở Phân hiệu 2 Trường Đại học Kháng Nhật, Trưởng khoa Khoa Giáo dục và nuôi dưỡng của Trường Mầm non số hai Diên An.

Sau khi Trung Quốc được giải phóng bà làm Viện trưởng Viện Giáo dục mầm non "1/6" Bắc Kinh, rồi làm Phó Giám đốc Sở Giáo dục Bắc Kinh. Năm 1983, bà nghỉ hưu.

Thùy Linh: "Vụn vặt" thường ngày

Lớp học cắm bản Háng Đề Sủa
1. Phải đến khi bị bắt, qua nhiều tháng điều tra, người ta mới rụt rè đưa ra một con số khiến nhiều người choáng váng: Dương Chí Dũng dùng tiền tham nhũng để mua nhà cho bồ và con ngoài giá thú. Số tiền “nhỏ” thôi: 1,6 triệu đô la. Quả thật là nhỏ so với tài sản của ông ta. Vì, Dương Chí Dũng không thể hy sinh toàn bộ gia tài cho cô bồ. Chắc chắn những gì ông ta có phải nhiều hơn thế…Cũng trong cuộc điều tra này, hé lộ em trai ông là Dương Tự Trọng, người tổ chức cho Dương Chí Dũng chạy trốn có 2 con riêng. Ông Trọng đã dùng quyền lực của mình, làm chứng minh thư giả để làm giấy khai sinh cho hai con riêng. Ngoài ra, ông Trọng còn bảo kê cho Đồng Xuân Phong (đang có lệnh truy nã) và Dũng “Bắc kạn”, một giang hồ khét tiếng có 2 tiền án. Hai tội phạm này đã giúp Trọng đưa anh trai đi trốn. Quyền lực nào, khiên che nào khiến ông Trọng có thể đạp lên luật pháp như vậy?

Đọc tiếp >>

Phạm Chí Dũng: Tập đoàn điện lực Việt Nam: Độc quyền – đặc lợi – tội đồ

EVN honngv: EVN ăn bẩn

Phạm Chí Dũng:

Ở Việt Nam, EVN là một trong những dẫn chứng sống động và dối trá nhất về việc người ta đã mượn dĩ vãng kinh tế chỉ huy để trục lợi như thế nào. Trong điều kiện nền chính trị độc đảng, thủ đoạn lợi dụng càng trở nên có ý nghĩa hơn. Độc quyền và đặc lợi cũng vì thế đồng nghĩa với tội đồ, đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh.

Bù lỗ vào dân!

Tháng 10/2013. Tròn hai năm từ thời điểm nhiều khuất tất của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) lần đầu tiên được lôi ra ánh sáng. Một lần nữa, báo chí trong nước phải dùng đến từ “phẫn nộ” đối với điều bị xem là tội ác của một tập đoàn luôn được chở che bởi cơ chế đặc quyền đặc lợi. 

Đọc tiếp tại đây >>  hoặc tại đây >>

16 thg 10, 2013

Trần Tiến: Ngẫu hứng Trần Tiến 22

honngv: Mình đọc bài này >> mà rơm rớm nc mắt. nhất là đoạn cuối.

Đại tướng đệm đàn cho Trần Tiến hát bài: " Tôi cô đơn như một ngọn cờ"

Thanh niên: Ăn 1 phá 10

Ụ nổi 83M - Ảnh: Diệp Đức Minh


honngv: Căm fẫn và xót xa !
Đọc tại đây >>

15 thg 10, 2013

Bùi Minh Quốc: Một vài suy nghĩ về “hiện tượng”những ngày quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hãy nhìn lại hình ảnh các đoàn người vào viếng đại tướng thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, tôn giáo, chức sắc, từ những cụ già ngồi trên xe lăn, những cựu chiến binh được bế được cõng, đến những đứa trẻ chỉ mới một vài tuổi được bố mẹ bế trên tay quàng trên cổ… hàng triệu người nối đuôi nhau cả ngày lẫn đêm để vào tiễn đưa đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một điều rất đặc biệt, là hàng triệu con người này, đến với đại tướng không qua bất cứ hình thức tổ chức sắp đặt của bất kỳ một cơ quan đoàn thể nào, mà họ đến bằng trái tim, những giọt lệ của họ là xuất phát tự trái tim và khối óc của chính họ.

PhọtPhẹt: Di sản của Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Sự kiện quan trọng nhất đối với người Việt Nam trong những ngày qua chính là tang lễ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Vừa qua lần sinh nhật thứ 103, ông là người sống vắt ngang hai thế kỷ, một tuổi thọ hiếm thấy với danh tiếng lan rộng trên khắp thế giới. Tên tuổi của ông được báo chí quốc tế đặt ở vị trí trang trọng không kém những sự kiện nổi bật đang diễn ra. Điều đó khẳng định vị thế của ông với tư cách một vĩ nhân, không phải chỉ của người Việt Nam, mà là còn của lịch sử nhân loại.

Dân trí: Tại sao ý kiến Đại tướng chưa được "nghe" hết?

"Có lẽ, người dân trong tâm thức khi bày tỏ tình cảm với Đại tướng cũng chia sẻ nỗi niềm của mình về xã hội".

Bày tỏ nỗi niềm với thời đại
- Trong kháng chiến chống Mỹ, bà má miền Nam đào hầm nuôi chiến sĩ, bà mẹ miền Bắc đưa con ra chiến trường. Những bà mẹ đó đã tin  Bác Hồ, tin Đảng, tin tưởng vào cách mạng. Vậy thì điều gì đã xảy ra với chúng ta hôm nay khiến niềm tin ấy biến mất khi mà nó đã từng là điều rất đương nhiên với dân tộc này? 

TuầnVN: Có công thì dân dựng "đền thờ"


-Tiếng nói của người dân là thước đo quan trọng hàng đầu. Như câu của nhà thơ Nguyễn Duy: “Có công thì dân dựng đền thờ” – đó là đền thờ trong tấm lòng mỗi con người. 

LTS:Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ gieo niềm tiếc nhớ mà còn gieo những “hạt mầm hy vọng” , về tình đoàn kết , lòng yêu nước , tinh thần tự tôn dân tộc , khát vọng về những người đứng đầu hội tụ cả đức - tài, nhân cách…  Chỉ một người ra đi, mà khiến cả dân tộc thấy mình yêu nước nhiều đến vậy.

Đại tướng, nhân dân, lòng dân, Quốc tang, trí thức
Đại tướng, nhân dân, lòng dân, Quốc tang, trí thức
Cùng phóng viên Tuần Việt Nam hiểu rõ hơn những giá trị này, trong cuộc trò chuyện với nhà sử học Dương Trung Quốc và GS Chu Hảo.

“Lãnh tụ vĩ đại” tỷ lệ thuận với nghèo đói và lạc hậu

Lời Bà Đầm xòe - Mình vào Ba sam thấy có cái tít bài ngồ ngồ “Có mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa “lãnh tụ vĩ đại” với đói nghèo và lạc hậu?” liền vào xem, quả là đúng thật. Trộm nghĩ, những nước này mà có thêm “thiên tài quân sự” nữa thì không biết nó có còn tỷ lệ thuận với đói nghèo và lạc hậu nữa không hay nó như mũi tên vút lao xuống âm phủ?”.


Mình thấy những nước đang có hoặc đã từng có các “lãnh tụ vĩ đại” thường là những nước đói nghèo và lạc hậu so với những nước không có “lãnh tụ vĩ đại”. Những nước càng có nhiều “lãnh tụ vĩ đại” thì càng đói nghèo và lạc hậu.

14 thg 10, 2013

Lương Kháu Lão: Điều đọng lại sau sự ra đi của vị Đại tướng huyền thoại

Theo QuêChoa
Lương Kháu Lão 
Trước, trong và sau cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có hàng ngàn bài viết về ông của các cây viết hàng đầu trong nước và quốc tế. Kẻ hèn này cũng muốn múa bút lắm nhưng lực bất tòng tâm . Chỉ chịu khó nghiền ngẫm các bài viết để cùng chia sẻ nỗi đau mất mát lớn lao này
 
Bây giờ, thi hài ngài Đại tướng đã nằm yên trong lòng đất mẹ, mới dám ngồi viết đôi dòng về ông, về nhân dân vĩ đại , về những cách hành xử thiếu tầm nhìn, thiếu đạo đức, vô tâm hay hữu ý của những người có trách nhiệm .

Lời phát biểu của Ông Võ Điện Biên – trưởng nam của Đại tướng- tại lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lời Bà Đầm xòe
Ông Võ Điện Biên nghẹn ngào: "Tạ ơn tổ tiên, anh hùng liệt sĩ..."
Ông Võ Điện Biên nghẹn ngào: “Tạ ơn tổ tiên, anh hùng liệt sĩ…

Từ khi Đại tướng về cõi tiên, đến hôm nay (14.10) đã có hàng trăm, hàng ngìn bài viết về Đại tướng, trong đó có Điếu văn do TBT Nguyễn Phú Trọng đọc. Bà Đầm xòe không dám nói đọc hết mà chỉ là đọc nhiều. Trong nhưng bài đã đọc, Bà Đầm xòe lại thấy  “Lời phát biểu  của ông Võ Điện Biên, trưởng nam của Đại tướng”, là sâu sắc, là có lý có tình hơn cả, nên xin dinh về blog. Mời bà con chia sẻ. BĐX
****
“Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội,
Kính thưa đồng bào và chiến sĩ cả nước,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào và Camphuchia,

Đào Hiếu: Nước mắt có màu gì?

Theo blog Lề trái

 Trong suốt những ngày qua nhiều nước mắt đã chảy. Đến trước tư gia của tướng Giáp thấy người ta đứng xếp hàng và khóc, mở ti-vi thấy người ta khóc, đọc báo cũng thấy rất nhiều nước mắt.

Người ta bình luận, suy luận và đặt câu hỏi: “Tại sao lại có nhiều người khóc cho cái chết của một vị tướng như vậy?”

Chưa thể cả quyết rằng người ta khóc vì cái gì, nhưng có điều ai cũng thấy rằng quần chúng đã khóc tự nguyện, khóc vì thương tiếc, khóc vì kính phục. Không có sự bắt buộc, không màu mè, giả dối. Không bị cưỡng ép, đe dọa như ở Bắc Hàn. Chuyện khóc lóc ở Bắc Hàn là một thứ phản xạ có điều kiện, một thứ phản xạ gần giống như bệnh tâm thần.

Trong cái chết của tướng Giáp không có hiện tượng đó.

Vậy người ta khóc vì cái gì?

13 thg 10, 2013

Nguyễn Văn Thạnh: Khai dân khai trí cái gì, cho ai và bằng cách nào?

12 tháng 10 2013 lúc 21:05

1. Dân trí-nền tảng dân chủ:
Nhà ái quốc vĩ đại Phan Chu Trinh đưa ra một lộ trình để canh tân một đất nước nghèo đói, nhược hèn: khai dân trí-chấn dân khí-hậu dân sinh. Công thức trên được đưa ra gần 100 năm nhưng vẫn có giá trị thời sự hiện nay.

Có một thực tế: - dân nào, chính phủ đó - như một qui luật, không thể khác được. Não trạng quốc dân còn tư duy nô lệ thì chính phủ ắt hẳn là chính phủ độc tài. Não trạng quốc dân còn tăm tối thì nhân tài, trí thức cũng bất lực, thúc thủ. Nhiều khi chính đám đông thiếu hiểu biết chẳng những không bảo vệ nhân tài mà còn góp tay cùng với nhà cầm quyền tiêu diệt nhân tài.

Đám đông thiếu hiểu biết được ném vào các lò bạo lực để rồi xây dựng một nền độc tài mới trên một tòa nhà độc tài vừa giật sập. Đó là bi kịch triền miên của loài người. Chỉ có một số ít quốc gia tránh được nhờ có quá trình khai mở trí tuệ công dân kịp thời như Nhật Bản.

Lê Chân Nhân: Thông điệp từ dòng người viếng Đại tướng

honngv: Mình đọc đến 2 câu cuối bài này mà rơm rớm nước mắt... 

Những dòng người và những dòng nước mắt tuôn rơi trên khắp đất nước này vì tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là một tượng đài lẫm liệt trong lòng dân, cho dù suốt cuộc đời, ông cống hiến và hy sinh không vì mục đích để xây tượng đài cho riêng mình.
 
Sự khác biệt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với không ít người khác chính là ở chỗ này. Nhân dân nhận ra sự khác biệt đó. Sống không vì dân thì ai đó có thể tự đúc tượng mình nhưng không bao giờ có chỗ trong lòng dân chúng.

Mong mỏi có chiếc lá lành


  












Lễ siêu Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang tiến hàng vô cùng long trọng. Có thể nói, gần như toàn thể con dân Đất Việt thời gian này đều muốn ít nhất được 1 lần đến tận nới kính viếng vĩnh biệt người. Người làm nên lịch sử!

Từ khi khai Quốc (1945), dù có "tứ trụ triều đình (Cụ Hồ, Cụ Trường Chinh, Cụ Phạm Văn Đồng, Cụ Võ)" đến nay chắc chắn chỉ có 2 Cụ là Cụ Hồ và bây giờ là Cụ Giáp dân muốn đến dự lễ tang đông nhất. Tại sao ?

Dạ Ngân: Khóc cho chính mình

honngv: Xin cùng khóc với Dạ Ngân.
 
Quá nhiều nước mắt trong những ngày này. Không phải mọi người đều khóc Ông. Không bao giờ có chuyện tất cả mọi người đều đồng lòng, huống chi đây là cái chết của một vị tướng thuộc phe thắng cuộc.
Nhưng sự thực thì nước mắt đã tuôn rơi nhiều hơn mức người ta có thể hình dung. Những người trong cuộc, những người từng cùng một chiến hào với Ông biết rõ, nỗi niềm này không giống hoàn toàn với hồi người ta khóc Hồ Chí Minh. Hồi ấy là cuộc chiến, cuộc chiến đang hồi mất mát lớn sau tổng tấn công Mậu Thân. Hồi ấy những người kháng chiến khóc một lãnh tụ, một thuyền trưởng, một con tàu và một cảm giác mồ côi chung.

11 thg 10, 2013

Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đời đời sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam
Hồ Chủ Tịch Muôn Năm
Đại tướng Võ Nguyên Giáp Muôn năm


Bác ngồi đó lớn mênh mông
Bao la biển rộng, ruộng đồng Nước non
Bác là Đại tướng vàng son
Xuyên hai thể kỷ - muôn vàn kính yêu
Tài đức, văn võ mỹ miều
Nhân từ tựa Phật – kính yêu muôn vàn
Vượt bao sóng gió gian nan
Cùng toàn dân tộc dẹp tan quân thù
Giờ đây yên giấc ngàn thu
Bác về an nghỉ tiếng ru vĩnh hằng
Trẻ già trai gái hằng mong
Bác đi hội kiến vua Hùng bàn thêm
Độ cho dân Việt vững bền
Độc lập, dân chủ xây nền Tự do
Nhanh nhanh quét sạch đi cho:
Lũ quan tham nhũng ăn to nói nhiều
Làm thì chẳng được bao nhiêu
Suốt ngày chỉ trỏ ra điều quan tâm…

Mấy trăm năm có tướng tài
Bách niên giai lão - đúng sai mặc lòng
Bác ngồi làm việc ung dung
Vì dân vì nước hiếu trung chân tình
Bác là đạo đức văn minh
Suốt đời bác chỉ quên mình vì dân
Với ai bác cũng ân cần
Ra đi bác đã khuyên răn dặn dò
Làm gì bác cũng đắn đo
Lợi dân ích nước phải lo đến cùng
Bác là vị Thánh bao dung
Toàn dân tộc Việt vô cùng biết ơn

11.10.2013
HT

BS Tô Hải: Kẻ thù nào cụ cũng oánh tuốt... nhưng các đ/c của cụ oánh cụ thì cụ... xin hàng

tohai blog – Published on October 10, 2013
2Mọi chuyện đâu còn đấy! Chẳng đi đâu mà vội mà vàng, nhất là đối với  những nhân vật mà lịch sử đang còn có nhiểu dấu hỏi như trường hợp cụ  Giáp!Thế nhưng, cho tới hôm nay, cái “số” của cụ Giáp có lẽ không được “tốt” lắm  lúc cuối đời (kể cả khi qua đời) là, khắp nơi trên thế giới cũng như trong nước  hàng vạn, hàng triệu ý kiến thương tiếc cụ có, oán trách, kể tội cụ có. Tệ hại  nhất là thêu dệt, dấu diếm, và….tiếp tục nói dối về cụ, bất kể có thuyết phục  được ai hay gây cười cho ai không!!!
Không kể đến những nạn nhân trực tiếp của chủ nghĩa cộng sản (gia đình tan  nát, mất mạng, mất hết tài sản, căm thù chủ nghĩa cộng sản đến tận xương tủy),  tung lên trên mạng, trên báo chí nước ngoài những bài viết bất cần đến đạo lý  thông thường “paix aux morts” –“để sau sẽ tính”!

Nguyễn Quang Lập: Cụ Tổng anh Tư chịu thua chưa, để dân làm?

Báo Tuổi trẻ giật tít thật hay:“Một bộ phận không nhỏ” là câu hết sức đau đầu".Bài báo chẳng có gì mới, chỉ có đoạn chủ tịch Trương Tấn Sang nói là vui:

“Tôi nói điều này với tư cách cá nhân thôi: Ta hô khẩu hiệu nhiều quá. Còn câu “Một bộ phận không nhỏ” là một câu hết sức đau đầu. Nghe dư luận thì rất nhiều nhưng tìm thì không thấy. Có nhiều anh nói “bộ phận không nhỏ” đó ở bên dưới. Nhưng sau 1 năm quay lại hỏi bên dưới là chỗ nào thì mấy ông chỉ cười khì, không chỉ ra được.

10 thg 10, 2013

Khánh Hưng: Đâu là nơi duy nhất người Việt Nam không bị kinh bỉ.

Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.
1
Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!

Hà Hiển: Ai không thích “tam quyền phân lập”?

Đọc tại đây

9 thg 10, 2013

QuêChoa: Bờ Hồ 5 giờ sáng

honngv: Mình thích giọng văn, nghệ thuật miêu tả này của Nguyễn Quang Lập. Nên biết mọi người đều đọc được bài này trên Quê Choa song mình vẫn muốn bết về đây cho... tiện.

Xưa mình ở Lò Sũ, rất gần Bờ Hồ, trừ khi mưa to gió lớn, mỗi buổi sáng đúng năm giờ lại chạy ba vòng quanh hồ.

 Đúng giờ ấy, những tên đạo chích, những ả ăn sương, những kẻ thất lỡ vận lặng lẽ rút khỏi những chiếc ghế đá, nhường chỗ cho khoảng một hai ngàn người vào mùa hạ, năm bảy trăm người vào mùa đông, tràn ra Bờ Hồ vươn vai hít thở, văn vẹo uốn éo, chạy nhảy đấm bóp… Bờ Hồ bừng thức,  sống động lạ thường.

Vòng quanh một ngàn bảy trăm mét Bờ Hồ có ba lớp. Ngoài cùng là lớp chạy, ở giữa là lớp đi, trong cùng là lớp thể dục, võ thuật, cầu lông và tán gẫu.

Hai Hoang Van: Đừng để khi quá muộn như ông Lê Đức Thọ

Ông Ung Văn Khiêm, con trai thứ cụ Ung Văn Tre*, quê huyện Chợ Mới, An Giang. Cụ Ung Văn Tre là người đầu tiên đến Chợ Mới khai khẩn đất hoang, lập trang ấp, người xưa gọi cụ là ông Chủ Tre.
Trong cuộc khởi nghĩa Trương Định 1862-1864, Chủ Tre đóng góp nhiều của cải và trực tiếp tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Cụ có người con trai nổi tiếng thông minh là Ung Văn Khiêm.
Với truyền thống yêu nước, Ung Văn Khiêm đã tham gia chống Pháp khi còn đang học ở trường College de Cantho. Dù là một công tử con nhà giàu, một trong hai học sinh giỏi nhất, được cấp học bổng toàn phần, nhưng Ung Văn Khiêm đã tổ chức bãi khóa và tham gia biểu tình biểu tình liên tục.

NTZung: Thắng trong chiến tranh, thua trong hoà bình

Cách đây 10 năm, vào mùa xuân năm 2003, tôi có sang Mỹ 1 tháng theo lời mời của một đồng nghiệp. Trên đường bay, tôi tình cờ ngồi cạnh và nói chuyện với một ông người Mỹ. Ông ta có nói một câu làm tôi không thể quên, đó là “Vietnam won the war, but lost the peace”. Tin đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời làm tôi lại nhớ lại câu nói đó. Có lẽ bởi vì nó cũng ứng vào đại tướng: chiến thắng lừng lẫy trong chiến tranh, nhưng thua cay đắng trong hoà bình.

HMT: Người đứng ngoài mọi sai lầm của lịch sử

                                                                              Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

... giáo sư Nguyễn Đình Chú kéo tôi lại, nói nhỏ:
            - Hôm qua hội 翹學 “Kiều học” bọn mình vừa đến 30 Hoàng Diệu kính viếng Đại tướng. Người đến viếng đông hơn sức tưởng tượng. Ông biết mình đã ghi vào sổ tang thế nào không?
            - Dạ - Tôi không dám trả lời mà chú ý lắng nghe.
           - Tất nhiên ngoài cảm xúc tiếc thương, ngưỡng vọng, lúc ấy tôi chợt nghĩ đến những biến cố lịch sử của đất nước, như Cải cách ruộng đất; Nhân văn giai phẩm; Chiến dịch Mậu thân 1968; Thành cổ Quảng Trị 1972, Cải tạo tư sản ở miền Nam, sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, phá nhà Quốc Hội, khai thác Bôxite ở Tây Nguyên v v…, những sự kiện mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp (武元甲大將) không được trực tiếp tham gia, hoặc bị vô hiệu hoá, hoặc có ý kiến không đồng tình... Tôi có viết một câu thế này: “ … Trong những công lao vĩ đại của Đại Tướng với Đất nước, còn có công lao này: Ông là người đứng ngoài mọi sai lầm của lịch sử”.
            Tôi chắp hai tay lạy vị  giáo sư, hậu duệ của Đại công thần triều Lê, Nguyễn Xí , một nhà Hán học uyên thâm và mẫn tuệ bất chấp tuổi tám mươi.
                                                                           
Trích từ "Chữ Nhẫn hay chữ Nhân" của Hoàng Minh Tường
         Hà Nội, 9/10/2013
              HMT  

EVN làm ăn bố láo

honngv: Từ lâu người dân đã biết sự mập mờ trong cung cách làm ăn, hạch toán giá điện. Nay có kết quả của thanh tra chính phủ (chắc mới công khai 1 fần) tại đây và tại đây đã chứng minh cho điều đó.

Vấn đề là ai cho fép họ làm ăn nhập nhằng như vậy từ bấy lâu nay và cứ tăng giá điện, thít ngày càng chặt vào cổ dân khốn khó ???
Bài mới tại đây

VõDậu: Suy ngẫm trong những ngày quốc tang

Võ Dậu 
Trong lịch sử Việt Nam, dòng họ Vũ (Võ) xưa nay không có ai lên làm vua, mặc dù Trí, Dũng, Liêm, Trung, đủ cả. Âu cũng là trời định. Người họ Võ (Vũ) làm quan cao nhất chỉ tới hàng tể tướng. Suy cho cùng thì Võ đại tướng của chúng ta là một vị “công thần khai quốc”, một trong “tứ trụ”(Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp), là người tổng chỉ huy đầu tiên của lực lượng vũ trang nước Việt Nam cộng sản, cũng chỉ là công cụ của đảng cầm quyền. 

8 thg 10, 2013

Ai AN NGHỈ hơn ai

Hai vĩ nhân này, ai "An Nghỉ" hơn ai ?


Sinh thời vất vả gian truân, trở về cát bụi chưa nguôi nợ đời! 1 người được về nơi chôn rau cắt rốn, lá rụng về cội, thể xác yên lành. Còn 1 người bị đầy đọa ngày đêm, đớn đau thân xác ! Vậy theo đạo Phật, ai AN NGHỈ hơn ?!
1 lần nữa cầu vong linh 2 cụ được về cõi Phật.
honngv