2 thg 9, 2012

Qua mùa Vu Lan gặp bài thơ phù hợp


MẸ
Tường Thụy

Chẳng ai hai lần có mẹ
Cũng không hai mẹ trên đời
Cho đến một ngày thảng thốt
Ngậm ngùi, tủi phận mồ côi.

Chiều nay hoàng hôn rụng xuống
Úa vàng đồng vắng chơi vơi
Cơn gió đông về lạnh quá
Nghẹn ngào con gọi: Mẹ ơi !

Xin chân thành cảm ơn Tường Thụy.

Hôm nay, ngày Giỗ Bác


Viết bởi: honngv

Hôm nay mùng 2 tháng 9, tính theo dương lịch cũng là ngày giỗ Bác.

Ngày này. Muốn thắp nén nhang gọi là giỗ Bác, tri ân Bác kể cũng khó! Bởi theo phong tục Việt, việc thắp hương giỗ fải tiến hành nơi đặt Bàn thờ Bác. Chẳng lẽ đến sân quảng trường Ba Đình mà thắp hương ư ?! Chắc chắn được các chú 144 ‘mời’ về đồn ngay!

Mặt khác, người xưa thường nói: người ta khi mất đi fải được “mồ yên mả đẹp” thì thế hệ sau mới mong bình yên. Chứ còn nay đào mai bới hay thậm chí chỉ là những hiện tượng nứt sụt mà thường gọi là ‘động mả’ thì con cháu còn làm ăn cái nỗi gì ?!

Chả thế mà thời Ai Cập cổ đại, người ta có ướp xác đi chăng nữa nhưng người ta chỉ làm ‘1 lần’, sau đó đào sâu chôn chặt. Mãi sau này con người hiện đại mới tìm đc.

Vậy mà ở ta người ta đã học theo cái thuyết Lê Nin tận Âu châu, bất chấp thuần fong mỹ tục của Tổ Tiên đã ‘hành hạ’ Bác quá thậm tệ. Không những kg làm theo di chúc của Bác mà còn fạm ‘tội tày đình’, đó là làm cho Bác ‘chết chẳng toàn thây’! và hàng năm, hàng quý fải bảo dưỡng xác, kg để Bác ‘yên’. Dưới cách nhìn của Đạo Phật thì đây là điều tối kỵ, gây hậu họa khôn lường...

Lại rất có thể ngày 2 tháng 9 này người dân vào Lăng viếng Bác mà chỉ là viếng hình nộm! Nếu điều này là thật thì người ta lại fạm ‘tội’ lớn nữa, tội lừa dối trong Tâm linh. Tâm linh mà giả dối thì hậu quả chẳng biết đến nhường nào?!

Nói ra, mọi người chửi tớ là mê tín. Nhưng hãy bình tâm mà xem xét tục lệ muôn đời của dân nước Việt, bạn sẽ fải giật mình. Cứ ‘hành hạ’ Bác như thế thì dân mình còn ‘khổ’ !

Cầu xin Bác được Anh Linh, xin được Tri Ân Bác !
 

Lên Chùa gặp gái


… Đường lên chùa Đồng (Yên Tử) là một chặng leo dài và vất vả. Anh bảo Bôm Bốp, mày lên đi, tao ngồi đây chờ.

Ngồi mãi cũng chán trong cái khoảng không chật hẹp nhốn nháo. Anh lững thững xuống núi. Vứt cho Bôm Bốp cái tin nhắn chờ dưới bãi xe. Ăn no, thân nặng nên khốn khổ. Lần mò từng bậc mà run rẩy. Thật chả cái ngu nào như cái ngu nào. Mà cái sự sửa ngu nó chậm chạp lắm, như những bước chân anh nặng nhọc.

Cứ thế anh lẫm lũi, mắt dán từng bậc đá mà đi. Nhỡ ra mà tượt chân cái là đi bằng đít ngay. Vô phúc lại còn được vinh dự đi bằng tàu sáu ván. Mọi tinh thần, trí lực anh đều dồn cho những bước chân, chả hơi đâu mà để í thiên hạ đang rầm rập. Nhưng mũi anh thì thính lắm, vì anh ngửi thấy mùi nước hoa phụ nữ thượng hạng lẩn khuất rất gần tai. Bụng anh đoán, nước hoa thượng hạng thế này thì ảnh hình phải tử tế lắm. Nghĩ thế, nhưng anh cũng không ngoái lại. Anh còn bận sửa cái ngu, cái sai lầm.

Vai anh tự dưng thấy nằng nặng, kèm theo đó một giọng nhẹ nhàng, mỏng như tiếng kinh cầu đang phát ra từ những chiếc loa giăng mắc đâu đó, “anh cho em bám nhờ nhé, em không thể đi nổi”. Anh dừng chân, ngoái lại. Chúa ơi, một em mái già ngọt ngào phẩm hạnh. Tại sao anh nói thế? Bởi anh cho rằng, gái mà được cả sắc lẫn thanh thì anh đều xếp vào hàng ngọt ngào phẩm hạnh hết. Kể cả già.

Để tôn trọng sự ngọt ngào phẩm hạnh, anh sẽ không gọi xách mé là mái già nữa. Mà anh gọi là nàng. Các bạn có hiểu í anh không?

Nàng bám vai lũn cũn. Những hố sâu anh luôn chìa tay. Đôi bận thân thể như đổ ập, hơi thở thơm tho có hơi khói phả nóng cả mang tai. Nàng bảo đi một mình, cầu an. Còn sao chỉ cầu an thì anh không hỏi. Anh đoán mọi nhẽ nàng đủ đầy, viên mãn, thiếu mỗi sự bình an nên mới cầu. Đến trạm cáp treo, anh hỏi nàng vé. Nàng bảo nàng leo bộ, từ tinh mơ. Chết thật. Anh mua vé nàng xuống nhé. Không, nàng nhất quyết. Và anh có thể đi đường anh và nàng đi đường nàng.

Anh không thể nào làm như cách nàng nói. Và anh cho rằng, rời anh ra, nàng có thể nhờ vai người khác. Anh đã quen mùi nước hoa của nàng, cả giọng nói nhẹ nhàng kinh cầu lẩn khuất. Anh sẽ dìu nàng xuống với trần ai, kể cả leo ngược lên sự linh thiêng tít mõm núi mà thằng Bôm Bốp đang khấn vái. Anh với nàng cứ thế, lần tay bám vai nhau mà đi. Và thật lạ lùng, bao mỏi mệt của anh như tan biến. Anh thấy mình khỏe như ông Gióng, hào hiệp như chàng Lục Vân Tiên, chân tình như chàng Kim trong Kiều cụ Nguyễn và cũng lãng mạn như các thi sĩ gàn dở không tên.

Xuống đến chân núi gần 3h chiều. Thằng Bôm Bốp gọi bảo đang ở bãi xe. Anh kệ mẹ, bảo chờ tí. Anh và nàng ngồi nghỉ nơi quán nước. Nàng cảm ơn anh. Anh bảo anh không thích ơn huệ. Nàng lườm, thế thích gì? Khỉ thật, không nhẽ lại bảo thích con khỉ.

Thôi, chia tay nhau từ đây nhé. Bạn anh đang réo rắt và đợi chờ. Nàng cảm ơn anh một lần nữa rồi xin anh số điện thoại. Anh ngại ngần gì mà không cho. Nàng hẹn sẽ gọi cho anh, như gọi tên một kỉ miện.

Anh chi 5k, leo xe điện ra bãi xe. Chết mẹ, anh dại khờ hay vô tâm khi anh không kịp hỏi tên và nơi nàng trú ngụ. Nhưng lại tự trấn an, nàng có số điện thoại và hứa sẽ gọi rồi mà. Lúc ấy, anh hỏi tên hay xin số nhà cũng chưa muộn. Ra đến bãi xe anh cứ tần ngần mặc cho thằng Bôm Bốp réo gọi mau cút để về. Hình như anh đang mong chờ bóng hình nàng đi qua? Ôi một chút kỉ miện ngọt ngào nhưng xao xuyến quá.

Nhưng thôi, anh cũng phải về. Xe chầm chập chen giữa dòng người đông đúc. Anh tụt kính, kiếm tìm chút nhân ảnh mong manh. Có tiếng còi inh ỏi xin đường. Liếc ngang, là chiếc bán tải năm tạ, bên cửa có bảng hiệu và hai chữ công an. Định mồm chửi sự vô lối cậy quyền. Nhưng mồm anh đóng chặt không thốt ra thành lời. Trên thùng xe, nàng của anh còng tay ngồi đó. Hai bóng áo vàng hai bên. Thiên hạ xì xào, con này chuyên móc túi.

Cả chặng về anh câm như thóc, thằng Bôm Bốp hỏi thì anh kêu mệt. Đến Hà thành đèn hoa, nó rủ anh đi nốc diệu. Trước khi xuống xe, anh làm quả rắm xịt, chả hiểu do vô tình, thúc bách hay cưỡng bức. Chỉ thấy thằng Bôm Bốp nhăn mặt, mắng ăn gì thối thế.

Anh ăn gì đâu. Tại đời nó thối thôi.

Nhặt trên Nét

Em chọn lối nào ?


Lời dẫn của BQT: Ngày nay không một quốc gia nào đứng độc lập được nếu muốn fát triển. Nhất là những nước nhỏ muốn ổn định và fát triển fải tìm được đồng minh cho mình. Thế giới đã đổi thay, buộc ta cũng cần xem xét lại. Thay đổi là điều ai cũng đang nhắc tới, nhưng điều quan trọng là thay đổi theo hướng nào, và ai sẽ là người đi tiên phong cho sự thay đổi. Việt Nam không có Thiên hoàng Minh Trị, không có Lý Quang Diệu và thậm chí là cũng chẳng có gương mặt nào cấp tiến so được với dù chỉ Thansue của Mianma. Đây chính là điều khiến nhiều người không thực sự cho rằng những gì diễn ra hôm nay sẽ tạo được một sự cách mạng gì trong ngày mai. Nhưng việc tìm cho được đồng minh tin cậy là điều cấp bách. Nhân ngày Độc Lập thiết tưởng nghĩ suy bài viết sau:

EM CHỌN LỐI NÀY ???!!!
(Em chọn lối này, lời 1 ca khúc do Thanh Hoa thể hiện nổi tiếng 1 thời)
Được đăng bởi [Z]_[O] vào lúc 21:11
 
….. Lịch sử xô đẩy Việt Nam đến việc chọn lựa TQ và Nga làm đồng minh trong diễn biến của hai cuộc chiến tranh nối tiếp ở Việt Nam. Khi đó Việt Nam không có lựa chọn khác vì không thể để dân tộc đi tới một mình trong cuộc chiến quá chênh lệch về cán cân lực lượng. Việt Nam khởi đầu là đúng khi tìm được độc lập cho dân tộc mình, nhưng sau đó mắc sai lầm dẫn đến nền độc lập ấy đi kèm với một Việt Nam chậm tiến và nghèo đói kéo dài nhiều năm sau chiến tranh, trong lúc đại bộ phận những nước xung quanh đều mạnh mẽ vươn lên.

Vinh quang trong chiến tranh của Việt Nam, sau 30 năm, trở thành điều nực cười khi so với sự phồn thịnh của các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonexia, Malaysia ... và đặc biệt là với một thế lực mạnh mẽ trỗi dậy và đang đe doạ cả Á Châu là Trung Quốc.

Câu chuyện về cuộc chiến và lựa chọn của Việt Nam đã thuộc về thế kỷ trước, thế kỷ 20, một thế kỷ ghi dấu ấn với riêng Việt Nam bởi hai cuộc chiến tranh thảm khốc nối tiếp kéo dài 30 năm, và gần hai thập kỷ nghèo đói kế tiếp sau đó của đất nước. Trong tình thế buộc phải lựa chọn, Việt Nam đã tìm ra cho mình một sự lựa chọn cho đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi về tính đúng sai.

Năm 2009, trước một Trung Quốc đang lên và ngày càng trở thành một hiểm hoạ, người Việt Nam lại một lần nữa phải trả lời câu hỏi "Which side are you on?" - "Bạn đứng về bên nào?".

Thế giới ngày nay nhìn nhận trực tiếp có lẽ chỉ còn hai siêu cường trên thực tế. Một nước Mỹ hùng mạnh đứng đầu thế giới gần 100 năm qua, quyền lực dù lung lay nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn là cường quốc số 1 hành tinh. Bên cạnh đó, là một Trung Hoa khổng lồ với dân số 1,4 tỷ người, chiếm hơn 1/6 dân số địa cầu, và đang vươn lên ngày một mạnh mẽ về kinh tế cũng như quân sự. Nhiều dự báo cho rằng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của Trung Quốc, và quốc gia này sẽ thế chân Mỹ thành nền kinh tế đứng đầu thế giới sau 30 hoặc 40 năm nữa. Tất nhiên mọi dự đoán về tương lai đều có thể là sai lầm, nhưng một thực tế không thể phủ nhận là Trung Quốc và Mỹ đã trở thành hai thế lực lớn nhất hành tinh hiện nay, và cuốn các nước khác vào một ván bài có tính lựa chọn khi phải tìm lấy cho mình một bên để đứng.

Câu cửa miệng sáo rỗng dạng "chúng ta muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới" chỉ là lời sáo ngữ không thể lừa ai và cũng chẳng thể dối chính mình. Làm bạn với tất cả, cũng đồng nghĩa với việc chẳng có người bạn nào. Và đó chính là thực trạng của Việt Nam hiện nay: Một quốc gia nhỏ yếu, chậm phát triển, và cô đơn giữa thế giới này khi không có lấy một đồng minh đúng nghĩa (Có thể nhắc đến người Lào chăng? nhưng Lào rồi cũng sẽ rất nhanh không đứng cạnh Việt Nam, khi Trung Quốc đang không ngừng khuyếch trương ảnh hưởng ở đó)

Trong cuộc chơi với người Trung Quốc suốt nhiều năm qua, với Việt Nam, luôn là một cuộc chơi nhẫn nhịn. Trung Quốc giúp Việt Nam nguồn súng đạn trong chiến tranh với một động cơ cũng chẳng trong sáng gì. Giống như ở Triều Tiên, Trung Quốc không muốn ranh giới của thế giới phương Tây tiến sát đến biên giới của họ. Ở Triều Tiên, Trung Quốc trực tiếp tham chiến, chấp nhận trả giá để dựng lên một chính phủ Bắc Triều Tiên trung thành làm phên dậu tại Đông Á cho Trung Quốc trong suốt 70 năm qua. Một bức tranh tương phản tại Triều Tiên, miền Bắc là đệ tử của Trung Quốc, được cai trị bởi một chính thể độc tài toàn trị có tính phản động hàng đầu trên thế giới, một nền chính trị có tính cha truyền con nối, dân chúng chết đói hàng năm vì chưa bao giờ đủ ăn, còn chính thể để tồn tại thì tìm mọi cách đầu tư vào quân đội để duy trì sức cai trị cho chế độ. Nam Triều Tiên, ngược lại, hoà nhập vào thế giới văn minh và hiện là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, nằm trong nhóm nước phát triển OECD.

Với một động cơ tương tự khi Trung Quốc muốn giúp Việt Nam trong cuộc chiến chống người Pháp và người Mỹ, nhằm có một khoảng đệm an toàn cho biên giới quốc gia của họ với thế giới phương Tây. Trung Quốc cũng muốn Việt Nam phân đôi giống như Nam - Bắc Triều Tiên, để duy trì sát tại biên giới mình một quốc gia nhỏ yếu và vâng lời. Ý thức độc lập thống nhất của người Việt Nam mạnh mẽ hơn ý chí áp đặt của Trung Quốc. Và kết quả là người Việt Nam đã thống nhất đất nước của mình bất chấp những cuộc mặc cả đi đêm của Trung Quốc sau lưng Việt Nam. Năm 1974, ngay khi cuộc chiến Việt Nam sắp chấm dứt, Trung Quốc tận dụng thời cơ hai miền Nam Bắc Việt Nam đánh nhau, chớp nhoáng chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Khi thấy không thể chặn lại được sự thống nhất đất nước của người Việt, Trung Quốc dựng lên chế độ Khơme đỏ tại Campuchia, tìm mọi cách xúi lực lượng này làm tiên phong gây chiến với Việt Nam. Việt Nam phản đòn, chế độ Pôn Pốt nhanh chóng bị đập tan, Trung Quốc công nhiên lộ mặt gây chiến trực tiếp với Việt Nam. Cuộc chiến tranh tàn bạo năm 1979 nổ ra, trước những thiệt hại lớn, Đặng Tiểu Bình buộc phải rút quân về, dù sau đó xung đột biên giới vẫn dai dẳng nổ ra giữa hai bên. Trong cùng thời kỳ, Đặng thành công đổi mới đưa Trung Quốc đi lên, trong lúc lãnh đạo Việt Nam sai lầm trong con đường phát triển khiến đất nước ngày càng kiệt quệ. Năm 1988, khi Việt Nam đang ở điểm đáy của sự tụt hậu và đói nghèo, tận dụng thời cơ Liên Xô là đồng minh duy nhất của Việt Nam lúc đó đang suy yếu đến tận rìa sụp đổ, Đặng xua quân gây cuộc chiến chớp nhoáng tại Trường Sa và chiếm 8 đảo tại quần đảo này của người Việt Nam.

Nhiều chục năm quan hệ với Trung Quốc, là nhiều chục năm cay đắng đối với Việt Nam. Cộng thêm với một lịch sử hàng nghìn năm liên tiếp phải đánh nhau với những đạo quân xâm lược tràn từ Trung Quốc sang. Một lịch sử luôn gắn với những bài học trả bằng xương máu.

Năm 2009, thế giới khủng hoảng, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên với tư cách của một siêu cường. Đối kháng với Trung Quốc thật là một sai lầm, bởi quốc gia này ngày nay quá mạnh. Có lẽ dễ dàng hơn nhiều nếu chọn cách đi bên cạnh Trung Hoa, bởi đối đầu với một quốc gia khổng lồ kề sát bên mình là một lựa chọn rất thiếu khôn ngoan.

Vấn đề là, Trung Quốc không muốn ai đi cạnh bên mình một cách đích thực. Trong lúc rêu rao những lời tuyên ngôn về tôn trọng hoà bình, thì Trung Quốc đầu tư càng lúc càng mạnh cho việc hiện đại hoá quân sự và quốc phòng, đến mức ngày nay đã thành một thế lực đủ sức đe doạ Á Châu. Trong lúc tuyên truyền về tình thân thiện với các quốc gia láng giềng, thì Trung Quốc đồng thời cho vẽ bản đồ chiếm gần trọn lãnh hải của 6 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong lúc nói những lời đường mật về hợp tác cùng phát triển, thì Trung Quốc tìm mọi cách thọc tay vào các nguồn tài nguyên khoáng sản của các nước xung quanh, đổ công nghệ khai thác lạc hậu vào những đất nước này, di dân xâm thực văn hoá, bòn rút tài nguyên và trút vào đó hiểm hoạ môi trường. Trong lúc thế giới đang nóng lên, Trung Quốc cho xây đập chặn hầu hết các con sông dẫn nước qua các quốc gia dưới hạ lưu, bất chấp điều đó gây các thảm hoạ về sinh thái và cuộc sống cho dân cư những quốc gia đó. Và Việt Nam, cay đắng thay lại là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất từ những chính sách tàn bạo đó của người Tàu.

Năm 2009, Trung Quốc tiến hành phong toả gần trọn vùng biển Đông của Việt Nam, kiểm soát nó trên thực tế, quét sạch tàu cá của Việt Nam ra khỏi những vùng mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế, đồng thời triển khai những chương trình khai thác thăm dò tài nguyên đầy tham lam. Năm 2009, Trung Quốc cho khánh thành một loạt đập ngăn nước tại các nhánh chính của dòng sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, đẩy các quốc gia dưới hạ lưu như Lào, Thái Lan, Campuchia trước hậu quả nghiêm trọng của việc suy thoái về nông nghiệp và thuỷ sản cũng như môi trường. Hậu quả nghiêm trọng nhất đến với Việt Nam, khi toàn bộ vựa lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long đứng trước mối đe doạ trực tiếp và nghiêm trọng nhất do việc thiếu hụt nước và phù sa từ sông Mê Kong. Nhiều chuyên gia đánh giá, Việt Nam sẽ phải tốn nhiều chục tỷ USD để làm các công trình thuỷ lợi, xây các hồ chứa nước và hệ thống đê ngăn xâm thực nước mặn từ biển để khắc phục những hành vi này của Trung Quốc. Cũng năm 2009, Trung Quốc tìm mọi cách gây sức ép để khai thác các nguồn tài nguyên thô của Việt Nam, đặc biệt là Bauxite tại Tây Nguyên, một kế hoạch đang chịu sự phản đối gay gắt của hầu hết trí thức Việt Nam trước những hậu quả về mặt môi trường, hiệu quả kinh tế không đi đôi với số vốn đầu tư, và đặc biệt là hiểm hoạ về mặt an ninh khi Trung Quốc hiện diện tại mảnh đất chiến lược này.

Việt Nam muốn đi cạnh Trung Quốc hơn ai hết, nếu quốc gia ấy thật sự để cho những nước khác có thể tồn tại cạnh mình và vẫn có cơ hội phát triển đi lên. Nhưng tiếc thay, Trung Quốc đã và đang chỉ chấp nhận cho những nước nhỏ yếu tồn tại cạnh mình với điều kiện thôn tính được lãnh thổ và tài nguyên của những nước đó. Nói cách khác, Trung Quốc để các dân tộc khác tồn tại cạnh mình với điều kiện tước đoạt được tương lai phát triển của những dân tộc ấy, kìm họ trong vòng lạc hậu và đói nghèo để luôn dễ bảo.

Trung Quốc, cả về lịch sử cũng như hiện tại, không cho cơ hội để Việt Nam có thể chọn họ là một đồng minh có thể chấp nhận được.

Người Việt Nam một lần nữa phải chọn cho mình câu trả lời. Để sinh tồn, để có tương lai phát triển, để giữ được chủ quyền lãnh thổ và tránh những hậu quả lâu dài về môi trường cho con cháu mai sau, Việt Nam phải tìm cho mình một lối đi riêng, một chính quyền và một thể chế đáp ứng được đòi hỏi có tính sinh tồn về lợi ích dân tộc và chủ quyền, và những người đồng minh đủ mạnh cho đến khi đất nước phát triển đến một mức đủ để có thể bảo vệ chính mình.

Là công chức

Thơ của HoaMai
09/01/2012, hoamai, (Nhái thơ Xuân Diệu)

Là công chức nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Bởi người nhiều mà việc chỉ lai rai
Nên đành phải đong đưa qua ngày tháng.

Là viên chức nghĩa là hay bị mắng
Sếp to la rồi sếp nhỏ cũng la
Nên lúc nào cũng nhớn nhác âu lo
Thân phận mỏng như cánh chuồn trước bão

Là viên chức nghĩa là nhăn với mếu
Đồng lương còm theo giá vút bay xa
Chẳng dám mơ xe nhỏ với nhà to
Chỉ ao ước "mẹ thằng cu" thương xót

Bất hạnh


Viết bởi: honngv

Đã quá lâu rồi, có lẽ từ thời Lê Chiêu Thống đến giờ thế hệ ta, con ta fải sống dưới thời có kẻ “rình rập để chống đối, để chọc gậy vào bánh xe, cõng rắn cắn gà nhà” như lời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về Ngày Quốc Khánh 2-9 năm nay.

Cái tội “cõng rắn cắn gà nhà” kinh khủng lắm chứ! Tày đình lắm chứ! Dân nào làm được! Đáng xử voi giày ngựa xé lắm chứ!

Tội này Lịch sử có mấy đâu, sao lại rơi vào thế hệ anh em ta nhỉ ?! Thật đen đủi hết cỡ, đen hơn chó mực! Thật đau lòng hết cỡ! Quá đau vì đó là lời của Chủ Tịch nước!

Bất hạnh cho anh chị em ta, bất hạnh cho con cháu ta, bất hạnh cho người Việt Nam ta!