31 thg 1, 2013

Mất ăn mất ngủ vì Bắc Triều Tiên



Nguyễn Đại
images         
          Như lời ông đại tá – PGS – TS Trần Đăng Thanh (*) thì ta phải học tập Bắc Triều Tiên (BTT): “có vũ khí nguyên tử làm thế giới mất ăn mất ngủ”. Tôi không hiểu làm cho người khác mất ăn mất ngủ thì có gì hay mà phải học! Không biết có ông bố nào dạy con “mày phải học thằng ăn trộm, ăn cướp có nghề, nó làm cho nhân dân mất ăn mất ngủ!” không. Nói như ông Thanh sao hồi trước ta không học luôn Polpot, Hitle vì làm TG mất ăn mất ngủ cho nó tiện. Trong khi bao nhiêu nước có rất ít sức mạnh quân đội mà họ vẫn sống văn minh, sống đàng hoàng, giàu có thì không học. Có sức mạnh quân đội để… canh giữ cho hòa bình thế giới thì còn đáng học, chứ ai lại đi học thằng Chí Phèo làm cả làng Vũ Đại mất ăn mất ngủ bao giờ!
          Tuy nhiên, có một thực tế là những người có lương tri đang mất ăn mất ngủ vì chuyện ăn thịt người ở BTT. Cách đây vài chục năm, Mao Trạch Đông đã đưa nhân dân Trung Quốc vào hoàn cảnh phải ăn thịt người trong thời kỳ đại nhảy vọt thì nay đến phiên BTT.
          Câu chuyện Triều Tiên là một thực tiễn rõ nét nhất về sự khác biệt giữa dân chủ và độc tài. Cùng con người, cùng tố chất, cùng hoàn cảnh địa lý, thế mà kinh tế chênh lệch khủng khiếp. Nam Triều Tiên (NTT) là nền kinh tế lớn nằm trong TOP 10 thế giới, thu nhập bình quân đầu người trên 25.000 USD, GDP khoảng 900 tỷ USD. Bắc Triều Tiên (BTT) thì đang đối diện với nạn đói, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.000 USD và GDP khoảng 20 tỷ USD.
          Nếu như những “tuyên truyền viên” còn có lý do cho rằng miền nam Việt Nam giàu hơn miền bắc là do “tiền của Mỹ” thì chắc hẳn chẳng còn lý do gì cho câu chuyện Triều Tiên nói trên. “Do NTT được Mỹ đầu tư ư?” Thì nước nào muốn phát triển chẳng cần đầu tư! Có chính sách tốt, có kinh tế thị trường lành mạnh thì người ta mới đầu tư! Mà BTT cũng được Trung Quốc đầu tư đấy chứ. “Do BTT bị cấm vận ư?” Thế tại sao người ta cấm vận? Rừng rú, mọi rợ, tàn ác thì có quốc gia văn minh nào dám đến gần. Nói “nghèo do cấm vận” chẳng khác gì tự thú “tao khốn nạn nên người ta lánh xa tao”. “Do đổ tiền làm tên lửa hạt nhân ư?” Dân thì đói nhăn răng còn anh thì vét cạn tiền chơi tên lửa! Y như Liên Xô thời trước. Mỹ làm ra 10 đồng, chi 3 đồng vô vũ khí và lên mặt trăng. Liên Xô làm ra 3 đồng, chi luôn 3 đồng vô vũ khí và lên mặt trăng cho không thua kém bọn tư bản. Lên tới mặt trăng thì đất nước tan rã.
          Như trên đã nói, BTT và NTT chỉ khác nhau ở một thứ là chế độ chính trị, còn lại các điều kiện khác là như nhau. Cả 2 có điểm xuất phát như nhau tính tại thời điểm 1953 – năm kết thúc nội chiến, văn hóa như nhau, trí tuệ như nhau. Quái lạ là ở BTT, điều kiện chính trị… ưu việt hơn NTT nhiều:
          -  Được trang bị chủ nghĩa Mác – Lê nin vô địch, sau đó phát triển thành chủ nghĩa Chủ Thể
          -  Có một người cầm lái vĩ đại là Kim Nhật Thành, vĩ đại đến nỗi trở thành chủ tịch vĩnh viễn.
          -  Nếu nói về ổn định chính trị thì chẳng có quốc gia nào bì lại với BTT. Kim ông nắm quyền đến chết truyền ngôi cho Kim cha. Kim cha nắm quyền đến chết truyền ngôi cho Kim con hiện nay. Không hề có cạnh tranh, quyền lực cha truyền con nối, rất ổn định.
          -  Có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của một đảng duy nhất đỉnh cao trí tuệ là Đảng Lao Động Triều Tiên.
          -  Có một sự đoàn kết nhất trí cao độ. Có khoảng 100 đầu sách ca ngợi Kim ông, 70 đầu sách ca ngợ Kim cha. Bầu cử quốc hội ở BTT luôn đạt 99% phiếu ủng hộ ứng cử viên… duy nhất thuộc Đảng Lao Động.
          - Đặc biệt ưu việt internet, điện thoại di động bị cấm cho nên nhân dân không bị nước ngoài đầu độc. Người dân yêu thương lãnh tụ còn hơn cha mẹ của mình. Lãnh tụ chết là kéo nhau ra ngoài đường khóc tè le toét loét. Thậm chí lãnh đạo chưa chết, đi thăm trường học, giáo viên và học trò cũng khóc hu hu.
          -  Không chỉ nhân dân, đến cả trời đất cũng thương yêu lãnh tụ. Sự ra đời của Kim Chính Nhật tại núi Paektu đã được báo trước bởi một con chim nhạn, và một điềm triệu là sự xuất hiện của một cầu vồng đôi bắc qua núi cùng một ngôi sao mới trên bầu trời.
          Nói chung, thể chế chính trị của BTT là cực kỳ ưu việt. Còn NTT thì chỉ có một thể chế bình như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có. Đó là nền chính trị đa đảng, nhân dân trực tiếp bầu ra Tổng Thống (dân chủ không tập trung). NTT khác BTT chỉ có thế và giàu có gấp 40 lần BTT.
          Có những điều khó giải thích đến độ phải dùng đến tâm linh. Tại sao đất nước BTT nghèo đói thì giải thích được. Nhưng người dân BTT có tội tình gì với trời đất mà phải khốn nạn đến thế để cha con họ Kim giàu sụ (tài sản khoảng 4 tỷ USD) thì đúng là chịu!
          Quả là BTT làm thế giới mất ăn mất ngủ.

Nguyễn Đại – 30/1/2013
………….
(*) học hàm, học vị rất cao!

30 thg 1, 2013

Nhìn lại - nghĩ suy

    Ông Đoàn Duy Thành kể tiếp: “Có lần tôi hỏi anh Tô (Phạm Văn Đồng): “Còn Đỗ Mười thì sao?”.  Anh Tô suy nghĩ hai ba phút rồi nói:  “Chỉ có phá !”.
      Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rất đúng với trường hợp cải tạo công thương nghiệp.
Xem thêm >

     - Nhớ khi “cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia kiệt quệ, dân chúng lầm than, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Nhớ khi trả lại ruộng đất và một số quyền căn bản cho dân thì đất nước hồi sinh, đời sống người dân bắt đầu cải thiện. Bản chất của đổi mới là từ chỗ Đảng và Nhà nước cấm đoán, tập trung tất mọi quyền hành, đến chỗ để cho dân quyền được tự lo lấy cơm ăn, áo mặc.
    - Giá như không phải là ý thức hệ mà tự do và hạnh phúc của nhân dân mới là nền tảng hình thành chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, thì người dân đã tránh được chuyên chính vô sản, tránh được cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, tránh được Nhân văn – Giai phẩm, tránh được biết bao binh đao xung đột trong nội bộ dân tộc, gia đình.”
     Thiết nghĩ, đó là tất cả tâm lành của một nhà báo dấn thân, không còn muốn “trú ngụ trong sự sợ hãi” luôn trăn trở và lao động miệt mài hàng chục năm dòng mới có được. Vậy “công trình khảo cứu lịch sử đặc sắc này với lương tâm trong sáng và tay nghề lão luyện của một nhà báo chuyên nghiệp có trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước…” (như ý kiến của giáo sư Chu Hảo – NXB Tri thức, Hà Nội) đã viết cho ai? Và ai cần đọc Bên thắng cuộc nhất?

Thánh Ba & đ/c X (*)


Đây là đòn rằn mặt đầu tiên của đồng chí X cho Bá Thanh.

Ở thời điểm khác thì đòn rằn mặt này cũng là hợp lý: Chú mới ra, đừng to còi quá kẻo xấu mặt các anh. Nhưng với tình trạng nền kinh tế nát tươm thế này, còn mỗi một thằng thực sự làm được việc (Bá Thanh) mà chưa gì đồng chí X và đồng bọn đã hùa nhau vào tỉn, nó chỉ cho thấy vận nước chẳng có giá trị mẹ gì so với quyền lợi cá nhân và cái ghế của các anh.

Đây có lẽ là cơn giãy chết cuối cùng của chế độ. Nếu Nguyễn Bá Thanh và phe "làm việc" (gọi thế để phân biệt với bọn đé o làm chỉ phá còn lại) thành công, chế độ sẽ tồn tại thêm ít năm. Ngược lại, 5 năm sẽ là quá đủ để đồng chí X và đồng đội, chịu sự phán xét không phải của lịch sử, mà là của một thể chế khác.

Nói chung, anh Lãng theo dõi khá kỹ màn kịch chế độ thời gian gần đây. Nguyễn Bá Thanh vốn là bạn thân của anh. Anh gặp Bá lần đầu năm 2001 khi dẫn một nhóm đầu tư từ Nhật đến Đà Nẵng xây dựng nhà máy. Từ hồi đó, cùng với Triết lúc đó ở Bình Dương, anh biết đây là một người được việc, tốt cho dân cho nước. Triết sau đó được đôn lên sớm, càng lên cao càng nhanh tha hoá, để đời với bài hùng biện " Việt Nam - Cu Ba trời đất sinh ra, ngày đêm cùng nhau canh giữ hoà bình thế giới ". Trong thời gian đó Bá Thanh an vị ở Đà Nẵng, cặm cụi làm và xây dựng thành phố này thành nơi đáng sống nhất Việt Nam.

Tuy nhiên đại hội XI không hề có phương án Nguyễn Bá Thanh. Không ai trong hệ thống chính trị muốn Bá Thanh leo cao vào tam đầu đế chế, vì nếu có quyền lực, Bá Thanh sẽ giật bát cơm của vô số thành phần quen bám vào quyền lực để ăn hại quốc gia. Chỉ đến khi tình hình đất nước nát toét ra cho đến cuối năm 2012, khi ... đồng chí X được coi là thành phần phá hoại tận gốc nền kinh tế và đời sống nhân dân; khi TBT hay CT, chẳng còn một chút uy tín nào sau canh bạc thua thảm trước đồng chí X và đồng đội. Đã bắt đầu thấy đâu đó mầm mống của bạo loạn, tội phạm cướp, giết ngày một dày đặc xã hội, và người dân thì gần như đã cạn kiệt cả về tiền bạc lẫn niềm tin. Trong bối cảnh đó, tự nhiên chế độ vớ lấy Nguyễn Bá Thanh, như một cái phao cứu sinh hòng kéo dài hơi tàn cho con bệnh đã gần chết đuối.

Nhưng, như anh Lãng đã từng nhiều lần nhấn mạnh. Hệ thống hiện nay, đã không thể thay đổi chỉ nhờ một hoặc một số con người. Bộ máy của nó đã hỏng. Nguyễn Bá Thanh mất 15 năm, trong cái thế nắm quyền tuyệt đối, chỉ để xây đắp được một thành phố khoảng hơn triệu dân. Giờ ông ta ra Hà Nội, trong bối cảnh vị trí thấp, hậu thuẫn quyền lực không, và quan trọng, Nguyễn Bá Thanh không còn cái mà cách đây 15 năm năm ông ta có: Tuổi trẻ và sức lực.

Sẽ chẳng có gì thay đổi nhiều, trừ khi Nguyễn Bá Thanh nắm quyền Tổng Bí Thư hoặc Thủ Tướng. Khi đó chắc chắn ông ta sẽ làm được, và làm được nhiều. Nhưng ai cho Bá Thanh ngồi cái ghế ấy? Đồng chí X sẽ nhường chăng? Hay ông già lụ khụ giảng chủ nghĩa Mác sẽ xả thân nhường ghế cho Nguyễn Bá Thanh?

Đọc Quyền Bính của Huy Đức, phần viết về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, một khai quốc công thần, uy tín tuyệt đối trong nhân dân, mà còn bị hệ thống và đồng đội chơi cho vô số đòn dưới thắt lưng, chưa bao giờ ngóc cổ lên được kể từ sau 1975, dù với nhân dân, ông luôn là một anh hùng dân tộc.

Cái đòn kết luận thanh tra này cũng chỉ là một ngón đòn dưới thắt lưng đầu tiên nện vào Bá Thanh. Anh Lãng đã từng phải làm việc không ít lần với đám Thanh tra, cả của chính phủ lẫn NHNN, chẳng lạ mẹ gì cái lối kết luận xiên xẹo và chụp mũ của lũ này. Nếu Thanh Tra chính phủ dám công bố kèm theo biên bản kiến nghị kết luận thanh tra của UBND Đà Nẵng, thì chắc chắn lại là một bức tranh hoàn toàn khác, đủ để Thanh Tra và đồng chí X phải đỏ mông vì ngượng. Tuy nhiên, như đã thấy, đồng chí X hồ hởi ký chỉ thị đồng ý kết luận thanh tra.

Cái đất nước này, giờ 1 thằng làm, 99 thằng còn lại thì phá và kéo chân. Chẳng còn hy vọng mẹ gì ngoài chuyện nó sụp cho nhanh để nhân dân xây dựng lại một xã hội mới.

(*): Thánh Ba = Bá Thanh
Cọp từ PP blog

29 thg 1, 2013

GS. Nguyễn Minh Thuyết: Đây là tin quá sốc!


Quan tham hại dân nghèo!  
    (Kienthuc.net.vn) - 80 giáo viên ở Yên Bình (Yên Bái) bỗng dưng bị cắt biên chế do "quan tham" ăn tiền, rồi nhận thừa cả mấy trăm giáo viên... Đây là tin quá sốc.

   Xem tiếp >

“Bên Thắng Cuộc” lột trần hậu trường chính trị Việt Nam

BS Ngọc
    
  Theo tôi nghĩ những câu chuyện Huy Đức thuật lại trong sách có thể giải thích tại sao nước ta nghèo hèn như hiện nay. Tôi cũng nghĩ các lãnh đạo thuộc phe XHCN của miền Bắc phải chịu trách nhiệm lớn trước lịch sử về những sai lầm của họ.

    …. Tôi xem Bên thắng cuộc là một chuỗi câu chuyện hậu trường chính trị Việt Nam. Tất cả chúng ta cần phải biết những câu chuyện mà Huy Đức kể lại, bởi vì những câu chuyện đó sẽ thắp lên một que diêm trong cái lịch sử mờ ảo của Việt Nam vào những năm giữa thế kỷ 20 cho đến ngày hôm nay.

Có phải ngẫu nhiên

Chẳng hiểu có fải ngẫu nhiên mà hôm qua vừa có bài của Trần Đăng Khoa cứ tạm cho là "ca ngợi" Nguyễn Bá Thanh: "Nói thêm về Nguyễn Bá Thanh" thì hôm nay bên DL có bài này  thì gọi là "gì" nhỉ ?!!!
Đúng, thời nay công tội đâu dễ giấu!

28 thg 1, 2013

Nói thêm về Nguyễn Bá Thanh



27/01/2013@16h37, 880 lượt xem.
TRẦN ĐĂNG KHOA

          Mới đây, vào những ngày cuối tháng 1, năm 2013 này, tại Trung tâm Triển lãm Nghệ thuật 45 Tràng Tiền Hà Nội, đã có cuộc triển lãm ảnh đặc biệt, không phải ảnh nghệ thuật, mà ảnh phóng sự báo chí, ảnh đời thường, nhưng lại có sức thu hút công chúng rất mãnh liệt. Đó là triển lãm cảnh “ngủ gầm giường, ngủ hành lang bệnh viện” với hơn một trăm bức ảnh. Mỗi bức ảnh là một hoàn cảnh, một nỗi đời, một cảnh ngộ. Tác giả của những bức ảnh này, không chỉ là những phóng viên, những ký giả, cộng tác viên của Trung tâm Sức khỏe và Dân số, mà còn là những người bình thường. Họ là bệnh nhân hoặc người nhà đi theo chăm sóc bệnh nhân. Họ ghi lại những khoảnh khắc mình đã thấy hoặc đã trải, không phải có ý thức làm nghệ thuật, mà chỉ đơn giản giữ lại những kỷ niệm theo kiểu “thấy gì ghi nấy”. Chính vì thế mà nó rất chân thật và sinh động. Không phê phán ngành y tế, chỉ phơi ra một thực trạng mang tính sẻ chia. Chính thế lại đắng đót, lại có sức lay động lương tri những người tử tế. Chỉ những trái tim và tâm hồn lạnh giá mới có thể dửng dưng.
          Cuộc triển lãm đặc biệt này cũng đã lên mạng nhiều trang baó điện tử chính thống. Tôi không biết các vị lãnh đạo, các nhà quản lý nghĩ gì khi nhìn những cảnh đời nơi “gầm giường chiếu đất” này? Còn tôi, bao trùm lên mọi cảm giác là nỗi đắng đót đến se thắt cả gan ruột. Lại nhớ đến buổi “vi hành” của bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xuống các bệnh viện cơ sở. Bò từ gầm giường ra chào bà là các bệnh nhân nhí bị ung thư. Rồi những bệnh nhân hiểm nghèo chờ xạ trị ba người ghép một giường. Nhiều khi bệnh nhân phải nằm chen chúc dưới gầm giường, nằm tràn cả ra hành lang bệnh viện trong thời tiết mưa ẩm và giá lạnh. Sống lay lắt như thế, ngay cả một người khỏe mạnh cũng có thể gục đổ, chứ không còn nói đến những con người bất hạnh, lại mang trong mình trọng bệnh mà sự sống mong manh chỉ tính bằng những khoảnh khắc.
          Ta hiểu nỗi khổ tâm của bà Bộ trưởng Bộ Y tế có tâm đức. Nhưng chẳng lẽ lại cứ để tình trạng quá tải ở các bệnh viện diễn ra mãi như thế này sao? Hiện nay, Hà Nội đã mở rộng đến hết cả tỉnh Hà Tây cũ, còn nới thêm một phần của tỉnh Hòa Bình, chẳng lẽ vẫn không có đất để xây bệnh viện sao? Đành rằng kinh tế suy thoái trong phạm vi toàn cầu, nợ công ở nước ta cũng lên đến ngưỡng đáng phải quan ngại, Tết năm nay, nhiều cơ quan không có tiền thưởng cho nhân viên, có doanh nghiệp còn nợ cả tiền lương, dẫn đến cảnh tao loạn: Công nhân vác ghế phang giám đốc rồi sẵn sàng vào tù, nhưng cũng không phải vì thế mà không xây được bệnh viện cho dân. Không kể những vụ thất thoát khổng lồ đến hàng ngàn tỷ đồng như vụ Vinashin rồi tiếp đến là Vinalins, chúng ta vẫn còn chi hàng ngàn tỷ đồng để xây Trụ sở làm việc, Bảo tàng Quốc gia, rồi hàng trăm rạp hát, Nhà văn hóa. Đành rằng xây Trụ sở, xây Bảo tàng hay Rạp hát cũng rất quan trọng, rất cần thiết, nhưng đem những công trình ấy, so với những công trình cấp bách, cần phải làm ngay, như bệnh viện cứu chữa điều trị cho dân, hay những lớp học cho trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa thì cái gì cần ưu tiên trước nhất? Tất nhiên là bệnh viện và lớp học rồi. Tôi hoàn toàn đồng ý với Vân Thiêng, ông bạn đồng nghiệp của tôi ở VOV: Xây thêm nhà hát, rạp chiếu phim cũng là cần thiết, bởi đấy là những thiết chế văn hóa đặc biệt gắn với trình độ và nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của nhân dân. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, nhiều nhà hát mà số buổi sáng đèn mỗi năm chỉ đếm được trên mấy đầu ngón tay, nhiều nhà hát, rạp chiếu phim đã làm "dịch vụ cho thuê đám cưới". Ngân sách là tiền thuế của dân. Vì vậy, đầu tư cái gì, đầu tư lúc nào là điều phải tính toán để đồng tiền ấy phát huy hiệu quả cao nhất. Việc xây dựng trụ sở cơ quan khang trang hiện đại và các công trình văn hóa là cần thiết trong quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, chưa thấy có chuyện vì thiếu rạp mà hai, ba người phải ngồi một ghế để xem biểu diễn nghệ thuật, cũng chưa có ai chui dưới gầm ghế người khác để xem phim. Trong khi, cảnh hai, ba bệnh nhân phải nằm chung một giường, thậm chí có bệnh nhân phải chịu cảnh “gầm giường chiếu đất” thì đã thấy nhỡn tiền và sẽ còn hiển hiện ở rất nhiều bệnh viện lớn khác nữa.
          Có thể giải quyết dứt điểm nạn quá tải ở các bệnh viện ấy được không? Hoàn toàn có thể giải quyết được, nếu chúng ta thực sự vì dân, lo cho muôn dân. Chỉ cần chúng ta tiết kiệm trong chi tiêu, loại bỏ những chi phí chạy theo bề nổi, hoàn toàn mang tính hình thức, rất tốn kém mà không có hiệu quả thiết thực, như các lễ hội rầm rĩ ở rất nhiều tỉnh thành, hay kiểm tra, giám sát chặt chẽ các công trình, tránh được những thất thoát để tiền dân trôi hết ra sông ra bể, như Vinashin hay Vinalins là có thể xây được hàng ngàn bệnh viện, trường học rồi.
Chỉ cần tiết kiệm, bớt hoang phí trong những khoản chi tiêu vô bổ, chúng ta đã cứu được bao nhiêu kiếp người bất hạnh. Điều này là hoàn toàn có thể làm được. Bởi đã có địa phương làm được rồi. Một ví dụ điển hình là Đà Nẵng. Vâng, tôi vẫn lại phải nhắc đến Đà Nẵng. So với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hay các địa phương khác, Đà Nẵng không thuận lợi ở vị trí địa lý, cũng không tiện về giao thông, lại bị chiến tranh tàn phá khốc liệt nhất, số người hy sinh cũng lớn nhất, đã thế khí hậu lại khắc nghiệt, bão gió, lũ lụt liên miên. Một tỉnh rất nghèo. Vậy mà ông Nguyễn Bá Thanh và các cộng sự của ông vẫn vực mảnh đất nghèo ấy thành một đô thị hiện đại, một thành phố nề nếp, sạch sẽ (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) và quy củ nhất nước. Trước khi rời Đà Nẵng, ngay mới đây thôi, ông Nguyễn Bá Thanh còn kịp trao cho dân một bệnh viện nhằm xóa bỏ nạn “gầm giường chiếu đất”. Đó là bệnh viện ung bướu có quy mô 500 giường với 27 khoa và phòng, trước mắt đã đưa vào sử dụng 200 giường bệnh với đội ngũ hơn 70 bác sĩ, cùng các chuyên gia, y tá, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế bệnh viện được đầu tư hiện đại, chất lượng, với các hệ thống máy xạ trị, y học hạt nhân, gia tốc tuyến tính. Đặc biệt, đây là bệnh viện dành cho những người nghèo có hộ khẩu Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Sau khi trừ phần Bảo hiểm y tế thanh toán, các bệnh nhân nghèo sẽ được miễn phí toàn bộ tiền chi trả. Người nhà đi theo chăm sóc bệnh nhân cũng sẽ được hưởng chính sách ăn, ở miễn phí tại bệnh viện với bếp ăn từ thiện. Điều trị miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân nghèo là chính sách nhân văn đặc biệt chỉ có ở Đà Nẵng. Có địa phương nào làm được như thế không?
          Bây giờ thì ta hiểu được vì sao người dân Đà Nẵng lại yêu mến Nguyễn Bá Thanh đến như thế. Và không phải chỉ có dân Đà Nẵng, nhân dân ở rất nhiều địa phương khác cũng rất quý yêu Nguyễn Bá Thanh, như quý yêu Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc thuở nào. Và chúng ta tin, rất tin rằng, trong công cuộc đổi mới của Đảng, của Đất nước, vì miếng cơm manh áo của dân, ông sẽ không bị đứt gánh giữa đường như Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc. Và chúng ta cũng hy vọng Đà Nẵng sẽ là một mô hình tốt đẹp có thể nhân rộng ra trên phạm vi toàn quốc.           
          Viết đến đây, tôi lại chợt giật mình nhớ đến câu ca dao:
          Thương dân, dân lập đền thờ
          Hại dân, dân đái sập mồ lụn xương
        Và như thế, làm điều ác, đặc biệt là ác với dân, đâu phải cứ hạ cánh được an toàn là đã an toàn. Bây giờ, làm một cán bộ mà được dân tin, dân yêu như Nguyễn Bá Thanh, đâu có phải là dễ...

Rồng Rắn lên mây!



(Lai rai Câu đối Tết)
Hà Sĩ Phu, 27/01/2013

Năm nay Rồng sang Rắn, lòng lại bồi hồi nhớ những đêm trăng tuổi thơ, mấy đứa rủ nhau chơi trò Rồng rắn lên mây

Trò chơi đồng dao này chia làm bốn đoạn:

1/ Đoạn 1: Lên trời tìm thầy thuốc.
Đám trẻ túm eo nhau thành chuỗi như rồng rắn vừa đi quanh khoảng sân sáng trăng, vừa hát như gõ cửa nhà “thầy thuốc”:

Rồng rắn lên mây, có cây núc nác, có nhà điểm binh, thầy thuốc có nhà không? Thầy thuốc trả lời đi vắng (người nhà thầy thuốc trả lời thì đúng hơn) vì lý do gì đấy do lũ trẻ tưởng tượng ra. Cứ thế vài lần.

2/ Đoạn 2: Xin thuốc và cho thuốc.
Thầy thuốc và Rắn giáp mặt:
- Rồng rắn đi đâu?
- Rồng rắn xin thuốc rịt đầu cho con.
- Con lên mấy?
- Con lên một.
- Thuốc chẳng hay!
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay!...

Cứ thế tăng dần đến “Con lên mười” thì “Thuốc hay vậy” (lúc ấy thầy thuốc mới đồng ý cho thuốc, cho phương án điều trị).
 clip_image002

3/ Đoạn 3: Sự trả giá cho liều thuốc.
Thầy thuốc bắt đầu đòi trả công, giữa hai bên có cuộc mặc cả, thầy thuốc đòi:
- Xin khúc đầu! (xin đầu người ta thì chết người ta à, nên Rắn cự tuyệt)
- Những xương cùng xẩu! (Rắn từ chối trả giá)
- Xin khúc giữa! (cũng giết người ta luôn)
- Những máu cùng me! (ý nói đây cũng là chuyện giết người)
- Xin khúc đuôi!
- Tha hồ thầy đuổi được (thì) thầy ăn! (chấp nhận sự thách thức)

4/ Đoạn 4: Cuộc chiến giữa “thầy thuốc” và phía bị mang ơn
Theo lời chấp nhận, thầy thuốc đưổi bắt “khúc đuôi”, nhưng “đầu Rắn” giang rộng hai tay chặn lại để bảo vệ đuôi, trong khi thầy thuốc tìm mọi cách để chộp cái đuôi cho kỳ được. Chộp được đuôi Rắn thì ván chơi kết thúc để chơi lại ván khác…

Tuy chưa xác định được tác giả và thời điểm xuất hiện trò chơi này, nhưng ai cũng mang máng thấy trò chơi phản ánh một thời cuộc nào đó của vận mệnh nước nhà. Có người cho đây là thời kỳ Nam Bắc phân tranh Trịnh Nguyễn, có người cho đây là cuộc chiến giữa dân ta và thực dân Pháp, và cũng có người cho đây là “lời sấm” ứng với cuộc Nam Bắc Quốc Cộng phân tranh vừa qua và quan hệ với “ông bạn vàng” Trung Quốc hiện nay.

Tôi nghĩ rằng trò chơi này ứng vào nhiều thời kỳ đều được, vì bài học bi hài này còn xoắn chặt với số phận dân tộc Rồng Tiên (hay Rồng Rắn) này, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần do điều kiện địa chính trị tự nhiên và cội nguồn dân tộc, chừng nào dân tộc chưa có một sự trưởng thành căn bản để thoát khỏi số mệnh.
...

Đất nước Rồng-Tiên này có phải đã thêm một lần dại dột rủ nhau Rồng Rắn lên mây ảo vọng, xin bài thuốc có Mác có Lê để đến nỗi chịu ơn một anh thầy thuốc bợm già đầy duyên nợ, đang đòi nợ bằng những thứ thiêng liêng mà dân Việt Nam mình thà chết chứ không bao giờ chấp nhận.

Xin mở đầu cảm hứng Câu đối Tết năm nay:

- Chuyện Rồng-Rắn lên mây, thầy thuốc ấy đòi công ba (từng) khúc ruột!
- Tình Việt-Trung xuống dốc, bạn vàng đây xiết nợ một (cả) sơn hà?

H. S. P.

Ai là bá quyền - Nước lớn/đồng chí chỉ là bề ngoài thôi

Quan hệ Trung Việt trước trận Hoàng Sa

Cập nhật: 16:50 GMT - thứ tư, 23 tháng 1, 2013


Từ 1968, Mao Trạch Đông và Lâm Bưu nói đến 'mối đe dọa' từ Liên Xô
Tiếp tục loạt chuyên đề về Hoà đàm Paris 1973, BBC xin giới thiệu bài của Giáo sư Lý Hiểu Binh từ Đại học Central Oklahoma trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt và Tiếng Trung từ London về bối cảnh quan hệ Bắc Kinh với Moscow và Hà Nội từ 1968.
Giáo sư Lý Hiểu Binh, tác giả các cuốn sách và bài viết về quân đội Trung Quốc, cũng trình bày lại cách nhìn từ Bắc Kinh về trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Quan hệ Trung Xô đổi hướng

Vào ngày 31/3/1968, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố tạm ngưng ném bom miền Bắc Việt Nam để bày tỏ một thiện chí hòa bình, và đã nhận được phản hồi tích cực từ Hà Nội qua tuyên bố ngày 4 tháng 4 rằng họ sẵn sàng thảo luận với người Mỹ.
Trung Quốc chỉ biết về chuyện Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam (DRV) đàm phán với nhau mãi về sau này. Vào khoảng tháng 4 và 5, Bắc Kinh bắt đầu phê phán Hà Nội đi theo Moscow. Sau khi đàm phán tại Paris bắt đầu ngày 13/5/1968, Trung Quốc vẫn tiếp tục chỉ trích Bắc Việt nói chuyện với Hoa Kỳ. Ngày 31/10, Tổng thống Johnson ngưng oach tạc Bắc Việt cả trên đất liền và vùng ven biển. Trong lúc Bắc Kinh kiềm chế không tham gia hội đàm Paris thì Moscow, trái lại, luôn hào hứng ủng hộ đàm phán. Bắc Việt Nam bắt đầu dịch chuyển lại gần Liên Xô.
Cùng thời gian ban lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu cảm thấy có bằng chứng rằng Hoa Kỳ đã là cường quốc mất dần ảnh hưởng vì thất bại của họ tại Việt Nam, trong khi Liên Xô lại chiếm ngay ‘khoảng trống quyền lực’ đó và bắt đầu thay chân Mỹ để thành ‘đế quốc xâm lăng’. Trung Quốc và các nước châu Á khác dễ trở thành mục tiêu của ‘chủ nghĩa đế quốc Xô Viết’. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Nguyên soái Lâm Bưu và cộng sự coi Liên Xô là mối đe dọa trực tiếp hơn Hoa Kỳ.
Quan niệm của Lâm Bưu được các cấp chỉ huy và binh sỹ Quân Giải phóng tán đồng vì họ trực tiếp chứng kiến sự thù địch gia tăng của Liên Xô với Trung Quốc. Trong cuộc xâm lăng Tiệp Khắc năm 1968, quân Liên Xô đã tràn vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Praha, tập phá và đánh tàn bạo các nhà ngoại giao Trung Quốc. Khi căng thẳng hai bên lên cao, Liên Xô triển khai một số lượng lớn quân đội dọc biên giới Trung – Xô, từ 17 tăng lên tới 27 sư đoàn vào cuối 1968.
Chu Ân Lai cũng từng nói thẳng với Phạm Văn Đồng vào ngày 29/4 rằng: “Nay Liên Xô đang bao vây Trung Quốc và vòng vây đó đã gần trọn, chỉ còn phía Việt Nam là chưa.” Lâm Bưu ra lệnh cho Quân Giải phóng sẵn sàng chiến đấu chống trả Liên Xô một khi có xâm nhập.
"Hai ông Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai ở Hà Nội năm 1960. Ông Hồ đã mời Trung Quốc cử quân đội sang Bắc Việt Nam hỗ trợ nỗ lực chiến tranh"
Các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng có một sự thay đổi chiến lược trong tư duy của Trung Quốc năm 1968. Vì coi Liên Xô là mối đe dọa hàng đầu, Trung Quốc cho rút quân khỏi Việt Nam mà trước đó họ sang theo lời mời của ông Hồ Chí Minh để đề phòng bị tấn công từ phía Bắc. [Trên thực tế] liên minh cộng sản ở Đông Nam Á coi như tan rã.
Ngày 17/11/1968, Mao nói với Thủ tướng Bắc Việt, Phạm Văn Đồng rằng một số đơn vị Trung Quốc sẽ rút về nước và Trung Quốc “sẽ gửi quân trở lại nếu người Mỹ quay lại”.
Vào tháng 3/1969, theo thỏa thuận giữa hai quân đội, Quân Giải phóng bắt đầu rút về, giảm dần từ 16 sư đoàn, gồm 150 nghìn quân, xuống không còn đơn vị phòng không nào ở Bắc Việt Nam vào tháng 7/1970.
Trong thời gian ở Việt Nam, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tham gia 2153 trận, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ và làm hư hại 1608 chiếc trong trận Sấm Rền (Rolling Thunder) hay ‘Chiến tranh phá hoại miền Bắc’ theo cách gọi của Hà Nội.

Liên Xô thay dần Trung Quốc

Từ đầu tháng 3/1969 bắt đầu có va chạm dọc biên giới Trung – Xô. Các vụ bắn nhau xảy thường xuyên trong cả năm, và hai nước ở vào thế sắp lâm chiến. Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai tới 48 sư đoàn, bằng gần một triệu quân dọc đường biên. Có tin rằng lãnh đạo Liên Xô tính cả đến cách dùng vũ khí nguyên tử để ‘đánh phủ đầu’ Trung Quốc. Hậu quả của tình hình đó là Quân Giải phóng tăng cường lực lượng lên tới tổng số sáu triệu quân, cao nhất trong lịch sử của họ.
Một tài liệu của CIA 12/8/1969 dự báo rằng:
“Gần như căng thẳng Trung – Xô sẽ không thể nào giảm trong vòng hai ba năm tới. Vì quyền lợi quốc gia xung đột nhau, vì sự cạnh tranh nhằm lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, và sự lo sợ có thực về ý định của nhau sẽ khiến việc tiếp cận gần gũi không thể xảy ra. Vấn đề biên giới cũng sẽ không dễ giải quyết.”
Sau khi Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam và giảm viện trợ cho Hà Nội, Liên Xô ngay lập tức bù vào chỗ trống và còn tiếp tục hỗ trợ kinh tế, quân sự cho Bắc Việt Nam. Từ 1969 đến 1971, Moscow ký bảy hiệp định viện trợ cho Hà Nội. Năm 1972, Liên Xô tiếp tục tăng cường hệ thống phòng thủ bằng tên lửa ở Bắc Việt Nam.
Điều thú vị là các lãnh đạo Trung Quốc cũng khuyến khích phía Việt Nam yêu cầu thêm viện trợ từ Liên Xô. Chẳng hạn như Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã nói với Thứ trưởng Ngoại thương Bắc Việt Nam, ông Lý Ban, vào năm 1971, rằng “Các đồng chí cần yêu cầu Liên Xô chuyển nhiều, càng nhiều càng tốt vũ khí, đạn dược, lương thực”.
Khi Chủ tịch Ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh thăm Bắc Kinh năm 1972, Thủ tướng Chu Ân Lai nói với ông rằng Bắc Việt Nam cần đòi hỏi nhiều hơn vũ khí, quân trang quân dụng từ Liên Xô.
"Từ những năm 1968-69, Liên Xô tăng cường nhiều sư đoàn quân đội đến biên giới với Trung Quốc"
Với Bắc Kinh, cam kết hỗ trợ liên tục cho cuộc chiến tranh tại Đông Dương đã và đang làm hao hụt nguồn lực của Liên Xô. Ngoài ra, mối đe dọa từ Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. Nhu cầu chiến lược này cuối cùng đã đưa tới chỗ bình thường hóa quan hệ Mỹ – Trung vào nửa đầu thập niên 1970.
Về tác động của nó đến cuộc chiến tại Đông Á và Chiến tranh Lạnh, giao ước Mỹ – Trung đã tạo ra thay đổi bước ngoặt trong thế chiến lược giữa hai cường quốc thời Chiến tranh Lạnh. Nếu như các nhà hoạch định chính sách ở Washington thấy nhờ đó mà việc tập trung nguồn lực và quan tâm chiến lược của Mỹ vào đối phó với Liên Xô dễ dàng hơn, Liên Xô lại coi việc phải đương đầu cùng lúc với Phương Tây và Trung Quốc là chuyện khiến sức mạnh của họ bị phân tán nghiêm trọng.

Không nổ súng trước

Quần đảo Hoàng Sa hay Paracels mà Trung Quốc gọi là Tây Sa nằm cách Đà Nẵng chừng 170 hải lý, giữa vĩ tuyến 15'45" và 17'05" và kinh tuyến đông 111'00" và 113'00". Quần đảo này gồm khoảng từ 15-30 hòn đảo, tùy cách tính...Sau hai thập niên quân đội Việt Nam Cộng Hòa đóng giữ, năm 1974, Hoàng Sa đã bị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa chiếm bằng vũ lực.
Nằm cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 330 hải lý về phía Đông Nam, quần đảo Hoàng Sa gồm các nhóm đảo Tuyên Đức (tên Việt Nam: nhóm An Vĩnh - BBC) và Vĩnh Lạc (nhóm Lưỡi Liềm) và chừng 30 đảo nhỏ khác nằm trải rộng trên khoảng 15 nghìn km2. Đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) là đảo lớn hơn cả, có diện tích 1,6 km2 và hiện nay chính quyền Hải Nam và Quân Giải phóng có trụ sở chính…
Vào tháng 9/1973, VNCH ra tuyên bố sáp nhật đảo Nam Yết và Thái Bình ở Trường Sa cùng 10 đảo khác thuộc vào lãnh thổ trên đất liền (tỉnh Phước Tuy- BBC) nhằm giữ quyền khai thác nguồn lợi thiên nhiên như dầu. Ngày 11/1/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra công bố chính thức “xác nhận chủ quyền của nước này Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa và Đông Sa và toàn bộ các nguồn lợi tự nhiên xung quanh là thuộc về CHND Trung Hoa”.
"Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam kiểm soát và Mao đã đồng ý."
Ngày 15/1/1974, Hải quân VNCH gửi một khu trục hạm ra vùng biển quanh đảo Vĩnh Lạc. Sang ngày 16, phía Nam Việt Nam bắn vào đảo Cam Tuyền (Việt Nam: đảo Hữu Nhật) buộc các tàu đánh cá của Trung Quốc phải rời vùng này. Sang ngày 17, phía Việt Nam cử một khu trục hạm nữa chở quân lính đến chiếm Cam Tuyền và Kim Ngân (đảo Quang Ảnh) và nhổ cờ Trung Quốc. Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (1897-1986), Bộ trưởng Quốc phòng và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đã hạ lệnh cho Hải quân Quân Giải phóng trực chiến và sẵn sàng mở chiến dịch bảo vệ Tây Sa.
Nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền đánh bắt cá, chính phủ Trung Quốc đã quyết định có biện pháp trước tình hình này. Các tàu cá tiếp tục hành nghề nhưng luôn chú ý đến các hoạt động của Hải quân VNCH. Cùng lúc, Hải quân Trung Quốc triển khai hai chiến hạm săn tàu ngầm số 271 và 274 đến đảo Vĩnh Lạc để bảo vệ ngư dân và dân quân Trung Quốc; hai tàu quét mìn cũng được cử đến, cùng các nguồn cung ứng nước ngọt và tiếp liệu. Chiến lược của Trung Quốc là không nổ súng trước nhưng nếu Nam Việt Nam khai hỏa trước thì Trung Quốc sẽ đánh trả tàn bạo. Nguỵ Minh Sâm, chỉ huy trưởng của căn cứ hải quân Ngọc Lâm được phong làm ‘tư lệnh chiến dịch bảo vệ Tây Sa’.
Ngày 17/1, hai chiến hạm săn ngầm của Trung Quốc chở một số dân quân ra Tấn Khánh (tên Việt Nam: Duy Mộng), và Sâm Hàng (Quang Hòa). Khi đến khu vực này họ chứng kiến hai tuần dương hạm số 4 và 16 của VNCH đã bắn vào thuyền cá Trung Quốc. Phía Trung Quốc cảnh báo phía Việt Nam ngay lập tức và yêu cầu ra khỏi khu vực. Ngày 18/1 hai khu trục hạm Việt Nam quay lại và bắn vào các tàu cá Trung Quốc tám lần, phá hỏng một thuyền phía Bắc bãi Linh Dương (đá Hải Sâm).
Đến tối, phía Nam Việt Nam cử thêm tuần dương hạm số 5 (Trần Bình Trọng) và hộ tống hạm số 10 (Nhật Tảo) vào vùng nước cạnh Vĩnh Lạc. Như thế có bốn chiến hạm Nam Việt Nam trong khu vực và sau đó, Hải quân Trung Quốc cử thêm hai tuần ngầm số 281 và 282 tới đảo Vĩnh Hưng.

Mao đồng ý chiếm trọn

Ngày 18/1, theo yêu cầu của Thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chu Ân Lai (1898-1976), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc họp phiên đặc biệt cùng nhằm lập ra ban chuyên trách năm người để ứng phó với tình hình. Các vị Diệp Kiếm Anh, chủ nhiệm ban chuyên trách, cùng Vương Hồng Văn (1935-1992), Trương Xuân Kiều (1917-2005), Đặng Tiểu Bình (1904-1997) và Trần Tích Liên (1915-1999) đã nghe Tô Chấn Hoa (1912-1979), Phó Tư lệnh Hải quân báo cáo tình hình và đề nghị phản công.
"Sau khi chiến đấu được 1 giờ 37 phút, chiến hạm số 10 (Nhật Tảo) của Hải quân VNCH bị hư hỏng nặng"
Ban chuyên trách đã ngay lập tức công bố bản hướng dẫn nhằm đánh lại các tuần dương hạm của VNCH tại đảo Vĩnh Lạc. Căn cứ vào bản hướng dẫn này, phía Trung Quốc đã chuẩn bị cho chiến dịch.
Vào 4:10 chiều ngày 18/1, ba tàu tuần dương của Việt Nam đã lập thành một đội hình nhằm tiến vào chỗ hai tàu săn ngầm số 271 và 274 của Trung Quốc. Hai tàu này nhổ neo và lao tới tăng hết tốc lực chặn đội tàu Việt Nam. Các tàu VNCH vì thế đã quay lại. Vào lúc 7:00 sáng ngày 19/1, hai tàu số 4 và số 5 của VNCH đem hơn 40 binh sỹ đổ bộ vào hai đảo Sâm Hàng (Quang Hòa) và Quang Kim (Quang Hòa Tây). Sau cuộc đổ bộ, hai bên bắt đầu đọ súng.
Một binh sỹ VNCH bị bắn chết, ba người khác bị thương. Chừng 10:22 sáng, bốn tàu Việt Nam bắn vào tàu Trung Quốc, phía Trung Quốc bắn trả. Trong loạt đạn đầu tiên, phía Trung Quốc bắn hỏng ăng-ten cho radar trên tàu số 4 của VNCH. Tàu VNCH số 16 cũng bị tàu chống ngư lôi của Trung Quốc bắn trúng và phải rời khu vực. Các tàu Trung Quốc sau đó tập trung hỏa lực và tàu số 10 của Việt Nam.
Sau khi chiến đấu được 1 giờ 37 phút, các tàu Việt Nam để lại chiến hạm số 10 bị hư hỏng nặng. Tàu này tìm cách bơi đến bãi Linh Dương như không được. Hai tàu số 281 và 282 của Trung Quốc đã bắn chìm nó. Cùng thời gian, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam kiểm soát và Mao đã đồng ý. Sau trận hải chiến thành công ngoài biển, quân đội Trung Quốc đã đổ bộ xuống Cam Tuyền, San Hô (đảo Hoàng Sa), Kim Ngân (Quang Ảnh) và chiếm đóng các đảo này.
Trong trận chiến ‘Bảo vệ Tây Sa’ của Trung Quốc, có 18 binh sỹ Trung Quốc bị giết, 67 bị thương và phía Việt Nam có hơn 100 sỹ quan và binh sỹ bị giết hoặc bị thương, 49 người bị bắt làm tù binh.
Giáo sư Lý Hiểu Binh giảng dạy tại Đại học Central Oklahoma và là tác giả cuốn 'A History of the Modern Chinese Army'.
Cọp from: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/01/130123_china_paris_accords_paracels.shtml

“Quyền Bính” – vấn đề muôn thuở trong lịch sử Việt Nam hiện đại

Lê Mai

- Lên yên xuống ngựa khó muôn vàn 
Thế nước hôm nay thực chửa an 
Đậm, nhạt, mau, thưa người nếp cũ
Tám mươi lão tướng chẳng mong nhàn.
(Thơ của Tào Mạt: “Gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi bộ ứng khẩu làm ngay”, năm 1991).

- Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tham nhũng tuyệt đối và quyền lực tuyệt đối cũng sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối.
- Bạo lực, của cải và tri thức là ba đỉnh của một tam giác quyền lực.

Phạm Duy xuôi tay về đất mẹ bao dung



Nói về sáng tác, không ai có thể chê Phạm Duy. Còn nói về đời thường, không phải ai cũng khen Phạm Duy

27 thg 1, 2013

Một vài thông tin tham khảo từ các nhà nghiên cứu chuyên môn

- Thạc sỹ Hoàng Việt, người lâu nay vẫn theo dõi hồ sơ Biển Đông, bình luận với BBC rằng Việt Nam đang rất thận trọng trước hành động mới của Manila đưa tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc ra Tòa trọng tài của Unclos.
    Xem tiếp> 

- Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đã có hành vi "đồng lõa" với Trung Quốc khi Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay của Chính quyền Sài Gòn, chỉ non một năm sau khi Hiệp định Paris được ký kết.
    Xem tiếp > 

26 thg 1, 2013

Tranh YẾM của họa sỹ Phạm Mai Châu

honngv: Còn nhớ, cách đây ít ngày mình đã cọp về "đây" 1 bài nói về 1 họa sĩ Anh quốc vẽ tranh siêu thực đến độ như ảnh chụp. Nay lại thấy tranh của họa sĩ Phạm Mai Châu cũng đâu có fần "kém cỏi"! Hãy xem nhé:

Lang thang trong miền yếm đẹp

Bắt đầu vẽ về đề tài người con gái Việt trong trang phục cổ truyền từ năm 1999, sau một thời gian dài lặng lẽ sáng tác và bán tranh ra… nước ngoài, một ngày kia, Phạm Mai Châu bỗng nhận ra rằng, hàng nhái tranh của anh đang bị bày bán đầy ở các Gallery…

Yếm xinh

 Tác phẩm “Yếm đào bên sen trắng” của Phạm Mai Châu.
Thời xưa, yếm thường được gọi là áo giao lãnh, vốn là thường phục của người đàn bà đất Việt. Yếm đã đi vào những câu ca dao, tục ngữ, những câu thơ lãng mạn, những câu chuyện tình vương vấn với những mảnh yếm thắm lụa đào của một nàng gái đẹp…

“Một thương tóc bỏ đuôi gà/ Hai thương ăn nói mặn mà có duyên/Ba thương má lúm đồng tiền/Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua/ Năm thương cổ yếm đeo bùa…”

Người đẹp nằm nghiêng.
Những người đẹp nằm nghiêng, nửa thực nửa ảo, gợi nhớ đến một thiếu nữ ngủ ngày của thi sĩ Hồ Xuân Hương làm cho quân tử dùng dằng đi chẳng dứt. Những chiếc lưng trần, chỉ có một sợi dây yếm hững hờ như không có.

Những bờ vai thon, nuột nà, những ngón tay đẹp như bước ra từ nhạc của Trịnh Công Sơn:“Từng ngón xuân nồng, bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm…”

Hoa và thanh âm không lời

Tác phẩm Hoa chuối
Người và hoa, khó có thể nói vẻ đẹp nào hấp dẫn hơn. Dường như cả hai cần phải có nhau, để tăng thêm sức gợi cảm và qua tên những loài hoa gợi tâm trạng của những nàng trong tranh. Sen tàn, sen nở, sen búp, sen trễ nải như chính người đang suy ngẫm, sen rơi từng cánh vương vất hiện hữu bên người.

Cầm đàn, mà không đánh đàn, nhưng dường như, ta vẫn thấy đâu đây thanh âm của từng phím đàn. Đàn tính, đàn tỳ bà, đàn đáy, đàn nguyệt… được những ngón tay thon nâng niu. Hai vẻ đẹp, một của sự hiện hữu, một của vô hình, nhưng tất cả, đang tràn đầy cảm xúc trong tranh của Phạm Mai Châu.

Những vạt áo dài tinh khôi, sống động, căng đầy sức xuân đời tươi trẻ. Vẻ đẹp của người con gái xưa, nhưng nét đẹp lại rất hiện đại.

Một mình giữa Đẹp

Nụ thanh xuân e ấp đằng sau mỗi chiếc yếm dường như mong manh mà ẩn chứa cả vũ trụ bí ẩn, thúc giục sự sống cần được cảm nhận và khám phá trong cõi tạm này. Áo giao lãnh, yếm thắm, váy mùa non thô nhuộm bùn, chiếc áo choàng cũng nâu non, tạo nên một cõi sang trọng, hiện đại, đẹp đến ngẩn ngơ.

Với phong cách siêu thực gợi người xem cảm nhận cái đẹp giữa ranh giới hư ảo, Phạm Mai Châu, họa sĩ lãng tử tâm sự: “Tôi muốn miêu tả vẻ đẹp xưa của người con gái Việt trong trang phục cổ truyền, âm thanh của kiến trúc xưa, hoa lá cỏ cây, ánh sáng và không gian mây trời. Cũng giống như tâm trạng con người, cũng thay đổi, biểu hiện vui buồn. Sự hài hòa giữa ánh sáng, âm thanh của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người là đề tài của nhiều tác giả và mỗi người thể hiện nó với cảm nhận và sự tưởng tượng riêng của mình”.

Lan Anh

HOẠ SĨ PHẠM MAI CHÂU
   Sinh ngày 24-12-1953
   1971: tốt nghiệp hệ bảy năm trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam
   1989: tốt nghiệp Ontario College of Art, Toronto, Ontario, Canada, Chuyên ngành Mỹ thuật, Thiết kế nội thất, Công nghiệp và Đồ họa.
   Hiện đang công tác tại Khoa tạo dáng công nghiệp Viện Đại học Mở Hà Nội .
  Đã có triển lãm cá nhân và nhóm tại nhiều nơi: Hà Nội, TP.HCM, HongKong, Mỹ, Canada.
   Giải Nhì về tranh năm 1975
  Giải Nhất về tượng năm 1977 
 
Việt Báo (Theo_VTC)

Đà Nẵng “phản pháo”



Đà Nẵng “phản pháo” - ba bá cận chiến :-(

NHÓM PHÓNG VIÊN TUỔI TRẺ THỰC HIỆN: Ngày 18-1, ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ký văn bản phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thoát hơn 3.400 tỉ đồng.

Giải thích về kết luận thanh tra sai phạm đất đai:

Tại văn bản này, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng hầu hết nội dung trong kết luận của TTCP là không chính xác.

24 thg 1, 2013

Đọc "Quyền bính"

Hy vọng có thêm hai Huy Đức nữa

Trần Hồng Tâm
19 tháng Giêng 2013

          Có cuốn Quyền Bính trong tay, đọc khoảng 50 trang đầu, tôi đành phone vào hãng cáo bệnh, ngồi nhà đọc một mạch cho đến trang cuối cùng. Việc mổ xẻ các nhân vật và sự kiện trong đó cần nhiều thời gian và công sức. Bài viết này chỉ là những cảm nhận ban đầu.
          Câu cuối cùng của Lời mở đầu trong Quyền Bính viết: “Hệ thống chính trị trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng ít có khả năng khắc phục sai lầm.” Phải chăng đây là một luận đề, mà tác giả đã dùng phần còn lại của cuốn sách để chứng minh.

Tại sao fải đọc "Bên thắng cuộc"



Huy Đức tung ra ánh sáng biết bao chuyện được gọi là “thâm cung bí sử” mà cả hai bên chiến tuyến, hai bên cựu thù đều dấu kín. Huy Đức viết những điều mà nhiều người đương thời còn “sống nhăn răng” ra đó” nên người khen kẻ chê, người phản ứng gay gắt khi chạm nọc là điều không tránh khỏi.
… Và tôi nghĩ như ai đó đã từng viết rằng các lãnh đạo Việt nam, các Trung ương ủy viên, các ủy viên Bộ Chính trị càng nên đọc sách này để biết một phần sự thật mà họ chưa được biết.

17 thg 1, 2013

Người đầu tiên chết tại đồn công an năm 2013

honngv: - Không ngờ quê tôi cũng xảy ra việc ĐỘNG TRỜI này, mà mới vừa bước sang Năm Mới 2013 lại sắp Tết Quý Tỵ. Ôi! gầm Trời này đâu còn ác độc, vô nhân tính hơn !!!


Khánh An, phóng viên RFA


2013-01-16
Kết luận sơ bộ của cơ quan công an huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, đưa ra về cái chết bất thường của ông Trần Văn Tân, 53 tuổi, tại đồn công an xã Kim Xuyên là do “thắt cổ tự vẫn”.



Bà Lê Thị Ránh, vợ của nạn nhân Trần Văn Tân (ở Phúc Thành, Kim Thành, Hải Dương)
Tuy nhiên, gia đình ông Tân cho rằng cái chết của thân nhân có nhiều điểm không minh bạch, không có dấu hiệu tự vẫn trên thi thể của ông Tân.

Lại là "Thắt cổ tự vẫn"

Được biết, vào hôm 2/1, sau khi ông Tân rời nhà và bảo rằng đi làm thuê và làm cỏ cho mộ bà nội, gia đình đã không thấy ông trở về nên đi tìm. Sáng hôm sau, họ tìm thấy anh chết ở đồn công an xã sau khi bị tạm giữ vì lấy trộm một tấm tôn của công ty xi măng Thành Công vào ngày hôm trước.
Bà Lê Thị Ránh, vợ của ông Tân, cho Khánh An của Đài Á Châu Tự Do biết sự việc cụ thể như sau:
"Tôi là vợ của anh Tân. Gia đình tôi thì bà nội chồng tôi là “bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Bố chồng tôi là liệt sĩ. Nguyên nhân cái chết của chồng tôi ở UBND xã Kim Xuyên, Kim Thành, Hải Dương, là hôm đó chồng tôi có vào công ty Thành Công lấy một miếng tôn. Bên Thành Công lập biên bản giao cho UBND xã Kim Xuyên. Lúc đó là có bên an ninh canh giữ chồng tôi và nhốt chồng tôi vào trong nhà. Nhưng không hiểu làm sao mà sáng ra, những người ở trên xã trên người ta đi chợ qua ngõ nhà tôi và có nguồn tin là trên hội trường ở Kim Xuyên có một người sinh năm 1960, ở thôn Nam, chết ở trên đó.
Các em tôi lúc bấy giờ mới lên đấy thì quả tình là chồng tôi chết nằm dưới đất. Lúc bấy giờ là công an tỉnh, công an huyện, công an xã đã có mặt ở đấy đầy đủ rồi. Họ bảo mang xác chồng tôi về bệnh viện Kim Thành để khám nghiệm tử thi. Gia đình tôi cũng thương xót thì cũng nghĩ là pháp y người ta bảo thế thì cũng đồng ý để cho về huyện Kim Thành để cho mổ khám nghiệm tử thi.
"Trên thân thể anh ấy không có một dấu vết gì để chứng minh là anh ấy thắt cổ tự vẫn cả, mà bây giờ sơ bộ dựng lên là chồng tôi thắt cổ chết".
Bà Lê Thị Ránh
Đến vài hôm sau họ báo tôi xuống đấy và trong khi em chồng tôi ký vào biên bản là sơ bộ công an huyện Kim Thành (kết luận) sơ bộ là chồng tôi thắt cổ tự vẫn."
Khánh An: Chị và gia đình nghĩ thế nào về kết luận này?
Bà Lê Thị Ránh: "Gia đình tôi rất bức xúc. Một tội nho nhỏ mà chồng tôi làm không đáng để chết thê thảm như thế. Chồng tôi trước giờ vẫn khỏe mạnh bình thường, hiền lành làm ăn. Ai thuê làm thuê làm mướn gì cũng làm hết. Từ trước giờ anh không ốm đau gì cả. Bên Thành Công giao người cho bên xã Kim Xuyên thì chồng tôi vẫn khỏe mạnh bình thường, thế nhưng đến hôm sau lại là một xác chết nằm đấy. Trong khi đó, từ gia đình tôi đến Kim Xuyên chỉ khoảng 2 km, thế nhưng họ không báo gì cho gia đình tôi biết cả. Hoàn toàn gia đình tôi coi như không biết tin gì về chuyện chồng tôi chết cả. Đêm hôm đó mẹ chồng tôi điện liên tục, trong khi đó điện thoại chồng tôi vẫn đút trong túi. Cái chết của chồng tôi như thế cho nên gia đình tôi rất bức xúc. Đề nghị báo chí, cơ quan pháp luật nhà nước làm rõ nguyên nhân cái chết của chồng tôi."
Khánh An: Khi đưa thi thể của ông Tân về nhà thì trên thi thể ông Tân có dấu vết nào không mà gia đình lại nghĩ là không phải do ông Tân tự tử?
Bà Lê Thị Ránh: "Không có dấu vết gì ngoài dấu còng số 8 ở hai cổ tay. Ngoài ra trên thân thể anh ấy, lật ngược lật xuôi từ đầu xuống chân không có một dấu vết gì để chứng minh là anh ấy thắt cổ tự vẫn cả, mà bây giờ sơ bộ dựng lên là chồng tôi thắt cổ chết. Người thắt cổ tự vẫn thì phải mặt to, lưỡi thè hay chân tay phải thẳng đứng, nhưng đây với tư thế các em tôi lên đấy về nói là nằm một chân co, chân duỗi như một người đi ngủ bình thường. Tôi sống với chồng tôi hơn 30 năm nay, tôi xác nhận là một tội trạng nho nhỏ như thế không đáng để chồng tôi phải thắt cổ tự vẫn. Thế cho nên gia đình tôi hiện bây giờ rất bức xúc, đưa đơn lên các cấp lãnh đạo của nhà nước kêu oan cho linh hồn của chồng tôi, chết một cách vô lý như thế."

Gia đình sẽ lên tận trung ương

Khánh An: Phía công an địa phương đã có trả lời gì về đơn thư hay có mời chị lên làm việc hay không?
Bà Lê Thị Ránh: "Chồng tôi chết được 3, 4 hôm thì công an huyện có mời tôi xuống. Người ta hỏi tôi rằng anh ấy có bệnh gì không, cuộc sống hàng ngày giữa hai vợ chồng có mâu thuẫn gì không. Tôi bảo: “Không. Bây giờ chúng tôi chỉ có cày cấy mấy sào ruộng để cho cuộc sống hàng ngày thôi. Các con tôi nó ở xa. Đợt vừa rồi cháu nội tôi nó về thì đúng là hai ông bà vui như Tết luôn. Lúc nào cũng vui vẻ. Anh ấy có đi làm ở đâu chăng nữa thì cũng vội vàng về để bế ẵm cháu đi chơi thôi. Thời gian này vợ chồng tôi một câu nói nặng cũng không có”. Công an huyện hỏi thì tôi cũng trả lời rõ ràng rành mạch như thế."
Khánh An: Theo người trong gia đình chị cho biết là chính quyền ngỏ ý muốn dàn xếp với gia đình, thế thì việc dàn xếp mà họ đưa ra là như thế nào?
Bà Lê Thị Ránh: "Chưa, chưa biết như thế nào. Hôm qua mấy anh ở trên xã Kim Xuyên, bên dân vận họ xuống họ có ý kiến là thôi thì bây giờ chết người thì cũng không đền người được. Họ mạn đàm là yêu cầu của gia đình là như thế nào. Hôm qua tôi nói rõ quan điểm là thứ nhất phải điều tra ra là người nào hôm đấy trông, gác chồng tôi mà dẫn đến cái chết của chồng tôi như thế thì phải vạch ra rõ ràng, thứ hai là phải có trách nhiệm với gia đình nhà tôi. Chứ bây giờ anh ấy chết như thế là coi như gia đình tôi mất hẳn cánh tay phải luôn."
"Nếu như cấp huyện, cấp tỉnh mà không làm rõ vấn đề thì mẹ tôi sẵn sàng cơm nắm, khoai lang lên tận trung ương Đảng luôn".
Bà Lê Thị Ránh
Khánh An: Vâng. Trong vài năm trở lại đây, có khá nhiều vụ việc xảy ra tương tự như trường hợp của gia đình chị là nạn nhân bị chết trong đồn công an trong thời gian điều tra. Nhưng cho đến nay thì gần như chưa có vụ nào có kết luận điều tra là do cơ quan công an gây ra cả. Thế thì chị và gia đình có tin là các cơ quan chính quyền cao hơn có thể giải quyết, làm rõ, phân minh về cái chết của anh Tân không? Và chị có e ngại sẽ gặp khó dễ trong thời gian đi kiện không?
Bà Lê Thị Ránh: "Gia đình tôi bây giờ đủ tự tin để hỏi các cấp lãnh đạo của nhà nước, chứ không sợ một lời đe dọa nào của những người từ cấp xã trở lên. Mong làm sao càng giải quyết, đưa ra (nguyên nhân) cái chết của anh Tân bao nhiêu thì tôi nghĩ rằng ban lãnh đạo của nhà nước càng tốt bấy nhiêu. Còn nếu như cấp huyện, cấp tỉnh mà không làm rõ vấn đề thì mẹ tôi sẵn sàng cơm nắm, khoai lang lên tận trung ương Đảng luôn."
Khánh An: Vâng, cám ơn chị đã dành thời gian cho Đài Á Châu Tự Do.