13 thg 2, 2013

Tai họa đến từ những kẻ im lặng

Huy Đường.
Thứ tư, ngày 13 tháng hai năm 2013

Dư luận phổ biến trong nhân dân hiện nay cho rằng việc góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ là chuyện dã tràng xe cát. Ý kiến đã ít nhưng các ý kiến ngược chiều thì bị bỏ qua, không báo nào đăng. Việc Quốc hội bố trí lấy ý kiến (về Hiến pháp) vào 3 tháng trước sau Tết đã để lộ ý đồ muốn nhanh chóng kết thúc một chuyện đã rồi ?!
  

Giữa đạo và đời


Tác giả: Trung Bảo

tuanvietnam.net: Ngày trước, khi đi qua đèo Hải Vân ngang qua một cái am thờ Hổ dọc đường, có những đứa nhỏ lập tức tưởng tượng ra những câu chuyện đả hổ, săn hổ li kỳ.

Hãy xem hãy mở mắt ra và cấm kêu la

Giả dối gần như thường trực trên những phương tiện truyền thông
Những món ăn bội thực nhàm chán lây nhây trơ tráo đến lợm người
Những khuôn mặt dưa hành không thể dưa hành hơn vì quá chán ngán
Những nhan sắc không thể nào dâm đãng hơn
không thể dày mặt vì quá gợi tình...

Ngũ phúc lâm môn


Hôm qua, mồng 3 Tết, thấy “gia cảnh” bản gia trên blog, ông bạn vàng VanPham (của mình) tặng mình 4 chữ: - Ngũ phúc lâm môn”. Nay vẫn còn tiết Nguyên Đán, xin mượn ổng 4 chữ này tặng đến tất cả anh chị em, bè bạn CSV k14vt, đặc biệt cho những ai thường xuyên đọc và comment blog k14vt.

Khảo dị:

Ngũ phúc lâm môn là năm phúc đến cửa, nghĩa là đến nhà, có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong tranh vẽ, người Trung Hoa thường tượng trưng ngũ phúc bằng hình năm con dơi và dựa vào thiên ''Hồng phạm'' trong Kinh thư mà quan niệm rằng ngũ phúc là: thọ (sống lâu), phú (giàu), khang ninh (mạnh khỏe bình an), du hảo đức (đức tốt lâu dài), khảo chung mệnh (chết vì già, chứ không chết vì tai nạn hoặc chết non).

Người Việt Nam “bắt chước” thì cho rằng:

- Hoặc ngũ phúc là: phú (giàu), quí (sang), thọ (sống lâu), khang (mạnh khỏe), ninh (bình an). Quan niệm này đã được ghi nhận trong Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng, Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên và Từ điển tiếng Việt 1992.

- Hoặc các cụ ta xưa vào dịp đón năm mới thường treo trước cửa nhà một tấm giấy hồng điều, viết bốn chữ: "Ngũ phúc lâm môn", với lòng ước mong năm mới được đón 5 điều phúc vào nhà. Năm điều phúc đó là: Phúc - Lộc - Thọ - Khang - Ninh.

Phúc: nghĩa là những điều may mắn, tốt lành. Phúc thường đi liền với đức: "phúc đức". Nhân dân ta cho rằng những người có đức thì sẽ có phúc, trong khi "phúc hậu" là biểu hiện về khuôn mặt và tính cách: nụ cười phúc hậu, khuôn mặt phúc hậu, ăn ở phúc hậu... Những người phúc hậu thường làm điều tốt lành cho người khác. Trong ca dao, tục ngữ, người Việt cũng thường nói đến chữ phúc: "Ở hiền gặp lành/ Những người nhân đức trời dành phúc cho".

Lộc: nghĩa là lương của các quan lại thời phong kiến, như người ta thường nói "quyền lộc cao trọng'. Lại cũng có nghĩa là của cải do Trời, Phật hay các đấng thiêng liêng ban cho, gọi là lộc trời, lộc thánh! Vì thế, nhiều kẻ mê tín, đồng bóng đã lên đền, xuống phủ để cầu xin lộc. Nhưng hễ có đức thì mới có phúc có lộc. Không chịu làm ăn, không chịu lao động, không sống nhân đức thì Trời nào dành phúc lộc cho mình!

Thọ: nghĩa là sống lâu. Đây là mong ước ngàn đời của con người. Ngày xưa, tuổi thọ con người rất thấp. Theo các nhà dân số học, tuổi thọ trung bình của một số triều vua ở nước ta như sau: nhà Lý: 43,55 năm, nhà Trần: 44,75 năm, nhà Lê: 33,5 năm... Còn các vua nhà Nguyễn khi 40 tuổi đều đã làm lễ thượng thọ rồi! Chính vì thế mà thọ càng trở thành nỗi ao ước của con người. Người ta đi tìm thuốc trường sinh bất lão để mong kéo dài tuổi thọ. Và dù có được sống đến già, người ta vẫn yêu quý chữ “thọ”, vẫn muốn sống lâu, trong bài thơ Đại lão, cụ Nguyễn Khuyến viết: "Năm nay tớ đã bảy mươi tư/ Rằng lão, rằng quan tớ cũng ừ". Thế nhưng cuối bài thơ, cụ vẫn ao ước: "Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa/ thử xem Trời mãi thế này ư?".

Chuyện cũ kể rằng: xưa có ông Bành Tổ sống đến 800 năm, mà ngày nào cũng thắp hương cầu cho sống lâu hơn! Ta cứ xem trong các đình, chùa, đền miếu, đến cái tủ chè, sập gụ, bát đĩa cổ..., chỗ nào cũng thấy khắc hoặc in chữ “thọ”!

Khang: nghĩa là mạnh khỏe. Người ta nói rằng người khỏe mạnh thì có trăm điều mong mong ước, còn người ốm yếu thì chỉ có một ước mong: đó là sức khỏe! Lại có câu đố: "Trên đời có thứ gì mà từ Hoàng đế đến thường dân, từ cụ già đến trẻ con ai cũng mong có?". Vàng bạc ư? Vua chúa thiếu gì vàng bạc. Chức tước ư? Trẻ con thì cần gì chức tước. Cái mà mọi người, già, trẻ, giàu, nghèo đều mong muốn có chính là sức khỏe!

Ninh: nghĩa là bình yên. Một cuộc sống bình yên, thanh thản là cần thiết cho bất cứ ai trên cõi đời này. Một gia đình mà vợ chồng bất hòa, con cái hư đốn thì lộc, thọ, khang có bao nhiêu đi chăng nữa cũng là vô nghĩa. Muốn có ninh trong gia đình thì mọi thành viên phải cùng nhau phấn đấu, giữ gìn. Trên bình diện xã hội, chữ ninh cũng do các thành viên trong xã hội đồng tâm hiệp lực kiến tạo nên.

- Hoặc ngũ phúc là: Phúc , Lộc , Thọ, Hỷ , Tài. Nghĩa là : May mắn, tốt lành, sống lâu, vui sướng, tiền của.
(5 chữ phúc treo lộn ngược, có nghĩa là ngũ phúc đảo. đảo nghĩa là đáo, đáo là đến)

Tựu chung lại là dù hiểu theo nghĩa nào đều mong những điều tốt đẹp đến với mỗi nhà trong mỗi dịp đón mừng Năm Mới. Nhưng xuất xứ của câu “Ngũ phúc lâm môn” là từ Tàu khựa cho nên cách hiểu của người Trung Quốc mới là cách hiểu đúng đắn nguyên thủy. Còn lối hiểu của người Việt Nam chỉ là ta làm theo cách của ta mà thôi!

Xin chúc cho Ngũ phúc đến với mọi người ở muôn nơi.

Mông má từ các nguồn trên Net. (Viết ngay từ sáng giờ mới post lên được!).