27 thg 7, 2012

Một bài viết rất đáng để đọc và suy ngẫm

Một bài viết về ngày 27/7 gây xôn xao cư dân mạng

“Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ…”

“Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa”

Nhân ngày Thương binh - liệt sỹ 27/7, PV đã nhận được một bài viết rất cảm động của độc giả Lê Thị Hương (25 tuổi, Chí Linh - Hải Dương) chia sẻ câu chuyện về người bố là thương binh hạng 2/4 của mình, bác Lê Anh Tuấn (nhập ngũ lần đầu năm 1974, lần 2 năm 1978, tham gia chiến đấu và bị thương ở chiến trường Campuchia).

Bài viết còn là những suy nghĩ rất thật, rất chân thực về chiến tranh của một người trẻ tuổi, người chưa hề biết thế nào là chiến tranh. Hiện bài viết đang lan truyền rất nhanh trên cộng đồng mạng và gây xúc động cho nhiều người.
 
Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa "đi B". May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.
Một bài viết về ngày 27/7 gây xôn xao cư dân mạng
Lê Thị Hương, tác giả của bài viết đã gây xúc động mạnh trên cộng đồng mạng trong những ngày qua. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Tháng 8/1978, chị cả em ra đời, sau đó chỉ một tháng, chú Tư - em trai ruột của bố em, có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người đã có kinh nghiệm, đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay. Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường.

Vài tháng sau, bố đi K (chiến trường Campuchia). Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi K thì khác.

Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được.

Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.

Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố, cưa sống, đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét.

Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng, lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ.

Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.

Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét.

Bố mất cả tháng giời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ. Đúng, em là gái, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được.

Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành.

Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học kém bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: "Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ". Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết Đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.

Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về.

Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều: "Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia".

Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.

 Lê Thị Hương

Chả lẽ lại chửi tục


Được đăng bởi Văn Công Hùng vào lúc 09:21:00, ngày 26 tháng bảy năm 2012

CHẢ LẼ LẠI CHỬI TỤC

Là sau khi nghe VTV1 đọc nguyên văn cái thông báo của công an Hưng Yên về vụ tẩn 2 nhà báo.

Nhưng trang web của mình là trang sạch, nên thôi, cương quyết không chửi tục, nín lại đấy, phải giữ thể diện, chứng tỏ là mình có văn hóa. Với lại, cũng không bất ngờ lắm với kết luận này.

Ngửa cổ lên trời khóc 3 tiếng cười 9 tiếng vậy...

Nhưng như thế cũng còn là nhanh hơn vụ Tiên Lãng. Và cũng thắc mắc chút, là chả lẽ họ coi dân như... trẻ con?


Nhân ngày 27/7 nhìn lại Gạc Ma

    Với tinh thần ngày TB-LS 27/7 kg thể kg nghĩ lại trận chiến Trường Sa - Gạc Ma năm xưa.
    Ừ thì có đc lệnh nổ súng lúc đó, hơn 70 chiến sỹ hải quân ta vẫn thua nhưng đỡ tủi hổ hơn khi có lệnh "không được nổ súng"!!!!!!!!!!! (Giờ thì ai cũng phần nào biết đc tại sao có cái lệnh ấy). 
    Sau khi hy sinh, các LS Gạc Ma nói riêng, các TB, LS tham gia cuộc chiến Biên giới 1979 cũng hầu như đi vào quên lãng! Những cán bộ chiến sỹ phục vụ việc giữ gìn biên giới sau cuộc chiến cũng chìm vào bóng tối!
    Vào Gúc loáng cái ra tỷ bản tin, xin post lên đây 1 vài bài:


Trường Sa - Gạc Ma 1988: 24 năm nhìn lại
Theo blog Mẹ Nấm

Cách đây hơn nửa thế kỷ, Thống tướng Douglas MacArthur của Hoa Kỳ đã để lại một câu nói bất hủ: "Old soldiers never die, they just fade away " - Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ nhạt đi.

Nhưng tại Việt Nam, có những người lính trẻ đã chết, cái chết của họ không chỉ mờ nhạt đi mà còn bị chôn vào quên lãng, bị xoá mờ chứng tích. Đó là những người lính Việt Nam đã hy sinh vì Tổ quốc để bảo vệ núi rừng và biển đảo của tổ tiên.

24 năm sau trận Hải chiến Trường Sa – Gạc Ma (14/03/1988) không một dòng thông tin nào nhắc về biến cố này. Điều này hoàn toàn không giống như những sự kiện lịch sử khác luôn được báo chí, truyền hình và hệ thống thông tin cơ sở nhắc đến nhiều lần trước ngày kỷ niệm.

Những người Việt Nam sử dụng Internet hiện tại biết nhiều đến trận hải chiến này phần nhiều qua một đoạn video clip do phía Trung Quốc công bố trên Youtube mô tả cảnh hải quân nước này nã nhiều loạt súng máy phòng không 37 ly cùng pháo 105 ly vào lực lượng hải quân công binh Việt Nam tay không vũ khí đang dầm mình trong nước bám trụ giữ đảo.

Tháng 9 năm ngoái, trong một buổi lễ kỷ niệm cuộc gặp gỡ của các cựu chiến binh đã chiến đấu trên tàu HQ604 trong chiến dịch CQ88 tại Trường Sa (1988) có tên “Vòng tròn bất tử” do Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa tổ chức tại khu du lịch Suối Lương (Đà Nẵng), chín cựu binh sống sót sau trận chiến này mới có dịp gặp lại nhau sau khi bị bắt và được trao trả về Việt Nam 1992. Một trong số chín người này đã mất vì bệnh ung thư.

Tôi không được tham dự cuộc gặp gỡ này với lý do “nhạy cảm”, mặc dù trước đó đã nhận được sự đồng ý của Ban tổ chức chương trình nên đã bỏ lỡ phần chia sẻ của những nhân chứng lịch sử và những khoảnh khắc xúc động của cuộc gặp gỡ này.

“Khi tàu bị tấn công, lính và sĩ quan mình trúng đạn ngã la liệt. Tui chỉ kịp xé áo người này quấn cho người kia để cầm máu”, cựu binh Dương Văn Dũng kể. “Tui nhớ đang băng vết thương cho anh Trừ (Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ – HQ604) thì nghe ‘ầm’ rồi tàu chìm.”

“Bọn này ôm phao trôi nổi trên biển gần 12 tiếng đồng hồ mới được bọn nó vớt”, Lê Minh Thoa thuật lại bằng giọng Bình Định, “vậy mà 3 ngày sau là hết bọn tui bị lột da từ đầu đến chân”.

“Cho đến gần đây vợ tui mới tin tui từng chiến đấu ở Trường Sa rồi bị Trung Quốc bỏ tù”, cựu binh Trương Văn Hiền kể, “trước nay nó cứ tưởng tui bị đi tù rồi bịa chuyện để nói với con”. Đứa con gái thứ hai của anh Hiền, năm nay 6 tuổi, thuộc lòng tên các hòn đảo ở Trường Sa, nơi cha mình từng chiến đấu. “Nó cứ đòi coi cái đĩa quay cảnh chiến đấu ở Trường Sa của tui”, anh Hiền nói. ((*))
(Trích từ bài viết “Vòng tròn bất tử” - Trung Bảo)

Tất cả những người cựu binh có mặt trong cuộc gặp gỡ hôm đó đều bật khóc khi được xem lại đoạn phim quay cảnh hàng loạt đồng đội của mình đã ngã xuống dưới làn đạn của lính Hải quân Trung Quốc trên đảo Cô Lin, Gạc Ma…

Những người thân của các chiến sĩ công binh đã nằm xuống trong trận chiến Trường Sa – Gạc Ma 1988 đến giờ vẫn tiếp tục tìm kiếm sự thật về sự hy sinh của chồng, của cha mình.
Chị Mai Thị Hoa, vợ liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương bật khóc khi xem đoạn phim kể chuyện chồng mình hô to khẩu hiệu “Thà hy sinh chứ không để mất đảo. Hãy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo”

24 năm trôi qua, vẫn là sự im lặng thường thấy đối với biến cố lịch sử này. Thật khó tin đó là sự thật khi có quá nhiều chương trình kêu gọi đóng góp để xây dựng Trường Sa.

Tại sao những người cựu binh, lẽ ra phải được chào đón và tôn vinh như những anh hùng bởi họ là những nhân chứng lịch sử có thật và xác đáng nhất cho “sự vô nhân bất tín” của nước láng giềng “hữu hảo” Trung Quốc lại muốn quên đi những ngày tháng này?

Có lẽ, những người cựu binh Trường Sa – Gạc Ma năm xưa cũng không thể ngờ rằng, 24 năm sau, nhiều người Việt Nam khác vẫn đang tiếp tục tìm kiếm thông tin về những gì đã xảy ra, và vẫn tiếp tục nỗ lực âm thầm đấu tranh cho sự thật nhằm giữ đảo cho muôn đời sau.

Có những cái chết bi tráng. Nhưng chắc không có đau đớn nào bằng cái chết của sự thật về những cái chết bi tráng đó. Người ta bằng mọi cách đã xoá đi những vết tích anh hùng của một dân tộc trong khi luôn ra sức ca tụng những anh hùng không có thật. Và có lẽ chỉ có ở Việt Nam mới có chuyện anh hùng bị phân biệt đối xử một cách rạch ròi. Sự xếp loại không tuỳ thuộc vào những người đã nằm xuống vì đại nghĩa, vào xương máu của họ đã đổ ra như thế nào.

Ở Việt Nam, các anh hùng có được ghi nhớ hay không - Điều này tùy thuộc vào kẻ thù đã bắn những viên đạn xâm lăng vào họ.


Ẩn hiện bóng ma sợ hãi

Có thể rất nhiều bà con chưa được đọc mẩu tin dưới đây:
Phát hiện hài cốt liệt sĩ VN ở đảo Gạc Ma (Trường Sa)

Nguồn tin từ Vùng 4 hải quân cho biết trong khi đánh bắt hải sản ở gần đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), một số ngư dân VN phát hiện và vớt được hài cốt của bốn liệt sĩ hải quân VN hi sinh trong trận chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma (14-2-1988) và đã trao cho bộ đội Trường Sa. Quân chủng hải quân VN đã giao mẫu hài cốt cho pháp y quân đội giám định, xác định danh tánh bốn liệt sĩ này (đối chiếu với ADN của thân nhân 64 liệt sĩ VN hi sinh ở Gạc Ma trong trận chiến nói trên). Tàu Trường Sa 21 – Hải quân VN đã đưa bốn bộ hài cốt liệt sĩ nói trên về đất liền, làm lễ tưởng niệm tại đoàn M29 – Hải quân VN.

V.T.

Nếu cố sợt trên mạng, ta sẽ được ít nhất 2 kết quả khác nhau liên quan tới cái tin này, một là từ Tinnhanhvietnam.net – nó được đăng cuối đoạn tin chính: Truy điệu, an táng 1.009 hài cốt liệt sĩ tù binh Phú Quốc. Rõ ràng tin này lấy hoàn toàn từ Tuổi trẻ Online ngày 22/12/2008. Nhưng tìm ngược về trang Tuổi trẻ, cũng vẫn cái tựa này, thì… ôi thôi… hồn cốt của bốn liệt sĩ ở Gạc Ma đã biến mất. Sao có chuyện lạ vậy?

Sự thực thì các liệt sĩ của ta không tự nhiên biến mất, mà số phận của các anh sau khi ngã xuống vẫn còn rất nhiều gian truân. Cái tin ngắn đó, khi đầu đã bị Tuổi trẻ từ chối, nhưng Tiền phong liều đăng. Kế đến, Tuổi trẻ sau khi được cho biết vậy, cũng liều theo. Để rồi chỉ ngay trong ngày, cả hai trang báo đều gỡ tin này xuống.

Chưa hết. Nếu bản tin được đăng đầy đủ, nó còn có đoạn quan trọng sau: “Chiều 19-12-2008, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn xác nhận, Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao VN đã có văn bản đề nghị phía bạn tạo điều kiện tàu ta ra quy tập hết hài cốt bộ đội hy sinh về, nhưng đến nay phía bạn chưa hồi âm“. Và cho đến trước lúc BS công bố ở đây, mẩu tin quan trọng này vẫn được giữ … bí mật.

Vậy có cái “bóng ma sợ hãi” nào ở đây? Đâu phải linh hồn của các liệt sĩ Gạc Ma, dù không có mặt trọn vẹn trên mặt báo, nhưng mãi mãi vẫn trong lòng chúng ta. Thứ “bóng ma” đó cũng chẳng phải là những mẩu tin về các anh, khi được đăng lên, lúc thì biến mất. Mà đó là những con người “vô hình”, bị ám ảnh bóng ma sợ hãi, nhưng lại đang ám chúng ta. Phải chăng đằng sau đó, còn cả thứ bóng ma của cái gọi là “tình hữu nghị”, mà đến “nghĩa tử nghĩa tận”, kẻ thù trên trận mạc cũng còn biết đến, nữa là…?

Ký ức về đồng đội ngã xuống ở Trường Sa

"Trường Sa luôn trong trái tim tôi và những đồng đội nằm ở đó", ông Dũng cất giọng sang sảng, tay đặt lên khuôn ngực đen sạm in những vết sẹo do mảnh đạn pháo. Ký ức về những đồng đội hy sinh ở Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) năm 1988 chợt ùa về.

Cựu binh Trần Thiên Phụng chụp ảnh với vợ trước ngày lên đường nhập ngũ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cựu binh Trần Thiên Phụng chụp ảnh với vợ trước ngày lên đường nhập ngũ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau Tết Nguyên đán năm 1988, ở tuổi 23, chàng thanh niên Dương Văn Dũng rời quê nhà ở Cẩm Lệ (Đà Nẵng) và bạn gái trong thôn để lên đường nhập ngũ tại Trung đoàn 83, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam. Ngày 12/3/1988 sau bữa cơm chiều vội vàng ở cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), mọi người khẩn trương chuẩn bị hành lý, vật dụng tập kết lên tàu bắt đầu chiến dịch CQ-88 trực chỉ ra xây dựng đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa).
"Nhiệm vụ của chúng tôi lúc đó là xây dựng và cắm cờ chủ quyền trên đảo. Ai cũng háo hức vì lần đầu được ra đảo xa. Trên tàu mọi người say sưa ca hát, có người say sóng nhưng vẫn đầy hứng khởi vì ra đảo sẽ được thỏa sức vẫy vùng cùng sóng biển", ông Dũng kể.
Sau gần một ngày rẽ sóng ra khơi, khoảng 5h chiều 13/3, hai tàu vận tải HQ 604 và 505 đến địa phận đảo Gạc Ma. Cảm giác được nhìn thấy những mỏm đá san hô, dải cát vàng giữa biển khiến ai cũng thích thú. Các thủy thủ dự định dựng ngôi nhà nhỏ xinh ngay trên mặt san hô.
Chỉ ít giờ sau khi có sự xuất hiện của hải quân Việt Nam, phía Trung Quốc bất ngờ cho tàu lớn ra uy hiếp. Tuy nhiên, theo ông Dũng, mọi người trong đoàn vẫn tiếp tục vận chuyển vật liệu lên đảo.
Cùng có mặt trên tàu HQ 604 năm đó, thương binh Trần Thiên Phụng (trú TP Đông Hà, Quảng Trị) mắt đỏ hoe kể về buổi tối 13/3/1988. "Giữa biển đêm, binh nhất Hoàng Ánh Đông (quê Quảng Bình) ngồi tựa vào cây đàn ghi ta, vừa đệm vừa hát bài Lạy mẹ con đi, ai nghe cũng rưng rưng vì nhớ nhà, nhớ mẹ. Có đứa bảo, đi đảo lần này vẫn chưa kịp chào từ biệt mẹ. Thấy như mình có lỗi với mẹ vậy!", ông Phụng kể.
Nỗi nhớ đồng đội đã mãi nằm lại đảo Gạc Ma luôn thường trực trong tâm trí cựu binh Đức. Ảnh: Nguyễn Đông
Nỗi nhớ đồng đội đã mãi nằm lại đảo Gạc Ma luôn thường trực trong tâm trí cựu binh Đức. Ảnh: Nguyễn Đông
3h sáng 14/3, tranh thủ nước rút, hải quân Việt Nam đã bơi vào đảo cắm cờ chủ quyền và vận chuyển vật liệu bằng chiếc ca nô nhỏ buộc dây từ tàu xuống. Theo ông Phụng, lúc này ca nô của Trung Quốc gây hấn bằng việc cắt những sợi dây dẫn vận chuyển vật liệu từ tàu HQ 604 vào đảo. Mọi người vẫn kiên trì bám đảo và được lệnh không nổ súng để giữ hòa khí. Tuy nhiên, đến 7h sáng, phía Trung Quốc bất ngờ bắn súng chỉ thiên.
Ông Phan Văn Đức (45 tuổi, trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), là người trực tiếp vận chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma. Ánh mắt nhìn xa xăm về phía biển, ông nhớ lại, giữa loạt đạn rền vang, Trung úy Trần Văn Phương vẫn hiên ngang giữ ngọn cờ chủ quyền và hô vang: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của hải quân Việt Nam anh hùng". Sau khi trung úy Phương nằm xuống, đồng đội Nguyễn Văn Lanh lao lên, khi gục ngã bàn tay anh vẫn bám chắc ngọn cờ.
Do không tương quan về lực lượng và vũ khí chiến đấu, tàu vận tải HQ 604 trúng đạn, từng chiến sĩ vẫn cố bám trụ trên con tàu chìm dần giữa biển. Ông Dũng, ông Phụng may mắn trụ trên một khúc gỗ nổi. Còn ông Đức khi bị trúng đạn ở vai cũng rướn sức ngụp lặn và bám vào một khúc gỗ cho đến khi được tàu cứu hộ của Hải quân Việt Nam vớt đưa vào đảo Sinh Tồn.
Trong lễ truy điệu những chiến sĩ đã hy sinh trên đảo tổ chức tại cảng Cam Ranh, lần đầu tiên trong đời ông Đức đã khóc. "Tôi khóc vì nỗi đau vừa mất đi những người đồng đội đêm trước còn ngồi tâm sự, kể chuyện người yêu mà nay đã mãi nằm lại nơi biển lạnh", cựu binh Đức kể.
Với binh nhất Dương Văn Dũng, những tháng ngày trở về từ cõi chết luôn là sự may mắn để ông giành tình cảm cho gia đình. Ảnh: Nguyễn Đông
Người lính Trường Sa năm xưa đang mưu sinh. Ảnh: Nguyễn Đông
Nhiều năm đã trôi qua, những lúc một mình đi dọc mé biển, ông Đức lại hướng ánh mắt đăm chiêu về phía biển xa. "Ngần ấy năm là quãng thời gian tôi bị ám ảnh bởi những đồng đội. Nhiều khi như người mất hồn đi lang thang dọc bãi biển Sơn Trà, có lẽ hồn tôi đã ở lại với Gạc Ma rồi!", người đàn ông gày gò nói.
Còn với ông Phụng, những vết thương trên thân thể luôn gợi ông nhớ về Trường Sa, về những đồng đội sát cánh cùng nhau, dù trong số họ, nhiều người đã mãi hòa máu mình vào lòng đảo Gạc Ma. Lạy mẹ con đi - bài hát cuối cùng của 64 đồng đội nằm xuống vẫn văng vẳng trong tim họ.
“Lạy mẹ con đi ôm ấp linh hồn Việt Nam
Lạy mẹ con đi noi theo chí hùng ngàn năm
Vắng con mẹ buồn là bởi ý thiên khơi nguồn
Nhưng còn gì hơn tình nước vẫn trong tình con…”
Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất...” - Theo Lịch sử vùng III Hải quân 1975 - 2005.
Nguyễn Đông

Thế giới sửng sốt


Thế giới sửng sốt về nhà sư Việt quỳ lạy suốt 1.800 km

Thứ năm, ngày 26 tháng bảy năm 2012 by Bà Đầm xòe

Nhà sư Thích Tâm Mẫn bắt đầu cuộc hành trình từ 2009 tại chùa Hoằng Pháp, TP Hồ Chí Minh tới non thiêng Yên Tử, cách Hà Nội 150 km. Nhà sư đi dưới hình thức, bước một bước lại quỳ rạp mình xuống đất bái một lần (nhất bộ nhất bái) với thời gian 10 tiêng đồng hồ /ngày trên chặng đường dài 1.800 km. Ông tin rằng, mỗi lần ông quỳ lạy như vậy là ông có thể chuộc lại những lỗi lầm mà con người đã phạm phái và cầu mong phật tổ cưu hộ đọ trì để dân Việt được quốc thái dân an. Vì tính lương thiện của hành động này nên đi đến đâu ông cũng được nhân dân địa phương chào đón, hành lễ cùng nhà sư.

Hiện tại ông đã đi qua địa phận Hà Nội và tiếp tục nhất bộ nhất bái trên hành trình về  non thiêng Yên Tử.  Nhà sư dự định sẽ viên tịch tại đây.

Những bức ảnh chụp về ông được lưu hành trên mạng đã gây sửng sốt trên toàn thế giới và lập tức được chọn là một trong những tấm ảnh ấn tượng nhất thế giới trong tuần qua.

BĐX xin giới thiệu một số hình ảnh về hành trinh nhất bộ nhất bái của nhà sư Thích Tâm Mẫn: