21 thg 11, 2014

Truyện Ngụ Ngôn Nhân Ngày 20/11

Ba Cái Bánh Ít

Xưa, có một lão thầy pháp đi hành nghề, dắt theo một chú đệ tử nhỏ. Trong lúc đang cầu đảo cho gia chủ, lão lén lấy được ba cái bánh ít và dúi cho thằng đệ tử đang đứng quạt hầu sau lưng. Đám xong, hai thầy trò ra về. Trên đường về lão thầy pháp bảo đồ đệ lấy bánh ít ra ăn lót dạ. Thằng bé ấp úng nói:

- Khi nãy, con tưởng thầy cho con... nên con... ăn hết cả rồi!

Hai thầy trò đành tiếp tục đi, thầy trước trò sau, được một quãng, ông thầy quay lại mắng đệ tử:

- Bộ tao là tù nhân hay sao mà mày đi tò tò phía sau như là công an áp giải tội phạm vậy?
Trò nghe quở, lật đật chạy đi trước. Ông thầy lại nạt nộ:

- Bộ mày là thầy tao hay sao mà dám đi trước tao?

Chú bé liền đi ngang hàng với ông thầy. Bấy giờ, ông thầy liền trợn mắt quát:
- Bộ mày là bạn bè tao sao mà dám đi ngang hàng với tao?

Chú học trò khổ sở lúng túng, đành vòng tay thưa:

- Lạy thầy, vậy thì đệ tử phải đi cách nào cho đúng lễ đây?

Đến lúc nầy, ông thầy pháp mới chịu nói rõ ý mình:

- Mày muốn đi kiểu nào cũng được.. miễn sao có ba cái bánh ít trả lại tao thì đúng lễ ngay.

Lời Bàn:
Sự thật, đôi khi lại khó nói biết là bao. Có lẽ vì vậy mà loài người phải có thật nhiều từ ngữ... để nói một cách dài dòng như lão thầy pháp trên đây vậy!
--------------------------------------------------------------------
Bắt Chước Thầy
Thuở xưa, tại một vùng biên địa hạ tiện, dân chúng đều mù chữ. Mãi cho đến một hôm, có một ông thầy giáo đến thăm làng và dõng dạc tuyên bố:

- Mọi người ai ai cũng có khả năng biết chữ hết ... Nhiệm vụ của tôi khi xuất hiện ở ngôi làng này là giúp cho bà con cô bác phát triển khả năng đó ... để thành một người biết chữ như tôi không khác.

Mọi người nghe nói đều phấn khởi. Với sự hướng dẫn của thầy giáo, một lớp học được thành lập. Nhiều người đến lớp học. Thầy giáo phát cho mỗi người một quyển vần ABC. Trong nhóm người tụ hội nơi lớp học, người ta ghi nhận có những hiện tượng sau:

Một số người cho rằng khả năng biết chữ chỉ là một ân sủng thiêng liêng dành cho hạng người ưu tú nhất trong nhân loại, nên sau khi trêu chọc số người ghi danh học, họ bỏ ra về.

Riêng phần học trò, với chút ít niềm tin rằng mình có thể biết chữ, đã tìm cách phát triển khả năng ấy bằng những cách như sau:

1. Những người vì cảm kích trước tấm lòng của thầy giáo đã khổ công lặn lội đến đây, đã xin ảnh của thầy giáo đem về thờ chung với quyển vần ABC, sớm hôm lễ bái, dâng hương hoa không hề chểnh mảng.

2. Hạng người kế tiếp vì vô cùng cảm phục tài năng của thầy giáo nên cùng nhau rắp tâm bắt chước thầy, từ cách đi đứng, nói năng, ăn mặc, đến nếp sống sinh hoạt hằng ngày ... Họ bắt chước tài tình đến độ giống thầy giáo như đúc, có khác chăng là họ hoàn toàn không biết chữ ...

Dĩ nhiên, bằng những lối học trên, chúng ta dư đoán được kết quả là sau bao nhiêu cố gắng không anh học trò nào biết chữ cả!

Lời Bàn :

Em thân mến! Câu chuyện được ngừng lại nơi đây vì trên thế giới này không có một lớp học nào kỳ quặc như thế cả. Các học trò đi học dần dần đều được biết chữ hết. May mắn biết là dường nào. Nhưng còn chúng ta, những người học Phật và chưa giác ngộ như Phật, có nên xét lại lối học của mình hay không?

Như ông thầy giáo kia, chư Phật đều tuyên bố: "Tất cả mọi chúng sanh đều có Phật tánh và chư Phật ra đời đều vì lý do duy nhất: Chỉ cho chúng sanh nhận ra và hằng sống với Tri Kiến Phật của chính mình". Và chúng ta đã học đạo giác ngộ bằng cách nào?

Nếu chúng ta chỉ tôn thờ, lễ bái, và cúng dường kinh tượng bên ngoài thì coi chừng, ta sẽ vấp phải lỗi lầm của hạng học trò thờ cuốn vần ABC như trên. Hoặc chúng ta chỉ hâm mộ tôn kính Thầy Tổ Chư Phật ... rồi rập khuôn cuộc đời ta y hệt như cuộc sống của những người mà ta hâm mộ thì ... có lẽ ... bề ngoài chúng ta sẽ được một cái vỏ đỉnh đạc nghiêm trang, nhưng bên trong lại dẫy đầy phiền não, tương tự như hạng học trò bắt chước thầy trên không khác.

Vậy thì chúng ta nên học Phật bằng cách nào đây?


27 nhận xét:

  1. Nặc danh11:07 21/11/14

    PTD2 tham gia thêm vài chuyện góp vui không giống ngụ ngôn .
    Chuyện 1: Hồi mỗ về học k18, năm đó khoa TL có 1 thầy mới ở LX về, trong đó có 2 thầy trẻ chuyên về “Phần cứng” (khi đó chưa có thuật ngữ này). Thầy Thành dạy bọn mỗ cấu tạo máy tính. Môn học chỉ nghiên cứu các thành phần và chức năng thôi, nào là Thanh Tổng, ”Thanh Ghi”, bộ đếm lệnh, bộ làm trễ v.v.., Không biết bây giờ các thứ đó được nhét vào đâu trong vi tính. Nói chung bài giảng nào cũng có vẽ các hình khối chữ nhật được cắm râu cắm ria như sơ đồ IC bây giờ. Hầu như bài giảng khối nào thầy cũng nói “kích xung” để thực hiện, dù có ngủ gật cũng có lúc nghe thấy. Môn này là một môn tréo khoeo với bọn mỗ nên khó hiểu và khó nhớ. Cuối kỳ kiểm tra, cả lớp kèo nài mãi thầy khống chế hàng trăm khối lớn nhỏ gút lại khoảng 10 khối bắt học để KT vấn đáp. Bọn mỗ chỉ còn cách bò ra học thuộc lòng. Mỗ học đến cả tuần, cứ tối thuộc sáng sau lại quên. Khi KT mỗ bốc ngay phải khối bộ đếm lệnh. Sau khi về chỗ, đầu ốc loạn lên, sau cùng mang máng nhớ ra rồi vẽ vẽ, viết viết. Khi lên trình bày xong thầy hỏi một câu: thế nó hoạt động thế nào?. Mỗ ngớ người ra mặt xanh rờn. Bỗng nhiên nhớ lại câu thần chú, mỗ tay chỉ đại vào cái râu đầu tiên trên hình vẽ buột miệng nói “kích xung vào ạ”. Thầy chẳng hỏi gì nữa và mỗ thoát. Sau đó thầy chuyển về quê CT, môn đó cũng đi theo thầy luôn khóa sau chắc thoát nó .
    Chuyện 2: Năm ấy lớp mỗ học môn Cơ lý thuyết, do thầy Nhượng (Trưởng bộ môn CLT) dạy. Ở chương cuối học tới mô men lực của dầm ngang, cánh xây dựng ngày nay thường vẽ những hình có các tam giác ngược tô sọc giống thế. Rồi thầy cho một bài tập tính mô men. Sau khi vẽ các hình dầm và “tam giác gạch sọc”, dẫn tới phải giải PT bậc 3, thế là tắc. Các nhóm đều mắc tại đó. Loay hoay mấy ngày, một hôm có anh bạn ở KS kinh tế sang chơi, hắn thấy vậy hỏi:” chúng mày làm cái gì thế?”. Một tay trong phòng được dịp làm oách rồi kể ra sự tình. Tay kia nói: “Ồ dễ ợt, bài này bên tao thằng dốt nhất lớp cũng làm được”. Hắn ta lại nói “thầy tao có đưa ra công thức tính ứng dụng, chứ không tính như chúng mày”. Hóa ra là bọn nó tính như cánh lính pháo binh thời chống Pháp học lượng: “bắt được quả tang sin nằm trên cos”. Vậy đấy ai cũng có gót Asin không thể biết tuốt được các bác ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. PTD2 gõ vui ra fết ! Đúng là dân "ngoại đạo" nói chuyện đạo ! Câu chuyện 1 đối với bọn tớ thì ok. Nhân bất thập toàn là ở chỗ đó.

      Xóa
  2. Nặc danh12:52 21/11/14

    Hình như mỗi một nhận xét chỉ cho 512 từ nên không viết rõ ràng được bác phó ơi,
    Các chuyện trên thật 100%, chuyện 1 là chuyện của tôi đấy bác à, hồi đó tôi làm đúng như vậy
    còn chuyện 2 thì cả lớp gặp. cái tay sang chơi ở khoa kỹ sư kinh tế, các bác ở Chế tạo máy, điện, kS Kinh tế, động lực chắc biết rõ môn này. Việc giải ở trên đưa đến Phương trình bậc 3 là bế tắc rồi, vì giải PT bậc 3 rất phức tạp, phải dùng số phức, lềnh kềnh lắm
    (thầy TTS dạy tôi môn có giải PT bậc 3 đấy)

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh07:14 22/11/14

    PTD2 xin kể chuyện 2 chuyện sau ở khoa TL ĐHBK:
    Chuyện hiếm: K18 T bọn mỗ nhận đề tài để làm luận văn tốt nghiệp vào 4/1978. Mỗ nằm cùng gường tầng với anh tên là Đ.M.B, bộ đội về học, học khá. Anh ta nhận được đề tài “tập mờ”, do một cán bộ ở Viện khoa học VN hướng dẫn. Đến gần ngày bảo vệ anh ấy than phiền : Thầy hướng dẫn giao đề tài xong và chỉ đọc sách nọ sách kia rồi đi công tác miền Nam mất hút, anh ta phải tự ngụp lặn lấy. Đến ngày nộp LV cho phản biện, nhưng chỉ ông thầy kia biết về “tập mờ” còn thì chưa có ai đi về môn này cả. Tháng 10 đó cả lớp T K18 bảo vệ luận văn, người hướng dẫn, người phản biện của anh đều không có. Hội đồng bảo vệ vẫn để cho anh bảo vệ. khi trình bày xong, chỉ có một câu hỏi: “tập mờ” để làm gì?. Anh ta cứ trả lời còn ai hiểu gì thì hiểu. Sau buổi bảo vệ ai cũng có điểm, nhưng anh ấy bị treo. Khoảng một tuần sau anh ấy thông báo với cả lớp, hội đồng đã cho anh ấy 4 điểm (điểm khá). Gần đây tôi sực nhớ, vào Gúc tìm hiểu xem “tập mờ” được ứng dụng thế nào. Hóa ra bây giờ nó không còn là điều xa lạ, bí hiểm nữa, nó đã được ứng dụng rông rãi trong điện toán đám mây của lĩnh vực CNTT
    Chuyện Động trời:
    Sau năm 1975 bộ độ về học ĐHBK khá đông, kể cả về học tiếp lẫn anh em xuất ngũ thi vào. Sự việc xảy ra ở K20, hay K21 gì đó. Vào năm đầu tiên (1977) khóa này học quân sự, SV đã đi bộ đội được miễn môn này. Thấy các lính rỗi rãi, khoa nhờ họ dọn dẹp xắp xếp tài liệu. Xắp xếp vài ngày, một anh tên Dũng, thấy 1 hồ sơ của sinh viên năm trên giống hệt lý lịch của mình, cả nét chữ nữa. Từ ngạc nhiên đến bức xúc. Anh ta lần mò tìm hiểu. Cuối cùng chuyện thế này: Dũng ở 1 huyện tỉnh Vĩnh Phú thi đại học Năm 70 (hay 71 gì đó). Ngay lúc đó Dũng có giấy gọi nhập ngũ và lên đường, nên không rõ mình đỗ hay không. Thực ra anh ta đỗ khá cao. Lúc đó ở 1 huyện khác cũng có tay tên Dũng cùng năm sinh, họ tên giống y sì, thi trượt. Thế là bằng cách phù phép nào đó, tay kia có luôn hồ sơ của anh Dũng đã đi lính, nghiễm nhiên vào học khoa TL ĐHBK. Sau khi xuất ngũ anh Dũng nọ tiếp tục thi và đỗ, tình cờ cũng vào khoa TL, và cũng tình cờ biết kẻ đội lốt mình. Sau đó sự thể ra sao ta cũng đoán được. Chuyện xui xẻo của N.Q.Thạch còn thua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện làm Luân án tốt nghiệp lớp Máy tính k14 mình cũng có chuyện tg tự chuyện 1. Đáng ra bọn mình fải tốt nghiệp năm 74. Nhưng vì sơ tán nhiều quá nên kéo dài tháng 1/75 mới tốt nghiệp. Lớp mình cũng có 1 vị nhân đề án - tên đề án quên rồi - đại khái là rất "viển vông" ! Do 1 thầy ở Trung Tâm máy tính 39 Trần Hưng Đạo hướng dẫn. Thầy này chắc chắn ở nc ngoài về. Vài thầy trong khoa nhận xét, đại ý: Đề tài này SV làm cũng chỉ như cưỡi ngựa xem hoa, các thầy còn "lơ mơ" chứ chưa nói SV. Cũng chỉ do kiến thức của đề tài đã "đi trước thời đại". Hôm bảo vệ cũng "thuyết" tràn như gợi ý của thầy hướng dẫn. Tớ ngồi dưới nghe cứ như vịt nghe sấm. Kết quả cũng cho điểm 4/5 "cho xong". Tên này ra trường về Trung Tâm toán Máy tính làm đc việc ra fết.
      Kể lại vậy cho vui chứ mình cảm thấy ngày ấy ta đc các thầy dạy cơ bản hơn nhiều, chất lượng hơn nhiều so với bây giờ. Nhất là giáo trình hầu như bê nguyên si của "Các Chú Cứ Phá" CCCP nên bài bản hơn bây giờ. Ngày ấy Giáo trình hiếm lắm, nếu môn nào có GT thì in kiểu "con chì" nên lem nhem. Có môn như môn "Các Phần tử và các khâu trong máy tính" bọn mình tìm lần mua đc quyển sách tiếng Nga đúng y chang vậy, thành thử học môn này đâm "dễ thở". Còn nhiều môn nỏ có GT, chỉ học theo.... vở ghi. Bây giờ giáo trình đã đc TS, GS VN Việt Nam hóa đi, dùng những từ ngữ cao siêu, bác học (cho oai) nhưng quá tràn lan, ít thực tế nên SV ra trường mấy năm vẫn "lơ ngơ". Riêng tớ ra trường về 1 Viện ng/c lớn của quân đội, công việc đầu tiên nhận đc là cho 1 bảng mạch điện tử thu hồi từ máy bay của mỹ hay của quả bom từ trường, kg fải chỉ có tớ mà các anh em khác mới ra trường cũng vậy "xơi" đc ngay, viết thành quyển Nguyên lý hoạt động của bảng mạch luôn và "xê-mê-na" ngay trước chục cán bộ sỹ quan trong Phòng ng/c. Ấy là nhờ trong trường, ta đã nắm chung đc lý thuyết cơ bản nên kg bị "ngợp"..
      Chém gió tý thôi nhỉ. Vợ con gọi đi ăn trưa roài ! Các mõ gõ tiếp cho zdui.

      Xóa
  4. Nặc danh08:50 24/11/14

    Nhân có câu diễn giải của bác phó mỗ đố bác các câu sau đây

    Cho anh phát súng tim anh nát
    Con anh phá sản tại anh Ngu
    xuất phát từ đâu





    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhờ blog này, tôi chỉ hùa theo các bạn làm dăm ba câu gọi là “vè” thôi, chứ tôi dốt thơ lắm, tuy nhiên câu đố của bạn thì thửa trai trẻ bạn bè vẫn thường vui đùa, tếu táo hứng chí đọc cho nhau nghe, tôi đoán: xuất xứ từ thơ của thi hào Nga _ Pushkin, không biết có phải trong tác phẩm Phát Súng không.

      Xóa
  5. Nặc danh04:56 25/11/14

    Cái giọng đố của tay kia chắc của PTD2 ròi;
    nếu ai biết thì rất dễ nhưng không biết thì cực kỳ khó!

    Trả lờiXóa
  6. Khổ chủ chịu rồi. Nghĩ mãi đếch ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi đếch thèm nghĩ nữa, xuất sứ từ đâu thì cũng là thằng Nặc danh này nó “chơi” anh em mình rồi!! làm thơ nhại lại cho nó dzui.

      Lần sau nếu có, đéo nghe chú
      Con bồ trẻ chú, nó chơi anh
      Đui mẹ mắt rồi, còn sướng chi
      Tan cửa nát nhà, sướng chú ru?

      Xóa
  7. Nặc danh05:07 26/11/14

    Cũng nhân bác phó nói lái chữ CCCP mà mỗ nhớ lại các câu này thôi

    Bác gì đó nghĩ tới Puskin cũng là 1 đáp án hay, nhưng ở đó có có câu này không, mỗ ít được đọc Puskin quá nhất là thơ nữa thì xin vái cả nón

    Đáp án Dễ ợt mà! vào Gúc tìm nó hiện lên cả đống :
    thí dụ như

    http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?s=4c79b0683215b92f1c8710994ec91ff8&t=9229&page=3

    cái câu này dân bán thuốc lá, những người xồn xồn phía Nam hầu như ai cũng biết
    theo cách ghi của bác phó nó là: CAPSTAN, tên một loại thuốc lá thơm của Anh;
    Hồi ở chiến trường nghe bọn trẻ con ở chỗ đóng quân đọc ra, rồi sau 1975, thanh niên chỗ mỗ cũng thường đoc. Nhưng đã lâu không nghe ai nói. Nay nhờ bác phó gơi ý lại, sau này nó còn được phát triển đọc xuôi ngựợc nữa kia:

    Cho Anh Phát Súng Tim Anh Nát.
    Nhưng Anh Tin Số Phận Anh Còn.
    Chiếc Áo Phơi Sương Tặng Anh Nhé
    Nặng Ân Tình Son Phấn Anh Cho
    Con Anh Phá Sản Tại Anh Ngu
    Nhà Anh Thiếu Sắn Phải Ăn Cắp
    Công An Phường Sẽ Tóm Anh Ngay

    Trước đây mỗ cũng là tay nghiện thuốc lá gần có hạng, vì nhiều lý do nên mỗ đã bỏ, nên mùi thuốc ra sao cũng tạm phân biệt được
    Ở vùng mỗ Thuốc lá Capstan đã đã gần 25 năm lặn mất tiêu không thấy mặt, không biết ở nơi khác có thấy không. Thuốc này hồi đó cùng 555, dunhill, nếu có ai hút thì các bắc đứng ở xa 5 m vẫn ngửi thấy mùi thơm 555 và dunhill, có bao vuông bao dẹt, 555 bao dẹt nếu bác nào dù nghiện mà hơi mệt hút vào nó sẽ vật bác ngay, còn dunhill bao xanh lại chỉ phục vụ cho đàn bà, vì nó toàn mùi bạc hà. Capstan thì có 2 loại bao sọc xanh và bao sọc đỏ, bao xanh hút có vẻ ngon hơn nên giá đát hơn. Từ ngày có anh Liên doanh nên thuốc 555 mất hản mùi gốc, Lúc đầu còn thấy na ná giống, ngày nayì nếu ai hút 555 xong,thì nó hôi khó mà ngửi được. Nếu có ai thử tổng hợp từ xưa đến nay ở xứ Việt ta có bao nhiêu loại vào thời gian naò thì thật thú vị. Có lần mỗ định làm thử nhưng thấy hiểu biết còn quá ít ỏi nên thôi.
    Với i thuốc 555 cũng có những khác nhau như loại "duty singapore", duty London"
    "duty Japan" mấy chữ này chẳng có ai dịch cả nên mỗ ghi nguyên như vậy. Đặc biệt có lần khi đứng trú mưa, sau khi hút gần tán điếu 555 bị ướt, mỗ vứt xuống đất một lúc sau mẫu thuốc tãi ra thấy sợi thuốc duối thẳng ra mỗ tò mò cúi xuống xem, nó dài bằng cái tăm và thẳng tưng, chất màu vàng từ trong sợi cứ lan ra, mỗ nghí chắc thuốc lá Tây không sản xuất từ sợi thuốc lá như ta, mà dùng giấy tẩm hương vị thuốc rồi cắt ra quấn thành điếu chăng. Từ ngày đó đến nay mỗ cũng chưa kiểm tra khi 555 sản xuất tại ta thì thế mào. Có thế thôi các bác
    PTD2









    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Chắc mọi người còn nhớ : CCCP là viết tắt 4 từ tiếng Nga: Liên bang CHXHCN Xô- Viết. (Dịch ra là thế, còn chữ Nga ngại cài font !). Dân ta vốn nhậu+zdui đọc ra thế.
      - Giải đố mà tra Guc thì còn gọi gì là giải. Thơid đó ngoài bắc XHCN nên kg có thuốc lá ấy, chỉ Trường Sơn, Tam Đảo ... thôi. Chắc vì vậy mà bọn mỗ kg thể giải đc. Sau 75 vài năm mới chảy từ Nam ra.

      Xóa
  8. Nặc danh06:03 26/11/14

    Thơ bác gì kia như sán trôn với khoai, đõ trộn với lạc ấy nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiệt tình như bác ấy là quý rồi PTD2 ạ. Hơn nữa đọc lấy nội dung thơ thôi, kỹ thuật có thể bỏ qua, nhỉ, hìhì...

      Xóa
    2. Tôi là VanQuoc Nguyen – rất rõ ràng, hoàn toàn không Nặc danh, vì vậy trong nhận xét của bạn Nặc danh nên viết là:
      “Thơ VanQuoc Nguyen như sán trôn với khoai, đõ trộn với lạc ấy nhỉ?”
      Có một truyện ngụ ngôn của Thiên Chúa Giáo.
      Ngày xưa có một nhà bác học. Ông này có biệt tài làm cho con người của mình biến ra nhiều con người khác, giống đến nỗi không ai có thể phân biệt được ai là người thật, ai là người giả. Một ngày kia ông được tin Thiên thần sẽ xuống gọi ông về chầu Chúa. Vì chưa sẵn sàng để chết, ông liền chế ra thêm 12 con người khác của ông để Thiên thần không biết đâu mà gọi. Quả thật, Thiên thần không nhận ra ai là người thật và đành tay không về thiên đàng. Sau đó không lâu, vì đã có nhiều kinh nghiệm đương đầu với con người, nên Thiên thần nghĩ ra một kế. Đứng trước 13 con người khác nhau, Thiên thần nói:
      - Tôi rất khâm phục cái tài chế biến của ông. Tuy nhiên, tôi thấy còn một chi tiết rất nhỏ cần phải sửa đổi cho hòan chỉnh hơn.
      Vừa nghe xong, con người thật của nhà bác học vội vàng lên tiếng.
      - Đâu? Tôi không tin, thiếu sót ở chỗ nào?
      - Ở chỗ này nè.
      Vừa nói, Thiên thần vừa “túm cổ” nhà bác học “thật” để đưa về chầu Chúa.
      (Anthony de Mello, sđd, tr 136-137).

      Cái tôi luôn ao ước được một tiếng khen, nhưng chính những tiếng khen hay tiếng chê sẽ làm cho người ta nhận ngay ra được cái “tôi” của một người.

      Xóa
    3. hehe... ! Tất cả chỉ cho zdui. Kỹ thuật chẳng bàn Văn chương. Lấy cái Hồn là chính mà.

      Xóa
    4. Mong các bạn hiểu đúng ý tôi. Chỉ vì tôi rất tâm đắc truyện ngụ ngôn “Cái tôi” trên, phần “mào đầu” chỉ là dẫn dụ đến câu truyện đó mà thôi... Các bạn thừa biết, chúng mình hiểu cái tôi của chính mình hơn người khác hiểu nhiều: hay hay dở, tốt đẹp hay xấu xí, yêu hay ghét... Ở tuổi ông rồi, chắc chúng mình ít nhiều đều miễn nhiễm với những lời khen chê. Xin được tản mạn thêm về “Cái Tôi”.
      Truyện : Tôi là cái TÔI của ông.
      Có một ẩn sĩ sống tại vùng sa mạc bên Ai cập. Ngày kia, ông quyết định rời túp lều của mình để đi một nơi khác vì ông không thể chịu nổi những cơn cám dỗ đang hành hạ ông. Đang xỏ đôi xang đan vào chân để chuẩn bị lên đường, bỗng dưng ông nhìn thấy cách ông không xa lắm, một người giống như ông và cũng đang xỏ giầy như ông.
      Vị ẩn sĩ hỏi người lạ :
      - Ông là ai ?
      - Tôi là cái “TÔI” của ông, - người lạ mặt trả lời, rồi tiếp :”Nếu vì tôi mà ông phải rời chốn này, thì tôi báo cho ông biết là cho dù ông có đi đâu chăng nữa, tôi cũng sẽ theo ông” (Anthony de Mello, Taking Flight, 1988, tr 131-132).

      Câu truyện cho chúng ta biết rằng những gì chúng ta ao ước cũng như những gì chúng ta trốn tránh đều nằm trong chính nội tâm của mình.

      Tôi nhận thấy rằng có một cuộc chiến trong tôi như thánh Phaolô đã nói :”Những gì tôi muốn làm, tôi không làm, những gì tôi không nên làm, tôi lại làm”(Rm 7,19). Như vậy có cuộc chiến giữa tôi và “TÔI”.

      Ông Blaise Pascal đã nói :”Cái tôi đáng ghét” (Le moi est haissable). Tôi không rõ lắm, nhưng có một điều tôi chắc chắn là cái TÔI của tôi rất cứng đầu, khỏe mạnh, sống lâu và nổi bật về hai điểm là vị kỷ và kiêu hãnh. Tôi nghe nói rằng khi người ta chết được 5 phút rồi thì cái tôi mới chết.
      Nhưng Blaise Pascal chưa dừng lại tại đó mà còn đi xa hơn, ông nói :”Cái tôi là đáng ghét, nhưng đó là nói về cái tôi của người khác”. Và ông còn nhấn mạnh thêm :”Mỗi cái tôi là thù địch và muốn làm bạo chúa trên các cái tôi khác”.
      Alfred de Vigny nói :”Cái chữ khó nói và khó đặt cho đúng chỗ, chính là cái “TÔI”. Người ta dùng chữ tôi một cách bừa bãi, có thể nói là ta tự xem mình như cái RỐN của vũ trụ. Tôi có thể nhận thấy dễ dàng sự lạm dụng đó trong câu chuyện của những kẻ khác. Nhưng, phải chăng tôi có thói quen nhấn mạnh từng câu nói : TÔI… TÔI

      Trong quyển “Những vết chân đã mất” của nhà văn Cuba Alejis Carpenter (1904-1980) nêu lên sự khó khăn khi sử dụng chữ TÔI. Còn ông Graham Greene, đại văn hào Anh, đã viết :”Khi tôi viết về ngôi thứ nhất, tôi phải đeo chiếc mặt nạ”. Có lẽ vì thế mà ông Oscar Wilde đã nói :”Kẻ can đảm nhất trong chúng ta cũng sợ cái tôi của mình”.

      Xóa
  9. Nặc danh11:28 26/11/14

    Thôi đố xa quá khó đoán, đố ngay tại Hà Nôi, các bác tha hồ Gúc,

    Câu đố: Trong trung tâm Hà Nội có chỗ nào có 3 ngôi chùa đứng liền nhau
    PTD2

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng bótay.com D2 ạ! Giờ chỉ có "ăn sẵn" thôi.

      Xóa
  10. Nặc danh05:52 29/11/14

    Nó ở đây bác phó ơi
    gần nhà NQThạch ấy. ngay ở bờ hồ Hale cuối đường Nguyễn Thượng Hiền. Nghe Thạch Nói con Thạch vẫn ở quanh đấy, hình như Nguyễn Du thì phải, mỗ chưa hỏi lại
    http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=21.018811&lon=105.844321&z=19
    3 chùa nằm bên bờ hồ Hale (thuyền quang) : Quang Hoa, Thiền Quang, và Pháp Hoa, ba chùa này sát liền kề đấu lưng vào nhau, có đặc biệt chưa bác, Mỗ mới phát hiện ra vài hôm nay thôi, liền đố bác đây. Mấy năm trước mỗ đã đứng nới chuyện với một CCB Quảng trị bán mũ trước chùa này, tuổi cũng tầm như ta. Lâu nay cứ tưởng ở đó chỉ có một chùa. Có dịp bác thử khảo sát lại xem. Chúng ta qua lại chỗ đó mãi mà không biết. Không rõ ở đâu còn có đặc biệt này không. Ở Chỗ mỗ có tới 5 chùa gần nhau nhưng cách nhau ít nhất cũng tới 50 mét, xa nhất là 100 m. Nó ở khu vực này
    http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=16.060795&lon=108.216963&z=18&m=b
    có 1 chùa nằm ở góc đường chưa được vẽ, bác cứ rê chuột vào các ô trắng là nó hiện tên.
    Chắc chỉ có nhìn trực quan mới thấy chứ qua Gúc khó thấy bác nhỉ? Ngoài Gúc tôi thích tìm theo các loại map Gúc, WIKImapia. còn cho xem camera các điểm đặc biệt nếu thấy hình cái camera, Ở ta chưa có (chỉ có ảnh), Nếu bác xem các thành phố của Úc sẽ thấy khá đẹp. Còn map Gúc kiểu mới cho xem ảnh khu vực đang xét. Nếu ở ta wikimapia có camera thì mời bác phó vào xem cảnh biển và sông Quê tôi Chắc ta dùng "chùa" nên các dịch vụ wiki nó cho tối thiểu chăng
    PTD2

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh05:59 1/12/14

    Chẳng thấy bác Phó hậm hừ gì cả. Những chuyện bông phèng vào buôn dưa hợp hơn chăng
    PTD2

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Buôn dưa nó ở nhánh khác nên cũng ít người vào !
      Kể du lịch ảo như PTD2 cg hay hay.

      Xóa
  12. Nặc danh18:19 1/12/14

    "Bấu víu" theo 1 bài kể cũng khó, vì có những nội dung muốn "phát biểu" lại không biết nhét vào đâu cho hợp với chủ đề, mà tìm theo "đống rác cũ" thì mệt hung: Cái kiểu DL như mỗ là kiểu ếch ngồi đáy giếng mà



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phát biểu thành những bài viết đi. Chủ đề nào cũng đc.
      Bài Chuyện vui CN #4 đang chờ TD2 phát biểu đấy. Xem khiếu hài hước mức nào nào. Ok ?

      Xóa
  13. Có nhiều truyện ngụ ngôn ý nghĩa hơn nữa tại đây. Mọi người ghé xem nhé ^^

    Trả lờiXóa
  14. cập nhật liên lục mỗi ngày nhiều thể loại phim sex, xnxx, phim sex hay nhất 2021..

    Trả lờiXóa