30 thg 11, 2013

PhotPhet: Đậu phụ Chùa


Đại đức đội mũ công an, chào kiểu quân đội
(k14vt)_ Lai rai vòng ngoài vậy cho đỡ bị ghẻ, nên cọp nguyên của "thằng" PhotPhet sang đây, bà con đừng vội chửi tục.
     Trước tới nay mình kg dám và kg muốn báng bổ đến các nhà sư dù chỉ 1 lời, vì cứ muốn nghĩ họ là những người "ăn chay niệm Phật", chỉ làm điều thiện. Nhưng từ lâu nay, Đạo Phật đã bị biến thái (suy đồi), bị chính trị hóa, trong khi Dân trí chẳng được nâng lên mấy tí thì hậu quả cũng thật đáng buồn...
     Đọc bài này (dù nặng phần tếu táo, bông phèng, vẫn toát lên thông tin chính về 1 Đại Đức lưu manh hóa, mang cái tầm của kẻ vô học và thật đáng thương cùng đáng trách cái Tỉnh đoàn Hải Dương - quê hương mình.

Theo tin trên internet, Đại Đức Thích Thanh Cường là giám viện tổ đình, trưởng hạ Đống Cao, xã Tân Hưng, thành phố Hải Dương. Tên thật của thầy là Phạm Ngọc Cường, sinh ngày 14/2/1973. Quê quán: Thôn Vũ Xá – Quang Khải -Tứ Kỳ – Hải Dương. Nơi cư trú (Nơi ở hiện nay): Chùa Toại An – Đông Kỳ – Tứ Kỳ – Hải Dương.
Facebook của ”thầy“ là: https://www.facebook.com/thichthanhcuong
Thầy đội mũ công an, chào kiểu quân đội, chụp hình quăng lên net khoe bạn bè như sau:

Kiều nữ có tài phá khóa siêu đẳng

Sở hữu ngoại hình xinh xắn, làn da trắng cùng tài mở khóa siêu đẳng, Trinh cầm đầu nhóm trộm cắp và gây ra hàng loạt vụ "nhập nha". 

Ngày 28/11, Công an TP HCM tạm giữ hình sự Nguyễn Tạ Tuyết Trinh (22 tuổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu), nghi can cầm đầu băng trộm cắp tài sản mà cảnh sát đã truy nã trước đó.
kieunu-5407-1385687982.jpg
Trinh tại cơ quan điều tra. Ảnh: C.A

29 thg 11, 2013

Văn hóa hai xứ Phương Tây và phương Đông - vài so sánh

Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây

(Dân trí) - Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.

Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa - xã hội giữa phương Đông và phương Tây.
“Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.
Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:
Cách thể hiện ý kiến cá nhânCách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.
Phong cách sốngPhong cách sống: Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.
Vấn đề đúng giờVấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.
Cấp trênCấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.
Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hộiCác mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.
Cách thể hiện cảm xúcCách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.
Văn hóa xếp hàngVăn hóa xếp hàng: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.
Nhìn nhận về bản thânNhìn nhận về bản thân: Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.
Đường phố ngày cuối tuầnĐường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.
Tiệc tùngTiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.
Tiếng ồn trong nhà hàngTiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.
Thức uống “lành mạnh”Thức uống “lành mạnh”: Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.
Đi du lịchĐi du lịch: Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.
Vẻ đẹp lý tưởngVẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.
Trẻ em trong gia đìnhTrẻ em trong gia đình: Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.
Giải quyết vấn đềGiải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.
Các bữa ăn trong ngàyCác bữa ăn trong ngày: Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.
Phương tiện di chuyểnPhương tiện di chuyển: Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).
Cuộc sống của người giàCuộc sống của người già: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.
Tắm tápTắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.
Ẩm thực sành điệuẨm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.
Thời tiết và cảm xúcThời tiết và cảm xúc: Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.
Đông Tây trong mắt nhauĐông Tây trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.
 
Bích Ngọc
Theo Bored Panda

28 thg 11, 2013

HieuMinh: Nhân quyền....mồm


Gà tây và hươu cùng chung sống.
Gà tây và hươu cùng chung sống.
Trong tháng 11-2013, Việt Nam đã làm được hai việc quan trọng:  Ký Công ước UN về chống tra tấn và Tham gia vào HĐ Nhân quyền UN. Nhưng cuối tháng 11 lại ra một Nghị định mới về xử phạt hành chính nếu có hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước.
Đây là kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Tham gia quốc tế thì cứ tham gia cho oai, trong nước cấm vẫn cứ cấm.
Ngày 7/11, tại UN New York (Mỹ), Đại sứ Lê Hoài Trung, đã thay mặt Chính phủ VN ký Công ước UN về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).

Nguoibuongio: Sạch bán chẵn

Sau chuyến đến Hoa Kỳ dưới danh nghĩa họp hội đồng LHQ, đoàn chính phủ VN có làm việc với quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới.  Một điều có thể đã xảy ra là những khoản nợ xin hoãn của chính phủ VN chỉ  được hai tổ chức này xem xét phần nào, tiền vay thêm không được chấp nhận...nói một cách dân dã rằng mong ước của chính phủ VN với hai tổ chức này không đạt kết quả như ý.

Trở về nước sau chuyến công du Hoa Kỳ, lập tức họp chính phủ ngay ngày hôm sau. Nghiêm khắc cảnh cáo báo chí đưa tin xấu về tình trạng kinh tế VN, đồng thời khẩn cấp tìm giải pháp ( nguồn vốn đối ứng ) để giải ngân khoảng 5 tỷ ODA, rà soát truy thu ngân sách, tháo gỡ tình trạng bất động sản đóng băng, mở rộng mời chào thế giới đến hợp tác khai thác dầu khí...

Những giải pháp ở tầm vĩ mô đó đều cho thấy chính phủ đang rất cần tiền.

Và ở tầm cấp thấp hơn chuyện tăng phí, tăng giá, đẻ thêm phí thu mới....sẽ không có gì là lạ.

Gocomay: Tiếng đất kêu thương


P1020470 
Thế là thời gian không còn đui mù câm điếc mãi được nữa. Đêm qua (26/11), mấy tay làm chương trình “Ký ức thời gian” ở Ban Khoa giáo của VTV cũng phải thú nhận thời kỳ Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) mỗi công (một ngày) lao động của xã viên HTX chỉ được chia từ 1 đến 3 lạng thóc. Hôm trước mình cứ lo hão mỗi công lao động được chia 4 lạng thóc ở quê mình là bèo qúa. Hóa ra vẫn tươm chán.

TiềnPhong: Chống phá Nhà nước trên mạng xã hội, phạt 100 triệu đồng

(k14vt)_Đây: 1 trong những Bằng chứng cho việc "hoan hô" VN được vào tổ chức Nhân quyền LHQ ! Hoan hô vội vàng quá !!!

Theo Nghị định 174 mới ban hành, các hành vi đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt nặng. Hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động bị phạt nặng nhất, từ 70 đến 100 triệu đồng.
Nhiều hành vi vi phạm khi đưa thông tin lên mạng xã hội sẽ bị xử phạt từ ngày 15/1/2014. Ảnh minh họa: Internet
Nhiều hành vi vi phạm khi đưa thông tin lên mạng xã hội sẽ bị xử phạt từ ngày 15/1/2014. Ảnh minh họa: Internet.

27 thg 11, 2013

Liệu chỉ có một huyện Nam đàn hay chỉ khi ai bị lộ thì mới... biết?!


Thu súng, nhiều phong bì tiền tại phòng chánh án nghi nhận hối lộ 

Ngoài việc bắt quả tang Chánh án huyện Nam Đàn nhận 20 triệu đồng chạy án, cơ quan điều tra còn thu trong tủ một súng K54, 10 viên đạn cùng nhiều phong bì tiền chưa bóc.

Chiều 26/11, Công an tỉnh Nghệ An xác nhận ông Phan Văn Quang (55 tuổi, Chánh án TAND huyện Nam Đàn) đang bị điều tra về hành vi nhận hối lộ và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
15h30 hôm 25/11, ông Quang bị Phòng cảnh sát kinh tế bắt quả tang nhận tiền hối lộ của ông Lê Văn Vân (52 tuổi, trú xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn) - nghi can trong vụ án đánh bạc bị điều tra từ 9 tháng trước.
Sau khi bị bắt, ông Vân và một số bị can được tại ngoại. Theo kế hoạch, vụ án với 6 người liên quan này sẽ đưa ra xét xử tại TAND huyện Nam Đàn cuối tháng 11. Sợ bị lĩnh án tù giam, ông Vân tìm cách "chạy chọt" người đứng đầu tòa án. Sau khi thống nhất tiền "chạy án" là 20 triệu đồng, theo lịch hẹn, chiều 25/11 ông Vân tới phòng làm việc của Chánh án Quang trao tận tay.

'Một chủ trương phản lại truyền thống'

Cập nhật: 18:41 GMT - chủ nhật, 24 tháng 11, 2013

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam bình luận về chủ trương cho phép đóng tiền thay thế làm nghĩa vụ quân sự mới được Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Việt Nam để xuất.
Trao đổi với BBC hôm 24/11/2013 từ Sài Gòn, ông Thuận nói chủ trương này đi ngược lại tinh thần yêu nước, giữ nước của Việt Nam và không thể chấp nhận vì theo ông tiền bạc không thể thay thế được 'lòng yêu nước' và 'xương máu' của các thế hệ đã đổ ra để bảo vệ đất nước.
Ông Thuận cũng bác bỏ nếu như chủ trương nhằm chống lại việc trốn tránh quân dịch và đồng thời làm lợi cho ngân sách nhà nước qua nguồn thu từ khoản tiền đóng thế chân được đề xuất.
Cựu quan chức Quốc hội cũng cho rằng đây là chủ trương 'nguy hiểm' nếu xét tới những thách thức mà Việt Nam đang đối diện trước những động thái nhòm ngó, xâm phạm chủ quyền, cương thổ của nước ngoài, đặc biệt hướng Bắc và trên Biển Đông.

26 thg 11, 2013

Đọc cho quên... #1

PhọtPhẹt_chuyện vui: Bắt con Giời
(k14vt)_ Thời chống Mỹ hăng ghê. Lòng căm thù cao ngút. Việc đuổi bắt phi công bị bắn rơi còn hăng hơn, pha lẫn hào hứng, tranh nhau lập công, vui như tết. Hăng hái đến độ lú lẫn, ngu sy, đần độn, dở khóc giở cười.

Uôi duồi uôi anh nhọc thân quá, mấy lị chả mấy thì giờ. Quất lại chuyện của con Bín em anh nhế. Anh chêm pha chấm phẩy tí tí.

Ls Triển: Còn những thông tin “động trời” hơn về Thu Uyên & VTV


Tiêu Tuấn - theo Trí Thức Trẻ | 26/11/2013 07:00

(Soha.vn) - “Những gì tôi chia sẻ trên trang cá nhân chỉ là “giải trí nhẹ”, những tài liệu liên quan tới hai sự việc tôi còn rất nhiều với những thông tin còn “động trời” hơn”.

Sau chia sẻ “Thu Uyên đã tạo dựng lên một quan hệ mẹ - con, còn gì đau lòng hơn? Nhưng đến nay VTV không dám nói lên sự thật đó” của luật sư Trần Đình Triển (Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân, Hà Nội) trên trang cá nhân, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Người đã biết câu chuyện thì buồn, người chưa biết về "sự thật đó" thì sửng sốt. Điều đáng nói, nhà báo Thu Uyên và đại diện VTV đều im lặng.
Trao đổi với chúng tôi về sự im lặng này của VTV và nhà báo Thu Uyên, luật sư Triển nói: “Nếu thông tin sai thì chắc chắn VTV và Thu Uyên đã kiện tôi. Nhưng đây là thông tin đúng thì tốt nhất họ im lặng. Việc tôi nêu là sự thật và không có gì phải bàn cả”.

24 thg 11, 2013

Những thông tin mà nhà ngoại cảm Bích Hằng đưa ra đúng đến 60%

Theo lời kể của TS.Khanh: "Trong quá trình tìm hài cốt nhà văn Nam Cao, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là người nói thông tin rõ nhất, chuẩn xác nhất trong 7 nhà ngoại cảm. Những thông tin mà Bích Hằng đưa ra đúng đến 60%. Sau đó cùng với các phương pháp hỗ trợ khác, chúng tôi đã tìm kiếm thành công".

Ai cũng có thể áp vong
Trao đổi với PV, TS.Khanh cho rằng: "Khả năng đặc biệt và khả năng ngoại cảm hoàn toàn khác nhau. Khả năng ngoại cảm là có thể cảm nhận và nhìn thấy thế giới tâm linh, nhìn thấy người âm, áp vong cũng không phải là ngoại cảm. Tất cả cán bộ của chúng tôi ở UIA đều làm được. Bất kỳ một người bình thường khi đến đây, nghe bài hướng dẫn của chúng tôi trên loa (từ cách làm, cách ngồi-PV) đều có thể làm được. Nếu nói áp vong là ngoại cảm, phải chăng cái đài, cái micro của chúng tôi cũng là nhà ngoại cảm?". 

23 thg 11, 2013

Hoang mang wá à

Đọc mà hoang mang quá ! Niềm tin biết đặt nơi đâu ?!

Giang hồ Vặt: Phương thuốc quý cho bệnh nhân tiểu đường

honngv: Bài nhặt trên mạng, chưa kiểm tra (chưa check).

Ngày 15/11/2013

Mẹ tôi vốn mắc bệnh tiểu đường từ nhiều năm nay. Đây là một căn bệnh khó chữa và là một nguyên nhân chính của nhiều căn bệnh hiểm nghèo khác. Chính vì vậy mà sức khoẻ của bà ngày càng sa sút.

 Lương y Trần Đình Tự trước quầy thuốc của mình ở chợ Đông Hà, Quảng Trị

22 thg 11, 2013

Giai thoại "mới" về Thầy Thái Thanh Sơn

honngv: Một anh (có lẽ cùng đơn vị với mình) học trước k ta nhiều có comment ở bài " Thái Thanh Sơn: Bước vào tuổi 80" (trong blog này). Anh kể lại vài giai thoại về thầy Thái Thanh Sơn, mà mình cho là mới, mắc dù chuyện đã diễn ra cách đây ít nhất 45 năm. E rằng nhiều người vô tình kg lần tới, mình cọp ra ngoài này đặng dễ thấy hơn.

Nặc danh18:18 18/11/2013
 
Tình cờ ghé vào đây, tôi xin góp vài kỷ niệm về thầy Thái Thanh Sơn để nhớ thầy, vào ngày nhà giáo 20/11. Thầy Sơn theo nghề toán nhưng có lẽ cũng thạo nghiệp văn?. Có một chuyện thế này: Bọn chúng tôi khi mới vào trường, được học ngay cái môn triết học. Có lẽ lãnh đạo khoa biết bọn tôi ngắc ngứ về nó, nên cử thầy Thái Thanh Sơn “Xê mi na” cho một buổi về triết học trong toán học. Thầy nói các nguyên lý triết học trong toán học thể hiện rất rõ, với 1 vấn đề toán học thì cũng dựa trên tính biện chứng, mâu thuẫn chung, mâu thuẫn riêng. Nhưng đối với dân ta nguyên lý của triết học được vận dụng trong cuộc sống được tóm gọn trong hai chữ “Vuông” “Tròn”. Từ xưa trăng tròn, trái đất vuông : Nên banh chưng biểu trưng cho đất, bánh dày biểu trưng cho trời. Mọi việc được xắp đặt hoàn mỹm, tốt đẹp gọi là “Quy Củ”; Quy là vuông, Củ là tròn. Phụ nữ khi sinh nở ai cũng mong mỏi mẹ tròn con vuông. Ai muốn đẽo “tròn” thì trước hết phải đẽo cho vuông. Thầy nói, khi xưa các bác thợ mộc tính đường kính hình tròn, nếu biết chu vi, qua câu “thần chú” : Quân bát, phạt tam, tồn ngũ, phân nhị” (chia tám bỏ ba, còn năm, chia đôi; và ngược lại : nhân đôi, chia 5, cộng thêm 3 phần) mà chẳng cần biết số “Pi” là gì. Hay chưa, thầy Sơn đã giải thích triết học trong đời sống và toán học với sự hoàn thiện của “vuông tròn”.
 
Cũng vào 20/11 năm đó, năm tôi chưa đi lính. Khi nói về người thầy, thầy nhắc tới các bậc tiền bối như bác Tạ Quang Bửu, bác Ngụy Như Kon Tum lúc đó là hiệu trưởng trường ĐH Tổng Hợp (hồi đó chưa có ĐH Quốc Gia nhé). Thầy kể một chuyện đại ý như sau: Các “anh ấy” khi còn trẻ cũng rất nghịch ngợm, trước khi lên đường sang Pháp du học, họ tới bái kiến vua Bảo Đại, nhà vua dặn: Triều đình phái các khanh qua đó học, phải ráng lấy cho được cái bằng gì đó về để dâng cho trẫm nghe. Chắc các “anh ấy” biết khi vua Bảo Đại ở Pháp chỉ ham nhảy nhót chứ không biết học hành ra sao. Sau khi tới Pháp họ lập tức tham gia 1 lớp nhảy đầm, sau đó họ gửi về dâng cho đức vua cái bằng đầu tiên, mà họ lấy được sau vài tháng trên con đường du học của họ, đó là cái bằng nhảy đầm (đúng là nhanh thật). Thầy cười và nói không biết sắc mặt đức vua lúc đó như thế nào, và ý tứ các “anh ấy” ra sao.
 
Góp vui với các bạn 2 mẩu chuyện về thầy cách đây khá lâu (43 năm) mà chúng tôi đã được thầy dạy dỗ.

PhọtPhẹt nói NHẢM

Hai tuần qua, các giải bóng đá làng Âu đều nghỉ vì vướng vòng loại World Cup 2014, thành thử cuối tuần buồn như chấy cắn. Tuần này lại "được" coi rồi. Trong lúc chờ đợi hãy xem "cái thằng" PhọtPhẹt nó nói NHẢM:

#/ Ngồi tán láo với một lãnh tụ tuyên giáo, mình hỏi sao mấy cái tàu ngầm mua của Nga ngố lại đặt tên là Hà Nội mấy lị TP. Hồ Chí Minh nhỉ? Lãnh tụ bảo, mày ngu lắm, hai thành phố đó mưa là ngập thì mua về mà lặn chứ sao. Hố hố...

Mình lại hỏi, những 6 con thì thằng Khựa cứ gọi là vãi cứt ra, chả dám đánh mình đâu nhỉ? Lãnh tụ cười hô hố, bảo tưởng mày thông minh cơ mà ngu còn hơn lợn mán. Mua về để đấy thôi, chứ nó đánh thì...lặn sạch.

Hoang mang kúa kúa...!!!

Tiếu lâm thời Zukerberg: Thỏ và gấu

Hôm qua, ĐBQH Lê Bá Thuyền nói về câu chuyện “Thỏ- Gấu” trước nghị trường: 
“Trong một cuộc thi so tài phá án được thế giới tổ chức gồm 3 nước X, Y và Z. Ban giám kháo quốc tế đã thả 3 con thỏ vào 3 khu rừng khác nhau cho 3 quốc gia này lập phương án truy tìm.

Diễn văn Gettysburg

150 năm Diễn văn Gettysburg

Cập nhật: 21:57 GMT - thứ ba, 19 tháng 11, 2013

Đài tưởng niệm Abraham Lincoln tại Washington
Diễn văn Gettysburg được ghi trên tường tại khu Đài tưởng niệm Abraham Lincoln
Ngày 19 tháng 11 năm 1863, Abraham Lincoln, đứng trên một cánh đồng ở Pennsylvania đã đọc bài diễn văn ngắn trước đám đông mà có lẽ chính những người có mặt cũng khó có thể nghe được từng lời ông nói.
Đúng 150 năm sau, người ta vẫn nhớ tới những gì có thể được xem là phát biểu chính trị vĩ đại nhất từ xưa tới nay.

21 thg 11, 2013

Cảm động ngày lễ Chung Thất của Đại tướng.

Hôm nay, ngày 21/11/2013 tại mộ phần của đại tướng lực lượng CCB và nhân dân khắp mọi miền đã và đang đổ về đây làm lễ tuần tứ cửu cho đại tướng, Người anh hùng dân tộc đã cả một đời trung thành tuyệt đối với lợi ích của dân tộc và CM

Kính viếng Đại tướng

Tuần tứ cửu bác nằm đây
Khắp nơi dân chúng thờ ngày thờ đêm
Dù cho giặc giã mọi miền
Toàn dân vẫn cứ thờ đêm thờ ngày

Vĩnh hằng yên giấc ngủ say
Cả đời bác đã đánh tây đuổi thù
Bây giờ yên giấc ngàn thu
Có bao binh lính canh khu bác nằm

Những đêm trăng sáng như Rằm
Trên non dưới biển tiện tầm nhìn ra
Biên cương cửa biển bao la
Bác nằm đó cũng là chòi canh

Cầu bao ngọn gió mát lành
Thồi về nơi chốn giữ giành bình yên
Bác về bên đó cõi tiên
Ngàn năm vạn vật một nền tự do

21.11.2013
HT

20 thg 11, 2013

Chữa bệnh bằng tiếng hát đang được nhiều chuyên gia Y học trong và ngoài nước để tâm n/c

Thứ Tư, 28/08/2013 12:03 (GMT+7)

Kỳ lạ chữa bệnh nan y bằng tiếng hát

(GiadinhNet) - Phóng viên GiadinhNet vừa có chuyến đi cùng các nhà khoa học về xã Thanh Vân (Tam Dương, Vĩnh Phúc) trực tiếp nghe cô Phan Thị Tranh trị bệnh bằng phương cách kỳ lạ: Hát!

Mỗi tháng cô Tranh chỉ hát chữa bệnh 2 ngày vào mồng 1 và rằm. Bệnh gì cũng chỉ cần nghe cô hát, sau đó người bệnh bắt tay cô Chanh và mang 1 túi thuốc về uống là khỏi. Hiệu quả trị bệnh chưa có nghiên cứu đánh giá khoa học nào, nhưng hàng chục năm cứu người, chưa có ai phản ánh bệnh không khỏi.

GiadinhNet sẽ gửi tới độc giả những thông tin mới về cách chữa bệnh kỳ lạ này, và ý kiến của cơ quan chức năng, các nhà khoa học.

Những ngày làm nghèo đất nước


Một số quyết định của quốc hội đã và đang góp phần đáng kể vào việc LÀM NGHÈO đất nước như quyết định về ngày phụ nữ VN 20/10, ngày nhà giáo VN 20/11... 
Lý do thiết tưởng khỏi fải bàn vì ai ai cũng thấy cái mặt trái của nó: mất thời gian, phiền hà, lãng phí...

Nhân ngày 20/11- Đào Tuấn: Đồng tiền có mùi gì?

Một câu chuyện có thật vừa được đưa lên báo đang gây sự phẫn nộ cực điểm trong dư luận.
Đại ý là vào một buổi trưa, bà L - nhân có việc đi ngang trường Hùng Vương - đã tá hỏa khi nhìn thấy cháu nội là Lã Thị Th V đang đứng bơ vơ trước cổng trường đóng kín. Hỏi cơ sự thì cháu V nói không được ăn cơm vì chưa nộp tiền.
Sáng hôm sau, bà đưa cháu đến trường và khất cô tài vụ hẹn buổi trưa sẽ đến đóng tiền và được phòng tài vụ đồng ý. Vậy mà trưa hôm đó khi đến trường đóng tiền, bà L một lần nữa lại thấy cháu nội của mình đứng dưới cái nắng chang chang trước cổng trường đang đóng kín…
Hóa ra, nguyên do của việc bị đuổi cổ ra ngoài cổng trường trong giờ các bạn ăn trưa chỉ là vì chậm nộp tiền. Và chậm nộp tiền là vì cha mẹ cháu V đang xảy ra lục đục.
Bạn sẽ có thể có một thứ tình cảm nào khác ngoài sự phẫn nộ. Bạn có bao giờ giật mình mỗi khi lơ đãng nghe chuyện con nhắc nộp tiền?

Nhân ngày 20/11: Ở Việt Nam đi, còn đi du học Mỹ làm gì cơ chứ?


Tôi là một người sinh ra ở Việt Nam. Sau khi học xong đại học ở trong nước, tôi đã đi du học Mỹ hai năm để lấy bằng Thạc sỹ. Tôi thấy nền giáo dục đại học Mỹ còn nhiều cái bất cập lắm chứ đâu có được tân tiến, nhân văn và hoàn thiện như nền giáo dục đại học Việt Nam. Để tôi nêu vài ví dụ làm dẫn chứng cho bạn thấy nhé:
Mặc dù là nền giáo dục hàng đầu thế giới, nơi đào tạo ra rất nhiều những thế hệ tài năng kiệt xuất đạt rất nhiều giải Nobel, vậy mà GIÁO VIÊN Ở ĐÂY CÓ VẺ KHÔNG ĐƯỢC COI TRỌNG CHO LẮM VÌ HỌ CHẢ CÓ NGÀY TÔN VINH NHÀ GIÁO GÌ SẤT. Ở Việt Nam, năm nào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, cũng tưng bừng hoa, quà tặng dành cho những người có sự nghiệp “Trăm năm trồng người”. Giáo dục Mỹ thật là thiếu cái tinh thần “tôn sư trọng đạo” quá thể.

19 thg 11, 2013

Vương Trí Nhàn: Những tha hóa trong nghề thầy giáo thời nay

CÓ PHẢI LÀ THẤT ĐỨC?

     Xã hội hiện đại là cả một guồng máy khổng lồ nó cuốn người ta đi và sự thực là nhiều khi chưa biết rõ việc làm của mình có ý nghĩa gì, nhiều người đã phải lao vào hành động để đáp lại sự đòi hỏi của hoàn cảnh cũng như để tạo nên những bước đi thích ứng với các đồng loại.
     Đến khi có dịp nhìn lại những lần "nhắm mắt đưa chân" kiểu ấy, người ta không khỏi bỡ ngỡ, như là ai khác chứ không phải mình đã làm việc này việc nọ.
     Song thì giờ dành cho phản tỉnh đâu có nhiều?
     Thế là các kịch bản cũ lại được tiếp diễn, kể cả các bi kịch.
     Và tôi ngờ rằng dù đã tỉnh táo đến đâu, nhiều khi chúng ta vẫn không hình dung hết quy mô của tấn bi kịch mà chúng ta đã thể nghiệm.
      Từ đây, lại dễ sinh ra thói xuê xoa, lấp liếm, thái độ lảng tránh sự thực, tức là cái bi kịch về sau thường đá thêm một chút sắc thái hài kịch.
      Dưới đây, tôi thử nêu lên một bi kịch nhỏ, mà một số người quen của tôi đã và đang trải qua.Tôi thành thật tin rằng các nhân vật của bi kịch không phải không nhìn thấy tình thế của mình.
    Có điều, nói như A.Camus, khi đã xuống thuyền rồi người ta không thể quay trở lại được nữa.

Điểm tin 19/11

- Hà Văn Thịnh: Ngụy biện ác tàn

- Nguyễn Mộng Hoài: Lũ ác Miền Trung trả lời sao đây?

- Phạm Chí Dũng: “Tui chẳng biết hội đồng nhân quyền là cái gì…”


Hàng không tân thời

Dàn máy bay tại triển lãm hàng không Dubai

(Dân trí) - Là sự kiện tâm điểm của ngành hàng không thế giới với những thương vụ ngay trong ngày khai mạc đã lên tới hơn 100 tỷ USD, triển lãm hàng không Dubai 2013 khiến người xem mãn nhãn với đủ loại máy bay từ quân sự đến thương mại cực "khủng".

Một chiếc may bay vận tải hạng nặng Boeing C-17 Globemaster III của không quân UAE
Một chiếc may bay vận tải hạng nặng Boeing C-17 Globemaster III của không quân UAE

Nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng nhờ luật sư vào cuộc

Bị cáo buộc "lừa đảo" trong vụ tìm kiếm thủ cấp LS Phùng Chí Kiên, bà Phan Thị Bích Hằng nhờ luật sư, yêu cầu một số báo cải chính.




Bích Hằng vô can trong việc thu mẫu vật?

Luật sư Nguyễn Bích Lan - Trưởng văn phòng luật sư số 5, người được nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng ủy quyền bảo vệ cho biết, sau thời gian tìm hiểu theo đúng trình tự pháp luật với tinh thần thận trọng, khách quan, làm việc với các bên liên quan, bà đã cùng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng Con người, Liên hiệp UIA về quê liệt sĩ Phùng Chí Kiên, quê Phan Thị Bích Hằng để làm rõ sự việc.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng (phải) đang trao đổi về hồ sơ xét nghiệm ADN với nhà giáo Quan Lệ Lan

16 thg 11, 2013

Tinmoi: Trứng gà làm từ cao su gây sốc người tiêu dùng Hà Nội

Những quả trứng gà non nhìn như thật nhưng khi đốt thì nổ lép bép và có mùi khét như cao su.
Đây là đoạn clip được một người tên Trần Quang Khải (Hà Nội) chia sẻ lên mạng xã hội. Theo anh Khải, những quả trứng gà này bề ngoài giống hệt trứng gà thật. Tuy nhiên khi luộc chính thì lòng đỏ có màu vàng, mùi tanh của trứng sống và ăn dai như cao su. Khi đem những quả trứng này đốt trên bếp ga thì có tiếng nổ lép bép và mùi khét như cao su. Tàn tro của loại trứng này cũng giống với cao su bị đốt.

Ngày 16/11/2k13

- Hoàng Kim: Một thực trạng khốn nạn: VFA đang là cường hào mới bóc lột nông dân đến tận xương tủy

- laodong: Thủy điện và lũ: Đại biểu Ngô Văn Minh không hiểu nhưng nhân dân hiểu

- laodong: “Làm người sao Hỏa” thì cũng phải làm thôi


“Lấy độc trị độc”

Gọi điện thoại cho anh bạn về chuyện này (Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền UN). Anh cười, nhớ lại thời trẻ con đi học. Lớp có một thằng to đầu, nói năng hỗn láo, chẳng coi ai ra gì. Khi thầy giáo hết chịu nổi, định đuổi học, thì cô hiệu trưởng đứng ra bảo kê, để cô ấy chủ nhiệm một thời gian.
Cô về tổ chức lại lớp, bầu lại lớp trưởng, lớp phó. Cô chọn luôn thằng cu đầu gấu làm lớp trưởng. Hình như có chức vị chút, có oai chút, nhưng nhận thấy trách nhiệm của mình, cần phải gương mẫu, thế là cu ấy ngoan dần lên, học rất giỏi.

15 thg 11, 2013

Tinmoi: Bản án nào cho các nhà ngoại cảm

Xem thêm : - Thủ tướng Dũng có cứu vãn được kinh tế Việt Nam?
 
Hành vi làm giả di vật, di cốt, mộ liệt sĩ… đủ yếu tố cấu thành hành vi lừa đảo. Do đó đủ cơ sở để kết tội lừa đảo theo Điều 139 Bộ luật Hình sự.

"Cắt lưỡi"?

Theo nghiên cứu của Thạc sĩ thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân, hiện tại, cả nước có cả trăm trung tâm tìm mộ theo kiểu áp vong của các nhà ngoại cảm. Họ lập trung tâm tìm mộ do sự “chỉ huy” của một liệt sĩ nào đó. Anh Quân cho rằng, sự chỉ huy đó chính là ảo vọng, là hiện tượng bệnh lý của những người bị tâm thần.

Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng về chuyện áp vong, gọi vong để tìm mộ, Thạc sĩ thôi miên y khoa Nguyễn Mạnh Quân tuyên bố: “Các nhà ngoại cảm ở Việt Nam tìm mộ chính xác không quá 3%!”.

Lễ cầu siêu Đại tướng VNG tại HN

Xin thông báo với mọi người: Sáng chủ nhật: 17.11.2013 tại chùa Sùng Phúc (phường Cự khối, q. Long Biên, HN) nhà chùa tổ chức làm lễ cầu siêu cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ai có điều kiện xin mời tới dự lễ cho vui và mờ vào nhà H.T chơi luôn, rất haanh hạnh đc đón tiếp các vị

13 thg 11, 2013

Ngày 13/11/2k13

- Thanh Quang (RFA): Dân làm thay việc quan tòa

- Người đưa tin: Lập mộ giả là 'việc làm rất nhân văn'?
 Nhận xét của Ng.Quang Lập (NQL): Đọc để biết người ta có thể ngu xuẩn và vô đạo đến mức nào


- Soha.vn: Nước mắt Philippines và bài phát biểu khiến thế giới chết lặng

- laodong: Thưa cùng hai tân Phó Thủ tướng
NQL: Cũng xin thưa các quan báo chính thống, các quan chớ vội vàng nâng bi hai ông này. Để yên cho các ông làm việc, nâng bi chính là cách nhanh nhất làm hỏng hai ông, cũng là cách tạo ra ngày càng nhiều kẻ đố kị ghen ghét  hai ông. Ở đây đáng khen nhất vẫn là Thủ tướng, người quyết định chọn hai ông kế vị có khả năng làm thủ tướng tốt hơn mình. Nếu Thủ tướng tham quyền cố vị thì ông lại tiếp tục chọn các phó TT rất củ chuối như trước đây ông đã làm.

- soha: Đừng trông chờ vào lương tâm kẻ cướp

- quechoa: Trí thức miền Nam sau 75

- quechoa: Trông người mà ngẫm tới ta

- quechoa: Sửa đổi hiến pháp- Cần lắm một quyết định tầm cỡ quyết định " Kéo pháo ra" ngày nào

- tuanvietnam: Bốn câu chuyện, một nỗi đau

Văn fong và quan điểm các bài viết là của riêng từng tác giả, kg fải của k14vt.

12 thg 11, 2013

Ngày 12/11/2k13

- Hạ Đình Nguyên: Nhân vụ án Nguyễn Thanh Chấn, nghĩ đến Quốc hội & cuộc ép cung dân tộc

Nội dung bài viết không phản ánh quan điểm của k14vt

Kính viếng Đại Tướng VÕ NGUYÊN GIÁP


 Thứ tư, 16/10/2013 09:32 GMT+7

Phóng viên Mỹ bật khóc khi nói về quốc tang Đại tướng

Gần 20 năm trước, Catherine Karnow được theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên Điện Biên chụp ảnh những cựu chiến binh tưng bừng đón ông. Nay, cô bay nửa vòng trái đất đến Hà Nội, chứng kiến hàng triệu người nghẹn ngào tiễn biệt "anh Văn". 

karnow-5-JPG.jpg
Catherine Karnow trân trọng nâng bức ảnh cô chụp Tướng Giáp năm 1990. Bức ảnh này được nhiều người dân Hà Nội và Quảng Bình in và cầm theo khi đi viếng ông. Ảnh: Trọng Giáp
Bất ngờ nhận tin Tướng Giáp từ trần khi đang chuẩn bị làm lễ tưởng nhớ người cha quá cố, Catherine Karnow không khỏi hụt hẫng, dù biết ngày này rồi cũng sẽ tới. Không chần chừ, nhà báo ảnh của National Geographic tức tốc mua vé máy bay đến Việt Nam vào phút chót.
"Đây là lúc gây cho tôi nhiều nỗi xúc động, khi tất cả dồn vào cùng một thời điểm. Lịch sử mối thân tình giữa tôi và gia đình Tướng Giáp bắt đầu từ cha tôi. Tôi cảm thấy như người trong cuộc khi trải qua cảm giác mất mát của gia đình ông và đất nước, không chỉ vì tình bạn của tôi với họ, mà còn vì tôi cũng vừa mất đi cha mình. Và vì tôi ước cha tôi nghe được chuyện này, ước được chia sẻ cùng cha", cô nói, nước mắt chảy lã chã xuống cằm.
Audio: Catherine nghẹn ngào khi nhớ lại khoảnh khắc biết tin Tướng Giáp mất
Katherine Karnow, nhà báo ảnh của National Geographic, từng là người nước ngoài duy nhất được chụp ảnh Đại tướng lên Điện Biên năm 1994, nhờ sự giới thiệu của cha cô, Stanley Karnow.
Ông Karnow là nhà báo Mỹ viết cuốn sách được xem là tác phẩm toàn diện nhất về chiến tranh Việt Nam, mang tên "Vietnam: A History" (Tạm dịch: Việt Nam: Một lịch sử). Tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim tài liệu, và ông từng giành giải Pulitzer. Ông qua đời hồi tháng 1/2013 ở tuổi 87.
Trên chuyến bay về Hà Nội, Catherine thầm nhủ sẽ phải chụp ảnh lễ tang của Đại tướng, không phải để đưa tin, mà vì tâm niệm thôi thúc. Cô muốn được chia sẻ sự mất mát với tư cách một người bạn của gia đình Đại tướng.
Khi chứng kiến đám đông khổng lồ chờ viếng Đại tướng trước nhà tang lễ, cô thốt lên: "Không thể tìm được từ nào để miêu tả. Tôi quá bất ngờ khi thấy hàng nghìn, hàng nghìn người xếp hàng xa ngút tầm mắt".
Từ sáng sớm đến đêm 12/10, một lượng người kỷ lục trong nhiều thập kỷ xếp hàng dọc các con phố Trần Thánh Tông, Pasteur, Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hàng Chuối, Lê Quý Đôn... chờ viếng đám tang "vị tướng vĩ đại của lịch sử Việt Nam". Họ đến từ khắp các địa phương ở miền Bắc, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, tầng lớp. 
"Điều đó cho thấy người Việt yêu đất nước của mình đến mức nào, tự hào vì quê hương của mình đến đâu. Điều đó củng cố tinh thần: 'Đây là đất nước của chúng ta. Chúng ta giành độc lập từ tất cả các nước Trung Quốc, Pháp, Mỹ, với một lịch sử chống ngoại xâm lâu dài'. Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm sống dậy tất cả những cảm xúc đó trong lòng mọi người", Catherine chia sẻ. Đoạn, cô xin lỗi vì không kiềm chế được cảm xúc. 
vo-nguyen-giap-karnow.jpg
Một bức ảnh đẹp về Tướng Giáp do Catherine Karnow chụp trong căn nhà số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội. Cô đã rất vất vả để tìm được vị trí chụp ảnh chân dung ưng ý, nhưng cuối cùng cũng tìm thấy một nguồn sáng từ cửa sổ chiếu xuống cầu thang. Dựa trên cách ví von của người Pháp, so sánh ông với "ngọn núi lửa phủ tuyết", Catherine chọn vị trí ánh sáng chiếu vào mái đầu bạc và đôi mắt vị tướng. Ảnh: Catherine Karnow
Đến Việt Nam nhiều lần trong suốt hơn hai chục năm, nữ nhiếp ảnh gia cảm thấy vài năm gần đây, có những thái độ khác nhau trong tầng lớp thanh niên Việt. Cô tin rằng có khoảng 60 triệu người sinh ra sau chiến tranh, với những mối quan tâm khác như cơm áo gạo tiền, gia đình, sự nghiệp. Trong khi đó, 30 triệu người còn lại sinh ra trước chiến tranh là một nhóm người khác. Bởi vậy, cô hạnh phúc khi thấy trong sự kiện Tướng Giáp mất, tất cả mọi người đoàn kết lại.
"Đất nước bạn cần điều này. Thế hệ trẻ cần phải cảm thấy một phần của lịch sử chứ không chỉ những khoảnh khắc hiện tại. Những bộ phim tài liệu, những câu chuyện bất tận về Đại tướng, về Điện Biên Phủ chưa đủ. Đây là lúc những người trẻ trải nghiệm để hiểu chính lịch sử của họ", cô nói.
Theo đoàn gia quyến Đại tướng về Quảng Bình, Catherine gặp không ít khó khăn khi tác nghiệp, bởi cô không ngờ dòng người đổ ra đường đón ông về quê đông đến vậy, và cũng không hiểu các thủ tục tang lễ Việt Nam. Nhưng điều bất ngờ nhất đối với cô có lẽ là khi trông thấy vô số người cầm những bức chân dung Tướng Giáp do chính cô từng chụp. "Catherine! Chị có thấy rất rất nhiều người cầm bức ảnh chị chụp không?", một thành viên gia đình Tướng Giáp hỏi.
"Quả vậy, thật không tưởng đối với tôi, nhất là khi đây là vùng nông thôn", Catherine nói với vẻ tự hào. Tuy nhiên, cô cũng khiêm tốn cho rằng có hàng trăm bức ảnh đẹp về Tướng Giáp, có thể chỉ đơn giản vì bức của cô là tấm duy nhất người dân tiếp cận được. 
catherine-dai-tuong.jpg
Đoàn tiêu binh đưa linh cữu Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng ở Quảng Bình. Ảnh: Catherine Karnow
Sau một tuần trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, con gái nhà báo Stanley Karnow hôm nay lên máy bay trở về Mỹ, với hành lý là 16 chiếc thẻ nhớ, chứa tổng cộng khoảng 5.000 bức ảnh.
Nữ nhiếp ảnh gia dự định in một số bức gửi gia đình Đại Tướng, và đưa chúng vào cuốn sách ảnh về Việt Nam mà cô ấp ủ từ rất lâu. Cô kể lại rằng vào ngày 29/1, từ thành phố Hồ Chí Minh, cô gọi điện thoại về Mỹ để hỏi thăm cha, nói rằng cô muốn ông viết lời giới thiệu cho cuốn sách ảnh của mình. 
"Cha sẽ làm tất cả những gì con muốn", Stanley Karnow nói. Ông qua đời trong giấc ngủ vài giờ sau đó. 
"Tôi ước chúng tôi đã hoàn thành lời giới thiệu cho cuốn sách", giọng Catherine chùng xuống lẫn vào tiếng nhạc đang văng vẳng trong quán cafe bên Nhà hát Lớn. Hà Nội đang trải qua những ngày cuối thu, lá vàng rợp bay trong gió. 
Trọng Giáp

Anh Võ, anh Văn trong lòng Hồ Cương Quyết

"Tôi lúng túng như một chú bé con. Trước mặt tôi là cả một tượng đài của lịch sử thế giới, tác giả trứ danh của cuốn sách nhỏ mà tôi từng ôm ấp trong phòng biệt giam Chí Hòa", André Menras Hồ Cương Quyết, kể về lần đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

[Caption]Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phu nhân Đặng Bích Hà và André Menras trong buổi gặp ngày 2-2-2009. Ảnh: Lê Văn Hải.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phu nhân Đặng Bích Hà và ông André Menras trong buổi gặp ngày 2/2/2009. Ảnh: Lê Văn Hải
Ông Andre Menras Hồ Cương Quyết, người có hai quốc tịch Pháp và Việt Nam, là một người có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Ông là nhân chứng lịch sử trong nhiều giai đoạn cách mạng từ thời chống thực dân Pháp, đến kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1972, trong xà lim khám Chí Hòa, bất chấp sự cấm đoán và theo dõi sát sao của cai ngục, chàng trai trẻ Menras đã đọc được những trang sử vinh quang của dân tộc Việt Nam qua cuốn sách "Guerre du peuple, armée du peuple" (Chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
"Tôi cảm nhận rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tướng Giáp và các đồng chí của họ và người dân Việt Nam thống nhất một lòng. Lãnh đạo và nhân dân gắn bó với nhau khăng khít, tự nhiên như người ta hít thở khí trời", Menras viết sau khi đọc cuốn sách.
Thần tượng và yêu quý Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ cuốn sách ấy, nhưng mãi 37 năm sau, đầu năm 2009, Menras mới thực hiện được ước mơ tới thăm đại tướng ở nhà riêng của ông ở số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội.
Nghe tin Đại tướng qua đời, ông rất xúc động và đã dành những lời viết trân trọng nhất cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một bài báo đăng trên tờ La Marseillaise.
Bài báo có tựa đề "Huyền thoại của thế giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không còn nữa". Đoạn giới thiệu của bài viết là những lời trân trọng: "Việt Nam: Vị tướng chiến thắng trận Điện Biên Phủ và đánh bại quân đội Mỹ, người đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì độc lập của đất nước, qua đời ở tuổi 102".
Mở đầu bài báo, tác giả viết: "Một con người nổi tiếng, được tôn trọng và yêu mến nhất Việt Nam, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa qua đời sau hơn một trăm năm phong ba bão tố và chiến trận.
Ông sinh năm 1911, trong một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Quảng Bình (bắc trung bộ Việt Nam), và qua đời tại bệnh viện 108 Hà Nội, nơi mấy năm qua ông đã được chăm sóc đặc biệt.
Là Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ nhiều thập niên qua luôn được nhắc đến như một huyền thoại trong lịch sử đấu tranh và giải phóng dân tộc. Cho tới hơi thở cuối cùng, ông vẫn luôn là một nhà yêu nước và một vị dũng tướng".
Bài báo được chia làm 4 phần: "Anh Võ", "Anh Văn", "Người quyết giữ gìn độc lập" và "Ra đi trong sự thanh thản".
Anh Võ
Họ Võ của ông nghĩa là đấu tranh, cuộc đấu tranh mà ông đã bước chân vào từ khi còn rất nhỏ. Ông ngoại của Đại tướng là người lãnh đạo một nhóm vũ trang nổi dậy chống Pháp. Mỗi khi lính thực dân tiến vào làng, bà ngoại của ông đều vội vã sơ tán mọi người trong gia đình, lúc ấy cậu bé Giáp thường được ngồi vào một trong hai chiếc thúng của đôi quang gánh trên vai bà.
Năm 16 tuổi, ông bị trục xuất khỏi trường Quốc học Huế vì tham gia bãi khóa để ủng hộ một học sinh bị đuổi học vì hoạt động chống thực dân. Sau đó, ông bước vào cuộc đấu tranh yêu nước và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông bị bắt vào tháng 10/1930.
Sau khi được tự do, ông giảng dạy môn lịch sử tại một trường ở Hà Nội đồng thời học tập để lấy bằng về luật và kinh tế. Nhưng cuộc đấu tranh chống thực dân đã khiến ông không có một phút giây ngưng nghỉ.
Tuy không được học trong trường lớp quân sự nào, nhưng ông đã sớm tìm thấy con đường cách mạng của mình. Ngay từ năm 1944, ông đã đứng đầu đội "Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân", một nhóm nhỏ những người nông dân nghèo có vũ khí đơn sơ, nhưng mang một sứ mệnh khó tin, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó, đó là nổi dậy đấu tranh vũ trang chống lại sự chiếm đóng của quân đội Nhật và mục tiêu xa hơn là đánh bại chế độ thực dân Pháp.
Trong suốt quá trình hoạt động với những thành tích và sự hy sinh to lớn, đội quân nhỏ bé ngày nào đã trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng quân sự và chính trị quan trọng quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Võ Nguyên Giáp là vị tướng đứng đầu đội quân này khi ông 37 tuổi. Sau đó, ông cùng đội quân của mình tiếp tục làm nên chiến thắng  Điện Biên Phủ năm 1954, mang đến thất bại nặng nề cho quân đội viễn chinh Pháp.
Nhưng đến lúc đó, Việt Nam và vị tướng này vẫn chưa có giây phút yên bình. Đế quốc Mỹ đã thế chân Pháp, sử dụng tất cả sức mạnh quân sự và ý muốn hủy diệt, thực hiện chiến tranh phá hoại từ Bắc vào Nam.
Với sự kết hợp giữa quân đội chính quy và quân du kích, lực lượng Việt Minh đã đi suốt con đường dài gian khổ, đầy máu và nước mắt cho tới ngày 30/4/1975. Đó là ngày thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, sau "Chiến dịch Hồ Chí Minh".
Trong suốt những thập niên đó, tướng Giáp được coi là chiến lược gia tài giỏi và nổi tiếng nhất. Người ta đã công nhận chiến lược chiến tranh nhân dân của ông là cơn ác mộng với chủ nghĩa đế quốc quân sự lớn nhất thế giới. Sau chiến thắng đó, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng đến năm 1977.
Anh Văn
"Tôi là Võ, 'người chiến sĩ', nhưng tôi cũng là Văn, nghĩa là 'con người, một học giả', vì tôi yêu Con Người (viết hoa), tôi yêu những người lính anh em của mình".
Văn, đó là tên gọi thân mật mà những người đồng đội, những người cùng xả thân cho cuộc đời cách mạng, dành cho ông. "Những quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời tổng tư lệnh của tôi là khi biết mình phải 'kéo pháo ra', chuyển từ chiến lược 'đánh nhanh thắng nhanh' sang chiến lược 'đánh chắc tiến chắc'ở Điện Biên Phủ", Đại tướng từng nói.
Bảo vệ lực lượng, bảo vệ người lính của mình, đó là mối quan tâm thường trực của ông: "Một chiến thắng lớn nhất là chiến thắng có được với số người phải hy sinh nhỏ nhất".
Văn cũng có nghĩa là văn hóa, là nhân văn. Chính vì tướng Giáp đã duy trì được những mối liên hệ máu thịt với nhân dân và đất nước mình, nên ông đã có thể dắt dẫn thành công cuộc chiến gian khổ đó. Suy cho cùng, tướng Giáp chưa bao giờ tiến hành chiến tranh vì chiến tranh, mà vì quyền được sống của nhân dân mình.
Ra đi trong sự thanh thản
Năm 2001, nhân kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, khi báo Le Monde đặt tựa bài báo phỏng vấn ông là "Chiến thắng của tôi", vị tướng già tỏ ra rất buồn và thốt lên: "Điện Biên Phủ, đó là chiến thắng của nhân dân chúng tôi!". Bởi như Đại tướng đã nói, trí tuệ chiến lược của ông hẳn sẽ chẳng thể nào bộc lộ nếu không có sự ủng hộ và hy sinh của nhân dân.
Từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh, chỉ cần nói chuyện về ông với bất kỳ người dân nào trên đường phố là có thể biết được tấm lòng yêu mến vô hạn của nhân dân Việt Nam đối với Đại tướng, người đã luôn tôn trọng và bảo vệ họ.
Đối với nhân dân, ông là một người anh lớn, một người ông đáng kính, một biểu tượng tinh thần che chở cho mọi người, người học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, niềm tự hào của nhân dân. Và điều này có lẽ là chiến thắng lớn nhất trong tất cả các trận đánh vẻ vang của ông: giành trọn được trái tim của những người thuộc thế hệ của mình và mãi tồn tại trong trái tim các thế hệ tiếp theo, để rồi ra đi trong sự thanh thản.
Nguyễn Nhàn (lược trích)