Kính viếng Đại tướng
Tuần tứ cửu bác nằm đây
Khắp nơi dân chúng thờ ngày thờ đêm
Dù cho giặc giã mọi miền
Toàn dân vẫn cứ thờ đêm thờ ngày
Vĩnh hằng yên giấc ngủ say
Cả đời bác đã đánh tây đuổi thù
Bây giờ yên giấc ngàn thu
Có bao binh lính canh khu bác nằm
Những đêm trăng sáng như Rằm
Trên non dưới biển tiện tầm nhìn ra
Biên cương cửa biển bao la
Bác nằm đó cũng là chòi canh
Cầu bao ngọn gió mát lành
Thồi về nơi chốn giữ giành bình yên
Bác về bên đó cõi tiên
Ngàn năm vạn vật một nền tự do
21.11.2013
HT
Thứ năm, 21/11/2013 20:14 GMT+7
Nhiều người bật khóc khi viếng mộ Đại tướng
Chiều 21/11, dòng người đổ về Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) thành kính thắp hương và đặt hoa trước phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân lễ 49 ngày.
Sau buổi sáng tạm dừng viếng mộ Đại tướng, chiều 21/11, dòng người đổ về Vũng Chùa khá đông. Sau khi gửi xe vào nơi quy định, xếp hàng đăng ký viếng, người dân xếp hàng ngay ngắn chờ đến lượt.
|
Nhiều đoàn quân đội, công an, công chức... cũng đến viếng mộ dịp lễ 49 ngày.
|
Mới đây, khu mộ Đại tướng được xây dựng một cầu thang để người dân
vào viếng đi lại phía trước, chỉ những đoàn đặc biệt mới được lên gần
mộ.
|
Không chỉ mang theo hương, hoa, nhiều người con mang theo di ảnh Đại tướng.
|
Khu vực để người dân đặt hoa và thắp hương.
|
Phía trên là nơi Đại tướng an nghỉ.
|
Chị Đinh Thị Loan (41 tuổi, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) bật
khóc khi đứng trước mộ Đại tướng. Hết lượt viếng, chị vẫn đưa mắt nhìn
về khu mộ ông rồi chắp tay vái trước khi ra về.
|
Do lượng người thắp hương quá đông, bộ đội bảo vệ phần mộ phải xếp lại phần hương cắm dồn, phòng phát lửa.
|
Gần đây, chỉ những đoàn đặc biệt mới được lên gần khu mộ của Đại tướng.
|
Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Lương Ngọc Bính thắp hương viếng Đại tướng.
|
Chập tối, người dân vẫn đổ về Vũng Chùa, lên thắp hương viếng phần mộ của Đại tướng.
|
Hoa được đặt kín quanh khu mộ - như tấm lòng người dân cả nước dành tặng Đại tướng.
|
Nguyễn Đông
Đã có hơn 80 nghìn lượt người tới viếng mộ Đại tướng
(Dân trí) - Ngày 20/11, Trung tá Trịnh Thanh Bình, Phó Tham mưu
trưởng, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, tính từ khi Đại
tướng về với đất mẹ, đã có hơn 10 nghìn đoàn với hơn 80 nghìn lượt người
tới Vũng Chùa - Đảo Yến viếng mộ Đại tướng.
>> Người dân Hà Nội lặng lẽ viếng Đại tướng 49 ngày
>> Tạm dừng đón khách viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Theo Trung tá
Bình, từ ngày linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về với đất mẹ Quảng
Bình, trung bình mỗi ngày có khoảng 300 đoàn với hàng nghìn người dân từ
khắp mọi miền đất nước và cả những đoàn khách nước ngoài về khu vực
Vũng Chùa - Đảo Yến thắp hương, viếng Đại tướng.
Đoàn người tới thắp hương tại khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 20/11
Đặc biệt, vào những
ngày nghỉ lễ hay những ngày cuối tuần, có ngày khu mộ Đại tướng tiếp đón
khoảng 1.000 đoàn với hơn 5 nghìn người tới viếng.
Khung cảnh non nước hữu tình ở Vũng Chùa - Đảo Yến nhìn từ đến núi Thọ ra biển Đông
Theo các chiến sỹ Bộ
đội biên phòng Quảng Bình đang được giao nhiệm vụ canh gác, hướng dẫn du
khách tới viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa - Đảo Yến, thời
gian qua có rất nhiều trường hợp là thương bệnh binh, người già, tuổi
cao sức yếu nhưng vẫn vượt hàng ngàn km để về Vũng Chùa - Đảo Yến thành
kính thắp nén nhang dâng lên phần mộ Đại tướng.
Kính cẩn nghiêng mình trước phần mộ Đại tướng
“Tôi nhớ nhất là hình
ảnh một cụ ông quê ở tận Cần Thơ đã đi bằng xe gắn máy hết 16 ngày đêm
mới tới khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến để dâng bó hoa tươi thắm, thắp nén
nhang lên phần mộ Đại tướng”, một chiến sỹ biên phòng cảm kích cho biết.
Những vòng hoa tươi thắm dâng lên phần mộ Đại tướng
Trung tá Bình cho
biết thêm, sáng ngày mai, 21/11, gia đình Đại tướng sẽ tiến hành làm lễ
49 ngày mất cho Người. Và để buổi lễ diễn ra trong không khí trang
nghiêm, an toàn, gia đình đã dựng tấm biển kính báo việc
viếng mộ Đại tướng sẽ tạm dừng trong buổi sáng ngày 21/11. Đến 14 giờ
cùng ngày, việc tiếp đón khách sẽ trở lại bình thường.
Đặng Tài
Tuổi trẻ Thủ đô tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân 20/11
(Dân trí) - Thế hệ trẻ Thủ đô tri ân Người thầy Võ Nguyên Giáp - người thầy dạy chính trị, quân sự, lịch sử của biết bao thế hệ học trò Việt Nam.
Với tấm lòng thành kính tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, chiều 20/11, đoàn đại biểu Thành đoàn Hà Nội do chị Nguyễn Thị Ngà, Bí thư Thành đoàn Hà Nội dẫn đầu tưởng nhớ Đại tướng tại tư gia số 30 Hoàng Diệu.
Thanh niên Thủ đô thắp nhang tưởng nhớ Đại tướng
Buổi viếng diễn ra đúng vào ngày kỷ niệm 31 năm
Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để thế hệ trẻ Thủ đô tri ân Người thầy Võ
Nguyên Giáp - người thầy dạy chính trị, quân sự, lịch sử của biết bao
thế hệ học trò Việt Nam.Sau lễ viếng, đoàn đã có buổi nói chuyện thân mật cùng gia quyến Đại tướng. Tại đây, chị Nguyễn Thị Ngà chia sẻ: “Lúc sinh thời, Đại tướng luôn dành rất nhiều tình cảm, sự quan tâm cho thế hệ trẻ và đặc biệt là tuổi trẻ Thủ đô. Người mong muốn tuổi trẻ Hà Nội phải là lực lượng xung kích đi đầu tiến công vào khoa học kỹ thuật, công nghệ cao…
Những bài học, lời căn dặn của Đại tướng trong
những lần gặp mặt thân mật luôn được tuổi trẻ Thủ đô ghi nhớ làm theo và
là kim chỉ nam cho các phong trào hành động cách mạng của Đoàn Thanh
niên Thành phố.
Lối sống giản dị, đạo đức, hết mình vì dân vì
nước của Đại tướng luôn là tấm gương sáng để thế hệ trẻ soi mình và sống
tốt hơn, xứng đáng hơn với sự quan tâm, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước,
nhân dân và Đại tướng”.
Ông Võ Điện Biên (áo đen) trò chuyện cùng thanh niên Thủ đô
Ông cũng mong rằng những tình cảm, tinh thần ấy sẽ luôn được thanh niên gìn giữ và phát huy trong mọi giai đoạn cách mạng.
Mai Châm
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ký ức của hai người con gái
Các con, cháu dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 20.11.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ký ức của hai người con gái - bà Võ Hòa
Bình và Võ Hạnh Phúc - là người cha hết mực yêu thương con cháu và một
vị tướng luôn đau đáu vì nước, vì dân.
Bà Võ Hòa Bình - con gái đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - cho
biết, lúc sinh thời Đại tướng từng nói “còn sống ngày nào cũng là vì đất
nước, vì nhân dân ngày đó”. Còn bà Võ Hạnh Phúc kể: “Trong những ngày
nằm viện (1.559 ngày), ông đau đáu rằng dân tộc mình giữ nước rất giỏi
nhưng dựng nước chưa bằng các nước khác. Ông chỉ mong thế hệ trẻ và con
cháu chăm lo cho nước mình giàu mạnh hơn”.
Bà Bình nhớ lại: “Thường trên báo có tin tức gì nổi bật hoặc các thành tựu của đất nước, chúng tôi đều đưa cho ông. Rất nhiều dịp lễ, hội như 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản của thế giới, các đội Olympic Việt Nam đi thi đấu đoạt huy chương..., chúng tôi đều đưa báo cho ông xem, ông vẫn đọc được những hàng tít đó. Thời gian cuối ông yếu, nhưng mỗi lần cho ông xem tin vui, ảnh đẹp, ông rất mừng... Ông thích nhất hoa lan, lúc khỏe ông thường chăm lan trong vườn nhà, nhưng sau này khi đã yếu cứ có hoa nở là con cháu chụp ảnh hoa cho ông xem. Trong vườn nhà có nhiều giò lan là từ bộ đội các vùng gửi về biếu ông”...
“Ông và bà không bày tỏ quan điểm giáo dục là phải thế này thế kia. Riêng mẹ tôi, bà uốn nắn các con từ rất nhỏ, từ lời ăn, tiếng nói, từ cách cư xử. Ông cũng thống nhất, nhưng riêng chúng tôi mà đánh con là cha tôi phản đối, không đồng ý và ông góp ý là giáo dục phải bằng tấm lòng. Ông bà đã giáo dục chúng tôi bằng cả tấm gương cuộc đời của chính mình”.
Bà Phúc gợi lại ký ức về người cha thân yêu: “Ông chỉ dạy đúng 5 điều Bác Hồ dạy và phải học thuộc chứ không nhấn vào bất cứ điều nào. Tuy nhiên trong thâm tâm, tôi cảm nhận ông luôn muốn đoàn kết. Có lần cả gia đình đi nghỉ tại Tam Đảo, các cháu chơi trò trận giả với 4 cây gậy. Ông nhìn thấy và nói “sao các cháu lại đánh nhau”. Ông tiến đến bẻ cả 4 cây gậy và nói chị em phải thương yêu, không được đánh nhau. Tôi cảm thấy ông học được điều gì từ Bác đều truyền lại cho các con, các cháu”. “Lúc còn sống, ông rất quan tâm đến tình hình thời sự trong nước. Ông nói về thủy điện, bảo rằng cần phải cân nhắc kỹ. Ông cũng luôn đau đáu về vấn đề giáo dục và bảo vệ môi trường. Bản thân ông không lúc nào ngừng học. Năm 1997, khi bắt đầu có Internet ở Việt Nam, ông cũng tìm hiểu, sử dụng để mở mang kiến thức.
Năm 2008, tôi nói với ông là tôi đã nhận sổ hưu và hỏi ông nên làm gì. Ông bảo: Con hãy làm giáo dục và bảo vệ môi trường. Giáo dục thì khó, còn bảo vệ môi trường cha tôi chỉ nói 2 chữ: Trồng rừng. Năm ấy lên Điện Biên, khi đi máy bay trở về ông rất buồn, vì nhìn xuống nhiều cánh rừng đã bị chặt đốn và nhiều đồi trọc quá...”.
Bà Bình nhớ lại: “Thường trên báo có tin tức gì nổi bật hoặc các thành tựu của đất nước, chúng tôi đều đưa cho ông. Rất nhiều dịp lễ, hội như 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản của thế giới, các đội Olympic Việt Nam đi thi đấu đoạt huy chương..., chúng tôi đều đưa báo cho ông xem, ông vẫn đọc được những hàng tít đó. Thời gian cuối ông yếu, nhưng mỗi lần cho ông xem tin vui, ảnh đẹp, ông rất mừng... Ông thích nhất hoa lan, lúc khỏe ông thường chăm lan trong vườn nhà, nhưng sau này khi đã yếu cứ có hoa nở là con cháu chụp ảnh hoa cho ông xem. Trong vườn nhà có nhiều giò lan là từ bộ đội các vùng gửi về biếu ông”...
“Ông và bà không bày tỏ quan điểm giáo dục là phải thế này thế kia. Riêng mẹ tôi, bà uốn nắn các con từ rất nhỏ, từ lời ăn, tiếng nói, từ cách cư xử. Ông cũng thống nhất, nhưng riêng chúng tôi mà đánh con là cha tôi phản đối, không đồng ý và ông góp ý là giáo dục phải bằng tấm lòng. Ông bà đã giáo dục chúng tôi bằng cả tấm gương cuộc đời của chính mình”.
Bà Phúc gợi lại ký ức về người cha thân yêu: “Ông chỉ dạy đúng 5 điều Bác Hồ dạy và phải học thuộc chứ không nhấn vào bất cứ điều nào. Tuy nhiên trong thâm tâm, tôi cảm nhận ông luôn muốn đoàn kết. Có lần cả gia đình đi nghỉ tại Tam Đảo, các cháu chơi trò trận giả với 4 cây gậy. Ông nhìn thấy và nói “sao các cháu lại đánh nhau”. Ông tiến đến bẻ cả 4 cây gậy và nói chị em phải thương yêu, không được đánh nhau. Tôi cảm thấy ông học được điều gì từ Bác đều truyền lại cho các con, các cháu”. “Lúc còn sống, ông rất quan tâm đến tình hình thời sự trong nước. Ông nói về thủy điện, bảo rằng cần phải cân nhắc kỹ. Ông cũng luôn đau đáu về vấn đề giáo dục và bảo vệ môi trường. Bản thân ông không lúc nào ngừng học. Năm 1997, khi bắt đầu có Internet ở Việt Nam, ông cũng tìm hiểu, sử dụng để mở mang kiến thức.
Năm 2008, tôi nói với ông là tôi đã nhận sổ hưu và hỏi ông nên làm gì. Ông bảo: Con hãy làm giáo dục và bảo vệ môi trường. Giáo dục thì khó, còn bảo vệ môi trường cha tôi chỉ nói 2 chữ: Trồng rừng. Năm ấy lên Điện Biên, khi đi máy bay trở về ông rất buồn, vì nhìn xuống nhiều cánh rừng đã bị chặt đốn và nhiều đồi trọc quá...”.
Người là anh hùng của dân tộc VN!!!
Trả lờiXóaMuốn quảng cáo thì bảo tớ QC hộ miễn fí, chứ anh hùng do Hạt điều fong à ?!
Xóa