30 thg 4, 2014

Thù oán kéo dài sẽ làm đất nước yếu đi

Đăng Bởi -
 Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn
"Đế quốc Mỹ đã gây ra bao đau thương tang tóc cho nhân dân hai miền Nam Bắc. Thế mà đối với Mỹ chúng ta còn khép lại quá khứ, khép lại một trang sử rất đau thương để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định và hợp tác. Vậy tại sao không tha thứ, hòa hợp với những người cùng một dân tộc, cùng một đất nước?".

Ng Quang Lập: Già rồi thì làm gì?

Nguyễn Quang Lập 
Nhiệt liệt chào mừng 58 năm ngày thành lập NQL!
Bữa nay mình tròn 58 tuổi, tuổi ấy ngày xưa là chuẩn bị làm lễ lên lão được rồi. Bây giờ khác, không ai gọi người 58 tuổi là người già. Nhưng mình thì già thật, già hơn tuổi 58 rất nhiều, gặp bất kì người lạ nào người ta đều hỏi: bác năm nay bảy mấy rồi? hu hu đúng là mình đã già, đã quá già.
 
Già rồi thì làm gì?
Năm 2009 nhậu với Nguyễn Quang Sáng, mình hỏi anh: Biểu hiện của tuổi già là thế nào? Anh nói: Hay buồn. Hay hờn. Ngại đám đông, bạn bè cũng thu hẹp lại. Mình hỏi: Già rồi thì làm gì hả anh? Anh cười: Già rồi thì chơi chứ làm gì nữa mày!

CẦN NGHIÊM TÚC XEM XÉT LẠI CÁCH TƯ DUY XH NÓI CHUNG VÀ NGÀNH GIÁO DỤC NÓI RIÊNG

Thứ ba, 29/4/2014 | 09:19 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?
Mỗi nền giáo dục dựa trên một hệ triết lý giáo dục có ảnh hưởng mang tính quyết định đến nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo dục Mỹ có những triết lý giáo dục rõ ràng, thuyết phục, nhờ thế mà có chất lượng tốt bậc nhất thế giới.
Sự phát triển của xã hội Mỹ và vị thế cường quốc của Mỹ trên nhiều phương diện là kết quả trực tiếp của nền giáo dục siêu đẳng về tính khoa học và hiệu quả.
Các triết lý giáo dục cốt lõi của Mỹ bao gồm: Thuyết bản chất (Essentialism), thuyết trường tồn (Perennialism), thuyết tiến bộ (Progressivism), thuyết cải tạo xã hội (Social reconstructionism), thuyết hiện sinh (Existentialism).
Theo tổ chức xuất bản sách giáo dục McGraw Hill Education (Mỹ), thuyết bản chất đề cao việc dạy các nội dung mang tính bản chất thuộc các kiến thức kinh điển và đạo đức, khuyến khích nhà trường trở về với các vấn đề căn bản, dựa trên chương trình giáo dục cốt lõi mạnh và các tiêu chuẩn kinh điển cao.
Thuyết trường tồn chú trọng các chân lý phổ quát được kiểm nghiệm qua thời gian, khuyến khích học sinh đọc "Những cuốn sách vĩ đại" ("The Great Books") để phát triển nhận thức các quan điểm triết học tạo nền tảng cho kiến thức nhân loại. (Mỹ rất chú trọng việc học sinh đọc những sách kinh điển trong danh sách nhà trường lựa chọn cho từng cấp học, giao động từ một vài trăm đến một vài nghìn cuốn để giáo viên chọn cho học sinh của mình đọc, thảo luận nhóm và viết thu hoạch).
Thuyết tiến bộ đòi hỏi nội dung các bài giảng ở trường phải có sự liên quan đến học sinh để các em mong muốn học. Chương trình giảng dạy của nhà trường theo triết lý giáo dục này được xây dựng xoay quanh các trải nghiệm, lợi ích, nhu cầu cá nhân của học sinh và tạo hứng thú, đam mê học tập.
Thuyết cải tạo xã hội như triết lý giáo dục đòi hỏi sự chú tâm trực tiếp và kịp thời đến tệ nạn, thói hư tật xấu trong xã hội, đề cao sự kết hợp học với hành, dựa trên niềm tin rằng giáo dục có thể và cần phải cải thiện, giải quyết các vấn đề xã hội.
Thuyết hiện sinh xuất phát từ quan điểm về tự do ý thức của mỗi con người và nhu cầu để mỗi người tự tạo dựng tương lai cho bản thân. Trong một nhà trường, các học sinh được khuyến khích hiểu và đề cao tính độc nhất vô nhị của bản thân và chịu trách nhiệm về các hành động của mình.
Thật khó hình dung một nền giáo dục mà thiếu triết lý giáo dục. Nếu nói là giáo dục Việt Nam chưa có triết lý giáo dục thì điều này thật khó chấp nhận. Nhưng nếu giáo dục Việt Nam đã có triết lý giáo dục, thì triết lý đó như thế nào, bao gồm những nội dung gì?
Nếu tập hợp đại diện cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, người dân vào cùng một phòng thi với yêu cầu trình bày về hệ triết lý giáo dục Việt Nam, tôi e rằng sẽ thu được những bài thi rất khác nhau. Một số người có thể viết ra được một số nội dung nào đó. Một số người có lẽ sẽ nộp lại tờ giấy trắng.
Vì cho đến gần đây, vẫn còn các bài nghiên cứu kiểu "Triết lý giáo dục Việt Nam là gì?", "Hành trình đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại".
Nếu nó đã có và đủ rõ ràng, nhất quán, thuyết phục thì cần gì đi tìm nó nữa? Nó đã phải được in ấn ở trong cuốn sách, tài liệu nào đó rồi. Vậy chỉ có thể là nó chưa có, hoặc đã có nhưng chưa đủ rõ ràng, nhất quán, thuyết phục để trở thành một hệ thống mang tính nền tảng cho nền giáo dục.
Những người cho rằng Việt Nam đã có triết lý giáo dục thường minh họa bằng các ví dụ như sau: "Tiên học Lễ. Hậu học Văn", "Học đi đôi với Hành", "Không thày đố mày làm nên", "Muốn sang thời bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày", "Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người", "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".
Trong các câu trên, một số có thể được coi là triết lý giáo dục, ví dụ: "Tiên học Lễ. Hậu học Văn", "Học đi đôi với Hành". Một số câu khác thật ra không phải là triết lý giáo dục, mà là về thái độ đối với nghề giáo, thầy giáo, tầm quan trọng của giáo dục và người thầy.
Trong những câu có thể được coi là triết lý giáo dục, có những câu đã tồn tại hàng trăm năm nay và chưa được thẩm định, khẳng định liệu chúng có còn phù hợp với nền giáo dục thời đại mới nữa hay không?
"Tiên học Lễ. Hậu học Văn" là tư tưởng giáo dục Khổng giáo, đề cao tính ưu tiên và tầm quan trọng của việc dạy đạo đức so với việc dạy kiến thức, kỹ năng. Liệu tư tưởng này có còn phù hợp với nhu cầu học tập suốt đời? Liệu nó có phù hợp với các mục tiêu học tập "Học để Biết. Học để Làm. Học để Chung sống. Học để Tự lập" của UNESCO mà chúng ta cũng đã chọn theo?
Phải chăng, chuẩn bị bước vào một "trận đánh lớn" trên mặt trận giáo dục như Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo tuyên bố, cần nghiêm túc đặt ra câu hỏi về hệ triết lý giáo dục Việt Nam và tìm câu trả lời nhất quán, thuyết phục cho nó? Triết lý giáo dục với một nền giáo dục quan trọng y như hiến pháp đối với một quốc gia vậy.
Thật ra, một nền giáo dục chú trọng tính bản chất và tính trường tồn như giáo dục Mỹ được xây dựng trên nền tảng các quan điểm triết học lâu đời hơn rất nhiều so với các nền giáo dục có thiên hướng thay đổi theo tính chính trị của thời đại.
Tất cả những gì nước Mỹ coi là triết lý giáo dục đều có thể tìm được nguồn gốc ở triết học Hy Lạp cổ đại của các nhà triết học - nhà giáo Socrates, Plato, Aristotle... Điều ngạc nhiên là sự trung thành với các quan điểm triết học cổ đại, kể cả về triết lý giáo dục, lại mang lại cho nước Mỹ một khả năng thay đổi và phát triển mạnh mẽ trong mọi thời đại, không bao giờ là nạn nhân của chủ nghĩa giáo điều.
Lương Hoài Nam

28 thg 4, 2014

Vài hình ảnh về TƯ DUY làm việc

Qua vài bức ảnh đủ thấy Tư duy làm việc, quan trí nào thì đất nước (kinh tế chính trị xã hội) ấy.


Ủn đã mở miệng là phải ghi

Ta thì kẻ ghi người kg, (mà thực tế chứng minh: những kẻ chịu khó ghi thường là những kẻ ... dốt). Ghi rồi về bỏ xó + quan trí thấp nên làm như ... mèo mửa.
Các Cụ ta thường dạy: "một người biết lo bằng 1 kho người biết làm". Đằng này cái tầm cái trí của "người lo" lại có vấn đề. Nên chả trách !

Nước Mỹ khỏi phải ghi, ...

thậm chí lãnh đạo thì ngồi thu lu một góc như thế này giữa đám quần thần thì còn ra thể thống gì nữa trời, dzậy mà lão ta lại làm đến tổng thống của đất nước giàu mạnh và văn minh nhất hành tinh, thật không hiểu nổi.

Theo Huỳnh Ngọc Chênh.

27 thg 4, 2014

Có “tí” vậy mà từ chức, thưa ông Chung Hong-won!

Lê Thanh Phong
Ảnh bên:Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 27.4.
“Tôi muốn từ chức sớm hơn nhưng xử lý vụ việc là ưu tiên hàng đầu và tôi nghĩ cần phải có trách nhiệm giải quyết trước khi ra đi", Thủ tướng Hàn Quốc, ông Chung Hong-won đã nói như vậy khi tuyên bố từ chức vì vụ chìm phà xảy ra sáng ngày 16.4 tại vùng biển ngoài khơi đảo Jindo ở tây nam Hàn Quốc làm 187 người chết và 115 người mất tích.

Thế mới là chính khách



thu-tuong-han-quoc-JPG-6064-1398562523.j

Nhìn sang thể chế người ta
Xứng danh quân tử, đáng là trượng phu !

21 thg 4, 2014

Cặp bài trùng tai họa

Hà Văn Thịnh 
Chuyện của ngành giáo dục và y tế nước ta, có lẽ trên thế giới này không có bất kỳ đâu tệ hại, bi hài hơn thế. Nói dối không biết ngượng ngùng, tham lam hơn cả thùng không đáy và coi tính mạng của người dân (cả sống lẫn vừa chết) không bằng củ từ, củ ráy…

Bà Bộ trưởng y tế cứ khăng khăng cho rằng bệnh sởi chưa phải là dịch cho dù 128 (tính đến 18.4.2014) đứa trẻ ngây thơ, trong trắng đã phải lìa đời. Cái bệnh thành tích đắng cay, ê chề, bằng mọi giá phải lấp liếm cho bằng được vì đã lỡ tuyên bố VN đã xóa bỏ được dịch sởi, đã làm cho Bộ Y tế có mắt phải nhắm lại thành mù, đến nỗi, Phó Thủ tướng lên phây, biết chuyện, tới bệnh viện nhi, thì sự việc mới nổ tòe loe. Làm bộ trưởng chăm sóc sức khỏe cho người dân mà vô cảm, vô trách nhiệm như thế, thử hỏi trời nào kêu cho thấu? Đó là chưa nói chuyện khi 3 đứa trẻ ở Quảng Trị tiêm vắc xin, chết, bà bộ trưởng cũng coi như không biết, không thèm hỏi han, chỉ lo ngồi họp cách chỗ mấy đứa trẻ chết có vài chục cây số.

19 thg 4, 2014

'Nhắm mắt nhìn trời' - bi kịch của trí thức thời nay

honngv: Dù bài này hiển hiện ngay trên vnexpress.net, trang mà ai cũng đọc được, nhưng chắc chắn không ít NGƯỜI nếu đọc nó hoặc hay hơn là đọc cả tập tiểu thuyết này sẽ thấy thấp thoáng đâu đó "hình bóng" (tinh thần) của mình. Vậy nên mình vẫn ... cọp về đây.

Tiểu thuyết mới của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy dựng lên một xã hội nhốn nháo, nhộm nhoạm, trong đó trí thức bị giằng xé giữa giá trị văn hóa, đạo đức và đời sống thực.
Tên sách: Nhắm mắt nhìn trời
Tác giả: Nguyễn Xuân Thủy
Nhà xuất bản Trẻ

body-Nham-mat-2300-1397801892.jpg
  Tiểu thuyết Nhắm mắt nhìn trời.

Tác phẩm mở đầu bằng những trang văn miêu tả đẹp như thơ. Một không gian tịnh yên, lành sạch hiện ra dễ khiến người đọc đồ đoán cuốn sách là thiên lãng mạn. Nhưng những trang tiếp theo của tiểu thuyết đã bày ra sự thật trần trụi của cuộc sống. Thì ra phong cảnh đẹp đẽ chỉ là sự tưởng tượng của Nguyễn. Trên thực tế, anh nhà văn kiêm nhà báo chỉ có một phòng trọ 15 m2 và giấc mơ con về một tấc đất cắm dùi.

Xem tướng qua tay chân

 
Xem tướng tay. Tay dài quá gối là đại trí anh hùng, tay ngắn và dày thô là tham bỉ biển lận, tay dài mà nhỏ là thường giúp đỡ mọi người. Thân hình nhỏ bàn tay lớn có phước lộc.
 Ngón tay ngắn cứng là cộc cằn nóng nảy, làm liều, làm sai, ngu xuẩn mà ngoan cố. Ngón tay sè ra kín đáo là tài cầm của. Ngón tay khô thưa sè ra có kẻ hở lớn là phá hại của cải không giữ lâu bền.

 
Đầu ngón tay nở lớn là người có phước lộc, tay mỏng ngón gầy khô như tre rừng là bần tiện nghèo hèn, vô tài bất trí, tay nhuyễn là giàu sang. Tay cứng cũng như móng bò là ngu si bần tiện, bàn tay dài, thân bàn tay và ngón tay đều, dài là người sang quí đài các, mỏng ngắn là bần hàn, dùi đục là thô bỉ cộc cằn.

  
Chung quanh thịt cao, lòng bàn tay sâu lõm là người giàu có. Chung quanh thịt thấp giữa lòng bàn tay no đầy là hao tài tán tài không có dư, bàn tay tươi mịn là phú quí, khô cằn là nghèo khổ.

  
Bàn tay sắc đỏ như son là giàu sang, dầu có nghèo cũng sạch, cũng sung sướng. Bàn tay màu vàng nghệ hay xanh xám là cùng khốn, nghèo hèn. Bàn tay trắng bệch là nghèo khổ bệnh tật. Tóm lại bàn tay và ngón tay quí là no đủ đầy đặn, và dài kín ấm thơm và sắc hồng nhuận là thật tốt.

 
 Xem tướng chân. Chân là cột trụ chống đỡ thân mình. Chân cần thon, có dáng vóc vuông dài, thanh lịch mềm mại là người phú quí, nếu chân nhỏ cụt, mỏng, dáng thô và cứng ngắc, đó là người bần tiện.

 Gót chân nứt nẻ là hạ tiện, dày mà rộng lớn bề ngang quá cũng nghèo khổ chứ không sang. Dưới gót có lằng như cái xoáy là có danh vọng lớn. Lòng bàn chân bằng như miếng gỗ là nghèo hèn cực khổ tới già.

 
 Lòng bàn chân khuyết như chiếc thuyền úp, hay mặt trăng lưỡi liềm nằm giữa là người phú quí.

 
Ngón chân dài, hơi thon nhọn là người trung nghĩa thuần hậu. Dưới bàn chân có nốt ruồi là có uy quyền. Chân mà dẹp mỏng là hèn, chân thon nhỏ mà dầy cao là sang quí. 
Nhặt trên Net

Những người từng mượn danh “Nhân dân” để đòi tổ chức ASIAD 18

(Tinmoi.vn) Không đăng cai ASIAD 18 là quyết định rất hợp lòng dân của Thủ tướng. Nhưng trước đó, nhiều người muốn “bất chấp tất cả” để tổ chức Á vận hội đã liên tục mượn danh Nhân dân, lấy Nhân dân ra làm lá chắn cho các lập luận của mình.

Ngày 17/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về việc đăng cai và chuẩn bị tổ chức Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 (ASIAD 18) vào năm 2019 với các bộ, ban, ngành liên quan. Sau cuộc họp, Thủ tướng đã kết luận chính thức: Việt Nam rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội.

Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ, hoan nghênh và được cho là quyết định hợp lòng dân. 

15 thg 4, 2014

Thể chế nào để lôi kéo VN lên khỏi hố sâu ?

15-04-2014

Cải cách thể chế hay cải thiện thể chế đã lỗi thời*?

Tô Văn Trường
 * Bản đầy đủ (2600 chữ) của bài đã đăng trên VietNamNet (1500 chữ)
Thực trạng kinh tế xã hội ở nước ta đụng vào bất cứ lĩnh vực nào cũng thấy đầy rẫy những tồn tại, bất cập. Riêng ngành nông nghiệp được nhiều người dân quan tâm vì Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, gần 70% dân số là nông dân, tầng lớp hy sinh, chịu đựng thiệt thòi nhiều nhất, cả trong thời chiến lẫn thời bình, đồng thời cũng đóng góp nhiều nhất vào việc ổn định kinh tế xã hội.

clip_image001
Thực trạng của nền nông nghiệp
Trong hơn chục năm trở lại đây nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhưng không bền vững vì chủ yếu dựa vào:
i) Tăng diện tích (cà phê từ 561,9 ngàn ha năm 2000 tăng lên 622,1 ngàn ha năm 2012. Trong cùng thời kỳ cao su tăng từ 413,8 ngàn ha lên 910,5 ngàn ha, hạt tiêu từ 27,9 ngàn ha lên 58,9 ngàn ha, ngô từ 730,2 ngàn ha lên 1118,3 ngàn ha, sắn từ 237,6 ngàn ha lên 550,6 ngàn ha, mặt nước nuôi thủy sản từ 641,9 ngàn ha tăng lên 1038,8 ngàn ha, v.v).
ii) Tăng sử dụng đầu vào như phân bón, thuốc sâu, v.v. (sử dụng phân bón của Việt Nam tăng từ 7,2 triệu tấn năm 2005 lên khoảng 11 triệu tấn hiện tại).
Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp suy giảm: (năm 2011 là 4,0%, năm 2012 là 2,68%, năm 2013 khoảng 2,67%) trong khi cầu và giá nhiều nông sản giảm mạnh như giá gạo giảm 18,7%, cà phê giảm 26,6%, cao su giảm 11,7%.
Năng suất lao động nông nghiệp quá thấp, tổn thất sau thu hoạch quá lớn, sản xuất không theo định hướng thị trường. Năng suất cây trồng vật nuôi thấp, một số cây trồng vật nuôi không thay đổi nhiều năm nay như mía đường, đậu tương, bông vải. Khối lượng và giá trị xuất khẩu tăng nhưng giá xuất khẩu thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước khác (gạo của Thái, Ấn Độ, Pakistan, v.v), tham gia phân khúc thấp của thị trường do vấn đề chất lượng, tổ chức sản xuất. Tỷ lệ trả về của nông sản xuất khẩu cao hơn so với các nước xuất khẩu khác. Ngành chế biến nông sản kém phát triển, giá trị gia tăng thấp, ít thương hiệu được thừa nhận.
Tổ chức quản lý nhà nước yếu kém: Hiệu suất, hiệu quả hoạt động kém (ví dụ tổ chức ngành chăn nuôi; ngành kiểm lâm, v.v). Chất lượng của cả đầu vào và đầu ra không kiểm soát được. An toàn thực phẩm ở mức báo động. Thị trường phân bón, thuốc trừ sâu bát nháo, chất lượng kém. Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan không được kiểm soát, gây thiệt hại cho nông dân và xã hội... Điệp khúc “được mùa mất giá” diễn ra thường xuyên, liên tục hết năm này qua năm khác, điển hình năm nay dưa hấu ứ đọng ở cửa khẩu, bắp cải không bán được phải chặt cho bò ăn hay đổ xuống sông, lúa chất đầy nhà nhưng không tìm được người mua.
clip_image002
Thảm cảnh dưa hấu Tân Thanh. Ảnh: VOV
Xuất khẩu rau quả cũng như nhiều loại hàng hóa khác của Việt Nam qua con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc đã, đang và sẽ còn rất phổ biến. Nếu không tổ chức vận chuyển, sơ chế và bảo quản đúng quy trình chắc chắn việc hư hỏng sẽ còn tiếp diễn và người dân sẽ còn phải tiếp tục gánh chịu. Nguy hiểm hơn, tình trạng thương lái Trung Quốc đặt mua giá cao đỉa, móng trâu, lá điều khô, khoai lang tím, dừa non, rễ cây hồ tiêu, v.v rồi bỏ không mua, khiến nông dân điêu đứng.
Tổn thất sau thu hoạch đối với mặt hàng rau quả nước ta hiện nay còn cao, từ 15 - 25%, tuy vậy các nghiên cứu về công nghệ bảo quản chỉ mới được chú trọng 10 năm trở lại đây với mức đầu tư hàng năm cho nghiên cứu còn khiêm tốn. Trong khi đặc thù của mặt hàng rau quả lại khá đa dạng về chủng loại, đặc tính sinh lý và sinh hóa có nhiều khác biệt, nên việc đáp ứng được một công nghệ bảo quản phù hợp cho nhiều đối tượng là không thể. Với nguồn kinh phí hạn hẹp, trong những
năm qua mới tập trung nghiên cứu cho một số loại quả như: Vải thiều, xoài, cam, bưởi, chuối, nhãn và thanh long. Kết quả nghiên cứu trong nước tương ứng với các công nghệ đã được ứng dụng trên Thế giới. Công nghệ có, nhưng việc ứng dụng và nhân rộng lại còn gặp nhiều bất cập, có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất là do chúng ta chưa có sự kết hợp để đầu tư đồng bộ và đúng mức theo chuỗi sản xuất của sản phẩm.
Nút thắt lớn của ngành nông nghiệp
Có 3 nút thắt lớn của ngành nông nghiệp là: i) Hiệu quả thấp nên thu nhập của nông dân thấp; ii) Nông nghiệp là ngành kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế, song chủ yếu xuất/bán thô, tỉ lệ chế biến sâu rất ít nên thực tế phần lớn giá trị gia tăng nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam; và iii) Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng không được phân phối công bằng giữa các khâu, trong đó nông dân là người sản xuất ra nông sản hàng hóa phục vụ chế biến, xuất khẩu nhưng lại được hưởng lợi thấp nhất và chịu rủi ro nhiều nhất cả về thiên tai, dịch bệnh và giá cả.
Tồn tại trên, theo chúng tôi là do cơ chế quản lý đất đai không phù hợp. Tư duy sản xuất chạy theo số lượng có từ thời còn túng thiếu nên từ giống, kỹ thuật, đầu tư đề hướng vào tăng năng suất, tăng vụ, do đó, muốn chuyển đổi cũng không thể một sớm một chiều. Sản xuất manh mún, qui mô nhỏ ở cấp hộ gia đình cho dù trước đây từng là động lực tăng trưởng do phát huy được lao động phổ thông của mọi lứa tuổi nay đã chứng tỏ không còn phù hợp trong điều kiện mới.
Chúng ta đổ lỗi cho khoa học kỹ thuật yếu kém, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Nếu khoa học kỹ thuật có yếu kém thì trước tiên đó là khoa học quản lý. Bằng chứng là chỉ sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 10 và Chỉ thị 100, Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác, từ nước nhập khẩu ròng lương thực đã trở thành nước xuất khẩu đứng hàng nhất nhì thế giới. Hiện tại khoa học kỹ thuật vẫn nằm chờ cơ chế, chính sách và mô hình để bung ra phát triển. Nói cách khác khoa học kinh tế xã hội trong đó có khoa học quản lý không theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước. Điều này thể hiện ở sự mâu thuẫn giữa chủ trương và cách điều hành của lãnh đạo Bộ. Ví dụ chương trình lúa lai của Bộ NN sau hai chục năm thực hiện có thể nói là đã thất bại khi mà sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 25-30% nhu cầu, các giống sản xuất trong nước vẫn thua kém so với giống nhập nội về khả năng thích ứng, năng xuất hạt lai F1 thấp và bấp bênh, các tổ hợp lai 3 dòng vẫn chưa phát triển được, chưa chủ động được giống bố mẹ. Nguyên nhân là do trong khi một mặt nhà nước “hô hào” sản xuất giống trong nước nhưng đồng thời lại thực hiện chính sách “đi tắt đón đầu” trong vấn đề sử dụng lúa lai, cụ thể là cho phép nhập khẩu hạt giống lai F1 và có chính sách trợ giá, bù giá cho việc sử dụng giống lai, do đó kinh doanh lúa lai quá dễ và quá lãi nên người người buôn lúa lai, nhà nhà buôn lúa lai và chẳng còn ai thiết tha, quan tâm đến nghiên cứu, sản xuất trong nước.
Gần đây lãnh đạo Bộ NN thường nói phải tái cơ cấu, phải chuyển từ sản xuất ra nhiều sản phẩm sang sản xuất ra sản phẩm có giá trị nhưng mặt khác vẫn quyết tâm đưa ngô biến đổi gen vào trồng đại trà với lý do Việt Nam hàng năm đang thiếu và phải nhập khẩu ngô làm thức ăn chăn nuôi. Điều này cho thấy có sự mâu thuẫn trong tư duy của lãnh đạo Bộ. Ngô biến đổi gen chỉ có thể trở nên có giá trị khi đạt được ưu thế lai về kinh tế. Có điều để đạt được ưu thế lai về kinh tế là rất khó trong điều kiện canh tác nhỏ lẻ của Việt nam và nhất là khi giá của các đầu vào như giống và phân bón luôn tăng cao hơn giá đầu ra. Nếu chọn cây biến đổi gen thì đó là vì doanh nghiệp bán giống, không phải vì nông dân vì công nghệ đó không phù hợp với nông dân nghèo cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Kế hoạch dành khoảng hơn trăm ngàn ha đất lúa ở ĐBSCL để chuyển sang trồng ngô hay đậu tương là kết quả của sự luẩn quẩn trong tư duy của lãnh đạo được hậu thuẫn bởi những nghiên cứu kém chất lượng, sai về phương pháp, cố ý nắn bóp số liệu theo ý chí chủ quan của lãnh đạo ngành (Xem bài: “Gỡ khó cho nông dân – cần cơ chế Khoán 10 mới”[1]).
Buổi điều trần của Bộ NN&PTNT vừa qua về khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp và nông thôn mới một lần nữa thể hiện sự luẩn quẩn trong tư duy, ngụy biện, không thuyết phục được cử tri. Một số vị đại biểu Quốc hội phải chất vấn Bộ trưởng đến 2-3 lần mà vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Khi hỏi về giải pháp, Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời: "Giải pháp trước mắt phải tìm mọi cách tăng thu nhập nhưng đồng thời tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn có chất lượng"!?
Tư lệnh ngành lẫn lộn, vì đây là mục đích, không phải là giải pháp. Nhiều câu trả lời rất chung chung như "Cần có sự điều chỉnh và tái cơ cấu mạnh mẽ"… Cử tri không thấy đột phá ở đâu? Nhận định của Bộ trưởng về "Nền nông nghiệp nước nhà chủ đạo là hàng chục triệu hộ gia đình nông dân nên chúng ta sẽ phải tiếp tục chấp nhận một nền nông nghiệp như vậy trong nhiều năm tới” lại càng khiến dư luận băn khoăn, lo lắng bởi vì nếu coi là một định đề không cưỡng được thì bó tay hay sao. Khi Quốc dân đảng bị bật ra Đài Loan, đấy là 1 hòn đảo sỏi đá mà sau khoảng 20 năm đảo quốc này đã có 1 nền nông nghiệp tiên tiến. Chúng ta có gần 40 năm rồi, chờ đến bao giờ nữa?
Giải pháp
Theo chúng tôi hiểu để xây dựng lại nền nông nghiệp phải giải quyết các nút thắt nêu trên.
Về quan điểm: Phải coi nông nghiệp là một ngành đa chức năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh cho trên 90 triệu người. Có quan niệm như vậy thì đầu tư mới tương xứng, mới thực sự được Nhà nước quan tâm.
Về chiến lược: Nếu như quá trình đổi mới trước đây là quá trình đổi mới về thể chế dựa trên 3 trụ cột phát triển chính là: i) Đổi mới chính sách với hộ gia đình là đơn vị kinh tế trọng điểm, xóa bỏ ngăn sông cấm chợ, bỏ chế độ 2 giá; ii) Tăng cường đầu tư (Nhất là thủy lợi và giống) và iii) Phát triển Khoa học công nghệ (Chủ yếu là giống) thì giai đoạn tới phải là: Tiếp tục đổi mới về thể chế dựa trên các trụ cột: i) Nâng cao vai trò, vị thế của nông dân thông qua hỗ trợ phát triển các tổ chức của họ (Tổ hợp tác, Hợp tác xã); ii) Sửa đổi thể chế đất đai, tài chính, tín dụng nhằm tạo ra thị trường mua bán quyền sử dụng đất minh bạch, đảm bảo quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực; iii) Tạo hành lang pháp lý và sân chơi công bằng để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản; iv) Tăng cường đầu tư phát triển khoa học nghệ; v) Đổi mới quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là công tác quản lý theo quy chuẩn và công tác dự báo, đẩy mạnh phi tập trung các dịch vụ công; và vi) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Như vậy, động lực của giai đoạn trước là đầu tư chủ yếu của Nhà nước, nay chuyển cho Doanh nghiệp lo, chỉ có họ bỏ tiền ra họ mới lo hiệu quả và như vậy cần giải tán tất cả các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.
Về quản lý Nhà nước, phải quán triệt nguyên tắc, ai sản xuất thì người đó bán/xuất khẩu, không có chuyện chỉ thu gom. Hiện tại, công đoạn sản xuất là thu nhập thấp nhất, còn thu gom, chế biến, xuất khẩu là lãi cao và rủi ro thấp. Nếu để như hiện nay thì nông dân không bao giờ được hướng chút nào của chuỗi giá trị và cũng chắng ai quan tâm đến phát triển, ổn định thị trường. Như vậy, toàn bộ chức năng quản lý xuất nhập khẩu nông sản phải chuyển từ Bộ Công thương về Bộ NN & PTNT.
Ở các nước tiên tiến trên thế giới thì khâu bảo quản sau thu hoạch luôn được đầu tư theo chuổi đồng bộ từ quy hoạch vùng nguyên liệu đến sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipines … đã hình thành được hệ thống các nhà sơ chế, đóng gói, bảo quản (packing house) có mạng lưới kết nối với các siêu thị và các nhà máy chế biến bằng các xe vận tải mát, lạnh chuyên dụng. Vì vậy, để khắc phục được thực trạng hiện nay tại Việt Nam không thể thiếu được vai trò định hướng vĩ mô của các nhà quản lý, để
gắn kết nhà nông, doanh nghiệp và nhà khoa học xây dựng các hệ thống packing house có mạng lưới kết nối với các siêu thị và các nhà máy chế biến.
Vĩ thanh
Chúng ta đồng ý là tái cơ cấu hay cấu trúc như nhiều người nói, thậm chí xây dựng lại, tuy nhiên muốn làm được điều đó thì phải thay đổi tư duy trên cơ sở các khái niệm mới, mà tư duy là con người. Vậy làm sao có cơ chế để chọn được con người đủ tầm và tâm để quản lý ngành nông nghiệp mới là điều quan trọng nhất. Nhìn rộng hơn là đất nước muốn phát triển bền vững tiến lên cùng thời đại thì cần phải cải cách thể chế hơn là chỉ loay hoay tìm cách hoàn thiện thể chế đã lỗi thời!
T.V.T.
cọp từ bolapquechoa

8 thg 4, 2014

Đường Trường Chinh/ Hà Nội bị bẻ cong có ý với ý đồ gì ?

Thứ ba, 8/4/2014 | 12:11 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |

KTS Nguyễn Quang Minh: 'Đường Trường Chinh thẳng tiết kiệm cả nghìn tỷ đồng'

Nguyên Vụ phó Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng) cho rằng việc "làm cong đường Trường Chinh sẽ tốn thêm cả nghìn tỷ đồng và hàng trăm hộ dân mất nhà".
Trao đổi với VnExpress, kiến trúc sư Nguyễn Quang Minh (nguyên Vụ phó Quy hoạch Kiến trúc) không đồng tình với lý giải của Ban quản lý dự án rằng bẻ cong đường Trường Chinh sẽ tiết kiệm được 139 tỷ đồng. Người từng đoạt giải thiết kế cải tạo kiến trúc nước Đức những năm 1987 nói "đó là nhận định thiếu căn cứ và mang tính chủ quan".
kiến trúc sư Nguyễn Quang Minh, nguyên phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng), người đã từng đạt giải thiết kế cải tạo kiến trúc nước Đức những năm 1987, đưa bản đồ chi tiết quy hoạch đường Trường Chinh mở rộng để phân tích việc nắn cong đường. Ảnh: Bá Đô
Kiến trúc sư Nguyễn Quang Minh  cho rằng việc làm đường cong là tối kỵ trong thiết kế kiến trúc, trường hợp này, đường cong gây tốn cho ngân sách nhà nước cả nghìn tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô.
Ông Minh phân tích, bản đồ quy hoạch chi tiết dự án cho thấy phía bắc đường Trường Chinh có 461 hộ dân và 10 cơ quan, phía nam có 188 hộ và 12 cơ quan, trong đó đất của Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) chiếm gần 2/3.
Nếu lấy đất về phía nam sẽ giảm được cả nghìn tỷ đồng vì tính trung bình mỗi hộ dân giải tỏa, nhà nước phải trả khoảng 3 tỷ đồng (giá đất hiện tại ở đường Trường Chinh được tính từ 35-40 triệu đồng/m2).
Hơn nữa, trong hầu hết quyết định quy hoạch được Thủ tướng ký và Hà Nội phê duyệt trước đây luôn thể hiện đường Trường Chinh là thẳng và phần lớn đều "mở rộng ra phía nam, chứ không phải về phía bắc như hiện nay vì phía bắc có nhiều hộ dân hơn, thậm chí xây nhiều nhà kiên cố hơn", ông Minh lý giải.
Từng tham gia quy hoạch kiến trúc đô thị nhiều năm, ông Minh cũng cho rằng việc xuất hiện đường cong ở đường Trường Chinh mở rộng là phương án không khả thi.
"Thông thường, các dự án cần phải đưa ra 4 đến 5 phương án để so sánh và đánh giá, phương án nào kinh tế nhất, đảm bảo an toàn nhất... sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, dự án này không theo quy trình đó, thậm chí quy hoạch không lấy ý kiến của người dân", ông Minh nhấn mạnh.
Bản đồ quy hoạch so sánh đường Trường Chinh trước và sau quy hoạch.Ảnh: Bá Đô
Bản đồ tổng thể đường ống kỹ thuật cho thấy, đường Trường Chinh bị cong từ ngõ 150, tức là cong về phía Bắc. Ảnh: Bá Đô.
Nguyên lãnh đạo Vụ Quy hoạch Kiến trúc cũng tính toán việc bẻ cong con đường không chỉ làm tăng chi phí nhiều lần so với làm đường thẳng mà còn tạo ra nhiều hệ lụy vì phá vỡ hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Chưa nói đến hàng loạt công trình phải phá dỡ, chi phí cho việc tháo lắp hạ tầng hàng trăm tỷ đồng, chi phí giao thông và môi trường cũng bị ảnh hưởng.
"Cứ thử làm bài toán, nếu mỗi xe ôtô chậm 2 phút/ngày, trung bình lưu lượng là 15.000 lượt xe chạy/ngày như vậy sẽ tiêu hao bao nhiêu tiền của, ảnh hưởng bao nhiêu khói bụi", ông Minh viện dẫn.
Đồng tình với ông Minh, đại tá Nguyễn Tâm Trinh (nguyên Phó tư lệnh radar, Quân chủng PKKQ và đại tá Phan Văn Toản, (nguyên Phó hiệu trưởng trường Sĩ quan PKKQ) cùng nhiều tướng lĩnh khác cho rằng, đường Trường Chinh bị bẻ cong là lỗi của Sở Quy hoạch Kiến trúc, nhưng cơ quan này không có câu trả lời thấu đáo.
Theo tài liệu và một số đơn kiến nghị mà tổ dân phố 40 phường Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) gửi tới VnExpress, trong đó có Công văn 193, do Thiếu tướng Mai Văn Cương, Phó tư lệnh Quân chủng PKKQ ký gửi UBND Hà Nội năm 2000, việc lấy đất về phía nam không ảnh hưởng tới Quân chủng và các công trình ngầm nổi của đơn vị này.
Quân chủng cũng đề nghị mở đường Trường Chinh đoạn từ Hố Mẻ đến Cống Chéo (Sông Lừ) về phía Bắc lấy 7 m, còn lại lấy về phía Nam cho đủ mặt cắt là 53,5 m.
Đến năm 2007, Bộ Quốc phòng tiếp tục có văn bản số 762 do Thứ trưởng, Trung tướng Nguyễn Khắc Nghiên ký, xin lui thêm 1 m, tức chỉ lấy từ mép đường vào phía bắc 6 m. Từ đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ năm 2008 theo hình cong.
Từ ngõ 150 đường Trường Chinh mở rộng lấy sâu về phía Bắc khoảng 15m thậm chí trên 20m, và đường cong cũng xuất hiện từ đây.Ảnh: Bá Đô
Trên thực tế, từ ngõ 150 đường Trường Chinh mở rộng lấy sâu về phía bắc khoảng 15 m thậm chí trên 20 m và đường cong cũng xuất hiện từ đây. Ảnh: Bá Đô.
Thiếu tướng Mai Văn Cương cho rằng, theo những văn bản gần đây nhất của Bộ Quốc phòng nếu có lấy vào phía bắc 7 m, hoặc 6 m thì đường Trường Chinh vẫn thẳng, việc làm đường cong như hiện nay là khó chấp nhận vì không đúng với tinh thần của những công văn trước đó do chính ông ký.
Về phía cơ quan quy hoạch tuyến đường, lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội vẫn khẳng định "chỉ giới đỏ vành đai II - đường Trường Chinh đã được Hà Nội phê quyệt, cập nhật chính xác theo ý kiến thống nhất của Bộ Tư lệnh PKKQ, Bộ Quốc phòng và việc mở từ nam sang bắc là để khớp nối với chỉ giới đường đỏ này, ngoài ra đường cong xuất hiện là do yếu tố kỹ thuật".
Trước thông tin "đường Trường Chinh thẳng thành cong sau quy hoạch", Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã yêu cầu Hà Nội phải giải quyết dứt điểm và làm rõ.
Còn ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội khẳng định, quá trình triển khai lập quy hoạch, phê duyệt chỉ giới đường đỏ và đầu tư dự án này được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, có sự đồng thuận của các cơ quan liên quan.
Quan điểm của thành phố là làm nghiêm túc, không có chuyện cong thẳng để né nhà ai đó, "không có khái niệm nhà quan chức, nhà lãnh đạo cũng như nhà người dân bình thường, không có gì khác nhau. Phương án nào kinh tế nhất, tốn kém ít nhất cho ngân sách nhà nước, đúng quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì làm", ông Thịnh nhấn mạnh.
Bá Đô

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Mở trang sau để hiểu biết thêm thân thế và sự nghiệp danh nhân Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
https://www.youtube.com/watch?v=OK6tHpOTOkY

6 thg 4, 2014

Mánh của nhóm lợi ích

'Thủ đoạn lũng đoạn của nhóm lợi ích'

Cập nhật: 10:54 GMT - thứ bảy, 5 tháng 4, 2014
Cổ phần hóa ở Việt Nam
Việt Nam có kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp từ nay tới 2015.
Các nhóm lợi ích, đặc quyền, đặc lợi có thể sử dụng các thủ đoạn của mình để thao túng các khâu từ định giá tài sản doanh nghiệp, sắp xếp quân xanh, quân đỏ trong đấu giá, mua tài sản doanh nghiệp, nhưng nghiêm trọng hơn, có thể lũng đoạn, tác động ngay từ đầu vào một chủ trương, chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp của nhà nước, theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Trao đổi với BBC hôm 04/4/2014, nhà quan sát còn cảnh báo các nhóm này đang 'nhòm ngó' các lĩnh vực từ viễn thông tới giao thông, xây dựng, trong khi một số là tổ chức, cá nhân là người nước ngoài có thể tranh thủ dịp này tiếp cận cơ hội mua bán doanh nghiệp trong một số lĩnh vực và địa hạt nhạy cảm như an ninh, quốc phòng, qua đợt cổ phần hóa.

'Quyền dân được biết'

"Có nghĩa là cổ phần hóa công ty nào, thông tin về công ty đó, thông tin về những người mua và mua với giá bao nhiêu phải được công bố rộng rãi và quan trọng nhất là phải có một cơ chế giám sát để làm sao ngăn chặn được sự đi đêm của họ với nhau"
Theo nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phản biện độc lập IDS (đã tự giải thể), để ngăn ngừa việc các nhóm lợi ích 'ăn cắp' hay 'xâm phạm' tài sản quốc gia, nhà nước cần được công khai hóa, minh bạch hóa các thông tin liên quan các vụ cổ phần hóa, từ định giá, giá cả, người mua, người bán, các quá trình, điều kiện đấu thầu v.v... để người dân, cộng đồng, các giới quan tâm có thể tham gia theo dõi, giám sát.
Ông nói: "Minh bạch có nghĩa là các quy định phải được công bố một cách rất công khai, bởi vì đây thực sự là bán một phần tải sản của toàn dân, cho nên toàn dân phải có quyền được biết,
"Có nghĩa là cổ phần hóa công ty nào, thông tin về công ty đó, thông tin về những người mua và mua với giá bao nhiêu phải được công bố rộng rãi và quan trọng nhất là phải có một cơ chế giám sát để làm sao ngăn chặn được sự đi đêm của họ với nhau."

3 thg 4, 2014

Chúng nó ở đâu?

Hà Văn Thịnh
Xe tải chở dưa xếp hai hàng dài ở cửa khẩu Tân Thanh
Nói ra thì mang tiếng tra rồi còn mít ướt nhưng thực sự là trước NỖI ĐAU vô bờ bến của nông dân nước ta, không ai có thể cầm lòng được. Khổ, cực, nhục, bị cướp đất, bị chà đạp, bị khinh rẻ…, vẫn là chưa đủ. Một trong những điều của “chưa đủ” là năm nào cũng thế, vấn nạn bị CỬA KHẨU nó hành, khiến cho chôm chôm, nhãn, dưa hấu…, cứ thi nhau chờ để thối, nát; mỗi gia đình trồng trái cây lỗ ít nhất vài chục triệu đồng!...