13 thg 10, 2013

Nguyễn Văn Thạnh: Khai dân khai trí cái gì, cho ai và bằng cách nào?

12 tháng 10 2013 lúc 21:05

1. Dân trí-nền tảng dân chủ:
Nhà ái quốc vĩ đại Phan Chu Trinh đưa ra một lộ trình để canh tân một đất nước nghèo đói, nhược hèn: khai dân trí-chấn dân khí-hậu dân sinh. Công thức trên được đưa ra gần 100 năm nhưng vẫn có giá trị thời sự hiện nay.

Có một thực tế: - dân nào, chính phủ đó - như một qui luật, không thể khác được. Não trạng quốc dân còn tư duy nô lệ thì chính phủ ắt hẳn là chính phủ độc tài. Não trạng quốc dân còn tăm tối thì nhân tài, trí thức cũng bất lực, thúc thủ. Nhiều khi chính đám đông thiếu hiểu biết chẳng những không bảo vệ nhân tài mà còn góp tay cùng với nhà cầm quyền tiêu diệt nhân tài.

Đám đông thiếu hiểu biết được ném vào các lò bạo lực để rồi xây dựng một nền độc tài mới trên một tòa nhà độc tài vừa giật sập. Đó là bi kịch triền miên của loài người. Chỉ có một số ít quốc gia tránh được nhờ có quá trình khai mở trí tuệ công dân kịp thời như Nhật Bản.

Lê Chân Nhân: Thông điệp từ dòng người viếng Đại tướng

honngv: Mình đọc đến 2 câu cuối bài này mà rơm rớm nước mắt... 

Những dòng người và những dòng nước mắt tuôn rơi trên khắp đất nước này vì tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là một tượng đài lẫm liệt trong lòng dân, cho dù suốt cuộc đời, ông cống hiến và hy sinh không vì mục đích để xây tượng đài cho riêng mình.
 
Sự khác biệt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với không ít người khác chính là ở chỗ này. Nhân dân nhận ra sự khác biệt đó. Sống không vì dân thì ai đó có thể tự đúc tượng mình nhưng không bao giờ có chỗ trong lòng dân chúng.

Mong mỏi có chiếc lá lành


  












Lễ siêu Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang tiến hàng vô cùng long trọng. Có thể nói, gần như toàn thể con dân Đất Việt thời gian này đều muốn ít nhất được 1 lần đến tận nới kính viếng vĩnh biệt người. Người làm nên lịch sử!

Từ khi khai Quốc (1945), dù có "tứ trụ triều đình (Cụ Hồ, Cụ Trường Chinh, Cụ Phạm Văn Đồng, Cụ Võ)" đến nay chắc chắn chỉ có 2 Cụ là Cụ Hồ và bây giờ là Cụ Giáp dân muốn đến dự lễ tang đông nhất. Tại sao ?

Dạ Ngân: Khóc cho chính mình

honngv: Xin cùng khóc với Dạ Ngân.
 
Quá nhiều nước mắt trong những ngày này. Không phải mọi người đều khóc Ông. Không bao giờ có chuyện tất cả mọi người đều đồng lòng, huống chi đây là cái chết của một vị tướng thuộc phe thắng cuộc.
Nhưng sự thực thì nước mắt đã tuôn rơi nhiều hơn mức người ta có thể hình dung. Những người trong cuộc, những người từng cùng một chiến hào với Ông biết rõ, nỗi niềm này không giống hoàn toàn với hồi người ta khóc Hồ Chí Minh. Hồi ấy là cuộc chiến, cuộc chiến đang hồi mất mát lớn sau tổng tấn công Mậu Thân. Hồi ấy những người kháng chiến khóc một lãnh tụ, một thuyền trưởng, một con tàu và một cảm giác mồ côi chung.