29 thg 11, 2012

Nữ Thủ tướng Thái Lan “hút hồn” chính khách thế giới

honngv - Học Thái cái chơi. Chọn em nào xinh xinh cho làm Thủ tướng cái liền. Có khi lại hay ra fết. Hãy xem nữ Thủ tướng Thái Lan “hút hồn” chính khách thế giới, dẫn đến dễ ... đủ thứ!

Bà Yinh Lắc (Yingluck Shinawatra) - người đã kết hôn và có 1 con, từ một doanh nhân đã trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Giới truyền thông Trung Quốc nói rằng tổ tiên của bà phát tích từ huyện Phong Thuận, thành phố Mai Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, và là hậu duệ của người Khách Gia. Bà sinh năm 1967, ngoài sở hữu một vẻ đẹp về ngoại hình thì nụ cười và phẩm chất khiêm hòa đã khiến vị nữ Thủ tướng này dành được cảm tình của hầu hết các chính khách trên thế giới.




Ô Bá Mà: cười hở... 10 cái răng.
(Nữ Thủ tướng cười sảng khoái khi gặp Tổng thống Obama đang thăm chính thức Thái Lan mới đây)


 
Ô Bá Mà: điệu vửa thôi, chảy hết nước rồi kìa!
(Tổng Thống nước khách cười tươi rói trước dáng bộ thùy mị của Thủ tướng chủ nhà)

 
Ô Bá Mà: kháu gái đấy, nhậu được không em? 
(và như thường lệ, luôn dành được thiện cảm từ các chính khách phái mày râu)


Lý Bắc: bàn tay em năm ngón anh ru ngàn năm...
(Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bày tỏ vui mừng khi được gặp Thủ tướng Thái Lan bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Phnom Penh, Campuchia hôm 19/11)


Tổng thống Pháp nhợn Hô Lên Đê: cho anh nắm tay em khi mùa xuân về.
(Tổng thống Pháp Francois Hollande không chịu nhìn ra ống kính mà chỉ chăm chú vào Thủ tướng Thái Lan)


Thủ tướng Tơ Cầy: ngất ngây con...Gà Tây hố hố...
(Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan như bị hút hồn khi đứng cạnh Yingluck Shinawatra ngày 8/11/2012 tại Indonesia)

 
Thủ tướng Đức nhợn Mắc Kèn: đẹp vừa thôi em, đẹp quá đéo ai mà chịu được!
(Thủ tướng Đức ngỡ ngàng chào đón người đồng cấp và đồng giới từ Thái Lan)

 
Nhật nùn Nô Đa dang tay đón, mọi đen Cao Miên khúm núm bưng.
(Yingluck Shinawatra nỗi bật giữa các chính khách nam giới, bên trái là Thủ tướng Nhật Bản Noda, bên phải là Thủ tướng Campuchia Hunsen tại Phnom Penh)

 
Thủ tướng Anh nhợn Ca Mơ Run: tay ấm đấy, anh cầm thêm tí nữa.
(Thủ tướng Anh David Cameron cố tỏ vẽ “phớt ăng lê “nhưng cái bắt tay thì hơi quá chặt(?) khi đón người đồng cấp đến từ Thái Lan đến xứ sương mù)


Cụ tổng A XỀ AN: đan tay đêm nay?. Bà Ying Lắc ( ngượng ngùng): em chịu.
(Gần gũi như Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan mà cũng tỏ ra bối rối…)

 
Tổng thống Mông Cụ: tuyệt!. Bà Ying Lắc: nùn thì nui ra đi.
(Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj dường như đang cố rảo bước theo Thủ tướng Thái Lan bên lề hội nghị ASEM 6 tại Lào hôm 6/11/2012)

 
Nhật nùn Nô Đa: anh bắt đầu thích em rồi đấy.
(Thủ tướng Nhật hình như phá lệ (cúi đầu và không cười) khi bắt tay nữ Thủ tướng Tháu Lan (?))


Hun Xèng: anh đủi đền đài để được sánh vai em.
(Thủ tướng nước chủ nhà Hunsen cười thật tươi khi đi cạnh người đồng cấp Thái Lan)


Tổng thống Nga ngố PU TÌN: ngồi đi em. Bà Ying Lắc: giày anh há mồm hay giẫm cứt?
(Ngay một chính khách mạnh mẽ như Tổng thống Nga Putin thoáng chốc cũng tỏ ra bối rối)

 
Nhật nùn trông chợ: nhờ có em mà mắt anh hết nươn.
(Bộ trưởng Kinh tế – thương mại và công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano Yukio rất lấy làm hân hạnh được tiếp kiến nữ Thủ tướng)


Anh Ba nhà ta: nghĩ miu để choén (chén).

 
Anh Ôn: này cô, mình có họ với nhau đấy nhế!
(Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng phải ngước nhìn… trong dịp thăm chính thức Thái Lan gần đây).

Chôm của thằng Phọt + quechoa.

Đại náo kỳ

Giữa hai bờ hồ Tây và Trúc Bạch ngày trước (Ảnh internet)
Vừa rồi mình có bạn là đôi vợ chồng người Pháp ghé thăm Hà Nội. Bạn hỏi nên đi đâu trong thời gian chỉ có hai ngày? Hỏi bạn thích gì thì nói, thích bảo tàng. Ừ thì bảo tàng. Đấy, bảo tàng Mỹ thuật, Lịch sử, Cách mạng, Dân tộc học, Quân đội…Tiện thể chấm cho bạn mấy điểm nữa có thể ghé thăm. Lại hỏi, bảo tàng Lịch sử khác gì với bảo tàng Cách mạng? Trả lời thế, thế…Bạn ngạc nhiên lắm. Vẫn không hiểu sao cách mạng lại không là lịch sử mà cần đến hai bảo tàng? Không lẽ tiến trình cách mạng không nằm trong tiến trình lịch sử của đất nước? Chả biết nữa…Nhưng ngẫm nghĩ có khi thế hóa hay.
Làng ven hồ Tây ngày xưa (Ảnh internet)
Hôm sau gặp, chả thấy nói gì đến bảo tàng này nọ mà chỉ khoe đã lượn vòng hồ Tây. Trầm trồ khen hồ Tây đẹp. Đẹp chứ sao. Cái này thì mình đồng ý vì từ lâu vô cùng yêu mến nó. Gia đình bên ngoại mình gắn với hồ Tây khá mật thiết vì hồi đó còn ấp trại ở làng Khán Xuân (Bách Thảo bây giờ). Theo gia phả thì các cụ đời trước thuê hồ Tây để trồng sen và nuôi cá. Đến mùa đánh bắt, cá trắm bắt lên xỏ mang hai người khiêng như khiêng nước mà đuôi cá còn quét lê trên đất. Lại nói có thợ đánh cá bị cá húc mà chết. Nghe như huyền thoại. Thấy thích vì được che phủ những chuyện khó tin là thật.


Sau này học trường Chu Văn An, mỗi khi cúp cua hay cùng lũ bạn kéo ra hồ Tây nô phá trời như con trai. Nhìn bờ bên kia ngút tầm mắt, mờ mịt trong sương mù khói tỏa nếu là mùa thu hay sang đông. Dù gió bấc thì co ro đạp xe trên đường Cổ Ngư vẫn lãng mạn như thời tiền chiến với cô gánh hàng hoa tưởng tượng. Hiếm nơi nào ở Hà Nội có địa danh dày đặc các di tích lịch sử như quanh hồ Tây. Kể ra thì nhiều lắm lắm. Ngay như tên gọi đã có 6. Những người già cũ kỹ có khi quen miệng vẫn gọi là hồ Dâm Đàm, Lãng Bạc, Kim Ngưu, đầm Xác Cáo, rồi thì Đoài Hồ và hồ Tây…Trong các tên ấy nghe thinh thích là tên Xác Cáo, Dâm Đàm, Lãng bạc. Tên xưa nhất là Xác Cáo có sự tích từ thời Lạc Long Quân. Mình cứ nhớ con cáo chín đuôi biến thành tinh hay tác oai tác quái bị Lạc Long Quân dìm chết dưới hồ để cứu người khi còn con nít…Thế mà thành tên đầm Xác Cáo. 
Làng Yên Thái (làm giấy dó) ven hồ Tầy ngày xưa (Ảnh internet)

Chim Sâm Cầm làm nên riêng biệt của hồ Tây giờ gần như biến mất (Ảnh internet)
Còn các làng cổ quanh hồ Tây nhiều vô kể với lịch sử thăng trầm, dù biến mất trên thực tế thì trong tâm thức của người Hà Nội nó vẫn tồn tại: làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ "Bà huyện Thanh Quan" với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng; làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh; làng Thụy Khuê có chùa Bà Anh; làng Nhật Tân có nghề trồng đào nổi tiếng, làng Yên Thái với nghề làm giấy dó…Xa hơn chút là làng Khán Xuân, làng Ngọc Hà trồng hoa…Quanh hồ có tới 64 di tích, trong đó có 21 ngôi đình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng và nhiều văn vật giá trị. Có chuyện trong lịch sử đã kể anh chàng chài lưới đánh bắt cá trên hồ Dâm Đàm tên Mục Thận vì có công cứu vua Lý Nhân Tông nên được phong làm Đô uý và được ban đất quanh hồ làm thực ấp. Khi mất, ông được lập đền thờ ở làng Võng Thị, truy phong tước Thái úy Duệ Lượng Công. Võng Thị giờ vẫn bám theo con đường quanh hồ có nhiều biệt thự đẹp, sang trọng của nhà giàu. Quanh đó vẫn còn các làng cổ nhưng chả còn cổ, chỉ còn ở tên gọi.
Nhưng con tàu "ma" trước đây trên hồ Tây (Ảnh internet)
Hồ Tây giờ nhỏ bé lắm so với trước đây. Sau mỗi thời kỳ phát triển của thành phố thì hồ Tây thu mình lại. Những tòa nhà, biệt thự,khách sạn lấn dần ra, mặt nước như bị dồn ứ không lối thoát. Có người đã ước tính từ năm 1987 tới nay, hồ Tây đã bị lấn chiếm khoảng 50ha. Ôi chao, 50ha đất là bao nhiêu tiền hả trời? Chiếm cảnh đẹp để lấy tiền. Đổi di tích để lấy dự án. Giờ đâu chỉ còn 526 ha mặt nước với chu vi vòng hồ là 18km. Mỗi chiều đạp xe quanh hồ Tây vẫn còn đẹp lắm. Vẻ đẹp bị xâm hại mà vẫn làm nao lòng người mới đến và người thành thân thuộc. Chợt đọc lại bài “Chơi hồ Tây nhớ bạn” của nữ sỹ tài hoa Hồ Xuân Hương:
Phong cảnh Hồ Tây chẳng khác xưa
Người đồng châu trước biết bao giờ
Nhật Tân đê lở nhưng còn lối
Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thờ
Nọ vực Trâu Vàng trăng lại bóng
Kìa gò Phượng Đất khói tuôn mờ
Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy
So dạ hoài nhân chửa dễ vừa
Sẽ có cây cầu này qua hồ Tây? (Ảnh TTXVA)
Lại có chuyện náo loạn vì nghe đâu người ta sắp làm một đường tàu chạy trên không, băng qua hồ Tây. Nếu chuyện đó xảy ra, có lẽ hồ Tây sẽ chấm hết sứ mạng danh lam của Hà Nội. Sẽ không còn là đặc sản của thủ đô mà khách phương xa đến đều yêu mến ghé thăm. Liệu nó có giống cái ao làng chảy qua chân cây cầu? Chắc chắn không thể lãng mạn để các cô gái ngồi giặt áo mà hát trong tiếng sáo của trai làng như lời một bài hát. Đây có phải là dấu chấm hết cho vẻ đẹp liêu trai của hồ Tây?   
Chùa Trăm Gian (Ảnh internet)
Mấy ngày nay dư luận ồn ào, giận dữ trước việc chùa Trăm Gian ngót 1000 năm tuổi bị phá đi xây mới (http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/86114/kinh-ngac-vi-chua-tram-gian-bi-huy-hoai-mot-cach-vo-loi.html). Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông (nhà Lý), niên hiệu Trinh Phù thứ 10, 1185. Đến thời nhà Trần có hòa thượng Bình An, quê ở Bối Khê tu ở đây. Tương truyền Ngài có nhiều phép lạ. Sau khi Ngài mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn gọi là Đức Thánh Bối. 
Ảnh internet
Có truyền thuyết kể sự ra đời của Ngài như sau: vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một người phụ nữ nằm mộng thấy Đức Phật giáng sinh, có mang, sinh ra đứa con trai. Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, (huyện Chương Mỹ), thấy cảnh đẹp, người xin yết kiến và theo học kinh kệ với trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Sau mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô.

Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa Thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, Sư ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân làng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là Đức Thánh Bối.
Ảnh internet
Chùa Trăm Gian có ao sen, gác chuông và 100 gian chùa rất đẹp và được công nhận di tích lịch sử quốc gia. Giờ thì nét cổ kính không còn nữa. Kinh ngạc vì sự vô minh, ngu dốt, tham lam, vô cảm của con người, đặc biệt những người có trách nhiệm. May quá cho mình đã từng đến một lần, được nhìn ngôi chùa cổ lần cuối trước khi người ta làm “cách mạng” cho chùa. Hình như đất nước đang trong cơn máu lửa của các cuộc cách mạng? Cái gì cũng cách mạng trừ tư duy…Đau khổ cho những ai yêu quí di sản cha ông. Nhưng nỗi đau khổ này có là gì với tinh thần dự án phần phật? Và có dự án là có tiền…

Câu đối trên cổng làng Yên Thái phía đường Thụy Khuê:
Mỹ tục thuần phong, vĩnh chiếu Tây hồ minh kính
Thiện ngôn hảo sự, trường lưu mạt lị danh hương
(Có người tạm dịch: Mỹ tục thuần phong mãi mãi chiếu trên gương nước hồ Tây. Lời hay việc tốt lưu truyền dài lâu như hương thơm của hoa nhài).

Đúng thế. Nhưng đó là chuyện của quá khứ khi con người còn muốn giữ gìn thuần phong mĩ tục. Giờ thì không phải lúc bàn những chuyện xa xỉ này trước cơn lốc làm giàu và sống giàu…Dù lưu truyền trong sử sách về một thời điên khùng như hiện nay cũng không làm ai đó lo sợ vì lúc đó đã ở cõi thiên thu. Với họ chết là hết. Tiếng xấu để đời là thứ khỏi nghĩ bàn. Vì thế…
Thành nhà Mạc ở Tuyên Quang thành cái “lò gạch” án ngữ ngay lối vào thành phố. Rất hợp với thời của Chí Phèo hiện đại.
Chùa cổ Trăm Gian đã mất…
Hồ Tây sắp mất…
Và rất nhiều thứ đã mất mà không thể nhìn thấy, chỉ có thể cảm thấy…Đành lòng dặn mình, thôi đừng hoài cổ nữa làm gì… 

Cõi mơ hồ

Chôm từ blog của Thùy Linh.
Cô gái hàng hoa...
Những ngày này bỗng nhớ mẹ…Vì mình cũng đi một chặng đường gần như lúc mẹ buông tất cả để nghỉ ngơi cùng chồng con. Vì cũng tới tuổi hay ngoái lại hoài cổ như mẹ...
Mẹ sinh ra giữa một làng hoa cổ, có từ thời Lý. Trong gia phả ghi lại, thế kỷ 17 cụ tổ vâng lệnh vua đi từ Thanh Hóa ra kinh thành Thăng Long để nhậm chức quan gì đó không rõ vì gia phả cũ đã mất thời tao loạn. Thủa chân ướt chân ráo tới kinh thành, cụ tổ lập nghiệp ở Nhân Chính. Về sau dời đến Nam Đồng. Tới Khán Xuân thì đã được truyền đến 9 đời. Cuối thế kỷ 19, người Pháp lấy khu đất trang trại của cụ huyện và cả làng Khán Xuân (Bách Thảo bây giờ) để xây Phủ Toàn quyền nên cụ đành đem cả đại gia đình vào làng Ngọc Hà lập nghịêp. Cụ vừa làm quan, vừa sống bằng nghề trồng hoa, phát canh thu tô. Có đất, có nghề nên gia đình cụ gần như sống theo kiểu tự cung tự cấp. Thóc gạo nhận từ nông dân cấy rẽ. Tự trồng rau, trồng chè, vối để dùng quanh năm. Đàn bà, con gái dù là con nhà giàu nhưng vẫn phải lao động cùng gia nhân như hái hoa, trồng rau, tự may vá quần áo mặc…Tức là quá nửa đêm dậy hái hoa để sáng ra đưa đi bán ở quầy hàng cạnh Bờ Hồ. Ngày trước ông ngoại có một bác người làm cắm hoa đẹp nổi tiếng. Nếu người khác cắm thì các madam Pháp chỉ trả 5 xu, riêng bác thì họ trả đến 5 đồng. Mẹ theo bác này học cắm hoa nên hàng ngày sau giờ học hay lên quầy bán hoa trên phố Tràng Tiền giúp việc.
Cột cờ vẫn không mấy thay đổi
Ngọc Hà, quê ngoại của mình đấy. Theo sử sách ghi lại thì vìng đất này có cư dân từ thời các vua Hùng. Người ta đã đào được di chỉ như rìu đá ở Quần Ngựa, rìu đồng ở Cống Vị. Còn nghề trồng hoa ở Ngọc Hà, Hữu Tiệp đã có từ thời Lý, Trần. Trong sử sách còn ghi lại, năm 1526, Trần Châu đóng quân ở Hoàng Hoa Thị (chợ hoa vàng). Có thể chợ Ngọc Hà ngày nay là dấu vết của Hoàng Hoa Thị ngày xưa chăng? Và thời đó dân làng hoa trồng nhiều cúc vàng nên có tên là Hoàng Hoa Thị? Cuối thế kỷ 19 thì hai làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp có tên chung là Trại Hàng Hoa. Hoa Ngọc Hà cung cấp cho những người sành chơi đất Kinh kỳ. Sau năm 54, dân Ngọc Hà, Hữu Tiệp thiếu đất còn đi mua, thuê đất ở Nghĩa Đô, An Phú, Mai Dịch để trồng hoa đấy…Hoa Ngọc Hà nức tiếng kinh kỳ và thân quen với người dân Hà thành như hơi thở. Lễ, tết, ma chay, cưới hỏi, cúng lễ, người ta đổ xô lên Ngọc Hà mua hoa. Những ngày áp tết, người ta đổ xô lên Ngọc Hà ngắm và mua hoa. Và khi ấy mình hay được phân công dẫn đưa khách đi vãn cảnh…Kí ức đó giờ vẫn sống động trong tâm hồn mình với những vườn hoa lộng lẫy đẹp mê hồn. Cả làng hoa rực rỡ sắc màu và được ướp đủ hương hoa các loại…
Ngày rằm đi chợ mua hoa.
Phải chờ thấy gánh Ngọc Hà mới mua”.
Và:
“Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát
Vườn Ngọc Hà thơm ngát gần xa
Hỡi người gánh nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này” 
Trước lúc mình sang Nga học, mẹ đau khổ bảo mình: “Con vẫn mắc nợ làng hoa mình vì con chưa viết gì về sự tiêu vong của nó”. Món nợ đó giờ mình chưa trả được. Phần vì những người biết chuyện ngày xửa, ngày xưa đã lên cõi trời, người ở lại tản tác khắp nơi…Làng hoa giờ còn mấy ai là dân gốc? Họ bán đất bỏ xứ mà đi. Làng hoa giờ thành ngõ bê tông chật chội, xấu xí. Kết quả của quá trình đô thị hóa xô bồ, bát nháo. Làng hoa cổ đã biến mất không dấu vết…Nỗi đau của những người Ngọc Hà đã mất, đã xa quê vẫn còn nguyên đó… 
Lại nói chuỵên về gia đình ông ngoại. Cụ huyện cho học chữ nhưng cấm cháu gái học đàn vì sợ hư thân. Cấm đeo trang sức trên người vì gần những thứ xa xỉ lòng người dễ sinh tham lam, hư hỏng. Đàn bà ham xa xỉ, phù phiếm mất đi cái sang. Mẹ cả đời không biết đến cái nhẫn vàng. Một phần khi lập thân, thời của mẹ quá nghèo để có tiền mua vàng. Phần nữa mẹ hoàn toàn không màng những thứ đó. Lúc còn bé, mẹ không kể gì nhiều cho chị em mình nghe chuyện các cụ dạy dỗ mẹ như thế nào, nhưng cứ âm thầm gieo vào chị em mình những gì thành tâm tính của mẹ…Đến giờ dù đã có thể mua cho mình vài đồ trang sức, nhưng không hiểu sao mình không thích những thứ đó một cách rất tự nhiên…Lạ thế! 
Chợ Đồng Xuân ngày xưa đẹp là vậy...

Còn nhớ ngày bé khóc lên khóc xuống mỗi khi bị mẹ “hành”. Nào là con gái phải gọn gàng. Không được cười ngoác miệng, nói to. Ăn uống phải ngậm miệng, chớ có nhai tóp tép. Khi đi đứng phải từ tốn, chậm rãi, không được bước chân mạnh, hai tay tung tẩy. Pha ly nước chanh cho khách mà còn để tép và hạt chanh rơi trong ly thì đem vào nhà trong làm lại. Bữa cơm mời khách dù chỉ rau luộc, cà muối nhưng đĩa rau phải xanh, những ngọn rau gắp vào đĩa cấm xô xệch, vung vãi…Nhiều lần đã bê mâm cơm ra mời khách mình lại phải bê vào để sắp đặt cho mẹ vừa ý. Vừa ấm ức, vừa bực bội mà vẫn phải làm đúng những gì mẹ đề nghị. Lúc bé chưa biết thì phải ngồi cạnh để xem người lớn làm cỗ như thế nào. Cả cái cách thái miếng su hào nấu bóng khác với miếng su hào sào cần tây cũng không được sai quấy…Còn nhớ chị gái mình đã bị mẹ “lên lớp” về cái tội ngủ trưa tốc áo hở bụng khi 16 tuổi đến bật khóc. Căn nhà chật chội nhét đủ bốn con cả trai lẫn gái cùng hai bố mẹ nên mẹ không đồng ý cho con gái mặc áo ba lỗ ở nhà. Mẹ bảo nhà có hai đàn ông, dù là bố và anh trai thì cũng phải ý tứ…Thôi thì cơ man là những qui định bất thành văn phải tuân thủ. Dù có khó chịu, bực bội thì vẫn phải làm đúng. Mãi thì những qui định ấy ngấm vào người thành nết ăn ở của con cháu sau này…Mẹ thích con gái dịu dàng, tinh tế, ý nhị, kín đáo, đằm thắm, nhỏ nhẹ…Toàn những thứ khó khó là với mình…Hihi…Thôi thì không cố được 100% thì cũng phải quá nửa để mẹ vui, hài lòng. 
Cầu Long Biên như nhjp tim của người Hà Nội...
Không hiểu sao mình nhớ nhất bàn trà của cha mẹ. Mẹ hay ngồi đó uống trà và thưởng hoa. Bố trồng mấy chậu địa lan Mạc lan, Trần mộng, thủy tiên và mỗi lần đơm bông lại bê đặt hiên nhà để có thể ngắm nhìn và thưởng mùi ngan ngát của nó lan tỏa đến bên ấm trà bốc khói. Bố được thừa hưởng cái thú chơi hoa, cây cảnh từ ông ngọai vốn là người sành chơi hoa, nhất là hoa thủy tiên. Thời xưa, ông ngoại tham gia hội chơi hoa thủy tiên. Khá nhiều hội hoa thời đó của các cụ: hội hoa đỗ quyên, hội hoa địa lan…Ông ngoại mình tỉa củ thủy tiên khéo đến nỗi thủy tiên của ông bao giờ cũng đơm hoa đúng giao thừa. Khi nhỏ mẹ là con út được ông ngoại cưng chiều nên hay cho cùng ngồi uống trà, thưởng hoa vào buổi tà dương để nói chuỵên nhà, đọc thơ. Nếp thưởng trà đó mẹ duy trì cho đến khi lìa đời. Mẹ lên cơn nhồi máu cơ tim ngay bên bàn trà. 
Mấy chục năm bố mẹ pha trà, uống trà và đọc thơ cho nhau nghe quanh cái bàn trà cũ kĩ ấy. Đôi lúc có thêm bạn thơ quí mến nhau tìm đến, xúm quanh bàn trà đọc thơ cho nhau nghe. Mẹ yêu thơ Đường và có giọng đọc nghe buồn bã rất mê hoặc. Bố có lúc đùa bảo mẹ đừng đọc thơ vì giọng mẹ buồn lắm mà ông lại thích vui vẻ. Anh chị em mình lớn lên trong tiếng ru, đọc thơ của mẹ. Mẹ bảo, cuộc sống có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không thể thiếu sách và thơ. Tủ sách là tài sản duy nhất mẹ viết trong di chúc để lại cho mình ngoài gian nhà thừa kế của ông ngọai. Bên bàn trà mẹ đọc sách mỗi ngày và suy ngẫm về đạo làm người, về cuộc đời. Không biết mẹ ngộ ra điều gì khi ấy, chỉ biết sau này mẹ viết trong di chúc dặn các con qua lời của V.A Xukhômlinxki: “Chỉ người nào biết yêu thương mới trở thành rộng rãi. Phải hiểu rõ chân lí này, cái chủ yếu nhất mà những của cải trên xứ sở chúng ta không thể sánh nổi đó là sự giàu có về tinh thần, trí tuệ, kiến thức, sự thông minh, tài năng, sáng tạo, tình bạn và tình yêu chung thủy với con người. Hãy học để có được sự giàu có ấy. Bí quyết của sự rộng rãi chân chính là ở chỗ đó. Tính keo kiệt làm cho con người nghèo đi, trở thành ích kỉ và vụ lợi. Của cải tồn tại để phục vụ con người chứ không phải nô dịch con người”. Mẹ còn dặn các con dạy các cháu của mẹ sau này là phải hết lòng với người thân, bạn bè, những người có hoàn cảnh không may mắn, không được làm điều gì ác với bất cứ ai, không tham lam, ích kỉ, không tự thương xót bản thân mình một cách quá đáng, đặc biệt phải tránh xa thói vong ân bội nghĩa…
 
Tuổi thơ Hà Nội thế này...

(Kỉ niệm ngày được mẹ sinh thành)

28 thg 11, 2012

Cười cái Sự Đời thời nay


-Này cô, hôm nay chúng ta có những ca nào?
-Thưa bác sĩ, có hai trường hợp nhẹ: một người bị tai nạn ô tô, một người bị tai nạn sản xuất. Và một trường hợp nặng: một ông chồng không chịu rửa bát.
-Có lần người bạn và tôi đồng ý nên nói cho nhau biết tất cả lỗi lầm của người kia, như thế sẽ có ích cho cả hai.
-Kết cục thế nào?
-Suốt năm năm rồi bọn tôi không thèm nói chuyện với nhau nữa.

• Hút thuốc bổ phổi, uống rượu bổ gan, đánh bài mở mang trí óc, ăn cắp nâng cao tay nghề, chửi thề nhấn mạnh câu văn !
• Thuận vợ thuận chồng, con đông mệt quá!!
• Một điều nhịn là chín điều nhục .
• Yêu nhau cởi áo cho nhau, ghét nhau trợn mắt : "Áo đâu ? Mặc vào !!! "
• Xăng ... có thể cạn, lốp ... có thể mòn, nhưng số máy, số khung thì không bao giờ thay đổi.
• Không biết dựa cột mà nghe, cứ le te người ta đấm cho vỡ mõm .
• Miếng ngon giữa đàng, ai đàng hoàng là dại .
• Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản .
• Không mày đố thầy dạy ai .
• Không phải người đàn bà nào cũng đẹp và không phải người đẹp nào cũng là đàn bà.
• Nhân nhượng là tự sát , độc ác là huy hoàng
• Thích thì chiều .......anh liều..... em té
• Có chí thì .......ghê
• Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ ... không đẹp.
• Em đứng 1 mình em xinh nhất hội.
• Bạn đừng tán tỉnh 1 người con gái đang ... đi với người iu cô ta.
• Trông bạn quen quen, hình như tớ ... chưa gặp bao giờ.
• Tôi sinh ra thông minh. Giáo dục làm tôi hỏng.
• Nhìn lên không bằng ai, nhìn xuống không còn ai... mới sợ.
• Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Cưới nhau về tắt thở càng nhanh
• Tôi là ai không quan trọng những việc tôi làm sẽ định nghĩa tôi .
• Nói tiếng anh như gió, gặp từ khó ta ... bắn sang tiếng Việt.
• Đừng tự hào vì mình nhà nghèo mà học giỏi - Hãy tự hỏi sao mình học giỏi mà vẫn nghèo -
Đừng tự ti vì mình nhà giàu mà học dốt - Hãy tự tin vì mình học dốt mà vẫn giàu!
• Khuyến khích sáng tạo - Ba xạo thì tán
• Bực mình sinh sự - Bụng bự sinh con
• Ngó lên mình chẳng bằng ai - Ngó xuống thì cũng chẳng ai hơn mình
• Thất tình tự tử đu dây điện - Điện giật tê tê chết từ từ
• Yêu cho đến chết, lết vẫn yêu
• Hãy hút thuốc để cổ vũ người khác bỏ thuốc.

Lượm trên Nét

Nhìn ảnh nhớ thơ Nguyễn Duy

Cọp nguyên từ quechoa


Nhìn ảnh nhớ thơ Nguyễn Duy viết năm 1986 tại Hạ Long:

Chiều đỏ ối, Hạ Long mây rối
Ngỏng cổ nhìn ngóng mãi một người đi
Em ngúng nguẩy cho ta nhìn thấy đít
Để hình dung phía trước đít là gì

Giàu thành tích, nghèo cơm áo

Cọp từ quechoa.
Ảnh chụp ở văn phòng UBND một xã miền núi cao Nghệ An thuộc diện những xã nghèo đói nhất Việt Nam.
Mình chưa thấy nơi đâu người ta hám chữ hão như ở nước ta. Cứ nhìn vào giới văn nghệ sĩ nước nhà thì biết, hu hu.
Ảnh chôm từ tạp chí Fuxuca

27 thg 11, 2012

Nhắn tìm


Lang thang khắp chốn cùng nơi
Chẳng tìm nổi một người chơi cùng mình
Hóa ra họ bận tập tành
Chứ không nhàn rỗi như mình: Lang thang

Suốt ngày khoác lác khoe khoang
Ngoài lục thập vẫn "nở nang" thân hình
Đứng trước gương ngắm vẫn xinh
Mà sao mấy ổng quên mình rồi sao!?

Thoáng qua chỉ mới năm nào
Buông lời tán tỉnh ra vào thường xuyên
Thế mà nay đã chóng quên
Hay là đã chuyển qua bên "láng giềng"?

Cầu Trời khấn Phật linh thiêng
Nếu ông quay lại xin nghiêng nón chào
Cùng nhau tý chút đổi trao
Đôi lời tán tỉnh ra vào như xưa

Ai về bên đó giùm thưa
Cho gửi lời nhắn: sớm trưa vẫn chờ
Vụng về viết mấy câu thơ
Gửi lòng sâu lắng mộng mơ về người

14.11.12
HT

26 thg 11, 2012

Nói leo về tự do

121119095710_obama_suu_kyi_304_171Tháng 11 22 2012
Tính post  bài diến văn của ông Obama tại đai học Ragoon, Miến Điện ( tại đây) nhưng thấy thiên hạ post nhiều  rồi nên thôi. Một ông bạn ở Hà Nội gọi điện cho mình, nói mày sợ không dám post diễn văn Obama  à? Mình chưa kịp trả lời ông bạn đã tấm tắc khen Obama, nói địt mẹ nó nói hay đéo chịu được. Các quan nhà ta còn lâu mới nói được như thế.
Mình cười, nói ông nhầm rồi. Nói thế thì có gì mà quan ta không nói được. Có điều quan ta nói không ai thấy hay mà Obama nói ai cũng xuýt xoa khen hay.  Ông bạn nói mày nói phét. Mày thử  chứng minh tao nghe nào.
Mình nói  ví dụ câu: “Lịch sử đã chỉ ra rằng chính phủ của dân, do dân và vì dân có sức mạnh vô cùng trong việc đem đến sự thịnh vượng” quan ta có nói được không?
Ví dụ câu: “Tự do không phải là thứ mơ hồ – tự do chính là điều giúp cho nhân loại đạt được tiến bộ – tiến bộ không chỉ ở thùng phiếu mà còn trong cuộc sống hàng ngày” quan ta có nói được không?
Chẳng những quan ta nói được như thế mà còn nói hay hơn thế, thực tế quan ta đã nói ra rả nửa thế kỉ này rồi. Nhưng  chẳng ai thấy hay, càng nói người ta càng ghét, vì người ta cho mấy ông  ba hoa bốc phét. Có ai khen mấy ông ba hoa bốc phét nói hay bao giờ?
Ông bạn mình hỏi, nói thế mày bảo câu này quan ta nói được không: “Khi những thường dân có tiếng nói đối với tương lai của chính mình thì đất đai của họ không thể bị lấy đi. Đó là lý do tại sao các cuộc cải cách phải đảm bảo rằng người dân của đất nước này phải có những quyền sở hữu cơ bản nhất – quyền được sở hữu mảnh đất mà họ đang sống và làm việc”. Tao thách quan ta nói hay được như thế.
Mình lại cười, nói ông lại nhầm rồi. Quan ta thừa sức nói được như thế. Chỉ riêng ông quan về hưu Đặng Hùng Võ cũng thừa sức nói hay hơn Obama. Có điều chưa kịp mở mồm thì cụ Tổng đã chặn họng rồi. Cụ Tổng vẫn tái khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân ( tại đây), bố bảo ông quan ta nào dám mở mồm. Obama mà quan ta thì nó mất chức khẩn trương sau câu nói đó.
Ông bạn thở dài, nói tôi hiểu rồi. Sở dĩ Obama nói hay vì hắn là ông quan có tự do, hắn được tự do nói về tự do, tự do thực hiện được những gì hắn đã tự do nói. Quan ta chẳng phải ngu si dốt nát gì nhưng họ không có tự do. Bà Suu Kyi đã chẳng nói:“Nỗi sợ mất quyền lực làm suy đồi những kẻ nắm quyền, và nỗi sợ bóng ma quyền lực làm suy đồi những người bị quyền lực khống chế.” Tội nghiệp quan ta vậy đó.
 Mình lại cười, nói ông lại nhầm rồi. Không phải quan ta không có tự do mà họ không chọn cái tự do của Obama và Suu Kyi. Tự do của họ là điều 4 hiến pháp. Đối với họ, tự do của Obama và Suu Kyi chỉ là cái tự do.
Nghe đến đó ông bạn gầm lên, nói tiên sư bố tự do, mày làm chúng ông khốn khổ đến bao giờ?
Nguyễn Quang Lập

25 thg 11, 2012

Tếu táo chất Nga chất Tàu

Một sinh viên Tàu ở với một sinh viên Nga trong ký túc xá sinh viên. Sinh viên Nga ngày nào cũng dẫn bạn gái về chơi bời bật nhạc to cả ngày đêm khiến anh sinh viên Tàu cực kỳ khó chịu, nhưng anh ta vẫn nhẫn nhục chịu đựng không nói năng gì. Một hôm anh sinh viên Nga chợt tỉnh ngộ, lấy làm ân hận lắm ra tâm sự với anh SV tàu: Trong thời gian qua tớ làm phiền cậu quá thôi, tớ hứa từ nay không dẫn gái về nữa, không bật nhạc to để cậu yên tâm học hành. Anh SV viên Tàu cảm động lắm nói: Cậu đã biết nghĩ như thế tớ cảm ơn cậu nhiều lắm, thôi thì tớ cũng hứa với cậu từ nay .... tớ không đái vào nồi súp của cậu nữa!


24 thg 11, 2012

Đừng giữ mãi micro hãy chuyển cho người khác đi, ông Phó Thủ tướng

Cánh Cò
Trong nhiều đời bộ trưởng có lẽ hai ông Nguyễn Thiện Nhân và Đinh La Thăng là tốn giấy mực của báo chí lề phải lẫn lề dân nhiều hơn ai hết. Nếu những chính sách của ông Đinh La Thăng tấn công thẳng vào từng túi tiền của người dân thì các phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân lại đầy ắp sự tô vẽ nhưng không có khả năng làm tê liệt thần kinh của những thành phần dân chúng vốn tin vào những lời mê tín đã phát trên các phương tiện truyền thông về cuộc cách mạng đầy hứa hẹn trong thời kỳ chiến tranh.
Ông Nguyễn Thiện Nhân tốt nghiệp Tiến sĩ “điều khiển học” tại Đức và sau đó sang Hoa Kỳ một thời gian ngắn qua lời mời dưới hình thức Fellowship của Harvard. Bằng cấp và cái “mác” Harvard ấy trong thời kỳ đầu đã tô điểm thêm trên lý lịch của ông một ít hào nhoáng nhưng không lâu sau đó những phát biểu “chậm phát triển” đã kéo ông tụt hạng ngang với một anh bộ trưởng tầm thường khác. Mọi kỳ vọng mà người ta đặt vào ông tan nhanh như cơn mưa rào, chưa thấm được vào mặt đất đã khô ngay trước khi con người cảm nhận được sự mát lạnh của nó.
Vài tuần sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đưa ra đề án lớn: đến năm 2020 Việt Nam sẽ đào tạo 20 ngàn tiến sĩ, và cũng trong năm đó tất cả các nhân viên chiếm vị trí cao trong toàn bộ thành phố Hà Nội cũng đều phải có bằng Tiến sĩ.
Khỏi nói thì ai cũng biết cái đề án hoành tráng không tưởng này đã chịu búa rìu dư luận như thế nào.
Vậy mà ông vẫn lên như diều. Từ chức vụ Bộ trưởng ông bay thẳng vào chiếc ghế Phó Thủ tướng chính phủ.
Một dạo khá lâu người dân đỡ phải nghe những lời ông ba hoa trong lĩnh vực giáo dục, thì đùng cái, ông xuất hiện với cá tính thích tuyên bố trong một vài sự kiện được báo chí theo dõi và tường thuật lại một cách chi tiết.
Ngày 14 tháng 11, ông… lang thang vào Quốc hội và được Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng mào đầu cho được lên phát biểu. Ai cũng hy vọng ông sẽ có một cao kiến gì đấy để đóng góp với nghị trường nhưng khi ông cất tiếng thì cả hội trường bỗng ngập ngụa mùi…gà qué, mà lại là gà nhập lậu từ Trung Quốc!
Ông nói về sự nguy hiểm của vấn đề gà lậu không những thất thu thuế mà còn làm cho gà trong nước không thể phát triển, gà bệnh sẽ làm dịch lây lan và cuối cùng ông “khuyên” các Đại biểu Quốc hội hãy làm gương không ăn gà nhập lậu, còn nếu bị buộc phải ăn thì hãy hỏi nhà hàng nguồn gốc con gà ở đâu trước khi ăn.
Nếu không biết cá tính của ông người đọc báo có thể nghĩ bài báo đang xuyên tạc vì giữa chốn tôn nghiêm, bàn bạc điều đại sự mà ông Phó thủ tướng lại đem một vấn đề nhỏ nhặt như vậy để hùng hồn khuyên các đại biểu thì khó ai nín cười được.
Và nhất là lời khuyên rất trẻ con, ngọng nghịu và ba hoa của một anh lúc nào cũng cuống cuồng muốn phát biểu.
Cũng trong ngày đó, từ nghị trường Quốc hội ông Nguyễn Thiện Nhân nhanh chân chạy đến Bộ Giáo Dục và Đào tạo để tham dự lễ kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và lễ trao danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú năm 2012.
Theo báo chí loan tải năm nay có 40 Nhà giáo nhân dân và 570 Nhà giáo ưu tú trên khắp mọi miền đất nước được trao tặng danh hiệu cao quý này, trong đó có một “suất” cho Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân!
Dư luận gầm gừ, báo chí tiếp tục bình luận và người dân vẫn cắm cúi với lon gạo của mình. Người ta không khỏi chạnh nghĩ đến cái danh hiệu Nhà giáo ưu tú có làm ông Phó Thủ tướng xấu hổ hay không khi chung quanh ông, những người thật sự ưu tú lại không được cái vinh dự này. Còn ông, nếu có một giải thưởng thích hợp nhất thì chỉ nên cho ông nhận giải “Nhà giáo ưu tiên” là cùng.
Bởi làm tới chức Phó Thủ tướng mà lại xếp hàng đặt cục gạch trước cái danh hiệu “ưu tú” với những nhà giáo khốn khổ, bệnh hoạn hy sinh cả đời trong sự nghiệp giáo dục và cuối đời cần một danh hiệu dù là “đỏm đáng là chính” để kiếm thêm thu nhập thì sự giành giật ấy phải nói là bản năng của một đứa con nít chưa biết phân biệt thế nào là điều cần nên tránh và nhất là em chưa học được bài học nhường nhịn cho đứa trẻ khác không có cơ hội bằng mình.
Một tuần trước khi nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú ông Nguyễn Thiện Nhân đã tranh thủ đọc một bài diễn văn trong buổi gặp mặt 128 nữ giáo viên đang công tác tại biên giới, hải đảo, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Tại đây ông chia sẻ với những cô giáo này là “Mỗi khi thầy cô có gặp khó khăn thì hãy nghĩ đến thời gian chống ngoại xâm của ông cha ta!”
Câu nói này được ông Nhân lập đi lập lại nhiều lần ở nhiều hoàn cảnh khác nhau từ khi nhậm chức Bộ trưởng Giáo dục. Mới đây nhất tại trường Đoàn Thị Điểm ông kể lại cho học sinh trong thời chiến tranh chống Mỹ ông đã phải vật vã khi mất chiếc bình mực, còn bây giờ các em không lo điều tầm thường ấy nữa. Ý ông muốn nói các em bây giờ hạnh phúc hơn thời của ông nhiều lần nên đừng kêu ca than van gì mà phải cố gắng học hành.
Hai nội hàm là một.
Phó Thủ tướng có thể ngấm ngầm tự hào là mình đã học hành khó khăn như thế nào đối với gia đình để có địa vị ngày nay hầu làm tấm gương soi cho con cháu của ông. Tuy nhiên ông không thể tự hào giữa chốn công cộng để ngăn cản ý muốn của trẻ con đòi hỏi cho được sự đối đãi đàng hoàng của hệ thống giáo dục khi em là công dân của một đất nước đã vươn lên từ mầm sống của máu xương cha ông trong rất nhiều cuộc chiến để có được tự do độc lập như ngày nay.
Lấy hình ảnh lọ mực trong thời chiến để tô vẽ cho sự hy sinh không có thực của chính ông là việc làm rất khó coi.
Cũng vậy, khi ông kêu gọi các cô giáo khốn khổ kia lúc gặp khó khăn hãy nghĩ đến sự hy sinh trong chiến tranh của ông cha để mà vượt qua thì sự thiếu lương thiện của ông nhân lên rất nhiều lần.
Nước Việt Nam hôm nay không còn chiến tranh nữa do các cuộc chiến chống ngoại xâm đã được không biết bao nhiêu người hy sinh để người sau thừa hưởng thành quả. Thành quả này phải được chia đều cho mọi người và không ai có thể bị buộc phải tiếp tục hy sinh một lần nữa trong thời bình với khẩu hiệu như ông tuyên bố như báo Giáo Dục Việt Nam đã loan tải: “Mỗi khi thầy cô có gặp khó khăn thì hãy nghĩ đến thời gian chống ngoại xâm của ông cha ta!”
Xin hãy thôi đi sự thúc giục vô liêm sỉ này vì chúng tôi, những nhà giáo chân chính đã và đang bị bóc lột tàn tệ do chính những nơi sáng tạo ra các khẩu hiệu vang vang này. Không có sự hy sinh nào vô hạn cả, nó phải được bù đắp ngang với công sức bỏ ra. Thời đại toàn cầu hóa nhưng ông Phó Thủ tướng vẫn ngây thơ đọc khẩu hiệu của những năm đầu sau giải phóng. Lúc đó các ông nói thì chúng tôi tin vì khó khăn hậu chiến là rõ rệt. Còn bây giờ, nhà các ông ở, xe các ông đi, giày các ông mang, vét tông các ông mặc không thuyết phục được chúng tôi hy sinh thêm nữa dù chỉ một ngày.
Nếu ông thật sự tin rằng hình nhân mang tên “kháng chiến chống ngoại xâm” của ông còn có tác dụng làm cho người dân an thần và tin theo thì ông lầm to. Điều họ tin bây giờ là nếu không tự trang bị cho mình những thứ cần thiết trong đời sống mà còn cả tin vào những khẩu hiệu của nhà nước thì vẫn còn những Nguyễn Thiện Nhân khác xuất hiện dài dài.
Chẳng qua họ không có phương tiện để tuyên bố niềm tin lẫn uẩn ức của họ mà thôi. Đừng giữ mãi micro hãy chuyển cho người khác đi, ông Phó Thủ tướng.

20 thg 11, 2012

Mừng ngày Nhà giáo VN


Nhân ngày nhà giáo Việt nam
Xin gửi lời chúc ngập tràn yêu thương
Trải bao gian khó đời thường
Nghĩa tình sâu đậm ở trường ngày xưa
Đã từng bươn chải nắng mưa
Đò ngang cập bến sớm trưa vơi đầy
Hái quả nhớ người trồng cây
Mái chèo tuy gác lòng này vẫn mong
Dù cho thời cuộc đục trong
Nghĩa tình vẫn mãi như sông Hồng hà
Những ngày gian khó cơm cà
Thầy trò vẫn  mãi mặn mà  thủy chung
Học hay, dạy giỏi, chuyên hồng
Nhân văn tài đức sáng trong nghĩa tình
Ghi lòng tạc dạ đinh ninh
Đời này chỉ có chữ TÌNH bền lâu
Trải qua  bao cuộc bể dâu
Thủy chung nhân nghĩa trước sau vẹn tròn
Việt nam trùng điệp núi non
Trồng người nguyên khí mãi còn về sau
Tương lai dân tộc mạnh giàu
Phải là nguyên khí đi đầu trước tiên
Tài nguyên dưới đất chẳng bền
Nhân tài nhân nghĩa người hiền bền lâu
Giáo dục phải xếp hàng đầu
Mới đưa dân tộc mạnh giàu nay mai

20.11.12
HT st

17 thg 11, 2012

Chuyện ở Trại cai nghiện -2



Thiệt tình bữa nói chuyện với con nhỏ làm tôi hơi quê, nhưng sau này khi quen dần, tôi cũng thông cảm hơn với những khao khát của tụi đi cai ở trong này. Đối với tụi nó, thứ có sức hấp dẫn nhất không gì khác ngoài ma túy. Thứ hấp dẫn thứ nhì - chính là tình dục. Có điều xui cho tụi nó một chút, cả 2 thứ này đều bị cấm hết trơn.
Ma túy bị cấm là điều đương nhiên, có điều tình dục cũng bị coi như ... ma túy ở trong trại vậy. Trong đám này không thiếu những đứa bị HIV, không thiếu những đứa bị bệnh truyền nhiễm và đặc biệt là có cả những con nhỏ sẵn sàng mang bầu để được về nhà. Bởi vậy, ban quản lý khu trại làm rất ngặt nghèo mấy vụ này: con gái ở riêng một khu, luôn có bảo vệ nữ dòm chừng, trong trại hầu như không có bất kỳ một chỗ nào có thể quan hệ được với nhau. Nếu lỡ bắt được, đảm bảo sẽ được vô kỷ luật nằm (phòng kỷ luật là một dãy phòng nhỏ xíu, rộng chừng 1m, dài 2m, vô trỏng cúp tất cả mọi tiêu chuẩn, trừ ăn uống ngày 3 bữa). Vậy mà mấy vụ đó cũng không thể ngăn cản đám học viên tìm tới nhau. Số vụ kỷ luật vì tình dục tính ra còn nhiều hơn cả oánh lộn và xài ma túy cộng lại.
Phòng tôi ở chừng 10 mạng. Phòng này khá nhỏ, nằm sát hành lang đi xuống nhà ăn. Loại phòng này có giá mắc nhất trong trại, nên đa phần tụi học viên ở trỏng toàn tụi nhóc ác, gia đình chiều chuộng, trừ một đứa. Thằng cha này nhìn gương mặt biết côn đồ thứ thiệt, lạnh te, xăm trổ rồng rắn đúng style trường trại (Ở trỏng xăm mình có vài loại, loại mang tiền nhà đi xăm ở tiệm thường là tụi nhóc, hình xăm màu mè sặc sỡ nhưng nhìn rặt một kiểu đua đòi. Loại thứ 2 là hình xăm bằng tay phủ mực tàu, loại hình xăm này mềm mại, có thể không đẹp lắm nhưng nhìn rất có hồn). Thằng chả thấy tôi vào phòng, cũng qua vỗ vai hỏi han vài câu, cái giọng nghe cũng rất vào tai. Nói chuyện một hồi, lão quay qua nói nhỏ:
- Em vô trong này, tốt nhất là không nghe, không thấy, không biết gì hết. Vậy dễ sống hơn nhiều đó!
Tôi gật gật đầu. Chuyện ai nấy làm, tôi cũng đâu rảnh tới mức quản mấy việc của tụi nó. Nhưng đời ai học được chữ ngờ, cái vụ "không nghe, không thấy, không biết" mà lão kêu, tôi làm được chết liền!
6h sáng, nguyên trại dậy để tập thể dục. Cái trò này ác dữ dội, tôi từ hồi nào tới giờ đâu có khi nào dậy sớm vậy. Có điều ráng ngủ cũng không được, đám bảo vệ vô tận trong phòng thộp cổ ra ngoài liền. Riết rồi quen, tôi đâm có thói quen dậy sớm, tráng miệng điếu thuốc hoặc đi đánh răng trước, bởi sau khi tập thể dục tụi nó ùa vô đông thấy ớn luôn.
Mãi sau tôi mới biết - phòng của tôi là một trong những điểm đáp số 1 trong trại. Cửa phòng nằm ngay sát hành lang, tụi con gái đi qua có thể ngó trước ngó sau rồi lách vào không ai biết. Khi xong việc chui ra ngoài, chỉ cần có vài đứa đi kèm là coi như êm cả. Hèn chi giá phòng đắt dữ mà đứa nào cũng ráng nhào vô bằng được.
Nói gì thì nói, ở trong trại buồn thí mồ. Cái vụ này tôi rút ra được sau chừng 15 ngày vô trại. Mấy cái ngạc nhiên bỡ ngỡ ban đầu qua đi, thấy cuộc sống trong này sao nhàm chán quá đỗi. Sáng tập thể dục - ăn sáng. Ăn sáng xong kiếm ly cafe ngồi tới ăn trưa. Trưa ngủ xong cafe tập 2 - chiều rảnh đi tập thể hình chút cho gọi là có chút vận động. Tối ăn xong coi tivi hoặc phim, rồi ngủ. Quy trình không khác con heo siêu nạc là mấy.
Quên nói với các bạn, nếu ai vô đây không ngó qua cái bảng tên, hẳn sẽ tưởng lạc vô trung tâm thể hình thành phố. Tụi con trai ở đây nhiều thằng bự con quá trời bự luôn. Nhiều thằng vô trỏng ban đầu ốm tong teo, độ vài tháng sau nhìn sẽ hao hao như ... em trai Lý Đức. Chế độ ăn không tệ chút nào, đặc biệt tối có quyền đặt đồ ăn mang từ ngoài vô. Hôm đầu tiên ngó vô cái bảng đồ ăn tối, tôi tưởng mình đang ở cái nhà hàng bình dân chớ bộ: cá tai tượng chiên xù, cari gà, vú dê nướng, heo quay bánh hỏi... đủ hết trơn.
Có điều tôi chẳng có tâm trạng khỉ mốc nào để ăn uống. Tôi đâu có nghiện hồi nào đâu trời? Đám học viên cắt cơn ra ăn khỏe dữ dội. Tôi nghiệm ra đám chơi xì ke sau một thời gian vật vã với hàng họ, ma túy, tất cả các nhu cầu trong cơ thể của họ như có một sự bù trừ. Hồi chơi xì ke chắc đâu có chịu ăn uống gì, cai xong ăn quá trời nhiều. Bởi vậy khi cai xong, cái nhu cầu của họ trở nên mãnh liệt cũng là chuyện hoàn toàn hiểu được.
Tôi khó kết bạn. Cái điều này ở ngoài cũng chẳng sao, nhưng vô trong này quả thật là một vấn đề nan giải. Tôi cũng ráng chứ bộ, nhưng tôi toàn ngội xụi lơ nghe tụi nó kể chuyện hàng họ mà phát nản. Biết gì đâu mà tham gia chớ! Nghe vài bữa đầu còn thấy lạ lạ, nghe riết đâm thấy nhảm, muốn chui vô buồng ngủ luôn cho lẹ. Đám con gái trong trại, xinh có xinh thật, nhưng tôi từ bữa nghe bà bác sỹ khuyên nên tránh xa coi chừng Aids, tôi nhìn thấy tụi nó cũng đâu khác gì thấy con cầy hương trong sở thú. Tôi còn yêu đời lắm, động vô tụi nó để mà ... chết sớm à.
Chỉ có duy nhất ông Dũng - người tôi quen khi mới vô trại - tôi còn hay nói chuyện. Ổng cũng được xem là bạn hơn tuổi thứ thiệt của tôi trong trại. Nhưng phong cách nói chuyện của ổng, cũng như tuổi tác khiến hai anh em khó nói chuyện ghê. Ổng rất lịch sự, rất hiểu biết, có điều tôi nói chuyện với ổng cũng chỉ được vài câu là hết. Nản thiệt nản. Tôi đâm ra hơi tự kỷ, tối ngày buồn bã chui vô phòng luyện công cùng Chung Tử Đơn, Lý Liên Kiệt qua cái màn hình.
Trại này không có đại bàng đại bác như trong tù, nhưng vẫn luôn tồn tại những "anh lớn". Đám này thường là loại du đãng có số má ở các trường trại khác hoặc ngoài đời, khi vô lúc nào cũng có nguyên đám bám đuôi theo. Trại tôi ở lúc đó đang ở thời kì cực thịnh của các "anh đại" đó. Nào là Cáp Trọng Nam của tụi người Hoa - tay này bự con như đô vật, nửa người xăm nguyên 9 con rồng nhe nanh múa vuốt, Hiếu "mốc" của đám Bình Dương mặt lì lợm một cây, nghe đâu ở trại khác từng đánh bảo vệ té xỉu, rồi thì loạn bậy một đám mà tôi cũng chẳng nhớ hết tên. Mà tôi cũng chẳng cần nhớ tới tên tuổi mấy ổng chi, trong này miễn không đụng chạm tới ai, không ai rớ vô mình hết. Có điều, càng ngày tôi càng thấy cuộc sống trong này chán tới mức muốn trốn trại cho xong chuyện.
Rất may, ông trời không có để cho những người đẹp trai bị thua thiệt bao giờ. Ổng phái xuống cho tôi 2 người - 2 người làm thay đổi hẳn cuộc sống buồn chán của tôi trong trại. Một nam và một nữ.
Tôi không phải loại a dua, khoái theo đuôi giang hồ đầu gấu gì trong trại hết trơn, nhưng thông tin một nhân vật thuộc hàng "truyền kỳ" trong giới nghiện ngập và du đãng đã nhập trại cứ đập vô tai tôi thình thình suốt cả ngày. Vô phòng tập thể hình - nghe bàn về ổng. Đi ăn cơm - thấy mấy thằng đang bới cơm cũng bàn về ổng. Tối ra ghế đá hút thuốc - thấy cũng chuyện tương tự. Thằng nào cũng tranh nhau kể về ổng như thể sau khi ổng ra khỏi cắt cơn sẽ lì xì cho mỗi đứa 100 triệu vậy. Tôi cũng hơi tò mò, không hiểu cái nhân vật ghê gớm đang nằm thở dốc trong cắt cơn kia là ai mà dữ dội vậy trời. Tôi cũng hơi mường tượng ra cái cảnh một thằng cha to con như lực sỹ, xăm trổ đầy người, mặt hầm hố - đại loại vậy. Du đãng phải có cái vỏ ngoài như vậy chớ!
Người thứ 2 vô sau nhân vật truyền kì kia ít bữa. Con nhỏ đó cũng gây xôn xao y hệt cha du đãng số má kia. Vì con nhỏ đó đẹp, và quan trọng nhất nó mới vô trại lần đầu. Thường thì mấy con nhỏ mới lần đầu vô sẽ khờ, dễ dụ và đặc biệt là tạo cảm giác mới lạ cho đám dê xồm trong trại. Bữa con nhỏ đó vào, tôi đang ngồi một mình tự kỷ trên ghế đá, nhớ cuộc sống ngoài đời muốn khóc luôn thì cổng sắt mở. Vừa tính lao ra trở về với xã hội, nhưng nhìn mấy cây dùi cui đeo cạnh sườn của đám bảo vệ, tôi đành nhắm mắt ngồi tiếp thì thấy 2 bảo vệ nữ kèm một con nhỏ bước vô. Kể cũng mắc cười, chưa khi nào tôi thấy cảnh đám bảo vệ vừa kè người vừa ... dỗ dành như con nhỏ này. Con nhỏ nhìn tướng không giống chơi xì ke gì hết trơn hết trọi, vừa vùng vằng vừa khóc lóc, trên người còn mặc nguyên một bộ đồ học sinh mới ngộ. Nước mắt nước mũi tèm lem, nhưng không che nổi cái nét mặt của nó. Con nhỏ xinh như tây lai, da trắng hồng, có điều nhìn cái nét mặt chắc vẫn còn nhỏ xíu. Đám dê xồm trong trại bỏ cả banh không thèm đá, thằng nào hút thuốc chắc làm rơi cả thuốc, mồm há hốc một lúc rồi thi nhau huýt sáo, hò hét:
- Má ơi má cho con ở lại trại đi, con không về đâu! Con kiếm thấy vợ con rồi nè!
Tôi cũng mắc cười. Đám quỷ này cũng biết giỡn à nha. Có điều con nhỏ kia coi bộ không hào hứng lắm với mấy câu đùa của tụi đó. Thấy nó bước nhanh cái chân vô cắt cơn, cái tay vẫy vẫy mạnh ra chiều bực tức lắm.
Cũng từ hôm đó, nơi đông vui nhất buổi tối ở trại lại là mấy cánh cửa sổ phòng cắt cơn. Mặc xác bảo vệ đứng canh, đám học viên như ruồi bâu lấy quanh 2 cánh cửa. Nhóm hỏi thăm sức khỏe "anh Ngọc" - tên nhân vật truyền kì đang nằm trong cắt cơn. Nhóm thi nhau bâu lấy, update tình hình bên trong của em Mỹ Anh - con nhỏ đương kim hoa hậu của trại. Dám cái căng tin của trại bị tụi nó chuyển vô cắt cơn hết trơn - nào bánh nào sữa nào trái cây đủ mọi thứ trên đời được gửi qua tay bảo vệ, tới nỗi cha bảo vệ già phải gắt lên: Con nhỏ mà ăn hết mấy cái thứ này, nó ra ngoài chắc tụi bay nhìn nó bị mập phì cũng chạy mất dép luôn. Mẹ mấy cái thằng ham hố.
                       
Tôi không quan tâm tới cái nhân vật "anh Ngọc" đang nằm bẹp trong cắt cơn lắm - bởi thứ nhất tôi không có gay, thứ hai tôi cũng không có ý định bon chen gì trong cái đám này hết trơn hết trọi. Nếu có quan tâm, thà tôi quan tâm tới con nhỏ Mỹ Anh còn hơn - dầu sao con nhỏ cũng đẹp quá trời đẹp, và hình như nó cũng giống tôi không có ghiền xì ke. Nghe thông tin từ đám ruồi bâu lâu nhâu phía ngoài kết hợp cùng mấy cha bảo vệ nhiều chuyện, chân dung con nhỏ được phác họa lộ ra nhiều nét ... giống tui: mới 17 tuổi còn đang đi học, dự sinh nhật với đám bạn dân chơi bị cảnh sát hốt nguyên ổ. Ba má con nhỏ nghe tới 2 chữ "ma túy" thì rụng rời hết chân tay, sáng sau tống con nhỏ vô trại luôn khỏi giải thích nhiều. Lại một cảnh đời giống như tui - thở dài một cái, tuy vậy thấy cuộc sống cũng bớt tăm tối hơn. Đời đâu phải mình tôi đen đủi vậy.
Có điều, quan tâm tới con nhỏ vậy nhưng nó chắc hổng biết gì hết trơn (nó nằm cắt cơn sức mấy mà biết, tôi cũng không rảnh để tối ngày bu vô cửa sổ hỏi chuyện con nhỏ). Ngược lại, du đãng truyền kì lại bất ngờ ... hỏi thăm tôi khiến tôi muốn té xỉu. Mà cách lão cho người đi hỏi cũng du đãng quá nha. Kiếm một thằng nhóc ác mặt mũi thiện lương ra kêu tôi là được rồi, cớ gì lại kêu nguyên thằng cha du đãng người Hoa to như con trâu điên, mặt mũi hầm hố, người xăm kín mít tới kiếm tôi. Bữa đó đang ngồi cafe một mình nhả khói tưng bừng, thấy đứa bạn cùng phòng mặt mũi sợ sệt te tái chạy ra kiếm tôi:
- Long nè, chết mày rồi đó. Anh Nam kiếm mày nãy giờ không thấy, ổng đang đứng trước cửa phòng kìa!
Má ơi, thằng cha du đãng người Hoa này có khi nào kiếm người đi uống cafe đâu trời. Nó dữ dằn có tiếng, đám đàn em cũng đông như ruồi, trước khi anh Ngọc kia vô trại nó là số 1 luôn. Tự kiểm lại bản thân thấy chưa có đụng chạm ai khi nào hết, tôi tự tin lắc đầu:
- Chắc ổng kiếm lầm thôi, tao quen gì ổng!
Nói chưa dứt câu thấy cha du đãng từ đâu xăm xăm bước tới. Cái mặt ác thiệt ác, xuống nhà ăn mà phanh ngực áo lộ nguyên đám rồng rắn nhe nanh múa vuốt. Cái tướng đi hùng hục như muốn kiếm tôi đập cho một trận dẹp lép. Tôi cũng đâm hoảng, tính vơ đại cái ly nhưng phát hiện ra ly cafe của trại làm bằng nhựa hết trơn, đành ngồi im chịu trận. Cha nội Cáp Trọng Nam chạy lại phía tôi, ngó ngó một hồi, kêu:
- Em là Long phải không?
Ủa sao du đãng nói chuyện lịch sự vậy trời. Tôi làm mặt lương thiện, dạ một tiếng.
- Anh Nam kiếm em có chuyện gì không?
- Em có phải em anh Hưng không?
Tôi thở phào. Biết tới tên lão anh trời đánh nhà tôi chắc không có vụ ân oán à nha. Tôi mạnh dạn gật đầu. Lão Nam cũng gật gù, vỗ vỗ vai tôi, kêu:
- Vậy sao vô trại không nói sớm, qua mâm anh sống cho vui vẻ. Mà anh Ngọc kiếm em đó, em qua gặp ảnh xíu đi!
Tôi ngẩn người:
- Anh Ngọc nào anh? Em đâu có quen ai tên Ngọc?
- Anh Ngọc đang nằm cắt cơn đó em, lẹ đi không ảnh đợi!
Trời đất, sau vụ này chắc tôi lên số dữ à nha. Nhân vật truyền kì trong trại cai nghiện tự dưng kiếm gặp. Nghe giọng lão Nam tàu, tôi cũng lờ mờ đoán được lão này cũng có tí liên quan tới lão anh trời đánh của mình nên cũng cảm thấy tự tin hơn hẳn. Vừa bước tới cửa cắt cơn, đã nghe đám nhóc lu xu bu đứng ngoài hô:
- Ảnh tới rồi nè anh Ngọc!
Hồi nào vào trại tới giờ, có lần đó tôi cảm thấy mình vip quá trời vip luôn. Gì đâu tới có nguyên một đám đứng đợi, lại còn hô "ảnh tới rồi" - nghe cứ như fan chào đón Ưng Hoàng Phúc vậy. Thấy trong cái cửa sổ cắt cơn, một con mắt lé lé ra nhìn tôi. Tôi cũng dòm lại chứ đâu có ngại gì (đoạn này tôi nổ đó, tôi đi líu ríu vô coi ổng kiếm mình chi. Lỡ nhìn mặt hổng ưa, ông la một câu: Xử nó, chắc tôi chuyển viện luôn).
- Em là Long hả?
Ủa giọng Bắc nè trời. Không lẽ đồng hương của lão anh mình sao? Biết gu của mấy cha nội Bắc Kỳ, tôi nhỏ nhẹ:
- Dạ, em chào anh ạ!
Biết mà. Cái giọng trong cửa sổ cũng thấy nhẹ nhàng hẳn đi.
- Ừ, anh là Ngọc, trước hôm anh vào đây anh Hưng cũng có nhờ anh trông hộ em vài bữa. Em vào lâu chưa?
Tôi thở phào. Má ơi có thứ dữ vô trông coi còn ngán ai trong trại đây trời. Đang tính lát lôi Cáp Trọng Nam ra dằn mặt hay kêu Hiếu mốc du đãng Bình Dương ra bưng cafe thì có thằng nhóc ác đứng kế thấy tôi im re, giục:
- Anh Ngọc đang hỏi anh kìa!
Tôi lại gãi đầu gãi tai:
- Dạ cũng mới nửa tháng anh ạ.
- Vậy chắc cũng quen rồi nhỉ? Em sống với mâm nào chưa?
Mâm ở đây là từ chỉ nguyên 1 đám người trong trại góp tiền vào sống chung, ăn uống sinh hoạt chung và đánh lộn chung (riêng vụ chơi gái thì riêng). Tôi vừa kêu "chưa" thì lão làm tôi một phát té giếng:
- Vậy mai mốt anh ra ngòai em cho anh sống chung mâm nhé!
Lão du đãng này coi bộ cũng vui tính à nha. Đám cóc cáy bên ngoài, kể cả du đãng thứ thiệt còn đang tính trải thảm kêu ổng vô, giờ lại kêu đòi về sống cùng tôi, biết giỡn ghê. Tôi tính nạt lão "Anh giỡn mặt tui hả", tuy nhiên cuối cùng, câu lão nghe thấy chỉ là câu nói lí nhí:
- Vâng ạ!
Kể từ sau vụ gặp mặt kinh động trại giam đó, số má tôi trong trại lên vùn vụt. Đi tắm - ngày trước chen muốn xỉu mới xí được cái vòi - giờ xách khăn vô trỏng đã có nguyên đám thân thiện vỗ vai: "Qua chỗ mình tắm nè Long". Đi ăn cũng vậy, không nói tụi nhóc ác à nha, cỡ Cáp Trọng Nam hay Hiếu mốc ngó thấy tôi cũng kêu: "Bưng bo qua đây ngồi ăn em nè" (Bo là cái dùng để đựng cơm và thức ăn, trại nó kêu vậy). Tôi nhũn nhặn cảm ơn mà thấy hoa nở trong lòng quá xá.
Rốt cuộc cũng tới ngày lão quỷ kia ra khỏi cắt cơn. Tôi - dù sao cũng thân phận người cùng mâm - le ve ra đón lão ngay cổng cắt cơn. Ngó hoài ngó hoài mà không thấy cái bóng dáng nào giống như tôi hình dung hết trơn. Thấy có mỗi một lão nhìn như quỷ đói, tóc tai dài thượt đang ngồi kí cọt. Chắc không phải. Tôi lại rướn rướn cái cổ lên, ngó vào trong. Ủa lộn ngày hay sao trời, không thấy ai ra ngoài nữa. Tôi thắc mắc, chạy ra vỗ vai lão quỷ đói tóc dài kia:
- Anh già nè, thấy anh Ngọc ra chưa?
Lão quay mặt qua nhìn tôi. Má ơi sao tôi lại nhìn lão từ sau lưng chứ! Cuộc đời tôi ít khi nào thấy một gương mặt cô hồn và lạnh lùng cỡ vậy. Cặp mắt của lão đúng dạng mắt của con cá mập - nhìn sắc và lạnh như dao găm vậy. Đang tưởng lão sẽ tung một cước vô họng tôi trào máu thì nghe lão cười khì:
- Anh nè. Còn ở trong đấy còn ai tên Ngọc thì anh cũng không rõ!
"Đừng đùa nha" Tôi tính kêu lên vậy. Du đãng gì người mỏng cơm có chút xíu, không giống tưởng tượng gì hết trơn. Lão cũng mặc kệ gương mặt tôi chưng hửng vì vỡ mộng, kêu tôi:
- Thôi đi thôi em. Ra ngoài thấy đỡ quá, trong cắt cơn ngột ngạt muốn trốn trại luôn!
Đã thấy du đãng có số trong trại sắp hàng dài dài phía trước. Dăm ba thằng nhóc ác le ve chạy tới hô "Anh Ngọc", tay tranh nhau xí phần mang đồ cho ổng. Cái tướng cỡ 1m63 của ổng đang ưỡn ngực, chân đi 2 hàng nhìn ngầu thiệt là ngầu nha. Tôi cũng le ve đi theo, lại nghe ổng hỏi:
- Long ở phòng nào, anh kêu bảo vệ chuyển vào phòng đó luôn, 2 anh em ở chung phòng cho tiện.
Tôi mừng húm. Có bảo kê tận phòng thì trong trại này tôi chỉ ngán có mỗi ... bảo vệ thôi. Mà bảo vệ hình như cũng ngán ổng, vừa nghe ổng kêu muốn ở chung phòng tôi vội vàng lôi tuột một thằng nhóc ác qua phòng khác, xí giường cho ổng. Ổng cũng coi như bình thường, kêu mấy thằng nhóc dọn chỗ, rồi kéo tay tôi:
- Đi, anh em mình xuống cafe cà pháo chút!
Tôi đi theo ổng mà thấy cái tướng đi của mình cũng hiên ngang hẳn. Đi cùng du đãng thứ dữ chứ không phải đồ dỏm à nha.
Cuộc đời tôi cũng lên hương theo ổng. Nói chung, ở bên ngoài người ta nể tụi nhiều tiền cỡ nào thì trong trại, họ nể đám du đãng có số như vậy. Ổng cũng người gốc Hải Phòng, tiếng tăm không thua kém bất kỳ một tay giang hồ thứ dữ nào trong thành phố và đặc biệt là có rất đông đám đồng hương đầu trâu mặt ngựa (thằng anh tôi chính là ví dụ điển hình). Nhưng phải thừa nhận, ổng có cái nét sống rất hay, rất hòa đồng và những người tiếp xúc với ổng ít nhiều đều cảm thấy quý mến. Lúc bình thường, ổng ưa nói chuyện rủ rì rủ rì, không có khoái ba vụ làm bộ làm tịch, nói năng cũng đàng hoàng lịch sự. Chưa thấy ổng nổi nóng khi nào trong trại với đám học viên, trừ một lần duy nhất nhưng đối tượng của ổng lại là ... bảo vệ.
Đối với đám em út, ổng coi như người trong nhà vậy. Giỡn đủ trò, thi thoảng hứng lên còn tìm cách chọc quê, không khi nào kêu em út phục vụ như dạng mấy anh đại anh bự trong trại hết. Bình thường, đám du đãng có số xuống nhà ăn là ngồi thù lù như con cóc ghẻ, có lính bưng cơm tới tận miệng. Ăn xong xỉa răng hút thuốc, đồ trên bàn đã có lính dọn. Ổng không vậy. Bữa nào tôi ngủ trễ, ổng xuống tận nơi kêu đi ăn, mỗi anh em bưng một cái bo đi bới cơm. Tôi kêu để tôi làm luôn cho 2 anh em ăn, ổng không chịu, kêu: "Anh có phải du đãng có số gì đâu mà làm vậy, coi chừng bị tụi nó ngứa mắt đập luôn thì sao? Mày chơi ác anh quá vậy?" Tôi cũng thiếu điều quỳ lạy ổng. Ổng không phải du đãng, chắc nguyên đám trại này được lên báo mục người tốt việc tốt hết trơn.
Cái chất du đãng của ổng chỉ được bộc lộ thực sự khi ổng ... đi tắm. Không phải uýnh lộn giành vòi tắm nha, sức ổng uýnh lộn tay không chắc 2 thằng nhóc ác thịt ngon ơ. Lần đầu tiên ổng rủ đi tắm, tôi thấy hâm mộ quá xá luôn. Cũng không phải body ổng đẹp, người ổng so với cá lù đù khô cũng chỉ nhỉnh hơn chút xíu, nhưng trên thân hình ốm o có 2 cái hình xăm thuộc hàng hiếm có khó tìm: trước ngực là con đại bàng phủ kín, xanh rì. Con đại bàng của ổng không phải loại đại bàng ghẻ mấy thằng nhóc ác khoái xăm vô, mà là đại bàng trường trại thứ dữ xăm bằng tay, cái mặt ngoảnh ra phía trước, 2 móng giương lên nhìn hồn ghê gớm. Thứ hình xăm đó, chỉ có đại bàng đại bác ở các trường trại lớn mới được có, mà đặc biệt là con đại của ổng còn nguyên vẹn. Thứ cóc cáy dám xăm đại bàng hoặc rồng phượng vô người, lỡ xui vô trại lớn ắt hẳn sẽ thành con gì đó không có trong từ điển. Vô phòng - lột đồ ra. Xăm rồng hả? Độ chục thằng sẽ quây lấy hỏi: Con gì đây mày? Nếu trả lời là con rồng, sẽ hiểu cái cảnh luôn. Còn khôn ngoan ra, trả lời: Dạ con trùn ạ - Vậy còn được. Nhưng trùn thì làm gì có mắt hả mày? Vậy là nhựa chảy, đầu thuốc lá đỏ rực dụi vô, con rồng sẽ đeo nguyên một cặp kiếng mát suốt đời không có chịu bỏ ra.
Con đại bàng còn tệ hơn. Xăm con gì đây mày? Nếu có gan nói là đại bàng thì cũng có gan chuyển viện luôn. Nếu làm mặt ngoan kêu: Dạ con se sẻ! - Coi như có chút hiểu biết. Con đại bàng sẽ chỉ phải đeo nguyên cái khẩu trang làm bằng sẹo vô mỏ, vì se sẻ đâu có cái mỏ cong dữ vậy. Tuy nhiên đại bàng của ổng chẳng đeo cái khẩu trang nào hết trơn hết trọi, hơn nữa nhìn cái kiểu xăm tỉ mỉ từng nét như vậy, chỉ có đám thợ bậc cao trong trại mới làm ra nổi.
Có điều, đại bàng của ổng nhiều người cũng có xăm, nó chỉ gọi là đẹp chứ không có độc. Thứ hàng độc của ổng thì không đẹp, nhưng nguyên dãy miền Nam nghe đồn cũng chỉ có 2 người dám có gan mang thứ hình xăm đó trên người. Cái hình xăm ấy đơn giản chỉ là một dòng chữ: Vô địch khám lớn! Trước ổng, chỉ có một tay giang hồ thuộc hàng sát thủ trong thành phố dám xăm chữ đó lên người, còn những loại có vấn đề về thần kinh muốn tự tử bằng hình xăm thì tôi không có rành.

(Còn tiếp)