30 thg 9, 2012

Lời đáp bài “Bạn tôi”


Gõ đại bởi honngv, 9/2012 

Ông giáo già thân mến!

Tôi vốn ‘ít chữ nên ngữ fải dài’, có lẽ ngày còn học fổ thông với ông đã có lần nào đó vinh hạnh được ‘cầm nhầm’ bút của Cụ Trường Chinh! (xin lỗi, mong Cụ đại xá, đại xá). Vậy vài dòng lan man, bỗ bã fa chút bông fèng, đặng làm rõ thêm vài ý, mong ông và các ‘chiến hữu’ lượng thứ.

Như ông thấy, do thiếu hấp dẫn, chủ blog kg viết được bài, điều nhay nháy lại fải tránh nên hiện giờ số lượng thành viên của blogk14vt rất ít, mặc dù hầu như mọi người đều đã chuyển sang ngành mẫu giáo và cái tình với nhau thì ‘gừng càng già càng cay’. Muốn rằng lúc này con mắt còn nhìn thấy chữ, cái tay còn gõ được mổ cò, cái đầu còn minh mẫn, thậm chí chưa fải đeo kính thì nên sẻ chia, trao đổi… cùng nhau trên blog, kẻo cái gìa nó sồng sộc đến. Vì vậy tôi mượn câu thành ngữ "Không có chỗ cho người già" của Mỹ là có ý đó. Còn tại sao lại chọn câu ấy, vì nó chính là tên của 1 bộ fim hành động Mỹ có nội dung fù hợp.

Trong bài “Bạn tôi” ông đã chấm fá vài nét cơ bản và rất chính xác về ông bạn của ông. Để đơn giản, từ đây ta gọi ổng là ‘hắn’ cho… ‘đại tiện’.

Hắn tuổi Canh Dần, (cùng tuổi Nghị Hách! hihi..), mạng Mộc. Vận vào hắn fải mang fận canh quả, thân cô thế cô. Trước khi hắn được sinh ra trên cõi đời này, hắn đã có gần chục người anh người chị. Hắn bảo các chú hắn nói thế. Đáng ra trên đời này không có hắn. Nhưng tất cả anh chị hắn người thì mất ngay khi còn bé, người thì mất do nạn đói năm Ất Dậu (1945). Hắn và em gái hắn là út ít. Để tránh xui xẻo như các anh chị hắn, cực chẳng đã, các Cụ chọn cái tên thật xấu đặt cho anh em hắn. Vì thế hắn mới đội cái tên Ng. Văn Hớn, cùng hy vọng đời anh em hắn sau này 'hớn hở' nhiều hơn 'xụt xịt'. Khi hắn vào Bách khoa (BK), hắn cũng kg dám đổi tên vì kg thể biết bố mẹ hắn có chấp thuận hay kg!

Rồi đúng như ông nói, ơn Trời, trong Cõi Tạm, lên cấp III hắn được học cùng ông, rồi cùng các bạn hắn ở BK. Ra trường hắn cũng thuộc dạng ‘dành cho quân đội’. Nhưng rồi hắn chẳng làm ‘to và oách’ như ông đùa vui đâu. Phải nói rõ vậy vì hắn thì hiểu ông, nhưng e trong số bạn k14vt với hắn chưa biết ông, lại nghĩ khác đi thì ‘oan’ cho hắn lắm. Còn việc ‘nện gót giày vỉa hè Hà Nội’ có fần sát ra fết, hắn chẳng kể mà sao ông ‘tỉa’ như Thần. Thuở ấy, thuở ấy… ấy hắn từng ngâm nga: Hà Nội mình đâu cũng dấu chân ta. Kinh.

Ông viết: ‘Vào blog, thấy lão hát: 'Giá tôi đừng ước đừng ao / Thì đâu đến nỗi lạc vào bến mê!. Hắn mượn lời người khác đấy! Tôi cuộc với ông: nếu giờ hỏi hắn cho ước cho mơ lại hắn còn giám kg? Hắn sẽ nói: giám! Khiếp chửa!

Ông viết: ‘Hôm nay lại thấy lão nhớ Trung Thu…’. Ông tán về hắn hay và chỉ có đúng mà thôi. Thật ra ý vài ‘câu thơ’ ấy đơn giản lắm. Nhưng ai hiểu thế nào cũng được. Đúng như ông nói ‘chui vào blog làm chi cho cơ khổ’! Trong lúc đưa cháu đi chơi Trung Thu, nhìn cảnh các cháu vui chơi hồn nhiên và quá đỗi vô tư, chạnh lòng nghĩ tới 'nhân tình thế thái' mà lòng không khỏi ngậm ngùi cho tương lai của chúng. Trung thu nào trăng mới sáng thật?! Lại nghĩ về blog mà nhớ đến các bạn hắn, buộc hắn ‘thả tiếng tơ lòng’ : 'Trung Thu thả tiếng tơ lòng / Buồn trông Con Tạo xoay vòng ra sao!' Nhân tiện kết hợp làm 'đường dẫn' cho 2 đoạn thơ fía sau luôn.

Đoạn ‘Tơ lòng 1’ hắn ví các bạn k14 của hắn như Chị Hằng, mỗi người 1 nơi, cao, xa, chẳng blog bliếc gì, tự trở thành ‘đơn côi’ (so với dùng internet, hắn nghĩ thế), làm cho blogk14 ‘hoang vắng’. Đơn giản hì!

Tơ lòng 2” hơi ích kỷ 1 chút, kẻ làm người hưởng. Chú Cuội – những kẻ ‘đầu fa bã đậu’ như hắn ‘cả đời chăm sóc cây đa’. Trăng – những kẻ còn lại. Còn Chị Hằng ? Liệu Trăng với Chị Hằng có là một khi hắn ò e: 'Trung Thu tìm bóng Chị Hằng'? hehe...

Như ông nói, hắn có nhớ chị Hằng, có ‘tiếc đời’? Nói cho nhanh: tiếc chứ. Tiếc: chân dài về hưu thì ít (cứ nói thế cho logic câu chữ!) mà víu (mượn chữ của thằng Phẹt, nỏ biết nó có ưng hay kg) dài thì nhiều. Dài đến độ nếu muốn thoát khỏi bụi trần, bóp cò “bùm” fát vào đầu víu mong trúng tim mà nỏ chết cho, lại bể đầu gối. Khiếp. Chả thế mà có bố đã fải kêu lên rằng: 'Ngoài đường sợ nhất công nông / trong này sợ nhất gái không mặc gì'. Còn lũ chưa về hưu thì nếu có cơ chạm trán lại tơn tơn: ‘trán bác rắn thế’! Lộn ruột, fọt hẳn 1 tràng: 'Trông xa tưởng bác đã già/ đến gần chỉ đáng gọi là chú thôi/ cầm tay đích thị anh rồi/ ngả lưng nằm xuống là tôi với mình'. (Vui xuống cấp – Trần Mạnh Hảo). Xong, theo binh fáp Tôn Tử, thượng sách là… té. Hơn nữa, bọn này chúng thường hay du dương mà ca rằng: - lương hưu ‘chú’ nhận mấy lần? - Ô... hố, Biến!

‘Sơ sơ’ thế ông nhỉ! Ông khỏe nhé! Tôi fắn đi ngáy đây.

29 thg 9, 2012

Bài viết của ông bạn già


Lâu lắm rồi mình đã xem bộ fim hàng động Mỹ "Không có chỗ cho người già" - “No country for old men”, (mình ẻ vô tiếng Anh nhưng fải cọp nguyên bản ra thế kẻo lại bảo mình bốc fét, hehé...). Đây là câu thành ngữ của Mỹ mà nhà làm fim đã lấy làm tiêu đề đặt cho bộ fim của mình. Cần phải nói bộ phim này hay và nhiều ngụ ý, nó phơi bày một sự thật trần trụi: Bất cứ ai, dù đã có lúc thành công, đã có lúc là trung tâm của mọi sự kiện thì rồi cũng có lúc và sẽ đến lúc mệt mỏi, cạn kiệt, bất lực...

Ừ, hay. Không có chỗ cho người già! Không có chỗ cho người già!...

Đồng cảm 'nỗi chung', ông bạn già lại đang mang bệnh ở quê đã vã mồ hôi, sôi... 3 cốc rượu gõ đôi dòng trong blog của ổng thế này về mình. Cọp sang đây mong nhận đc sự sẻ chia từ các bạn. Thật lòng cảm ơn ông bạn!

Bạn tôi.

Nữ sinh K14 - Khoa Vô tuyến ĐH Bách Khoa HN (1969-1975).
                        Bạn Ông chủ blog k14vt.
Tôi có bạn, đại tá quân đội đã về hưu. Xưa ông học cùng trường huyện (1966). Nhà nghèo, mồ côi bố mẹ. Ông có một em gái, anh em ông được Cụ đặt cho cái tên với ước mong giản dị của tổ tiên xưa. Tên là Văn Hớn (em gái tên tục là Hở, vì xưa không có lệ đặt từ ghép nên em đã đổi tên là Luyến), anh em ông  đầy cơ khổ.

… Ông kể, đi cày về thấy có giấy báo vào đại học Bách khoa (khoa Vô tuyến điện tử hồi đó oách lắm), chỉ biết đó là ở Hà Nội và đi tầu hỏa lên đó...

Ơn trời, trong cõi tạm, rồi đến đầu năm 1975, có bằng kỹ sư BK, ông vào quân đội, làm to và oách lắm, giầy “côsơgin” thuở nào nện rầm rầm vỉa hè Hà Nội, “sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Cũng nhờ đó mà lấy được vợ, các cháu đã trưởng thành, ông lại lên chức Ông Nội (bỏ qua chức ông tướng). Về hưu, lập bờlốc bờleo, cái “ních” rất ta đây: phothuongdan; lập đến 3 blogspot, nhà văn (Quechoa) còn tặng sách. Ông cùng bạn bè tụ tập, để nhớ xưa, nhớ cái thiên đường của cuộc sống sáng trong không vụ lợi, của một thời bom đạn dữ dội- chỉ biết trong ước mơ bằng những câu hát cực kỳ buồn bã.

Bây giờ ông (lão) hưu, lúc nào cũng thấy cầm điếu thuốc, tạng gầy còm dặt dẹo, nhưng thấy còn tí tởn lắm.

Vào blog, thấy lão hát:

Giá tôi đừng ước đừng ao,
Thì đâu đến nỗi lạc vào bến mê!

Hôm nay lại thấy lão nhớ Trung Thu, mà lại chỉ nhớ chị Hằng cô đơn. Không biết là thèm nhạt hay buồn thế sự. Tôi khuyên lão, nếu có “tiếc đời”, chỉ cần ông ra ngoài nhà, phố Hà Nội ối “mặt hằng” cho niềm tâm sự “khát khao” nghe các “chân dài về hưu” vừa nặn mụn cá vừa tỉ tê “… đã kỳ lương hưu mà sao không thấy anh…”.

Lão chui vào blog làm chi cho cơ khổ.

Ôi nỗi chung, những người bạn cùng thời!

*****
Một bài thơ hai đoạn đầy tâm sự của lão. Các Bạn đọc để cùng vui buồn, mát mặt ngắm Trăng Thu.

Tơ lòng I
(Blog k14vt)

“Trung thu trăng sáng như gương” (1)
Em ngồi em ngắm nhớ thương Chị Hằng
Một mình treo tận cung trăng
Khiến đời hoang vắng quá bằng đơn côi...

***

Tơ lòng II

Trung Thu tìm bóng Chị Hằng
Lại thương Chú Cuội nhọc nhằn quá xa
Cả đời chăm sóc cây đa
Để cho Trăng sáng, nhởn nha tung hoành !

(1) Câu thơ trên bài báo “Tết Trung Thu với nền độc lập”, Bác Hồ  viết trên báo Cứu quốc số 45, ngày 17, tháng Chín, năm 1945 gửi các cháu thiếu nhi.

Nguồn: http://vanthekt.blogspot.com/2012/09/ban-toi.html

Cổ thụ




17/03/2012, hoamai1

Ngắm cổ thụ gần trăm tuổi
Xuân về bật nảy chồi non
Lá xanh ngời ngời sức sống
Mà nghe xao xuyến trong hồn.

28 thg 9, 2012

Trung Thu Nhâm Thìn


Trung Thu thả tiếng tơ lòng
Buồn trông Con Tạo xoay vòng ra sao!
 
Tơ lòng I

‘Trung thu trăng sáng như gương’ 
Em ngồi em ngắm nhớ thương Chị Hằng
Một mình treo tận cung trăng
Khiến đời hoang vắng quá bằng đơn côi...

***
Tơ lòng II

Trung Thu tìm bóng Chị Hằng
Lại thương Chú Cuội nhọc nhằn quá xa
Cả đời chăm sóc cây đa
Để cho Trăng sáng, nhởn nha tung hoành !


27 thg 9, 2012

Phiếm đàm cấm chị em vào


Nhặt trên Nét

1. Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau.

Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!

2. Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đường hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt cho công chúng, không ai có ý định bắt nàng.

Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

3. Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.

Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

4. Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”
Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

5. Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.

Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

6. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!

Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

Một thời để nhớ

Gõ đại bởi honngv

Xuất thân từ 'chân đất mắt toét', nhờ ơn Đảng, Bác Hồ (ngày ấy) mà mình cũng vinh dự được một thời sánh vai cùng các anh chị và các bạn trên con đường 'tu nghiệp' tại 1 trong những trường Đại học danh giá nhất cả nước, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Giờ nghĩ nó chẳng là gì, nhưng với riêng mình đó là thời kỳ hạnh fúc nhất, yên bình nhất của cuộc đời. Mình cứ muốn sống mãi với cái cảm xúc lâng lâng khi lần đầu tiên bước vào hành lang (nhớ là mới ở hành lang thôi đấy) nhà C1, nghĩ cứ tiếc cho họ hàng, hàng xóm cùng mấy thằng bạn ở quê không được chiêm ngưỡng, không được dạo bước như mình thế này trong 1 cái hành lang rộng lớn nhường ấy! Và tuy chưa trở thành SV chính thức, nhưng cũng đã nảy chút ‘tự hào’!
 
NHẬP TRƯỜNG

Mình tốt nghiệp fổ thông (hệ 10/10) năm 1969. Khi sắp thi tốt nghiệp, theo fong trào cũng làm hồ sơ thi đại học. Chẳng biết hướng nghiệp là gì, tài liệu hướng dẫn đâu có như bây giờ. Mấy thằng ‘thày fán’ chân đất mắt toét cùng lứa bàn bạc, tranh luận việc chọn trường nọ trường kia. Giờ chẳng nhớ lúc đó đăng ký vào trường nào. Chỉ có độc 1 câu lan truyền trong thiên hạ lúc đó: ‘nhất Y nhì Dược, tạm được Bách khoa’, và với tinh thần quật khởi: học để thoát khổ, thoát nghèo.

Động lực là vậy, nhưng thi tốt nghiệp xong là về lại ngày 2 buổi hết gặt lúa đồng xa đồng gần lại đi nhòm đít trâu (đi cày), gánh fân, nhổ cỏ, đêm lại đập đất đập lúa -  ngày ấy còn hợp tác xã - có ngó ngàng đến sách vở gì đâu, đến nỗi quên cả khái niệm học. Một hôm đi cày về, đang mệt rũ rượi, bụng còn đói run, chú Bưu tá đến đưa cho cái giấy gọi nhập trường. Mừng rú. Giở ra xem thấy giấy báo của Bách khoa. Khốn nỗi có biết Đại học bách khoa là cái mẹ gì đâu, và nó ở đâu cũng tắc tịt. Chạy đi hỏi khắp cả làng mới có vài thông tin lờ mờ. Chưa biết đi Hà Nội theo hướng nào từ cái đường 5 lịch sử quê mình!

Thế là khoảng tháng 8/1969, chẳng tiệc tùng, liên hoan liên hiếc gì như bây giờ, vai toòng teng cái ba lô 3 lá thời chống Pháp, do ông chú để dành từ thời lính Điện Biên, gói độc nhất 2 bộ quần áo cũ và mấy chục đồng bạc, mình tạm biệt đứa em gái, theo chân người yêu hụt (sau này), dưới sự dẫn dắt của ông bố cô nàng lên tàu ‘xuất ngoại’, đi Hà Nội.

Xuống ga Hàng Cỏ, bị ngợp luôn. Vì từ bé chỉ nhìn thấy ô tô chạy trên đường 5, tàu hỏa chạy qua ga Phú Thái, (1 ga nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng), đã biết Hà nội hà ngoại là gì đâu. Bám rít đít ông già và cô bạn, leo tàu điện vào Bách khoa, tất nhiên sau khi húp gọn 1 bát fở và cái bánh mì ở cửa ga, ông già mua cho. Sao ngon thế!
Đến cổng Nam Bộ (nay chắc không còn tên này, sau này mới biết là cổng Parabol) thấy cái cổng cao vòm vòm mà fát sợ, chẳng giám bước qua, nếu kg có sự thúc giục của ông già. Rồi hình như mấy bố con vào hỏi mấy chú bảo vệ (gác cổng) và được chỉ dẫn: mình fải tách khỏi ông già và cô bạn gái cùng quê vì 2 đứa vào 2 khoa khác nhau: mình - Vô tuyến, cô bạn – Kỹ sư kinh tế (thời đó có khoa này, giờ đổi tên và biến tướng thành gì, hơi đâu mà tìm hiểu!). Đành fải tạm biệt ông bố hụt nhiệt tình chất fác nhà nông và cô bạn đáng yêu, hẹn ngày gặp lại. Giờ chẳng còn nhớ nộp giấy tờ và được nhận tạm vào khoa như thế nào nữa, (sau còn kiểm tra kiến thức mới được vào chính thức).

ĐHBK ngày đầu thành lập
Chỉ nhớ thằng bạn đầu tiên giữa ‘thiên đường đại học’ là 1 thằng cũng chẳng hơn gì mình, cùng 1 duộc ‘cua bò đường nhựa’. Có lẽ chính vì thế mà 2 thằng rất thân nhau, đi đâu cũng fải đủ 2 đứa. (Giờ đã là ông nội, ông ngoại cả rồi, nhưng cứ gọi nhau như thế cho nó... trẻ. hihi... ). Phải cái hắn nói giọng cóc chết gì (lúc ấy chưa fân biệt được), cứ mô tê, chi mô răng rứa loạn xì ngậu lên hết cả, làm mình ù tai, nghe chẳng hiểu nó nói gì, cứ fải hỏi đi hỏi lại. Thế cùng thì cũng fải cố mà hiểu chứ còn biết mần ra răng. Sau ít ngày rồi cũng hiểu dần dần. Té ra hắn người Hà Tĩnh (lúc đó sát nhập nên gọi là Nghệ Tĩnh). Hắn là Trần Văn Miên, sau này học lớp Bán dẫn.

Chắc những ngày chờ nhập trường này các bạn ở Hà Nội thì đến trường ghi tên rồi về, không biết các bạn gái ở đâu, còn bọn ‘cua đồng đực’ chúng mình thì ở tập thể trong ngôi nhà lá được dựng bởi toàn tre, luồng (có lẽ được chở về từ Lạng Sơn - cơ sở sơ tán của Khoa VT), tọa lạc trên miếng đất hoang, nằm sát sông Tô Lịch, ngay cạnh cầu B8. (Bây giờ khó mà nhận ra! Ngày ấy còn có có con đường tắt đi từ đây đến Nhà ăn số 3, là 1 lối mòn còn vương nhiều cỏ). Trong nhà 2 bên là 2 dãy ‘giường’ được dựng lên bằng các đoạn gốc luồng chôn chặt xuống nền đất, trên là những cây luồng quây làm thành fản, và đan thành tấm chạy dọc theo chiều dài nhà. Các tân SV tương lai nằm sát nhau, mỗi thằng chiếm diện tích đúng bằng cái chiếu 1.

Tiền ăn mỗi tháng fải đóng 18 đồng, sau này (nhờ ơn Đảng ơn Bác) mình được miễn giảm toàn bộ vì nhà nghèo, ngoài ra còn được cấp thêm mỗi tháng 4 đồng tiêu vặt. (Thời đó cái bánh mì = 250 gam tem lương thực + 1 hào, nếu không có tem thì 4 hào. Sáng mà đớp 1 cái bánh mì này thì học cả ngày chất fải biết. Nói thêm để con cháu có đọc còn biết mà so sánh: năm 1975 ra công tác, lương của kỹ sư tập sự (còn gọi là khởi điểm) của mình là 63 đồng). Ngày 2 bữa trưa, chiều thưởng ngoạn tại nhà ăn số 3. Nhận cơm bằng fiếu ăn (chuyện fiếu ăn kể sau), 4 đến 6 mống 1 mâm. Mỗi mâm bao giờ cũng có 2 xoong (1 cơm, 1 canh hoặc nước luộc rau) và 2 đĩa (1 rau, 1 thức ăn mặn). Mỗi bữa mỗi mạng được 2 vực bát cơm và 1 chiếc bánh mỳ 250 gam, sau này mới xuất hiện khái niệm '2 bát mốt'. Tất nhiên thức ăn thì 'khiêm tốn' đến mức tối thiểu. Sáng tự túc. Mình thường nhịn sáng cho tiện. So với SV bây giờ thì thời đó là 'thiên đường cộng sản'. Tuy chưa đủ no nhưng với mình thì quá tuyệt vời. Vì ở quê còn bị ăn uống ít hơn mà lao động chân tay nặng nhọc gấp trăm lần. Mình đi đâu cũng cặp kè với thằng ‘Miên ẻ’. Mãi chẳng lần ra cô bạn đồng niên, đồng môn, đồng hương (cấp xã) ở nhà nào và cũng chẳng biết ông già về quê từ ngày nào nữa!
 
Các bọ có nhận ra đây là đâu không?
Có lần 2 thằng rủ nhau đi ‘khám fá’ trường để thỏa tính tò mò. Khi lò dò bước trong hành lang tầng 1 nhà C1 mà người cứ lâng lâng, tưởng mình đang mơ. Sao mà to rộng thế, hoành tráng thế. Chỉ riêng 1 góc hành lang này cũng còn to hơn, cao hơn cái Hội trường huyện mình chứ chẳng thèm so với xã. Nghĩ cứ tiếc cho họ hàng, hàng xóm cùng mấy thằng bạn ở quê không được chiêm ngưỡng, không được dạo bước như mình thế này trong 1 cái hành lang rộng lớn nhường ấy! Và tuy chưa trở thành SV chính thức, nhưng cũng đã nảy chút ‘tự hào’! Viết thư về nhà khoe rinh tý mẹt. Mình hỏi cảm tưởng Miên ẻ, hắn nói: choa cũng rứa, à quên tao cũng thế. Quả là ngây thơ hơn cả gái lên 10!

Khuôn viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội khi ấy rất rộng, nó ấm cúng, tuy fa lẫn giữa cũ kỹ và hiện đại, nhưng nó riêng ra là khu trường học chứ không nhộn nhạo, fa trộn fố xá như bây giờ. Trường chia thành 3 khu rõ rệt. Khu A là khu trường cũ, gồm các giảng đường, nổi tiếng là giảng đường 250, nhà Bát giác, thư viện, fòng thí nghiệm, xưởng sản xuất thực nghiệm của các khoa, gắn liền với sân vận động và cổng Bạch Mai. Khu B là khu nhà ở của giáo viên, cán bộ, CNV, SV của trường, (như B5, B8..., khu B này nhiều chuyện hay đến ngất ngây luôn!), gắn liền là cổng Đại Cồ Việt. Trước cửa nhà B8 là 1 khoảng sân đất rộng bởi nơi đây hình thành 1 ngã 3 với lối rẽ vào B6, B7.... Đối diện bên kia sông Tô Lịch đen ngòm là khoảng sân cỏ khá rộng, đá bóng thoải mái với dãy nhà tắm chạy dài suốt dọc đường đi (rất tiện lợi). Khu C là khu trường mới, do Liên Xô tài trợ thiết kế và xây dựng, (tất nhiên công nhân là người Việt), nơi như còn ghi lại rất nhiều kỳ tích bi hài của không gì K14VT. Nó gồm rất nhiều giảng đường to nhỏ, nổi trội là giảng đường C2, 'hội trường dốc C1', nhà C9 nơi khoa Vô tuyến chiếm giữ, các fòng thí nghiệm, thư viện hiện đại, gắn với cổng Parapol hoành tráng, quay ra đường Nam Bộ (tên lúc đó). Ngày ấy có quy định, buổi tối SV không được ra khỏi trường qúa 10h đêm, (mình cho là hay). Điều đó nay nghe như điều ngớ ngẩn. Vì quy định ấy mới fát sinh ra 'Con đường Phạm Đồng Điện' - quý danh Thầy Hiệu trưởng nhà trường lúc đó - chui qua lớp rào thép gai giáp đường Nam Bộ và đoạn trèo tường fía đường Đại Cồ Việt, là những lối cho các anh các chị nào nhỡ la cà yêu đương quên mất cả giờ về. Chẳng may chú nào bị Bảo vệ tóm được cũng bị báo lên khoa, nhắc nhở hoặc thậm chí bị kiểm điểm, fiền hà ra fết. Cái khu đất Bách khoa năm xưa ấy nay đã bị xé lẻ ra thành nhiều trường, (cái này bác Mạnh Quang và Nguyễn Khuyến nắm rõ), mỗi trường 1 khác, thành ra khi SV bước ra khỏi giảng đường là hòa vào guồng chảy fố fường, lối sống chộp gựt, láo nháo, ồn ào chẳng khác mấy chợ Trời.

Ở nhà lá cạnh B8 ấy, chờ mọi người từ khắp nơi về nhập trường, được bao lâu không nhớ thì loa công cộng của trường (loại loa nén của ông anh CCCP - 'các chú cứ phá' - cho, treo ngay trên cây sát nhà B8), loan tin Bác ốm nặng rồi hôm sau tin Bác mất. Cả trường, cả Hà Nội và chắc chắn cả nước như dừng hết cả lại. Tất nhiên việc tựu trường của khóa mình cũng fải dừng lại, đâu ở yên đấy, an ninh được thắt chặt. Nếu mình nhớ không nhầm thì những ngày ấy trời mưa liên miên. Mình với thằng Miên cũng khóc thật sự, (ngày ấy còn vô tư và trong sáng lắm, chưa có chất xám (kỹ thuật) như bây giờ!), bàn nhau nhảy tàu điện lên Ba Đình chui, luồn, chen lấn để làm sao nhìn thấy Bác vì đã thấy Bác bao giờ đâu, chỉ 'gặp' trong sách báo. Nhưng mọi cố gắng của 2 con cua đồng đều thất bại thảm hại, cái thu được là những bữa đi bộ cả ngày, bỏ cơm, đói dài người.

Hôm truy điệu và viếng Bác lần cuối, mình và Miên rủ nhau đi thật sớm. Tàu điện chật cứng, chỉ còn nước đi bộ, len nhau mà đi. Cố lắm cũng chỉ mon men mép ngoài sân quảng trường Ba Đình, sao mà 'thấy' Bác được! Ai cũng như ai, mặt ỉu xìu, buồn rười rượi. Nhiều người khóc thật sự, nhất là khi Bí thư Lê Duẩn đọc Điếu văn. (Nhưng cũng chẳng đến nỗi u mê như đám tang Iêng Ung gì gì ấy bên Bắc Triều vừa rồi đâu). Phải nói thật, trời fú cho ông Duẩn cái giọng đọc điếu. Nói cách khác ông Duẩn rất hợp cho việc đọc điếu văn! Có lẽ trên đời này chưa có ai đọc điếu văn hay như ông. Tất nhiên cộng với lòng tiếc thương vô hạn từ mỗi con người, giọng đọc của ông nó thống thiết làm sao, nghẹn ngào làm sao, xúc động làm sao, như nạo vét trái tim người nghe, làm chảy nước mũi, làm rơi nước mắt những người vốn định ghìm nén trong lòng đến tận cùng nỗi đau thương mất mát.

Rồi cuộc sống vẫn chẳng ngừng trôi, ai lại vào việc nấy. Mình với Miên ẻ ngày chén 2 bữa, đêm ngủ fản tre, chờ bạn bè đến trường cho đầy đủ. Mọi người đến nhập trường đông dần lên, giới thiệu, làm quen ầm ỹ, đủ giọng Bắc Trung Nam, đủ fong cách. Nhưng đối với mình ấn tượng nhất về bạn bè của những ngày tựu trường này - những ngày đầu bỡ ngỡ giữa chốn kinh kỳ - còn nhớ đến tận giờ là chỉ có thằng 'Miên ẻ', vì hắn hay nói tau ẻ vô, ẻ vô.

Hy vọng còn mổ cò tiếp!
(các bọ bổ xung và viết tiếp đi nhé)

26 thg 9, 2012

Hà Nội trong mắt ai


Cái mắt! cái mắt!
Mắt nhòm gái thời @
nhòm gái HN ngày xưa...
Hà Nội
gái nay fục hồi sinh lực từ sớm tinh mơ,
Hà Nội
rồi chạy xe như xiếc,
và thư giãn trong bãi cỏ cạnh Phủ Tây Hồ
đến bưởi HN ngày nay cũng khác
tất cả chỉ nhằm mục đích duy nhất là làm hại, làm hỏng mắt các bố một cách sớm nhất, nhanh nhất!

Hồng Nhung tươi tắn và niềm nở đúng với phong cách con gái Hà Nội trong buổi hợp báo ngày 17/9.
chỉ Hồng Nhung vẫn giữ fong cách gái HN xưa
và chả muốn gây hậu họa gì.

Còn đây Hàn đặc sản, (cọp từ vanphamkt blog), một fương thức khác nhanh làm hỏng mắt các bố:

Photobucket
Bọ nào fiên dịch hộ cái

(ảnh cuối này là ảnh động, máy các bọ xem cả được chứ)


25 thg 9, 2012

Tham khảo chữa bệnh


Có thể bạn đã đọc đâu đó rồi, mình cẫn cọp sang đây, nhỡ có bạn nào khác quan tâm, nhất là nếu bạn có ý tham khảo tác dụng của việc luyện tập thể dục hàng ngày. Thể dục chữa được rất nhiều bệnh.

Tôi đã tự chữa viêm xoang mãn tính như thế nào?

Suốt 3 năm trời tôi khổ sở với căn bệnh viêm xoang. Mủ xanh mủ vàng nhiều đến nỗi tôi phải uống kháng sinh liên tục, chọc hút thường xuyên, thậm chí còn đi mổ lệch vách ngăn. Người bạn là bác sĩ từng bảo "bệnh của cậu không khỏi được".

Trong hành trình chữa viêm xoang của mình, tôi biết rằng rất nhiều người khác cũng đang trong tình trạng tương tự, tốn kém tiền của, thời gian và công sức vô cùng, nhưng bệnh vẫn ngày một nặng hơn. Do vậy tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình để mong nhiều người tránh được nỗi khổ ải như thế.

5 năm trước tôi bị một đợt viêm xoang cấp, và được kê kháng sinh. Đợt đó tôi khỏi nhanh chóng. Vài tháng sau, tôi bị lại, và cũng được kê loại kháng sinh ấy, nhưng lần này thời gian điều trị dài gần gấp đôi bệnh mới dứt.

Khoảng nửa năm sau, tôi bị một đợt nặng hơn, với rất nhiều mủ xanh, mũi nghẹt thở, mủ chảy cả xuống họng kéo theo viêm họng. Lần này, sau gần 2 tuần hút mủ, dùng thuốc Tây, bệnh vẫn chưa dứt. Tôi được khuyên nên rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý để loại bỏ mủ. Quả thực, phương pháp ấy khá hiệu nghiệm. Bệnh đã giảm đi nhiều, nhưng vẫn không khỏi.

Kể từ đó, thi thoảng viêm xoang lại tái phát, đặc biệt là khi nhiễm lạnh (nằm điều hòa lạnh hoặc đi xe máy trời mùa đông). Về sau, bệnh dần nặng hơn, rất dễ bị mủ xanh kèm theo ngạt thở, hắt hơi. Một năm tôi uống cả chục đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, tiêu đờm và thuốc chống dị ứng, cả thuốc tăng miễn dịch, có đợt phải thay đến loại kháng sinh thứ 3 mà bệnh vẫn không dứt hoàn toàn. Cứ được vài ngày mũi trong là mủ xanh lại xuất hiện, ngạt mũi trở lại.

Tôi đã phải mua máy khí dung về nhà dùng thường xuyên, thậm chí còn đi mổ vẹo vách ngăn (bác sĩ cho rằng đây là một nguyên nhân khiến dịch mũi ứ đọng, dễ nhiễm khuẩn), đến cả nhà riêng bác sĩ để hút, chữa cho triệt để. Nhưng lúc nào trong mũi cũng có mủ, dù ít dù nhiều.

Tôi cũng uống kết hợp nhiều loại thuốc đông y, thảo dược được bán trên thị trường, nhưng kết quả không thấy là bao.

Những ngày đó tôi mệt mỏi, lo lắng vô cùng. Tiền bạc mỗi đợt cũng mất cả triệu, mà bệnh càng có dấu hiệu dai dẳng, không dứt. Một người bạn bác sĩ từng tuyên bố tôi bị viêm đa xoang mãn tính, không thể chữa khỏi được nữa. Đã có lúc tôi tuyệt vọng, nghĩ mình bó tay.

Cách đây gần 1 năm, tôi bị tái phát một đợt cấp, lần này sau 2 đợt thuốc không thấy đỡ, bác sĩ quyết định cho tôi dùng 3 loại kháng sinh kết hợp, cùng với thuốc nâng cao thể lực và nhiều loại thuốc khác, tổng giá trị đơn lên đến hơn 2 triệu đồng.

Cầm tờ đơn ra hiệu thuốc mà tôi như người mộng du, lo sợ và hoảng hốt nghĩ về số tiền, về tương lai sức khỏe của mình. May mắn tôi đã gặp người bán thuốc tốt bụng. Sau khi xem đơn của tôi, cô ấy bảo "anh ơi, nếu đã dùng các thuốc kia rồi, thì 3 thuốc này cũng vô tác dụng thôi. Tốt nhất anh hãy dừng ngay thuốc Tây lại, tự mình tập thể dục xem sao, để cơ thể tự khỏi thôi". Cô ấy động viên tôi rất nhiều, và kể về nhiều trường hợp đã không thể khỏi khi dùng Tây y như vậy.

Lời nói cương quyết của cô bán thuốc làm tôi như bừng tỉnh. Tôi thấy mình đã uống bao nhiêu thuốc Tây vào người nhưng cái khỏi chỉ là tạm thời, còn thể trạng thì ngày càng yếu đi. Giờ nếu có dừng thuốc thì bệnh cũng chỉ đến thế mà thôi.

Thế là từ hôm đó, tôi quyết định làm "cách mạng" với căn bệnh của mình.

Do mắc bệnh lâu ngày, đọc nhiều bài viết về bệnh viêm xoang, nên tôi hiểu một phần lý do khiến bệnh dai dẳng là do lớp niêm mạc mũi phù nề, ứ dịch lâu ngày, gây ngạt, gây viêm nhiễm. Như thế, chỉ cần giữ cho mũi thông thoáng thì chắc chắn viêm nhiễm sẽ giảm, do không còn dịch ứ đọng.

Hiểu như thế nên bắt đầu từ đó buổi sáng, tôi dậy chạy bộ 10-15 phút ở công viên sau nhà, leo cầu thang 5 tầng và đi bộ bất cứ lúc nào có thể. Dần dần, cường độ chạy bộ, đi bộ được nâng lên. Buổi tối dù muộn, tôi cũng cố chạy nhẹ hoặc đi bộ 10 phút trước khi đi ngủ, để mũi thông thoáng.

Sau mỗi lần chạy bộ, mũi thông thoáng như vừa có ai gột rửa sạch, cảm giác rất dễ chịu, và nếu lúc nào ngạt trở lại, tôi lại đứng lên đi bộ hoặc chạy nhẹ, kết hợp xoa nóng cánh mũi đến khi mũi thông trở lại mới thôi. Chỉ sau vài ngày, tôi phát hiện ra chứng ngạt mũi kinh niên đã giảm đi lúc nào không biết.

Sau khoảng 2 tuần, bệnh xoang của tôi đã có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt, có hôm hầu như không còn mủ nữa. Nhưng dịch thì vẫn còn, chưa dứt hẳn. Tôi thử bỏ luôn không rửa mũi thường xuyên bằng nước muối nữa, vì nghĩ rằng khi các vết thương đã gần khỏi, thì rửa mũi liên tục sẽ làm cho nó loét lại, không có cơ hội tự lành.

Mỗi khi ngạt mũi, tôi dùng thêm tinh dầu để xông (loại có bạc hà, quế, hồi, đinh hương..., có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm tại chỗ). Cách xông này rất hiệu quả, vừa giảm ngạt, vừa sát trùng luôn cả đường mũi họng. Tôi cũng tăng cường ăn uống, đặc biệt là các loại quả giàu vitamin C, giữ cho tinh thần thoải mái.

Sau gần một tháng tự điều trị, "đợt xoang cấp" kéo dài cả năm của tôi đã hết lúc nào không rõ. Nhưng tôi vẫn duy trì đều đặn chế độ luyện tập ấy. Chừng một tháng sau, xoang tái phát trở lại, nhưng nhanh chóng khỏi sau 3 ngày nỗ lực của tôi. Khoảng 3 tháng sau nữa tôi cũng bị thêm một đợt khác, nhưng lần này nhẹ hơn nhiều, và chỉ sau 2 ngày đã hết sạch mủ.

Gần 8 tháng nay tôi không còn phải uống thuốc gì nữa. Mỗi khi hơi ngạt mũi là tôi chạy - đi bộ nhiều hơn, kết hợp xông tinh dầu và xoa mũi. Tôi cũng hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trở lại như luôn giữ ấm cơ thể, giữ ấm chân, súc miệng nước muối ấm sáng và tối (nếu bệnh tái phát thì súc miệng nhiều hơn). Đi ngoài đường lúc nào tôi đeo khẩu trang, và về giặt, thay ngay. Tôi cũng tránh xa chỗ bụi bặm hết mức có thể, vì hiểu rằng chỉ cần một chút bụi bẩn cũng đủ kích thich gây viêm trở lại.

Sau gần 1 năm, giờ đây bệnh xoang đã không còn ám ảnh tôi nữa, và tôi cũng không còn sợ hãi nếu nó xuất hiện trở lại, bởi đã có cách trị của riêng mình. Điều mà tôi rút ra được sau hơn 3 năm đi chữa xoang khắp nơi là mình phải tự mình nâng cao đề kháng cho cơ thể, có như vậy tự khắc bệnh sẽ rút lui, còn nếu trông chờ vào thuốc thì sẽ chỉ tiền mất, tật thêm mang mà thôi.

Bảo Bình

Ý kiến bạn đọc ( 17 ) .  (Để nhẹ cho blog mình chỉ trích ra đây 1 ý kiến - honngv)

Tự tập luyện là tốt nhất

Em năm nay 24 tuổi, cũng từng bị như vậy, nhưng không phải xoang mà là viêm mũi + viêm họng hạt + đau họng mãn tính. Trước khi vào đại học thì nó gần như là kinh niên, rất khổ sở, thuốc thang không biết bao nhiêu đợt nhưng vẫn không ăn thua. Mà hình như càng uống thuốc thì bệnh càng kéo dài (mẹ em vốn hâm mộ Tây y). Sau đó vào đại học, được tự chủ thời gian, e bắt đầu nhận ra, cơ thể mình vốn là một cỗ máy phòng vệ hoàn chỉnh nhất, có điều cần phải biết cách kích hoạt và vận hành nó; thuốc thang chỉ là phương án hỗ trợ mà thôi. Thế là đều đặn mỗi sáng (dù trời khá lạnh), vẫn dậy chạy bộ, đá cầu, hít xà đơn, chơi những môn nhẹ nhàng. Chiều nào cũng đều đặn đá banh, bóng chuyền, chống đẩy, gập bụng. Năng vận động hơn, leo cầu thang, xách nước, đi bộ đi học, tất cả đều nhằm giúp cho cơ thể làm quen với cường độ vận động cao và liên tục. Ăn uống điều độ (no kềnh bụng), đủ chất, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây. Tất cả tiến triển rõ rệt và đạt hiệu quả không ngờ: gần như e miễn nhiễm với chứng Amidal, cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn, (body gần đạt chuẩn 6 múi :D), mụn trứng cá cũng hết, hệ tiêu hóa hoạt động ngon lành. Tóm lại, từ bản thân mình, e thấy không cách chữa bệnh nào tốt bằng chính cơ thể mình chiến đấu và loại bỏ bệnh tật. Thuốc thang chỉ giúp nâng cao đề kháng, bổ trợ chứ không nên lạm dụng. Hi vọng có thể giúp mọi người nhận ra lợi ích của việc nâng cao sức khỏe để phòng chống bệnh tật 1 cách thật chủ động.

Châu   |   2 giờ 35 phút trước Thích   |            9