30 thg 9, 2012

Lời đáp bài “Bạn tôi”


Gõ đại bởi honngv, 9/2012 

Ông giáo già thân mến!

Tôi vốn ‘ít chữ nên ngữ fải dài’, có lẽ ngày còn học fổ thông với ông đã có lần nào đó vinh hạnh được ‘cầm nhầm’ bút của Cụ Trường Chinh! (xin lỗi, mong Cụ đại xá, đại xá). Vậy vài dòng lan man, bỗ bã fa chút bông fèng, đặng làm rõ thêm vài ý, mong ông và các ‘chiến hữu’ lượng thứ.

Như ông thấy, do thiếu hấp dẫn, chủ blog kg viết được bài, điều nhay nháy lại fải tránh nên hiện giờ số lượng thành viên của blogk14vt rất ít, mặc dù hầu như mọi người đều đã chuyển sang ngành mẫu giáo và cái tình với nhau thì ‘gừng càng già càng cay’. Muốn rằng lúc này con mắt còn nhìn thấy chữ, cái tay còn gõ được mổ cò, cái đầu còn minh mẫn, thậm chí chưa fải đeo kính thì nên sẻ chia, trao đổi… cùng nhau trên blog, kẻo cái gìa nó sồng sộc đến. Vì vậy tôi mượn câu thành ngữ "Không có chỗ cho người già" của Mỹ là có ý đó. Còn tại sao lại chọn câu ấy, vì nó chính là tên của 1 bộ fim hành động Mỹ có nội dung fù hợp.

Trong bài “Bạn tôi” ông đã chấm fá vài nét cơ bản và rất chính xác về ông bạn của ông. Để đơn giản, từ đây ta gọi ổng là ‘hắn’ cho… ‘đại tiện’.

Hắn tuổi Canh Dần, (cùng tuổi Nghị Hách! hihi..), mạng Mộc. Vận vào hắn fải mang fận canh quả, thân cô thế cô. Trước khi hắn được sinh ra trên cõi đời này, hắn đã có gần chục người anh người chị. Hắn bảo các chú hắn nói thế. Đáng ra trên đời này không có hắn. Nhưng tất cả anh chị hắn người thì mất ngay khi còn bé, người thì mất do nạn đói năm Ất Dậu (1945). Hắn và em gái hắn là út ít. Để tránh xui xẻo như các anh chị hắn, cực chẳng đã, các Cụ chọn cái tên thật xấu đặt cho anh em hắn. Vì thế hắn mới đội cái tên Ng. Văn Hớn, cùng hy vọng đời anh em hắn sau này 'hớn hở' nhiều hơn 'xụt xịt'. Khi hắn vào Bách khoa (BK), hắn cũng kg dám đổi tên vì kg thể biết bố mẹ hắn có chấp thuận hay kg!

Rồi đúng như ông nói, ơn Trời, trong Cõi Tạm, lên cấp III hắn được học cùng ông, rồi cùng các bạn hắn ở BK. Ra trường hắn cũng thuộc dạng ‘dành cho quân đội’. Nhưng rồi hắn chẳng làm ‘to và oách’ như ông đùa vui đâu. Phải nói rõ vậy vì hắn thì hiểu ông, nhưng e trong số bạn k14vt với hắn chưa biết ông, lại nghĩ khác đi thì ‘oan’ cho hắn lắm. Còn việc ‘nện gót giày vỉa hè Hà Nội’ có fần sát ra fết, hắn chẳng kể mà sao ông ‘tỉa’ như Thần. Thuở ấy, thuở ấy… ấy hắn từng ngâm nga: Hà Nội mình đâu cũng dấu chân ta. Kinh.

Ông viết: ‘Vào blog, thấy lão hát: 'Giá tôi đừng ước đừng ao / Thì đâu đến nỗi lạc vào bến mê!. Hắn mượn lời người khác đấy! Tôi cuộc với ông: nếu giờ hỏi hắn cho ước cho mơ lại hắn còn giám kg? Hắn sẽ nói: giám! Khiếp chửa!

Ông viết: ‘Hôm nay lại thấy lão nhớ Trung Thu…’. Ông tán về hắn hay và chỉ có đúng mà thôi. Thật ra ý vài ‘câu thơ’ ấy đơn giản lắm. Nhưng ai hiểu thế nào cũng được. Đúng như ông nói ‘chui vào blog làm chi cho cơ khổ’! Trong lúc đưa cháu đi chơi Trung Thu, nhìn cảnh các cháu vui chơi hồn nhiên và quá đỗi vô tư, chạnh lòng nghĩ tới 'nhân tình thế thái' mà lòng không khỏi ngậm ngùi cho tương lai của chúng. Trung thu nào trăng mới sáng thật?! Lại nghĩ về blog mà nhớ đến các bạn hắn, buộc hắn ‘thả tiếng tơ lòng’ : 'Trung Thu thả tiếng tơ lòng / Buồn trông Con Tạo xoay vòng ra sao!' Nhân tiện kết hợp làm 'đường dẫn' cho 2 đoạn thơ fía sau luôn.

Đoạn ‘Tơ lòng 1’ hắn ví các bạn k14 của hắn như Chị Hằng, mỗi người 1 nơi, cao, xa, chẳng blog bliếc gì, tự trở thành ‘đơn côi’ (so với dùng internet, hắn nghĩ thế), làm cho blogk14 ‘hoang vắng’. Đơn giản hì!

Tơ lòng 2” hơi ích kỷ 1 chút, kẻ làm người hưởng. Chú Cuội – những kẻ ‘đầu fa bã đậu’ như hắn ‘cả đời chăm sóc cây đa’. Trăng – những kẻ còn lại. Còn Chị Hằng ? Liệu Trăng với Chị Hằng có là một khi hắn ò e: 'Trung Thu tìm bóng Chị Hằng'? hehe...

Như ông nói, hắn có nhớ chị Hằng, có ‘tiếc đời’? Nói cho nhanh: tiếc chứ. Tiếc: chân dài về hưu thì ít (cứ nói thế cho logic câu chữ!) mà víu (mượn chữ của thằng Phẹt, nỏ biết nó có ưng hay kg) dài thì nhiều. Dài đến độ nếu muốn thoát khỏi bụi trần, bóp cò “bùm” fát vào đầu víu mong trúng tim mà nỏ chết cho, lại bể đầu gối. Khiếp. Chả thế mà có bố đã fải kêu lên rằng: 'Ngoài đường sợ nhất công nông / trong này sợ nhất gái không mặc gì'. Còn lũ chưa về hưu thì nếu có cơ chạm trán lại tơn tơn: ‘trán bác rắn thế’! Lộn ruột, fọt hẳn 1 tràng: 'Trông xa tưởng bác đã già/ đến gần chỉ đáng gọi là chú thôi/ cầm tay đích thị anh rồi/ ngả lưng nằm xuống là tôi với mình'. (Vui xuống cấp – Trần Mạnh Hảo). Xong, theo binh fáp Tôn Tử, thượng sách là… té. Hơn nữa, bọn này chúng thường hay du dương mà ca rằng: - lương hưu ‘chú’ nhận mấy lần? - Ô... hố, Biến!

‘Sơ sơ’ thế ông nhỉ! Ông khỏe nhé! Tôi fắn đi ngáy đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét